Wednesday, July 6, 2022

Bảo vệ nhân quyền có bao gồm kêu gọi bạo động?

 Võ Khánh Linh


Hồi tháng 6, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện Châu Âu (EP) đã công bố bản “Báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu” (EU Support for human rights defenders around the world). Tự xưng là những “người bảo vệ nhân quyền”, các nhà dân chửi người Việt không thể không nhìn các hoạt động được nêu trong báo cáo trên như một nguồn hỗ trợ tài chính. Nhưng nếu xét kỹ, liệu họ có xứng đáng nhận hỗ trợ hay không? Câu trả lời không hiển nhiên như họ có thể nghĩ.

Theo quan điểm của báo cáo này, thì những ai xứng đáng được nhận hỗ trợ? Định nghĩa của EU về “những người bảo vệ nhân quyền”, được trích dẫn trong bản báo cáo, có nội dung nguyên văn như sau:

“Những người bảo vệ nhân quyền là những cá nhân, nhóm và cơ quan của xã hội đang thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản được công nhận rộng rãi. Những người bảo vệ nhân quyền tìm cách thúc đẩy và bảo vệ các quyền dân sự và chính trị cũng như thúc đẩy, bảo vệ và mang lại các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Những người bảo vệ nhân quyền cũng thúc đẩy và bảo vệ quyền của các thành viên của các nhóm như cộng đồng bản địa. Định nghĩa không bao gồm những cá nhân hoặc nhóm thực hiện hoặc tuyên truyền bạo lực.”

Nếu áp dụng một cách nghiêm ngặt định nghĩa này, ta sẽ phải đặt dấu hỏi về một lượng không nhỏ những người đang có hoạt động chống nhà nước Việt Nam.

Để lấy ví dụ, hãy nhìn lại cuộc “tổng biểu tình” mà giới dân chửi phát động vào ngày 02/09/2018. Những kẻ phát động cuộc biểu tình này đã công khai nói rằng nó đặt mục tiêu lật đổ nhà nước Việt Nam, thay vì nhân danh một quyền con người nào đó như thông lệ. Đặc biệt, họ kêu gọi bạo động để phá đồn công an, chiếm trụ sở cơ quan nhà nước, ám sát quan chức nhà nước, thay vì giới hạn trong các phương pháp bất bạo động. Ảnh chụp nhiều người bị bắt khi tham gia biểu tình cho thấy họ đã mặc đồ lính Việt Nam Cộng hòa và mang vũ khí thô sơ:




Đây không phải là một ví dụ đơn lẻ. Khi vụ bạo động ở xã Đồng Tâm nổ ra, giới dân chửi cũng kêu gọi nhóm bạo động coi chính quyền là kẻ thù và chống trả bằng vũ khí. Họ đã làm như vậy suốt 3 năm kể từ khi vụ việc khởi phát, từ đó góp phần tạo ra bi kịch vào ngày 09/01/2020:




Hiện nay, khi không còn khả năng phát động biểu tình, đảng Việt Tân – tổ chức lớn nhất của làng dân chửi – vẫn đang dùng một lượng lớn bài đăng hàng ngày để tuyên truyền cho các cuộc chiến tranh mà họ cho là có tính ý thức hệ”



Nhưng vì sao EU nói riêng, và phương Tây nói chung, vẫn lờ đi tất cả những vấn đề này, để tiếp tục rót tiền cho các nhà dân chửi ở Việt Nam? Lý do rất đơn giản: họ đang coi nhân quyền như một vũ khí để mở rộng ảnh hưởng địa chính trị, hoặc một món hàng để đổi lấy lợi ích kinh tế. Nếu thật sự quan tâm đến hiệu quả thực tế trong việc thăng tiến nhân quyền, họ đã thận trọng hơn sau khi “Mùa Xuân Arab” - chuỗi biểu tình “vì nhân quyền” được họ tài trợ - chỉ gây ra nội chiến ở Trung Đông và Bắc Phi.

Dễ hiểu vì sao trong những năm gần đây, mỗi lần báo chí phương Tây nhắc đến việc nhân quyền bị đe dọa trên phạm vi toàn cầu, một trong những lý do thường được nêu ra là chuyện ở chính các nước phương Tây, dân chủ và nhân quyền cũng đang bị mất thực chất.

 

 

No comments:

Post a Comment