Võ Khánh Linh
Mới đây, một người đàn ông da đen ở Mỹ đã tử vong sau khi
trúng 46 phát đạn của cảnh sát, chỉ vì anh ta bỏ chạy khi bị đề nghị dừng xe để
kiểm tra. Vụ việc này có thể sẽ khơi dậy thêm nhiều cuộc biểu tình của người
dân Mỹ để đòi nhân quyền cho người da màu, trong khi các “nhà hoạt động nhân
quyền” người Việt trên đất Mỹ tiếp tục im lặng.
Cụ thể, hôm 15/07, các quan chức ở thành phố Akron, bang
Ohio, Mỹ đã công bố lệnh giới nghiêm trong một nỗ lực dập tắt các cuộc biểu
tình nổ ra hầu như hằng ngày. Chuỗi biểu tình đã phát sinh sau khi một người da
đen tên Jayland Walker bị cảnh sát bắn gục chỉ vì bỏ chạy khi bị dừng xe để đề
nghị kiểm tra. Dù cảnh sát nói rằng Walker “có hành vi khiêu khích” trước khi bị
bắn, trong xe của Walker chỉ có một khẩu súng ngắn chưa được nạp đạn, và anh ta
đã không mang nó theo khi bỏ xe để chạy trốn.
Giám định pháp y cho thấy có tổng cộng 46 vết đạn trên thi
thể của Walker.
Vụ việc của Jayland Walker đã thêm một cái tên vào danh sách
dài những nạn nhân da màu bị cảnh sát Mỹ ngộ sát.
Đáng chú ý, một bài viết của BBC về vụ việc cho biết tỉ lệ
truy tố cảnh sát Mỹ trong các vụ xả súng gây chết người vẫn còn thấp.
Và công đoàn cảnh sát của thành phố Akron thì nhìn nhận rằng
trong vụ việc này, các cảnh sát liên quan đã chỉ hành động theo những gì họ được
đào tạo. Nói cách khác, dường như chính phương thức đào tạo cảnh sát ở Mỹ cũng
đã tạo điều kiện để các vụ lạm dụng bạo lực và ngộ sát người da màu diễn ra.
Như thông lệ, bi kịch của Jayland Walker dường như không gây
xúc động cho các “nhà hoạt động nhân quyền” ở Mỹ. Các trang truyền thông của họ
đang tránh nhắc đến những cuộc biểu tình nổ ra sau cái chết của Walker. Chuyện
này thật lạ, vì cách đây chưa lâu, họ còn đăng tin rầm rộ về làn sóng biểu tình
ở Sri Lanka, nhằm khuyến khích người Việt Nam trong nước biểu tình theo.
Dường như họ khá vô trách nhiệm với những vấn nạn nhân quyền
xuất hiện ngay trong cộng đồng mà họ đang sống.
No comments:
Post a Comment