Hồi tháng 6, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện Châu Âu (EP)
đã công bố bản “Báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền
trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu” (EU Support for human rights
defenders around the world). Trang 5 của báo cáo này đưa ra một nhận xét có phần
lạc quan, rằng EU đã can thiệp và bảo vệ được nhiều “người bảo vệ nhân quyền”
trên toàn thế giới. Chẳng hạn, nó cho rằng tác động của EU đã khiến Việt Nam thả
3 “người bảo vệ nhân quyền” – là Nguyễn Tiến Trung (năm 2013), Nguyễn Văn Đài
(năm 2018), và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (năm 2018). Nhưng thực tế có đơn giản như
thế không?
Để trả lời câu hỏi này, ta hãy tham khảo một báo cáo mà tổ
chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” vừa tung ra, cũng trong tháng 6.
Báo cáo này cho rằng các gương mặt chống nhà nước Việt Nam,
mà họ gọi là “người bảo vệ nhân quyền”, đang bị bắt ngày càng nhiều, chứ không
hề thuyên giảm. Như vậy, dù EU giúp một vài gương mặt chống cộng được thả, họ
không hề đem lại một sự an toàn, đảm bảo cho giới hoạt động nói chung.
Vì sao lại có chuyện này?
Trong một clip được phổ biến sau khi nhà dân chửi Phạm Đoan
Trang bị bắt hồi tháng 10/2020, Trang đã trả lời câu hỏi trên, khi nói:
“Từ lâu tôi đã để ý một đặc điểm của phong trào đấu tranh
dân chủ ở Việt Nam: Đó là các nhà hoạt động cứ tham gia hoạt động một thời gian
rồi bị bắt đi tù. Sau đó cộng đồng dư luận trong nước cũng như dư luận hải ngoại
lên tiếng kêu gọi trả tự do cho người đó, Free X, Free Y, Free X, v.v. Một thời
gian thì họ được trả tự do, họ đi nước ngoài, thế là hết. Khép lại vòng đời của
một nhà hoạt động. (…) vòng đời hoạt động của một nhà hoạt động ngắn quá, không
đủ để, mặc dù nó có ý nghĩa nhưng không đủ để tạo ra một sự thay đổi nào cả.
Và càng ngày tôi càng nhận ra một điều, (…) là chính quyền cộng
sản Việt Nam lợi dụng chuyện đó. Thay vì tiến hành những cải cách lớn, (…) mang
tính toàn diện và cách mạng (…) thì họ chỉ đơn giản là (…) bắt một cá nhân nào
đấy rồi thả. Thế là được tiếng tôn trọng nhân quyền, tôn trọng các cam kết quốc
tế. (…) Vậy có lợi như vậy thì tại sao không bắt? Tại sao không tiếp tục cái việc
là cứ bắt rồi người ta kêu gọi thả thì lại thả, đổi lấy một số cái điều ước quốc
tế, một số hiệp định thương mại, một số thỏa thuận, một số hợp đồng bán vũ khí
nào đấy với nước ngoài? (…) bao nhiêu năm qua cuộc đấu tranh vẫn vậy, tình hình
vẫn vậy. Không thay đổi gì hết.”
Tình hình vẫn vậy, không thay đổi gì hết. Đó là lợi ích thực
mà ô dù của EU mang đến cho giới dân chửi ở Việt Nam. Dù vậy, họ không quá bận
tâm về điều này, và vẫn tiếp tục làm những gì mà họ đang làm, để rồi báo cáo
thành tích vống lên mỗi năm. Bởi khi giới dân chửi bị biến thành món hàng, thì
các chính khách ở EU cũng là một con buôn được lợi từ vụ buôn bán.
No comments:
Post a Comment