Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo về tình hình buôn người năm 2024 trên toàn cầu. Bản báo cáo này nhận xét công tác phòng, chống mua bán người của 188 quốc gia trên thế giới nhằm kêu gọi Chính phủ các nước thực hiện nghiêm túc Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung, dù trên thực tế Bản báo cáo này là công cụ phục vụ cho mục đích lợi ích địa chính trị riêng của Hoa Kỳ.
Năm nay Việt Nam bị Hoa Kỳ xếp vào nhóm 2 của Bản báo cáo buôn người, ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc chống lại nạn buôn người. Bà Cindy Dyer, Đại sứ lưu động của Hoa Kỳ về Giám sát và Chống nạn buôn người đánh giá “Việt Nam đã tiến bộ so với năm ngoái”, và nhận định rằng Việt Nam “đáng được nâng hạng thay vì bị xuống hạng” trong năm nay. Đại diện người phát ngôn Bộ Ngoại giao thì khẳng định Bộ này đã “xem xét toàn diện dữ liệu được cung cấp từ tất cả các nguồn và tin tưởng vào tính chính xác của báo cáo trong phần viết về Việt Nam”.
Mặc dù Bản Báo cáo này chưa thực sự khách quan, chưa phản ánh đúng những nỗ lực chống buôn người của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên khi xếp Việt Nam vào nhóm 2, rất nhiều tổ chức chống chính quyền đã bất mãn trước Bản báo cáo này. Họ cho rằng Việt Nam phải ở nhóm theo dõi 2, hoặc phải là nhóm 3 - là nhóm các quốc gia không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu và không có nỗ lực đáng kể trong việc chống buôn người.
Tuy nhiên trước những khẳng định về tính khách quan khi đánh giá Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, những tổ chức chống phá chính quyền Việt Nam này đã mất đi chỗ dựa. Chúng nỗ lực tìm những tiếng nói đồng tình với mình và lên án Việt Nam nhưng đổi lại là sự thờ ơ. Người ta nói không sai mưu hèn kế bẩn cũng từ sự bất lực mà ra. Chúng thí một dự án có tên là Project88 đứng ra tố cáo Việt Nam “che giấu thông tin về nạn buôn người để che đậy cho quan chức”. Ngay lập tức các kênh truyền thông chống chính quyền đồng loại khai thác theo tựa đề kiểu “Chính phủ Việt Nam bị tố cáo…”, hay “Việt Nam bị cáo buộc…”.
Mới đầu nghe đâu tưởng quốc gia nào, tổ chức quốc tế nào uy tín lắm đang tố cáo Việt Nam. Nếu xét “địa vị” của Project88 khi xếp cùng các tổ chức phản động khác như Việt Tân, VOICE, Uỷ ban cứu người vượt biển (BPSOS), Người Thượng vì công lý (MSFJ)... thì Project88 chỉ hàng thứ cấp, vô danh tiểu tốt, chưa có số má trong giới chống chính quyền.
Ngay cả tên của dự án Project88 được lấy Điều 88 trong Bộ Luật hình sự Việt Nam làm tên của mình, nó phản ánh mục tiêu, quy mô nhỏ. Project88 là một tổ chức phản động “hỗ trợ và thúc đẩy tự do ngôn luận, nhân quyền” thông qua “dấu hiệu” của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam bị chính quyền “đàn áp”. Mục đích thành lập là kêu gọi xóa bỏ tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự.
Thành tích và nỗ lực nổi bật nhất của Project88 chỉ là thông qua mạng internet, các website, facebook tuyên truyền và lưu trữ các thông tin về những đối tượng đã bị tòa án tuyên về các hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân, vi phạm an ninh quốc gia mà chúng hay gọi là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”. Tuy nhiên thực tế tất cả những “tù nhân” khi ra trước tòa án đều khỏe mạnh, thậm chí còn béo tốt hơn như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Trần Huỳnh Duy Thức … Những người này đều không có bất kì biểu hiện gì của việc bị đánh đập hay bức cung, nhục hình.
Quay trở lại với những cáo buộc của Project88 trong Báo cáo buôn người, Project88 công bố rằng họ được tiếp cận một “tài liệu nội bộ” do Thiếu tướng Đặng Hồng Đức ký, nội dung trong đó nói Việt Nam nên “kiên trì quan điểm ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’… (và) tránh Mỹ lợi dụng vấn đề trên làm công cụ chính trị để hướng lái hệ thống pháp luật của quốc gia, cũng như can thiệp sâu vào công việc nội bộ của ta."
Tuy nhiên Project88 không công bố hình ảnh để minh chứng rằng họ có trong tay tài liệu nội bộ này, tức là những cáo buộc của Project88 chỉ là cáo buộc mồm, do Project88 nói. Nhưng giả sử trường hợp thực sự có nội dung như trên do một thiếu tướng ký thì cũng là việc hết sức bình thường và thậm chí còn đáng được tuyên dương bởi Chính phủ Việt Nam đã chủ động để tránh sự can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của mình, được chính Liên Hợp Quốc công nhận, bảo hộ theo Nghị quyết 2625 về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Và quan trọng là nội dung mà Project88 đưa ra không có cơ sở nào chứng minh rằng Việt Nam che giấu thông tin.
Suy cho cùng thì khi không có một quốc gia hay tổ chức quốc tế uy tín nào ủng hộ cho việc lên án Việt Nam xoay quanh Báo cáo Buôn người của Hoa Kỳ thì các công cụ tuyên truyền của các tổ chức chống chính quyền sẽ bị tê liệt. Vì thế chúng cần có một lý do để lên án Việt Nam và Project88 được đem ra làm tốt thí đưa ra các luận điệu vụ cáo tầm thường như thế này.
No comments:
Post a Comment