Wednesday, July 13, 2022

Mặt thật của giới dân chửi khi tuyên truyền về vụ ám sát ông Abe

 Võ Khánh Linh


Dù các nhà dân chửi tuyên bố ngoài miệng rằng họ yêu dân chủ, chống độc tài, những gì trong đầu họ có thể mang màu sắc hoàn toàn trái ngược.

Hãy lấy đảng Việt Tân làm một ví dụ. Nhân việc cựu thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát hôm 08/07/2022, fanpage Việt Tân đã tung ra một chiến dịch truyền thông rầm rộ, trong đó họ ca ngợi ông Abe như thánh. Họ tuyên truyền rằng ông Abe được “cả nước Nhật tiếc thương”, và rằng chỉ những chế độ đa đảng mới có thể tạo ra lãnh đạo như vậy. Ngoài ra, vì nhiệm kỳ của ông Abe gắn liền với quá trình tái vũ trang hóa nước Nhật để đối phó với Trung Quốc, chiến dịch truyền thông của Việt Tân cũng nhằm tạo cái ảo giác rằng ông Abe là mọt thánh tử đạo trong cuộc chiến của toàn thế giới để chống lại Trung Quốc.



Nhưng đây có phải là sự thật?

Trong thực tế, cũng như bất cứ chính khách nào khác, ông Abe không được “cả nước Nhật tiếc thương”. Nhiệm kỳ của ông Abe là một giai đoạn gây tranh cãi, vì nó đã cắt giảm phúc lợi của người dân Nhật để lấy tiền mua vũ khí Mỹ, nhằm phục vụ cho quá trình tái vũ trang. Người ám sát ông Abe là một người Nhật, và là cựu quân nhân Lực lượng Phòng vệ trên Biển Nhật Bản. Vì chi tiết này có thể biến hướng tuyên truyền của Việt Tân thành ra lố bịch, họ đã không đề cập đến nó trong tất cả các bài viết của mình. Họ không muốn người đọc hiểu rằng cái chết của ông Abe xuất phát từ những mâu thuẫn nội tại trong lòng nước Nhật, chứ không phải từ một cuộc chiến tưởng tượng trong đó cả thế giới chống lại Trung Quốc.

Mà Nhật Bản có thật sự là một nước dân chủ đa đảng theo hướng mà giới dân chửi mô tả hay không? Đảng của ông Abe đã liên tục nắm quyền trong hầu hết lịch sử của nước Nhật hiện tại, khiến chính trường Nhật không thật sự có cạnh tranh đa đảng. Tài nguyên của nước Nhật dồn hết vào tay một nhóm các gia đình giàu có, khiến các vị trí trong chính trường hầu như chỉ dành cho họ, thay vì dành cho dân thường.

Và kiểu tuyên truyền quen thuộc của giới dân chửi – rằng một chính khách nào đó xứng đáng được cả nước tôn thờ – cho thấy họ có thói sùng bái lãnh tụ, đặc trưng cho độc tài, chứ thực ra không mấy dân chủ.

No comments:

Post a Comment