Tuyệt thực (tuyệt thực là chữ Hán việt, "tuyệt" nghĩa là chấm dứt còn "thực" nghĩa là ăn, tuyệt thực là chấm dứt việc ăn). Thông thường tuyệt thực là một cách biểu tình tạo áp lực không có vũ lực. Những người tham gia sẽ nhịn ăn để lên án chống lại chính trị hoặc để khích động người dân. Mục đích của các cuộc tuyệt thực là nhằm thay đổi các chính sách của quốc gia.
Nhân vật nổi tiếng nhất với việc tuyệt thực có thể kể đến như Mahatma Gandhi - một nhân vật chính trị của Ấn Độ đã thực hiện 17 cuộc tuyệt thực, trong đó nhiều cuộc gây tiếng vang lớn, đạt được những mục đích chính trị quan trọng, giúp Ấn Độ giành độc lập từ thực dân Anh.
Những nhân vật và những hiệu quả mà phương pháp đấu tranh tuyệt thực đem lại đã trở thành cơ sở, hình mẫu cho các “nhà đấu tranh dân chủ” ở Việt Nam áp dụng. Gần đây nhất có 02 trường hợp của 02 phạm nhân là Trần Huỳnh Duy Thức và Đặng Đình Bách tuyên bố “tuyệt thực” khi đang ở trong trại giam..
Trước đây đã có nhiều trường hợp những người tự xưng là “nhà dân chủ” ở Việt Nam tuyên bố “tuyệt thực” trong trại giam và đã bị vạch trần là những lời nói dối. Tiêu biểu nhất phải kể đến Cù Huy Hà Vũ với thông tin công bố là đã tuyệt thực trong 20 ngày, nhưng sự thật là Vũ vẫn ăn uống đầy đủ nhờ thức ăn từ người thân gửi vào trong trại giam, chỉ là Vũ không ăn theo khẩu phần của trại giam, đến mức Vũ vẫn duy trì cân nặng trong 90kg, xin nhắc lại là 90kg nha (được chính Vũ thừa nhận) và sau khi ra tù vẫn béo tốt, khoẻ mạnh. Và những Nguyễn Văn Hải (Hải điếu cày), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng áp dụng tương tự. Bản thân Trần Huỳnh Duy Thức và Đặng Đình Bách cũng đã bị vạch trần, thậm chí Thức cũng thừa nhận là có ăn đồ ăn bên ngoài gửi vào trong thời gian tuyên bố “tuyệt thực đến chết” của mình và cân nặng duy trì từ 63kg đến 65kg.
Mặc dù “tuyệt thực” là chiêu trò cũ rích, đã bị dư luận lên án, vạch trần nhưng suốt nhiều năm nay các “nhà dân chủ” này vẫn áp dụng. Lý do là gì?
Thứ nhất phải xét đến hoàn cảnh trong tù, khi đã là phạm nhân đồng nghĩa với việc mất quyền công dân, bị giam giữ và học tập cải tạo, không có nhiều điều kiện để thực hiện các mưu đồ chính trị khác như biểu tình, viết blog, móc nối với các tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy “tuyệt thực” là phương pháp dễ thực hiện nhất.
Thứ hai, xét đến tác động cảm xúc của người tiếp cận thông tin “tuyệt thực” sẽ để lại ấn tượng tốt hơn, chỉ sau phương pháp tự thiêu, nhưng vì các “nhà dân chủ” này chỉ là đám cuội và mục đích vẫn là kiếm vài đồng tài trợ nên chẳng dại gì mà tự thiêu cả. Trong khi đó, các cá nhân, tổ chức gắn mác quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGO) không nắm được tình hình cụ thể của đất nước nói chung, môi trường trại giam nói riêng, cũng như các điều luật, quy định, thông tư của Việt Nam nên dễ bị dắt mũi.
Thêm nữa, cũng vì ở trong tù bị hạn chế, việc tuyên bố “tuyệt thực” sẽ không cần phải chứng minh cho thiên hạ thấy, bởi lấy đâu ra máy ảnh, máy quay chứng minh quá trình thực hiện “tuyệt thực”, chỉ cần nói mồm thế là xong. Thêm nữa, vì vấn đề nhân quyền, chính quyền và cán bộ trại giam cũng không thể ghi lại hình ảnh, video riêng tư trong vấn đề ăn uống của phạm nhân, để vạch trần cho dư luận thấy bộ mặt xảo trá của những “nhà dân chủ” này.
Thế nên dù chiêu bài đã cũ rích, đã bị vạch trần, lên án những những “nhà dân chủ” này vẫn áp dụng, bởi vì nó vẫn tỏ ra hiệu quả. Bản thân các cá nhân, tổ chức thiếu thiện cảm với Việt Nam vẫn cần một cái gì đó để có thể đem vào các báo cáo, tổng kết của họ cho dầy trang giấy và phục vụ các mục đích chính trị của họ, gây sức ép với Việt Nam để đạt một thỏa thuận nào đó có lợi cho họ.
No comments:
Post a Comment