Dư luận nhiều năm
qua đã cảnh bảo hiện tượng một số cá nhân, tổ chức lợi dụng đóng góp vào việc bảo
vệ môi trường, hỗ trợ các nhóm yếu thế để trục lợi, thực hiện mưu đồ cá nhân
cũng như chống phá đất nước.
Ngày 11/8/2022, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "Trốn thuế" đối với bị
cáo Đặng Đình Bách (SN 1978, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và
chính sách phát triển bền vững - viết tắt là LPSD). Theo cáo trạng cũng
như diễn biến phiên tòa, Trung tâm LPSD là tổ chức khoa học công nghệ do
cá nhân thành lập, có trụ sở tại Trung Hòa, Cầu Giấy (TP Hà Nội). Lĩnh vực hoạt
động là nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, đề án, dự án thuộc lĩnh
vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững, thực hiện các dịch vụ khoa học
và công nghệ về pháp luật và chính sách phát triển bền vững...
. Quá trình hoạt động, Bách liên hệ với các tổ chức nước
ngoài, đàm phán nhận các khoản tiền tài trợ để triển khai các chương trình, dự
án. Tuy nhiên, khi nhận tài trợ, Trung tâm LPSD không làm thủ tục xin phê
duyệt, không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Từ
năm 2016 - 2020, Trung tâm đã nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức trong
nước và nước ngoài thanh toán hợp đồng dịch vụ, tài trợ cho Trung tâm. Cơ
quan tố tụng xác định, Đặng Đình Bách có hành vi trốn thuế hơn
1,38 tỷ đồng.
Tại phiên phúc thẩm, Đặng Đình Bách tiếp tục quanh co chối tội, phủ nhận
việc trốn thuế. Bị cáo Bách đổ lỗi cho cấp dưới là Hoàng Thị Thu Trang, cho
rằng Trang tự ý thực hiện các hành vi trên.
Trên cơ sở xét hỏi công khai tại phiên phúc thẩm, căn cứ lời khai, tài liệu,
chứng cứ, Tòa phúc thẩm nhận định, đủ cơ sở để kết luận hành vi phạm tội của bị
cáo Đặng Đình Bách. Bị cáo Bách là Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về hoạt động của Trung tâm. Bách biết các khoản tiền mà Trung tâm
LPDS nhận được cũng như số liệu báo cáo cơ quan thuế nên biết rõ về số tiền để
ngoài sổ sách, không nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
HĐXX phúc thẩm kết luận, việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bị cáo
phạm tội trốn thuế là đúng người, đúng tội, không oan, hành vi của bị cáo đã
xâm phạm quy định nhà nước trong lĩnh vực thuế... Bên cạnh đó, bị cáo phạm tội
trong thời gian dài, nhiều lần, quá trình tố tụng không thành khẩn khai báo.
Tòa sơ thẩm đã xem xét đầy đủ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tuyên 5 năm tù đối
với bị cáo Bách là phù hợp, tương xứng với hành vi phạm tội.
Ngoài Đặng Đình Bách, một loạt trường hợp
khác là đại diện hoặc đang làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, doanh
nghiệp xã hội, trung tâm phúc lợi cộng đồng cũng bị xử lý về tội trốn thuế như
Mai Phan Lợi, Ngụy Thị Khanh…
Các trường hợp này đều là người có học thức
cao nhưng vì mục đích cá nhân, động cơ tư lợi, đã không kê khai, nộp thuế theo
quy định của pháp luật. Hành động vi phạm pháp luật của đối tượng đều diễn ra
trong thời gian dài dưới nhiều thủ đoạn tinh vi, nghĩa là hoàn toàn nhận thức
rõ hành vi trốn thuế là trái với quy định của pháp luật, có thể gây hậu quả
nghiêm trọng nhưng vẫn cố tình thực hiện. Điều này hoàn toàn đi ngược lại những
giá trị mà tổ chức, doanh nghiệp của họ hằng theo đuổi. Nếu cơ quan chức năng
không phát hiện sai phạm kịp thời chắc chắn hành vi phạm tội sẽ còn kéo dài,
gây thiệt hại lớn cho Nhà nước.
Tương tự, trong vụ án MEC, bị cáo Mai Phan Lợi
và Bạch Hùng Dương đều nhận mức án 48 tháng tù và 30 tháng tù hay vụ án Ngụy
Thị Khanh được giảm án còn 21 tháng tù. Các phiên tòa đều diễn ra công khai,
nội dung, diễn biến vụ án đã được đăng tải đầy đủ trên các mặt báo.
Thế nhưng, một số tổ chức quốc tế thiếu thiện
chí hoặc vì mục đích cá nhân tự cho mình hướng lái vụ việc theo hướng các cá
nhân có liên quan "bị bỏ tù một cách bất công" vì "bảo vệ môi
trường" hoặc cố tình khoác chiếc áo mang danh "tù nhân chính
trị", "tù nhân lương tâm" lên những đối tượng bị bắt giữ về tội
phạm hình sự, tài chính. Đây thực chất là sự đánh tráo khái niệm nhằm bao biện
tội danh, cổ súy cho những kẻ bị kết án thành đối tượng liên quan vấn đề công
lý và môi trường.
No comments:
Post a Comment