Sunday, July 3, 2022

11 năm sau cách mạng đường phố, Libya vẫn kẹt trong nội chiến

 Võ Khánh Linh


Dù các nhà dân chửi tuyên bố rằng họ sẽ tiến hành một cuộc cách mạng đường phố không đổ máu, chỉ dùng biểu tình ôn hòa để thiết lập chế độ dân chủ đa đảng ở Việt Nam; thực tiễn của nhiều cuộc cách mạng đường phố mà nhân loại đã trải qua dường như chứng minh điều ngược lại.

Hôm 01/07, những người biểu tình đã xông vào quốc hội Libya ở phía đông thành phố Tobruk và đốt cháy một phần của tòa nhà. Sự kiện này không có gì lạ với người Libya: nó chỉ là diễn biến mới nhất trong một chuỗi các cuộc nội chiến đã diễn ra suốt 11 năm qua ở quốc gia này, kể từ khi NATO hậu thuẫn người biểu tình tiến hành cuộc cách mạng đường phố để lật đổ chính quyền của nhà độc tài Gaddafi. Từ đó đến nay, các phe phái từng tham gia cuộc lật đổ đã liên tục tranh chấp quyền lực bằng súng đạn, và làm như thể hồi năm 2011, họ chưa từng hứa hẹn về phương pháp bất bạo động và thái độ ôn hòa. Mỗi lần Liên Hiệp Quốc thúc đẩy họ giải quyết tranh chấp bằng một cuộc bầu cử tự do, bên thất cử luôn phủ nhận kết quả bầu cử, và trở lại giải quyết vấn đề bằng nội chiến.



Trong khi truyền thông dân chửi Việt vẫn ngậm mồm trước bi kịch của Libya, dư luận thế giới, kể cả phương Tây, dường như không còn im lặng. Hôm 02/07, BBC tiếng Việt đã đăng một bài viết mang tựa đề “Nhìn lại hiện trạng 'chia rẽ, bế tắc' ở Libya từ sau khi lật đổ Gaddafi”. Trong bài có đoạn:

“Libya rơi vào hỗn loạn kể từ cuộc nổi dậy do Nato hậu thuẫn vào năm 2011 đã lật đổ người cai trị lâu năm Đại tá Muammar Gaddafi.

Quốc gia giàu dầu mỏ này từng có một trong những tiêu chuẩn sống cao nhất ở châu Phi, với dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí và giáo dục miễn phí.

Nhưng sự ổn định dẫn đến sự thịnh vượng của Libya đã bị phá vỡ và Tripoli đã chứng kiến các cuộc giao tranh thường xuyên giữa các lực lượng đối thủ.”

Trong khi cuộc nội chiến kéo dài ở Libya xuất phát từ những lý do phức tạp, sự im lặng của giới dân chửi trước chủ đề này buộc chúng ta phải đặt họ vào diện đáng hoài nghi. Năm 2011, họ kêu gọi người Việt Nam hãy làm như người Libya, và lúc này, họ im lặng về những gì đã xảy ra ở Libya sau đó. Thái độ này cho thấy họ nằm trong một guồng máy tuyên truyền một chiều, chỉ nói những điều có lợi cho tham vọng của tổ chức, bất chấp những sự thật ngược lại đang diễn ra.

Nếu chiểu theo lối tư duy, lô gic mà truyền thông dân chửi luôn áp đặt và phán xét với truyền thông Nhà nước Việt Nam, thì dư luận không thể không lý giải được lối hành xử của truyền thông dân chửi Việt trước sự kiện ở Lybia là để đạt được tham vọng, giới dân chửi sẵn sàng hy sinh hòa bình để đẩy người dân Việt Nam vào vòng lửa đạn. 

 

 

No comments:

Post a Comment