Thursday, November 14, 2019

Điểm tin lề trái số 71: Ai đang dẫn dắt dư luận về vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp?



Chào các bạn. Đây là chương trình Điểm tin Lề trái số 71, soạn vào ngày Thứ Năm, 07/11/2019. Trong số đặc biệt này, chúng tôi sẽ phân tích dư luận “lề trái” quanh vụ 39 người Việt Nam chết vì ngạt khí khi nhập cư bất hợp pháp từ sang Anh.



(CLICK VÀO ĐÂY để tra cứu các bản tin cũ)



Chủ đề số 1:
Chính phủ Việt Nam hành động chậm trễ hay kịp thời trong
vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp?

Ngày 23/10/2019, tại thị trấn Grays (Essex, Anh Quốc), cảnh sát đã phát hiện 39 người châu Á chết vì ngạt khí trong một chiếc xe container thuộc đường dây đưa người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc sang Anh. Ngày 24/10, khi báo chí bắt đầu đưa tin về vụ việc, em trai của một người nhập cư lậu tên Phạm Thị Trà My báo trên group Facebook “Kinh Dịch Hội” rằng chị mình mất tích trên đường vào Anh, nghi đã qua đời, cần các thầy Kinh Dịch giúp xác nhận. Cùng thời điểm đó, gia đình đăng lên Internet ảnh chụp tin nhắn cuối cùng của My, có nội dung: “Con xin lỗi bố mẹ nhiều. Con đường đi nước ngoài không thành. Con chết vì không thở được”. Ngày 25/10, hình ảnh này được tờ The Guardian của Anh đăng tải, và lan truyền trên mạng xã hội Việt Nam, tạo ra một cơn xúc động trong dư luận ở cả hai nước. Ngày 01/11, cảnh sát Anh nói họ tin rằng cả 39 nạn nhân đều là người Việt.


Nhân đó, trong 2 tuần qua, giới chống đối đã đồng loạt tận dụng vụ việc này để tuyên truyền chống Nhà nước, đòi thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam. Do vụ việc ít nhiều liên quan đến cộng đồng Công giáo ở Nghệ An và Hà Tĩnh, vấn đề người Việt di cư, và vụ ô nhiễm do nhà máy Formosa; các hoạt động tuyên truyền vừa nêu được dẫn dặt bởi 3 lực lượng, là các nhóm Công giáo bất mãn ở miền Trung (như các linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục), các nhóm chống đối lưu vong (như Việt Tân, LAVAS, BPSOS, Hội Anh em Dân chủ…), và nhóm thành viên Green Trees ở Hà Nội.

Để biết các bên liên quan đã phản ứng như thế nào trong vụ việc, xin đọc bảng sau:


Ngày
Chính phủ hai nước
Gia đình các nạn nhân
Giới chống đối
23/10
_ Cảnh sát hạt Essex phát hiện 39 người châu Á chết vì ngạt khí trong một chiếc xe container thuộc đường xây đưa người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc sang Anh.
_ Thủ tướng và Bộ trưởng Nội vụ Anh nói họ “shock và buồn” về vụ việc.
_ Gia đình nạn nhân Phạm Thị Trà My nhận được tin nhắn của My, có nội dung: “Con xin lỗi bố mẹ nhiều. Con đường đi nước ngoài không thành. Con chết vì không thở được”.
(chưa nói gì)
24/10
_ Cảnh sát Hạt Essex nói họ tin rằng “cả 39 người trên chiếc xe” là công dân Trung Quốc.
_ Gia đình Phạm Thị Trà My đăng thông tin về vụ việc và tin nhắn của My lên mạng xã hội.
_ VietHome (Người Việt ở Anh) kêu gọi những gia đình có con mất tích liên hệ với họ qua hộp thư info@viethome.co.uk
(chưa nói gì)
25/10
_ Cảnh sát hạt Essex nói “công tác xác nhận danh tính, quốc tịch” của các nạn nhân có thể thay đổi. Họ kêu gọi các nhân chứng cung cấp thêm thông tin, và hứa sẽ không truy tố nhân chứng.
_ Tờ The Guardian (Anh) đăng tin nhắn của My (được dịch sang tiếng Anh bởi một người quen của gia đình), và viết rằng có thể có nạn nhân người Việt.
_ Dù cảnh sát chưa xác định danh tính các nạn nhân, 4 gia đình nói với BBC rằng theo kết quả nhận diện, con em họ nằm trong danh sách những người thiệt mạng.
_ Nhiều gia đình có con mất tích gửi thông tin cho VietHome
_ Linh mục Đặng Hữu Nam đăng tin nhắn của Phạm Thị Trà My. Các nhóm Công giáo bất mãn bắt đầu khai thác vụ việc.






26/10
_ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo điều tra đường dây đưa người Việt xuất cảnh trái phép.
_ Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố hình sự và bắt tạm giam 4 người có liên quan trong đường dây đưa người ra nước ngoài lao động, cư trú bất hợp pháp. Đứng đầu là Lê Duy Anh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo tư vấn du học Chấn Hưng (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
_ Đại sứ quán Việt Nam gửi thông tin của 12 người được báo mất tích cho phía Anh để phối hợp xác nhận.
_ VietHome cho biết gia đình của gần 20 người mất tích đã gửi ảnh cho họ. Sau khi cảnh sát Anh từ chối cung cấp thông tin cho VietHome để đảm bảo quy trình điều tra, nhóm này chuyển số thông tin đã thu thập được cho cơ quan chức năng 2 nước, ngừng nhận thông tin, và hướng dẫn cộng đồng trực tiếp trình báo với cảnh sát Anh về vụ việc.
_ Gia đình 12 người mất tích đã trình báo với chính quyền Nghệ An và Hà Tĩnh.
_ Anh trai Nguyễn Đình Lượng nói với BBC rằng mình mất liên lạc với Lượng từ hôm 21/10, sau đó một người bạn của Lượng ở Pháp “báo tin dữ”.

_ Việt Tân bắt đầu tuyên truyền rằng chế độ khiến người Việt không có việc làm, không có nhân quyền, nên mới phải trốn sang Anh và thiệt mạng.
_ Đặng Hữu Nam bắt đầu tuyên truyền rằng vụ Formosa khiến ngư dân Nghệ-Tĩnh mất việc làm, phải sang Anh mưu sinh và thiệt mạng.
_ Đặng Hữu Nam nói với Reuters rằng ông đang liên lạc với gia đình các nạn nhân. Nguồn tin của ông Nam cho biết có “hơn 100 người” Việt Nam đi trong đợt xuất cảnh này.
_ Đặng Hữu Nam cùng khoảng 500 giáo dân xứ Mỹ Khánh làm lễ cầu nguyện cho Bùi Thị Nhung. Nguyễn Đình Thục cùng khoảng 500 giáo dân xứ Song Ngọc làm lễ cầu nguyện cho 39 nạn nhân. Cả 2 linh mục đều tuyên truyền chống chế độ trong buổi lễ.

27/10
_ Sở Ngoại vụ Nghệ An công bố số đường dây nóng bảo hộ công dân sau vụ 39 người chết ở Anh.
_ Qua cầu nối là các cơ quan ngoại giao, Bộ Công an Việt Nam và Cảnh sát Essex phối hợp xác định danh tính các nạn nhân bằng phương pháp xét nghiệm ADN, thay vì bằng nhận diện. Công an Việt Nam thu thập mẫu tóc và máu của gia đình các nạn nhân để phục vụ việc này. Mỗi ngày phía Anh chỉ xét nghiệm được từ 5 đến 6 trường hợp.

_ Số gia đình người mất tích trình báo với chính quyền Nghệ An và Hà Tĩnh đã lên đến 24.

_ Đặng Hữu Nam viết rằng ông đang đưa một “phái đoàn Chính phủ Vương quốc Anh” đi “nắm bắt tình hình và kiểm chứng những tin tức của các gia đình nghi nạn”. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nhóm người đi cùng ông Nam chỉ là phóng viên nước ngoài, không phải phái đoàn của chính phủ.
_ Sáng sớm 27/10, Đặng Hữu Nam viết: “Được biết trong 39 người tử nạn tại Anh Quốc phần lớn tại Nghệ An và Hà Tĩnh. (…) Nghệ An: 25 người huyện Yên Thành, 2 người huyện Diễn Châu, 2 người Vinh. Hà Tĩnh: 7 người huyện Can Lộc, 1 người thị trấn Nghèn, 1 người Hồng Lĩnh”.
_ Đêm 27/10, Đặng Hữu Nam công bố danh sách 11 nạn nhân “đã được xác nhận”.
_ Vatican News bắt đầu đăng một số bài khai thác vụ việc theo hướng chống chế độ.
_ Tối 27/10/2019, tại nhà thờ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội tổ chức thắp nến cầu nguyện cho 39 nạn nhân. Họ tận dụng vụ việc để tuyên truyền chống chế độ.
_ Tối 27/10/2019, trước cổng Nhà thờ Lớn Hà Nội, Green Trees tổ chức một buổi thắp nến cầu nguyện cho 39 nạn nhân, với khoảng 20 người tham gia. Họ tận dụng vụ việc để tuyên truyền chống chế độ.
28/10
_ Anh truy tố tài xế Maurice Robinson về 39 tội ngộ sát, tội âm mưu buôn người, thông đồng hỗ trợ nhập cư trái phép và rửa tiền.
_ Anh chuyển hồ sơ của 4 nạn nhân cho Việt Nam để phối hợp làm rõ.
_ Đã có 14 gia đình gọi vào đường dây nóng bảo hộ công dân.
_ “Phái đoàn” đi cùng Đặng Hữu Nam bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh ngăn cản, mời về UBND xã “làm việc” trong vòng 1 giờ, rồi trục xuất khỏi địa bàn tỉnh. Nam đưa tin, gọi nhóm phóng viên này là “phái đoàn từ Anh Quốc”.
29/10
_ Bộ trưởng Công an Tô Lâm trao đổi với người đồng cấp ở Anh về vụ việc, cử đoàn công tác sang Anh để phối hợp xác định danh tính các nạn nhân.
_ Số gia đình người mất tích trình báo với chính quyền đã lên đến 28.

_ Nguyễn Đình Thục đi thăm gia đình 4 người mất tích, là Nguyễn Đình Tứ, Bùi Thị Nhung, Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Văn Tiếp.

31/10



_ Đặng Hữu Nam cùng giáo dân xứ Mỹ khánh mang cờ quạt, hành hương đến núi đá Đức Mẹ Lộc Đức Bảo Nham, để làm lễ cầu nguyện cho 39 nạn nhân. Buổi lễ vẫn chứa nội dung tuyên truyền chống chế độ.
01/11
_ Cảnh sát Essex nói họ tin rằng cả 39 nạn nhân đều là người Việt Nam.
_ Công an Hà Tĩnh khởi tố, bắt giữ 2 nghi phạm.


03/11
_ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân.

_ Các tổ chức thân Việt Tân tại Anh tổ chức lễ tưởng niệm 39 nạn nhân. Ban Tổ chức gồm Hội Thân Hữu Việt Tân tại UK, Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo tại UK, Hội Anh Em Dân Chủ Phân Hội Châu Âu, Phong Trào Dân Quyền tại UK, Phong Trào Con Đường Việt Nam tại UK, Việt Tân tại UK.
_ Trương Văn Dũng mặc áo của Hội Anh em Dân chủ, giơ biểu ngữ “Còn Cộng sản thì người dân còn bỏ nước ra đi!”.

 Như vậy, có ít nhất 4 lực lượng tìm cách liên lạc với người nhà để xác định danh tính các nạn nhân – là Chính phủ Anh, Chính phủ Việt Nam, trang VietHome, và linh mục Đặng Hữu Nam.

Trong đó, VietHome là một tờ báo điện tử của cộng đồng người Việt ở Anh, có quan điểm trung lập. Họ có thể là trang tiếng Việt đưa tin sớm nhất, và cập nhật liên tục nhất các thông tin từ phía cảnh sát và chính phủ Anh.

Đặng Hữu Nam có nguồn tin riêng về vụ việc này (có thể nằm trong số gia đình nạn nhân). Nguồn tin của Nam có thể hiểu sâu về vụ việc, vì ngày 26/10, họ nói có “hơn 100 người” Việt Nam đi trong đợt xuất cảnh. Nguồn tin này có lẽ không liên quan đến Chính phủ Anh và VietHome, vì Chính phủ Anh giữ kín quá trình điều tra, còn VietHome nói rằng họ giữ kín thông tin, chỉ gửi cho các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ 2 nước.

Sau khi xem xét các thông tin trên, chúng tôi xin đưa ra 3 nhận xét.

Thứ nhất, nhìn toàn bộ quá trình, có thể thấy Chính phủ Việt Nam hành động một cách khá nhanh chóng và có trách nhiệm trong vụ việc, chứ không “bỏ mặc gia đình các nạn nhân” như giới “dân chửi” tuyên truyền.

Thứ hai, cảnh sát Anh không ủng hộ việc một bên thứ hai, như linh mục Đặng Hữu Nam, đi xác minh danh tính nạn nhân và đưa tin lên Internet:


Thứ ba, Phạm Thị Trà My là người ủng hộ Nhà nước, và không nghèo như giới “dân chửi” tuyên truyền:




 
                              





Dù bạn có cảm thương cho các nạn nhân hay không, bạn cũng không nhất thiết phải vào hùa với đám kền kền đang khai thác cái chết của họ.





Chủ đề số 2:
Dư luận “lề trái” cãi nhau về vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp

Trong 2 tuần qua, dư luận phi chính thống đã tranh luận khá gay gắt về vụ 39 người Việt Nam tử nạn khi nhập cư trái phép vào Anh, chủ yếu để trả lời 2 câu hỏi. Một, là ngoài đường dây nhập cư bất hợp pháp, trách nhiệm chính trong vụ việc thuộc về Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Anh hay nhóm nạn nhân. Hai, là xã hội Việt Nam nên tỏ thái độ gì trước vụ việc.

Dù đa phần giới chống đối tận dụng vụ việc để đổ lỗi cho chế độ chính trị của Việt Nam, quy kết xã hội Việt Nam “vô cảm”, dư luận phi chính thống cũng có nhiều ý kiến đi ngược lại định hướng chung đó.



1. Các luồng ý kiến theo khuynh hướng công kích Nhà nước Việt Nam

Các thông điệp công kích nổi bật, cùng lực lượng khởi xướng chúng, được liệt kê trong bảng sau:




Vấn đề


Thông điệp


Lực lượng khởi xướng

Trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam
Chế độ chính trị của Việt Nam làm suy sụp kinh tế, giáo dục, đạo đức, môi trường, vì vậy người dân Việt Nam đều muốn bỏ nước ra đi dù phải mạo hiểm, tương tự các “thuyền nhân” thời trước.
_ Các nhóm chống đối lưu vong (VD: Việt Tân, HAEDC)
_ Các tổ chức chuyên hỗ trợ người tị nạn hậu VNCH (VD: LAVAS, BPSOS)
_ Các nhóm Công giáo bất mãn (VD: Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, doanh nhân Nguyễn Hoàng Dũng, gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Hùng)
Vụ nhà máy Formosa xả thải, gây ô nhiễm biển khiến người dân Nghệ - Tĩnh mất kế sinh nhai, vì vậy họ phải trốn đi nước ngoài kiếm sống.
_ Linh mục Đặng Hữu Nam
Các nạn nhân trốn sang Anh không phải vì mục đích kinh tế, mà vì muốn được hưởng tự do, dân chủ
_ Việt Tân
Chính phủ Việt Nam không xử lý vụ việc, không quan tâm đến số phận của các nạn nhân, còn ngăn cản “phái đoàn Chính phủ Anh” đến gặp gia đình các nạn nhân
_ Các nhóm Công giáo bất mãn
Chính quyền địa phương bảo kê cho “các đường dây buôn người”. “Các tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự” cần cùng hành động để điều tra các đường dây, bằng cách “truy từ cò mồi trở lên”; sau đó “ép chính quyền” truy tố các quan chức vi phạm, tịch thu tài sản của họ để bồi thường cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng.
_ Nguyễn Đình Thắng (BPSOS)
Xã hội nên tỏ thái độ gì trước vụ việc
Xã hội Việt Nam đã quá “vô cảm”, “man rợ” khi không “thương xót” các nạn nhân như người Anh, không tổ chức quốc tang, lại còn buộc tội các nạn nhân tham lam và vi phạm pháp luật
_ Các nhóm chống đối lưu vong
_ Các nhóm Công giáo và Tin Lành bất mãn
Lẽ ra Nhà nước nên tiếp cận vụ việc từ góc độ “giải cứu các nạn nhân” thay vì “điều tra đường dây đưa người đi cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài”.
_ Giới NGO




Từ bảng trên, có thể rút ra 3 giả thuyết.

Thứ nhất, những nhóm người quy trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam đều là những nhóm người từng phải lưu vong vì Chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, hầu hết các nhóm Công giáo bất mãn đã phải di cư vào Nam từ năm 1954; trong khi các nhóm chống đối lưu vong và các tổ chức chuyên hỗ trợ người tị nạn hậu VNCH gắn bó với hình ảnh “thuyền nhân” vượt biển, sống lay lắt trong các trại tị nạn. Như vậy, nhiều khả năng thông điệp tuyên truyền của 3 nhóm người này phản ánh các chấn thương tâm lý và động cơ trả thù của họ, hơn là phản ánh hoàn cảnh thực tế phức tạp, đa chiều của xã hội Việt Nam. –

Thứ hai, vì lời kêu gọi “thương xót”các nạn nhân gắn liền với thông điệp công kích hệ giá trị của xã hội Việt Nam hiện tại, công kích chính sách của Nhà nước; nó có tính chính trị, thay vì chỉ có tính thiện nguyện. Nó đại diện cho khuynh hướng dân túy, tận dụng bức xúc của người nghèo, người yếu thế để thúc đẩy thay đổi chính trị.

Thứ ba, trong 7 thông điệp tuyên truyền trên, chỉ 1 thông điệp có khả năng kéo dài phong trào và khiến nhiều tổ chức phối hợp hành động. Đó là thông điệp của Nguyễn Đình Thắng (BPSOS), trong đó Thắng kêu gọi các nhóm Công giáo bất mãn và xã hội dân sự cùng điều tra các đường dây buôn người, cùng đòi đòi truy tố các quan chức liên quan.

Trong trường hợp giới chống đối tiếp tục khai thác vụ việc theo hướng mà Nguyễn Đình Thắng đề nghị, Nhà nước nên chủ động đưa ra giải pháp tổng thể – để vừa thắt chặt pháp luật sau vụ việc, vừa đảm bảo nhu cầu xuất khẩu lao động hợp pháp của người dân, vừa đảm bảo ổn định chính trị tại địa phương, vừa ngăn các thành phần cơ hội chính trị lợi dụng vụ việc.



2. Những ý kiến đi ngược định hướng chung của dư luận phi chính thống



a. Ý kiến cho rằng người Việt Nam đi nước ngoài kiếm sống không phải vì nghèo

Ý kiến này xuất phát từ một số cơ quan báo chí nước ngoài như BBC, One America News và Reuters.

Cụ thể, Hoa Nguyen-Adam, một chuyên gia có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống buôn người, đã trả lời phỏng vấn BBC vào ngày 28/10 như sau:

“Có những người ở TP Hồ Chí Minh nữa chứ có phải chỉ toàn vùng sâu, vùng xa. Trên thực tế, để kiếm được ngần ấy tiền bỏ ra chi phí cho chuyến đi, nhiều người trong họ không nghèo. Thậm chí có những bạn mà tôi gặp ở Malaysia, bị bắt và đưa về Việt Nam, khi gửi ảnh qua cho tôi, ngôi nhà của họ rất khang trang. Có những bạn xài những chiếc iphone xịn.

Nếu họ sống ở các vùng xa của Việt Nam, thu nhập của họ sẽ rất thấp hoặc khó kiếm được việc làm. Nhưng sang Anh, ngay cả đi làm nail thì họ cũng có thể kiếm hàng trăm ngàn mỗi ngày. Đấy là sự khác biệt rất lớn và là động cơ chính thôi thúc họ tìm đường ra đi.

Hơn nữa, tâm lý của người Việt Nam là họ chỉ thấy nước Anh qua tấm ảnh hào nhoáng, còn những người đã đi thành công khi về, toàn kể về những mặt tốt đẹp của đời sống ở nước ngoài, chứ không ai nói về những ngày trốn chui trốn lủi, về những chuyến đi băng rừng trong đói khát để tìm miền đất hứa, về nỗi cơ cực của nghề làm móng hay cảnh bị ép sống trong những căn nhà trồng cần… Những kẻ buôn người thì chỉ toàn vẽ nên những viễn cảnh tươi đẹp”.

Trong cùng bài viết trên BBC, tác giả Lê Viết Thọ nhận xét:

“Các nghiên cứu về lao động Việt Nam di cư xác nhận nhận xét này. Những người di cư Việt Nam phải bỏ ra một khoản tiền lớn để có thể đến Anh, có thể lên tới 33 ngàn bảng Anh. Khảo sát của AAT (tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ và có hoàn cảnh khó khăn) cho thấy, những người di cư bị bắt quay về Việt Nam có mức sống trung bình, thậm chí một số gia đình có thể được coi là giàu có. Họ có nhà cửa khang trang, thậm chí ô tô hay sở hữu một doanh nghiệp, và có thể bỏ tiền ra cho con đi học ở Úc. Chỉ 10% hộ gia đình thực sự nghèo ở khía cạnh, họ không có nhà, sống cùng các thành viên khác trong gia đình hoặc nhà của họ đã bị chủ nợ xiết”.

Trong khi đó, One America News và Reuters đưa tin về một số “làng tỉ phú” có hàng nghìn biệt thự ở Nghệ An, nơi 70 đến 80% thu nhập là từ nước ngoài gửi về, khiến dân cả xã đua nhau đi nước ngoài bằng cả con đường hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Dựa vào đó, Lê Diễn Đức nhận xét trên Facebook rằng: “Rất nhiều người nhìn nhau, đua đòi, không phải ra đi để thoát nghèo, mà để làm tỷ phú, kể cả làm công việc bất chính để có thu nhập ''khủng''!”.




b. Ý kiến cho rằng các nạn nhân không xứng đáng được thương xót

Nhiều người trong dư luận mạng cho rằng khi các nạn nhân nhập cư bất hợp pháp vào Anh, họ sẽ không nhận được cả chính phủ Việt Nam lẫn chính phủ Anh bảo vệ, và phải tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Số khác viết rằng những người nhập cư theo diện này thường kiếm sống bằng nhiều công việc bất hợp pháp như trồng cần sa, vì vậy gây hại cho xã hội.



c. Ý kiến phản đối việc quyên góp ủng hộ Phạm Thị Trà My

Khi em trai của Phạm Thị Trà My quyên tiền để đưa thi thể chị về nước, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống phản đối việc này vì 4 lý do.

Thứ nhất, họ thấy My không có gia cảnh khó khăn. Cụ thể, My có thể trả 950 triệu VNĐ để cho đường dây để nhập cư trái phép sang Anh, và các ảnh chụp trên Facebook cho thấy My thường đi du lịch, em trai My là thành phần ăn chơi đua đòi, tiêu xài phung phí.

Thứ hai, họ chỉ ra rằng chính quyền Anh đã lo mọi chi phí để đưa thi thể các nạn nhân về nước.

Thứ ba, dựa vào việc My đeo băng rôn đỏ, vẫy cờ đỏ sao vàng khi đi cổ vũ bóng đá, và ủng hộ cảnh sát dẹp cuộc biểu tình ngày 10/06/2018, họ cho rằng My là thành phần “cờ đỏ”, dư luận viên, không đáng được hỗ trợ.



d. Ý kiến cho rằng chính quyền Anh phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ việc

Ngày 25/10, khi quốc tịch của các nạn nhân còn chưa được xác định, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc viết rằng một phần nguyên nhân của vụ việc là “chính sách nhập cư thô cứng” của Anh. Để chứng minh, tác giả viết rằng dù các vụ tử nạn của người nhập cư không diễn ra ở EU, chúng diễn ra khá thường xuyên ở Anh – như vụ 58 người Trung Quốc chết ngạt trong xe tải cà chua vào năm 2000, hoặc vụ 21 Trung Quốc chết đuối khi đi nhặt sò năm 2004. Ý kiến này được tờ The Guardian dẫn lại, và bài viết trên The Guardian được trang VietHome (của cộng đồng người Việt ở Anh) dịch vào cùng ngày 25.

Như vậy, quan điểm rằng chính sách nhập cư của Anh góp phần gây ra vụ việc đã hiện diện trong dư luận Trung Quốc và Anh một thời gian, trước khi được bút danh Chiêu Văn đưa vào bài viết gây tranh cãi trên báo Tuổi Trẻ hôm 02/11.




Chủ đề số 3:
Ai đang dẫn dắt dư luận về vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp?

Trong 2 tuần qua, các nhóm Công giáo bất mãn, Việt Tân và Green Trees là 3 lực lượng dẫn dắt các hoạt động tuyên truyền liên quan đến cái chết của 39 người nhập cư bất hợp pháp vào Anh. Phần này tóm tắt các hoạt động tuyên truyền của họ; để chỉ ra động cơ, thông điệp, nguồn lực và chiến thuật của mỗi nhóm.



1. Hoạt động của các nhóm Công giáo bất mãn



a. Động cơ

Các nhóm Công giáo bất mãn có 3 động cơ để khai thác vụ việc.

Thứ nhất, nhóm nạn nhân bao gồm nhiều người Công giáo thuộc Giáo phận Vinh. Điều này xuất phát từ một thực tế, rằng việc đi lao động ở nước ngoài rồi gửi tiền về đã trở thành một phong trào ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Tôn Phi, một cá nhân chống đối từng là người Công giáo ở Hà Tĩnh, đã mô tả một phần thực tế này khi viết:

“Các xóm đạo ở Nghệ Tĩnh, dân làng đi Thái hết. Ai không đi Thái, ấy là đứa vô dụng, ở nhà ăn bám cha mẹ. Cha mẹ và con cái đi vào đi ra, tất chửi nhau. Bao nhiêu đứa tủi thân, bỏ nhà đi vào Sài Gòn. (…) Vào năm 2010, Kim, người bạn học cấp 3 của tôi nói rằng (…) ở xóm đạo của Kim, nhà nào nhà nấy đều có con trai con gái đi nước ngoài gửi tiền về xây nhà tầng. Ai có con đi nước ngoài là lòng đầy hớn hở”.



Thứ hai, nhiều dòng họ Công giáo ở Việt Nam từng phải di cư vì lý do chính trị, trong cả thời Nguyễn lẫn thời Chiến tranh Việt Nam. Lịch sử này khiến họ có khuynh hướng tin rằng chế độ chính trị của Việt Nam đã khiến người dân phải di cư và gặp nạn.

Thứ ba, “lòng thương xót” là một giá trị quen thuộc trong giáo lý Kito giáo hiện đại, và việc truyền đạo bằng các hoạt động thiện nguyện cũng vậy.



b. Thông điệp

Linh mục Đặng Hữu Nam là người đầu tiên tuyên truyền rằng vụ ô nhiễm do nhà máy Formosa đã đẩy người dân Nghệ - Tĩnh vào tình trạng nghèo khổ, không có kế sinh nhai, buộc họ phải trốn đi lao động ở nước ngoài.

Các nhóm Công giáo bất mãn cũng là lực lượng đầu tiên tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam không xử lý vụ việc, không quan tâm đến số phận của các nạn nhân, còn ngăn cản “phái đoàn Chính phủ Anh” đến gặp gia đình các nạn nhân.

Tương tự Việt Tân, họ cũng tuyên truyền rằng chính thể của Việt Nam đã khiến người dân nghèo khổ và phải đi nước ngoài lao động; cần lật đổ chế độ để không làm tái diễn bi kịch của 39 nạn nhân. Chẳng hạn, trong buổi cầu nguyện của giáo xứ Song Ngọc hôm 26/10, linh mục Nguyễn Đình Thục giảng:

“Cộng sản phá nát đất nước nầy, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, thiếu tự do, cái gì cũng đắt đỏ chỉ mạng sống con người là rẻ mạt. (...) Chúng bán nước để chia chác. Con cháu chúng cũng đi nước ngoài, nhưng là trên những chuyến bay sang trọng, định cư và sống trong những căn nhà sang trọng ở các nước không phải là cộng sản. (…) Cầu nguyện cho đất nước sớm thoát ách cộng sản, để con dân được sống yên lành, không còn phải đi nước ngoài bằng mọi giá để mưu sinh”.

Sau cùng, họ kêu gọi “thương xót” các nạn nhân, việc này phù hợp với giáo lý của họ.



c. Nguồn lực

Nguồn lực mà họ đã huy động thể hiện qua bảng sau:


Loại nguồn lực
Chi tiết
Giáo chức
_ Linh mục Đặng Hữu Nam
_ Linh mục Nguyễn Đình Thục
Giáo xứ
_ Mỹ Khánh (Yên Thành, Nghệ An)
_ Song Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An)
_ Thái Hà (Hà Nội)
Cơ quan truyền thông
_ Trang cá nhân của Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục
_ Truyền thông Chúa Cứu Thế
_ Vatican News Tiếng Việt (hệ thống thông tin mới của Vatican). Trang này đăng ít nhất 2 bài tuyên truyền rằng chính thể của Việt Nam khiến người dân nghèo khổ, phải trốn đi nước ngoài lao động.
Giáo dân nổi bật
_ Nguyễn Thanh Lễ (bố nạn nhân Nguyễn Văn Hùng). Ông này nói với VOA hôm 28/10 rằng gia đình ông phải vay ngân hàng 400 triệu đồng để đưa Hùng ra nước ngoài lao động qua con đường nhập cư bất hợp pháp; rằng Hùng từng học ngành thanh nhạc ở Nhạc viện Huế nhưng không thể kiếm được việc làm; rằng tương tự Hùng, nhiều người dân Nghệ An cũng đã sang nước ngoài làm việc vì “công việc ở Việt Nam lương thấp không đủ sống”.
_ Nguyễn Hoàng Dũng (Giám đốc công ty Raycean Việt Nam, đơn vị tư vấn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam). Hôm 28/10, ông Dũng viết trên Facebook rằng “chế độ độc tài” đã khiến người Nghệ - Tĩnh phải đi tù vì nổi dậy; mất kế sinh nhai vì bị nhiễm độc Formosa và vì bị dân các vùng khác tẩy chay; không thể đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản vì người Nhật có ấn tượng xấu với thói trộm cắp của người Việt… Cuối bài, Dũng viết: “Chừng nào mà không khí dân chủ và các giá trị con người phổ quát như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do bầu cử...còn bị nhà cầm quyền này bóp chẹt, thì vẫn còn nhiều người bỏ nước ra đi, theo cách này hay cách khác”.
Ông Dũng là một doanh nhân có ảnh hưởng, từng nhiều lần cộng tác với các đối tác Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam, nên bài của ông được nhiều người chú ý và đăng lại.
Quan hệ
_ Quan hệ giữa Đặng Hữu Nam với báo chí nước ngoài, ít nhất có Reuters.
_ Quan hệ giữa Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục với gia đình một số nạn nhân.
_ Quan hệ giữa Đặng Hữu Nam với nguồn tin về vụ việc.



Việc Vatican News tham gia vào hướng tuyên truyền này là một hiện tượng đáng chú ý, đặt ra nhu cầu đối thoại để điều chỉnh.

Ngoài ra, trong tương lai, quan hệ giữa các nhóm Công giáo bất mãn với BPSOS có thể khiến họ làm theo đề xuất của Nguyễn Đình Thắng – là điều tra các đường dây buôn người và đòi truy tố các quan chức liên quan.



c. Chiến thuật

Ngoài việc viết bài và trả lời phỏng vấn, hiện họ đã áp dụng 3 chiến thuật, như sau:


Chiến thuật
Diễn biến
Tác dụng
Giúp các gia đình xác định danh tính các nạn nhân
_ Đặng Hữu Nam lấy thông tin về các nạn nhân từ gia đình họ, rồi xác định danh tính nhóm nạn nhân bằng “nguồn tin riêng”. Đêm 27/10, ông Nam công bố danh sách 11 nạn nhân “đã được xác minh”.
_ Gây nhiễu loạn thông tin (theo cách nhìn của cảnh sát Anh)
_ Giúp Đặng Hữu Nam có uy tín với cộng đồng dân địa phương, cộng đồng Công giáo, cộng đồng người Việt hải ngoại và báo chí.
Thăm gia đình các nạn nhân
_ Đặng Hữu Nam đưa “phái đoàn” người nước ngoài đi thăm gia đình một số nạn nhân, trong các ngày 27 và 28/10
_ Nguyễn Đình Thục đi thăm gia đình 4 nạn nhân, là Nguyễn Đình Tứ, Bùi Thị Nhung, Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Văn Tiếp, vào hôm 29/10
_ Hỗ trợ một số phóng viên phương Tây, để họ đưa tin về vụ việc theo cách 2 linh mục muốn.
_ Tăng uy tín của 2 linh mục và ảnh hưởng của Công giáo.
Tổ chức thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân, buổi lễ đi kèm bài giảng có nội dung chống chế độ
_ Ngày 26/10, Đặng Hữu Nam cùng khoảng 500 giáo dân xứ Mỹ Khánh làm lễ cầu nguyện cho Bùi Thị Nhung; Nguyễn Đình Thục cùng khoảng 500 giáo dân xứ Song Ngọc làm lễ cầu nguyện cho 39 nạn nhân.
_ Tối 27/10/2019, tại nhà thờ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội tổ chức thắp nến cầu nguyện cho 39 nạn nhân.
_ Ngày 31/10, Đặng Hữu Nam cùng giáo dân xứ Mỹ khánh mang cờ quạt, hành hương đến núi đá Đức Mẹ Bảo Nham, để làm lễ cầu nguyện cho 39 nạn nhân. Buổi lễ diễn ra trước tượng Đức Mẹ Lourdes trong hang Bảo Nham, là một địa điểm liên quan đến lịch sử bách hại đạo Công giáo trong triều Nguyễn.
_ Lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền chính trị.
_ Tạo hình ảnh gây chú ý trên truyền thông Công giáo và truyền thông quốc tế.







                                              

2. Hoạt động của Việt Tân



a. Động cơ

Việt Tân có ít nhất 2 động cơ để khai thác vụ việc.

Thứ nhất, họ muốn tận dụng vụ việc để kêu gọi lật đổ Nhà nước Việt Nam.

Thứ hai, vụ việc này nhắc lại hình ảnh “thuyền nhân” vượt biển, sống lay lắt trong các trại tị nạn, vì vậy chạm vào những tổn thương và hận thù của họ.



b. Thông điệp

Việt Tân dẫn đầu hướng tuyên truyền rằng chính thể của Việt Nam đã khiến người dân nghèo khổ và phải đi nước ngoài lao động; cần lật đổ chế độ để không làm tái diễn bi kịch của 39 nạn nhân.

Ngoài ra, một số thành viên Việt Tân cũng dẫn đầu hướng tuyên truyền rằng các nạn nhân trốn sang Anh không phải vì mục đích kinh tế, mà vì muốn được hưởng tự do, dân chủ.



c. Nguồn lực và chiến thuật

Hiện họ đã áp dụng 3 chiến thuật, như sau:


Chiến thuật
Diễn biến
Tác dụng
Viết bài tuyên truyền
_ Từ ngày 26/10 đến nay, họ đã huy động một lượng lớn đảng viên, thành viên các tổ chức thân hữu của Việt Tân đồng loạt viết bài tuyên truyền
_ Lái toàn bộ dư luận của giới chống đối, và một phần không nhỏ dư luận của cộng đồng người Việt hải ngoại, theo các thông điệp tuyên truyền của Việt Tân.
Tổ chức thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân, buổi lễ đi kèm nội dung tuyên truyền chống chế độ
_ Ngày 03/11, các tổ chức thân Việt Tân tại Anh tổ chức lễ tưởng niệm 39 nạn nhân. Ban Tổ chức gồm Hội Thân Hữu Việt Tân tại UK, Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo tại UK, Hội Anh Em Dân Chủ Phân Hội Châu Âu, Phong Trào Dân Quyền tại UK, Phong Trào Con Đường Việt Nam tại UK, Việt Tân tại UK.
_ Tạo hình ảnh đẹp để tuyên truyền.
_ Khiến các hội đoàn trong Ban Tổ chức gia tăng uy tín trong cộng đồng người Việt tại Anh.
Biểu tình 1 người tại Việt Nam
_ Ngày 03/11 Trương Văn Dũng mặc áo của Hội Anh em Dân chủ, giơ biểu ngữ “Còn Cộng sản thì người dân còn bỏ nước ra đi!”. Dũng là người có quan hệ với Việt Tân.
_ Tạo hình ảnh gây chú ý, có tính kích động để tuyên truyền.




3. Hoạt động của Green Trees



a. Động cơ

Green Trees có ít nhất có ít nhất 2 động cơ để khai thác vụ việc.

Thứ nhất, họ muốn tận dụng vụ việc để thể hiện quyền tự do biểu tình, và quảng bá chiến dịch về quyền tự do bầu cử, ứng cử.

Thứ hai, họ muốn tăng lượng thành viên, ủng hộ viên của tổ chức.

Thứ ba, họ muốn hâm nóng lại mối quan hệ với các nhóm Công giáo bất mãn ở Nghệ An và Hà Tĩnh, vốn từng phối hợp với họ trong vụ Formosa.

                                                                                               

b. Thông điệp

Fanpage Green Trees dùng lại thông điệp của Việt Tân – rằng chính thể của Việt Nam đã khiến người dân nghèo khổ và phải đi nước ngoài lao động, cần lật đổ chế độ để không làm tái diễn bi kịch của 39 nạn nhân.

Nguyễn Anh Tuấn viết rằng người dân Việt Nam “bỏ phiếu bằng chân” là do họ không được “bỏ phiếu bằng tay”. Từ đó, Tuấn kêu gọi cộng đồng tham gia chiến dịch về quyền tự do bầu cử, ứng cử, do các nhóm của Đoan Trang (gồm Green Trees) tổ chức từ nay cho đến kỳ bầu cử Quốc hội năm 2021.



c. Nguồn lực và chiến thuật

Tối 27/10/2019, trước cổng Nhà thờ Lớn Hà Nội, Green Trees tổ chức một buổi thắp nến cầu nguyện cho 39 nạn nhân, với khoảng 20 người tham gia.

Trên fanpage, Green Trees giải thích cho hành động của mình như sau:

“Đây là một thông điệp gửi đến mọi người rằng tất cả người dân Việt Nam hiện đang cùng chịu một bi kịch như vậy: "Mất Niềm Tin". Chúng ta đã có: Tị nạn Chính trị, Tị nạn Giáo dục, Tị nạn môi trường. Và bây giờ là niềm tin vụn vỡ!!!”.

Sáng cùng ngày 27/10, Nguyễn Anh Tuấn, thành viên Green Trees, viết rằng chừng nào còn chế độ “đảng cử - dân bầu” thì Việt Nam vẫn còn là “chế độ lý tưởng cho mọi thảm họa, bi kịch”. Cuối bài, Tuấn nói rằng giải pháp cho vấn đề là “kêu gọi và cương quyết thực hiện quyền bầu cử tự do của Công dân, ủng hộ, bỏ phiếu bầu cho đại biểu thực sự vì dân vì nước, dù là người trong Đảng Cộng sản, hay là người ngoài Đảng”.



4. Nhận xét

Sau khi xem xét các thông tin trên, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, các thông điệp tuyên truyền của ông Đặng Hữu Nam mâu thuẫn nhau. Một mặt, ông nói trong 39 nạn nhân có 25 người ở tỉnh trung du Yên Thành, mặt khác, ông nói các nạn nhân đều là ngư dân, mất sinh kế do vụ nhà máy Formosa làm nhiễm độc biển.

Thứ hai, việc di cư để tìm đời sống tốt hơn là một hiện tượng bình thường trong lịch sử, và không nhất thiết phải liên quan đến thể chế chính trị.

Chẳng hạn, biểu đồ này cho thấy vào năm 2015, một số nước Đông Nam Á đa đảng có dân số tương đương Việt Nam – như Philippines, Thái Lan và Malaysia – đã gửi nhiều người nhập cư đến Anh hơn so với Việt Nam:




Biểu đồ này cho thấy vào năm 2015, Anh đón 8,5 triệu người nhập cư, nhưng cũng gửi 4,9 triệu người di cư đi nơi khác. Trong top 10 nước gửi nhiều người di cư nhất thế giới, có 7 nước đa đảng:





Ngoài ra, chính nước Anh dân chủ đa đảng cũng từng gây ra các đợt di cư lớn của người nghèo. Năm 1845, sự thờ ơ của chính quyền Anh đã góp phần khiến dịch nấm khoai tây lan rộng, gây ra Nạn Đói Lớn làm chết 1 triệu người Ireland và đẩy 1 triệu người khác di cư sang Mỹ, khiến tổng dân số của hòn đảo này giảm 1/4.

Xét những yếu tố này, và việc nhiều tờ báo phương Tây đang đưa tin về các “làng tỉ phú” ở Nghệ An, nơi cư dân giàu lên nhờ phong trào xuất khẩu lao động, có lẽ dư luận cần hiểu hơn về gia cảnh của 39 nạn nhân trước khi quy trách nhiệm cho chế độ.



Một số bài viết nổi bật (xếp theo trình tự thời gian):

* Về diễn biến của vụ việc:

_ “39 người tử vong trong xe tải ở Grays, Essex” – VietHome, 23/10/2019

 viethome.co.uk/tin-tuc/tin-bo-noi-vu/55942-39-nguoi-tu-vong-trong-xe-tai-o-gray-essex

_ “…Chị gái e là Phạm Thị Trà My sn 15/08/1993 Ngày 3/10/2019 chị gái e lên xe đi từ hà tĩnh ra hà nội để làm thủ tục bay sang trung quốc, sau đó mấy ngày thì bay sang pháp và đi sang anh. Vài ngày trước đây bị cảnh sát anh bắt lại và trả về pháp và tiếp tục di chuyển sang anh. Hiện tại có thông tin chị gái e đã mất. Nên e đăng lên đây nhờ các thầy giúp e. Cho e hỏi tình hình hiện tại chị gái e đang ntn ạ. E xin cám ơn tất cả mọi người ạ…” – Phạm Mạnh Cường (group FB “Kinh Dịch Hội”), 24/10/2019, 16:11

 facebook.com/groups/kinhdich/permalink/3008408055842708/

_ “Thông tin vụ 39 người tử vong trên xe tải ở Anh ngày 24/10/2019” – VietHome, 24/10/2019

 viethome.co.uk/tin-tuc/tin-bo-noi-vu/55956-thong-tin-vu-39-nguoi-tu-vong-tren-xe-tai-o-anh-ngay-24202019

_ “Vietnamese family fears daughter may be among Essex lorry victims” – The Guardians, 25/10/2019

 theguardian.com/uk-news/2019/oct/25/vietnamese-family-fears-daughter-among-essex-lorry-victims

_ “…Có người Việt trong số 39 người chết trong xe tải ở Essex không? Xin giúp đỡ xác minh tình trạng người thân mất liên lạc liên quan đến việc người Việt đi Anh…” – Nghiêm Hoa (FB cá nhân), 25/10/2019, 11:27

 facebook.com/photo.php?fbid=10157663645937463&set=a.54729172462&type=3

_ “CHUYỆN CỦA NGƯỜI VIỆT NHẬP CƯ LẬU VÀO ANH!” – Lê Nguyễn Hương Trà (FB cá nhân), 26/10/2019, 00:06

 facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10212680479441590

_ “Hiện chúng tôi đã có ảnh của gần 20 người thông báo mất tích, tuổi từ 15 - 45. Việc VietHome đang muốn làm đó là giúp các gia đình có thể tìm người mất tích hoặc xác định chính xác danh tính các nạn nhân” – VietHome (trang FB), 26/10/2019, 05:08

 facebook.com/viethome/photos/a.264623156942821/3129298620475246/?type=3&permPage=1

_ “Vụ 39 tử thi: Cảnh sát tìm xe tải thứ nhì, số nạn nhân Việt có thể tăng” – BBC, 26/10/2019

 bbc.com/vietnamese/world-50192456                                           

_ “…Ông Martin cho biết ông không thể cung cấp thông tin hay cho phép VietHome đi đối chiếu với người mất tích, nhưng ông mong muốn bố mẹ hay anh chị em của những người bị mất tích hãy trực tiếp tới để có thể cung cấp thông tin đối chứng. (…) Ông Martin cho biết thêm: "Mọi thông tin thu thập đều được giữ kín và tiêu huỷ sau cuộc điều tra." VietHome đã gửi thông tin cho phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở Anh và Đại Sứ Quán Việt Nam tại London, VietHome chỉ có thể làm tới đây, việc còn lại là do các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra tìm hiểu. VietHome không thể tiếp nhận thêm thông tin nào nữa, xin các gia đình liên lạc trực tiếp với các cơ quan đó…” – VietHome (trang FB), 26/10/2019, 21:59

 facebook.com/viethome/photos/a.264623156942821/3131428843595557/?type=3&permPage=1

_ “Vụ 39 người chết ở Anh: Nhiều gia đình Việt lo lắng” – BBC, 27/10/2019

 bbc.com/vietnamese/vietnam-50199522

_ “Vụ 39 người chết: Anh - Việt 'đang chắp nối thông tin'” – BBC, 28/10/2019

 bbc.com/vietnamese/vietnam-50205171

_ “Đại sứ Anh: "Chúng tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc"” – BBC, 29/10/2019

 bbc.com/vietnamese/vietnam-50217025

_ “Vụ 39 tử thi trên xe tải: Hà Tĩnh khởi tố, bắt giữ hai nghi phạm” – BBC, 01/11/2019

 bbc.com/vietnamese/vietnam-50264233



* Về phong trào xuất khẩu lao động tại Nghệ An – Hà Tĩnh và đường dây đưa người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào Anh:

_ “Vụ 39 người chết: Những người Việt liều mạng để vào Anh” – Lucy Williamson (BBC), 26/10/2019

 bbc.com/vietnamese/world-50191926

_ “Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành” – Lê Viết Thọ (BBC), 29/10/2019

 bbc.com/vietnamese/vietnam-50218875

_ “NGƯỜI EM XÓM ĐẠO” – Tôn Phi (FB cá nhân), 29/10/2019, 18:01

 facebook.com/photo.php?fbid=1645198902288832&set=a.337230513085684&type=3

_ “BPSOS: Các đường dây buôn người rất ‘tinh vi’ và ‘tàn ác’” – Ngọc Lễ (VOA), 01/11/2019

Trích: “…“Chỉ cần truy từ những người cò trở lên là ra hết đường dây thôi vì cò phần lớn là người ở địa phương,” ông nói. “Chúng tôi còn biết huống hồ các cơ quan công lực ở Việt Nam lại không biết à?”  “Qua vụ 39 người này, dư luận cần phải lên tiếng ép chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương phải khui ra tất cả các đường dây buôn người này. Tất cả các quan chức dính líu phải bị xử trị, các thủ phạm phải bị đi tù và tài sản của họ phải bị tịch thu để bồi thường cho các nạn nhân đã chết,” ông yêu cầu. (…) “Nếu không làm gì sẽ có thêm nhiều nạn nhân nữa,” ông nói và kêu gọi các tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự cùng hành động để ‘tìm cách giải cứu và phá vỡ tất cả các đường dây buôn người và buôn lậu người’…”.

 voatiengviet.com/a/bpsos-c%C3%A1c-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-d%C3%A2y-bu%C3%B4n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-r%E1%BA%A5t-tinh-vi-v%C3%A0-t%C3%A0n-%C3%A1c-/5148943.html



* Hoạt động của các nhóm Công giáo bất mãn:

_ “Thật là một ngày buồn cho con dân Việt. (…) Dưới đây là đoạn Chát giữa con Gái và Mẹ…” – Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (trang FB), 25/10/2019, 20:22

 facebook.com/permalink.php?story_fbid=791178164635934&id=688976634856088&__tn__=-R

_ “Linh mục: Hầu hết 39 người chết trong xe tải ở Anh đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh” – VOA, 26/10/2019

 voatiengviet.com/a/linh-muc-hau-het-39-nguoi-chet-trong-xe-tai-o-anh-den-tu-nghe-an-ha-tinh/5140602.html

_ “Rural Vietnamese mourn loved ones feared dead in back of British truck” – Reuters, 26/10/2019

Trích: “…The province was ravaged by one of Vietnam’s worst environmental disasters in 2016 when a steel mill owned by Taiwan’s Formosa Plastics contaminated coastal waters, devastating local fishing and tourism industries…”.

 reuters.com/article/us-britain-bodies/rural-vietnamese-mourn-loved-ones-feared-dead-in-back-of-british-truck-idUSKBN1X503U?fbclid=IwAR2NyIyRvZfJO5G_XrC78oxVX7z6pRIWdTxRclbiMdwzZBSKoKl4peQsIvU

_ “GIÁO XỨ MỸ KHÁNH - NHỮNG NGỌN NẾN NGUYỆN CẦU CHO 39 NGƯỜI TỬ NẠN VÀ CÁC TNLT Đêm 26/10/2019, đông đảo bà con là thân nhân những TNLT, những người yêu chuộng công lý hoà bình, hiệp thông dâng lễ, thắp nến cầu nguyện cho các TNLT, cầu nguyện cho 39 người tử nạn trên đường đi tìm cuộc sống và thân nhân của họ tại Giáo Xứ Mỹ Khánh. Được biết trong 39 người tử nạn tại Anh Quốc phần lớn tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là vùng bị thiệt hại nặng nề bởi thảm họa môi trường formosa. Nghệ An: 25 người huyện Yên Thành, 2 người huyện Diễn Châu, 2 người Vinh. Hà Tĩnh: 7 người huyện Can Lộc, 1 người thị trấn Nghèn, 1 người Hồng Lĩnh.” – Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (trang FB), 27/10/2019, 07:50

 facebook.com/permalink.php?story_fbid=792373884516362&id=688976634856088&__tn__=-R

_ “Thánh lễ tối 26/10/2019 tại Xứ Mỹ Khánh cầu nguyện cho Công lý, các TNLT, và 39 Người dân Việt đã ( bỏ ) mạng tròn container tại Anh quốc ngày 23/10/2019.” – Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (trang FB), 27/10/2019, 10:13

 facebook.com/Linh-m%E1%BB%A5c-Anton-%C4%90%E1%BA%B7ng-H%E1%BB%AFu-Nam-688976634856088/

_ “Nhà thờ Thái Hà: Thánh lễ cầu nguyện cho 39 nạn nhân chết tại Anh” – Nhathothaiha.net, 27/10/2019

 nhathothaiha.net/nha-tho-thai-ha-thanh-le-cau-nguyen-cho-39-nan-nhan-chet-tai-anh/

_ “Chính phủ Vương quốc Anh đã cử người đến Nghệ An, Hà Tĩnh để nắm bắt tình hình và kiểm chứng những tin tức của các gia đình nghi nạn, tổ chức European Commission of Human Rights ghi nhận và có những tình cảm sâu sắc nhất về sự phối hợp của chính phủ Vương quốc Anh. Mong rằng chính phủ Việt Nam cũng cố gắng đến tìm hiểu động viên các gia đình nghi nạn để xoa dịu những nỗi đau mất mát cho gia đình các nghi nạn nhân. RẤT MỪNG LÀ ĐOÀN ĐÃ TIẾP CẬN ĐƯỢC MỘT SỐ GIA ĐÌNH TẠI HÀ TĨNH CŨNG NHƯ NGHỆ AN. HY VỌNG NHỮNG GIA ĐÌNH KHÁC SẴN SÀNG CỘNG TÁC!” – Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (trang FB), 27/10/2019, 21:41

 facebook.com/permalink.php?story_fbid=792856331134784&id=688976634856088&__tn__=-R

_ “MỘT SỐ NẠN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN” – Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (trang FB), 27/10/2019, 22:00

 facebook.com/688976634856088/photos/a.689119308175154/792869217800162/?type=3&__tn__=-R

_ “PHÁI ĐOÀN MUỐN ĐẾN VỚI GIA ĐÌNH CÁC NẠN NHÂN TRONG VỤ 39 NGƯỜI TỬ NẠN TRONG CONTAINER TẠI ANH QUỐC. Hôm nay, ngày 28/10/2019 đoàn đã bị chính quyền Hà Tĩnh ngăn cản, mời về UBND xã “làm việc” hơn một tiếng đồng hồ rồi bị “trục xuất ngay lập tức” khởi địa bàn! THẢM HOẠ CHỒNG THẢM HOẠ!” ” – Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (trang FB), 28/10/2019, 20:58

 facebook.com/688976634856088/photos/a.689119308175154/793632254390525/?type=3&__tn__=-R

_ “CÔNG AN HÀ TĨNH MUỐN GÌ?” – Phạm Minh Vũ (FB cá nhân), 28/10/2019, 21:50

Trích: “…Việc này có vẻ chứng minh cho chúng ta thấy Chính quyền Việt Nam muốn bưng bít thông tin, muốn khẳng định người chết là người Trung Quốc để phủi bỏ trách nhiệm với các nạn nhân.  Trong khi thủ tướng UK đến thăm viếng ở nhà xác và viết vào sổ lưu niệm dòng thương tiếc cho các nạn nhân. Còn chính quyền Vn thì tìm mọi cách ngăn cản sự thật ra ánh sáng. Chính quyền VN Thật man rợ…”.

 facebook.com/photo.php?fbid=471098350415986&set=a.105141210345037&type=3

_ “Hôm nay tôi đến thăm bốn gia đình có con đi Anh mà mất liên lạc mấy hôm nay, suy đoán nằm trong chiếc xe đông lạnh định mệnh giết hại 39 người… Tôi được biết, ngoài lý do mưu sinh, nhiều người ra đi vì đã từng tham gia đấu tranh Formosa hay một sự việc khác, nên bị công an theo dõi, triệu tập, đe dọa... Họ ra đi để tránh bị bắt hay bị cài bẫy, tù tội sau nầy…” – Nguyễn Đình Thục (FB cá nhân), 29/10/2019, 21:14

 facebook.com/permalink.php?story_fbid=564344617669236&id=100022811071644

_ “Công an Nghệ An ‘canh nhà người nghi là nạn nhân trong xe container ở Anh'” – Ben Ngo (RFA), 29/10/2019

Trích: “…Hôm 29/10, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, đi thăm gia đình anh Nguyễn Đình Tứ, chị Bùi Thị Nhung, cùng ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và gia đình anh Nguyễn Văn Hùng và anh Hoàng Văn Tiếp cùng ở xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An…”.

 rfa.org/vietnamese/in_depth/police-in-province-nghean-watching-home-of-suspected-truck-victims-10292019100605.html

_ “TÂM TÌNH MỤC TỬ” – Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (trang FB), 29/10/2019, 22:41

Trích: “…Trong những ngày này, tâm hồn chúng ta trĩu nặng u buồn vì tiếc thương 39 người trẻ, được biết đa số thuộc hai giáo phận Vinh và Hà Tĩnh, đã chết một cách tức tưởi khi tìm cách vào nước Anh, sáng ngày 23 tháng 10 năm 2019…”.

 facebook.com/permalink.php?story_fbid=794526340967783&id=688976634856088&__tn__=K-R

_ “Giáo phận Vinh nói gì về sự cố khiến 39 người tử nạn tại Anh?” – Mõ Làng, 30/10/2019

Trích: “…Xung quanh chuyện này, theo trang Người Công giáo: "Tối 26/10/2019, tại giáo xứ Song Ngọc, GP Vinh, Cha JB Nguyễn Đình Thục đã tổ chức lễ thắp nến, hiệp thông cầu nguyện cho 39 nạn nhân chết trong xe đông lạnh tại nước Anh (như thời sự đã đưa tin), với sự tham gia của khoảng 500 bà con trong xứ. Đáng chú ý, tai thánh lễ với tư cách cha chủ lễ, cha Jb Nguyễn Đình Thục đã có bài giảng lễ trước đông đảo cộng đoàn dân chúa Gx Song Ngọc.  Trong đó, cha Jb đã công khai cho rằng: "Cộng sản phá nát đất nước nầy, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, thiếu tự do, cái gì cũng đắt đỏ chỉ mạng sống con người là rẻ mạt... Chúng bán nước để chia chác. Con cháu chúng cũng đi nước ngoài, nhưng là trên những chuyến bay sang trọng, định cư và sống trong những căn nhà sang trọng ở các nước không phải là cộng sản...". (…) Và cái đích hướng đến của cha JB là dâng lời cầu nguyện: "Cầu nguyện cho đất nước sớm thoát ách cộng sản, để con dân được sống yên lành, không còn phải đi nước ngoài bằng mọi giá để mưu sinh"…”.

 molang0205.com/2019/10/giao-phan-vinh-noi-gi-ve-su-co-khien-39.html

_ “Hôm nay ngày 31/10/2019 Giáo xứ Mỹ khánh đã tổ chức đi xuống núi đá Đức Mẹ Bảo Nham để hành hương Đức Mẹ và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho hoà bình của thế giới, cầu nguyện cho công lý hoà bình, cho các TNLT và cầu nguyện cho 39 nạn nhân con dân đất Việt vì kế sinh nhai mà phải xa quê hương để cầu thực và không may đã bị thiệt mạng tại Anh quốc.” – Giáo xứ Mỹ Khánh (trang FB), 31/10/2019, 18:49

 facebook.com/permalink.php?story_fbid=987458271604273&id=622765514740219&__tn__=-R

_ “Hôm nay ngày 31/10/2019 Giáo xứ Mỹ khánh đã tổ chức đi xuống núi đá Đức Mẹ Bảo Nham để hành hương Đức Mẹ và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho hoà bình của thế giới, cầu nguyện cho công lý hoà bình, cho các TNLT và cầu nguyện cho 39 nạn nhân con dân đất Việt vì kế sinh nhai mà phải xa quê hương để cầu thực và không may đã bị thiệt mạng tại Anh quốc.” – Giáo xứ Mỹ Khánh (trang FB), 31/10/2019, 19:12

 facebook.com/permalink.php?story_fbid=987481848268582&id=622765514740219&__tn__=-R

_ “RƠI NƯỚC MẮT: 39NẠN NHÂN CHẾT LÀ DO CHẾ ĐỘ CSVN GÂY RA NGƯỜI NGƯỜI TRỐN CHẠY HƠN 40 NĂM ĐỘC LÂP TỰ DO - Bài giảng của Linh Mục Anton Đặng Hữu Nam tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Bảo Nham, Giáo Phận Vinh ngày 31/10/2019” – Công giáo Đạo Vào Đời (kênh Youtube), 31/10/2019

 youtu.be/Die3jgJMVXo

_ “Bài giảng. 31/10/2019 trở về nguồn. Hành hương Đức Mẹ Bảo Nham. Cầu nguyện cho 39 nạn nhân ( Thùng Nhân ) tại Anh Quốc.” – Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (trang FB), 01/11/2019, 14:37

 facebook.com/688976634856088/videos/994182514268662



* Hoạt động của Việt Tân:

_ “39 NGƯỜI CHẾT TRONG CONTAINER Ở ANH - RỜI THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN BẰNG MỌI GIÁ?(cập nhật tiếp)” – Việt Tân (trang FB), 26/10/2019, 15:05

Trích: “…Ngay sau khi được tin về cái chết thảm của 39 người trong thùng xe container, một số cư dân người Anh Quốc đã tụ tập lại và thắp nến tưởng niệm người đã khuất.  Những người dân Anh này chẳng cần biết người chết là ai, thậm chí họ biết đó là những người có ý định nhập cư bất hợp pháp vào đất nước của họ để tìm việc làm.  Đối với họ, con người là con người với những quyền cơ bản là quyền được sống với phẩm giá con người đúng nghĩa.  Đối với họ là con người thì ai cũng bình đẳng trước Đấng tối cao và trước luật pháp nên ai cũng cần được tôn trọng đúng mức.  Đối với người chết cũng không khác. Nhìn những người dân thắp nến, những nhân viên cảnh sát đứng nghiêm, cúi đầu và giơ tay chào kiểu quân đội khi chiến quan tài thép trắng container chở thi hài 39 con người đi, người ta thấy được là dân Anh rất nhân bản và văn minh.  Ngược lại với những nước độc tài cộng sản như Tàu và Việt Nam, tính mạng người dân bị xem nhẹ, nhiều khi như cỏ rác…”.

 facebook.com/viettan/posts/10159332531510620?__tn__=-R

_ “NGƯỜI VIỆT TẠI ANH TỔ CHỨC TƯỞNG NIỆM 39 NẠN NHÂN TỬ NẠN TRONG VỤ BUÔN NGƯỜI” – Việt Tân (trang FB), 29/10/2019, 10:59

Trích: “…Họ đã phải trốn chạy khỏi quê hương, trải qua một cuộc hành trình dài với muôn vàn rủi ro, nguy hiểm cả tính mạng chỉ mong ước đến được một xứ sở tự do, dân chủ để gây dựng một cuộc sống mới, tốt hơn cho bản thân và có thể giúp đỡ phần nào những khó khăn mà gia đình và người thân tại quê nhà đang hằng ngày gồng mình gánh chịu dưới sự cai trị của chính quyền CSVN…”; “…Ban tổ chức: Hội Thân Hữu Việt Tân tại UK, Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo tại UK, Hội Anh Em Dân Chủ Phân Hội Châu Âu, Phong Trào Dân Quyền tại UK, Phong Trào Con Đường Việt Nam tại UK, Việt Tân tại UK.”

 facebook.com/viettan/photos/a.10151333017390620/10159343634500620/?type=3&__tn__=-R

_ “NGƯỜI VIỆT TẠI ANH QUỐC THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO 39 NẠN NHÂN THIỆT MẠNG TRONG CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM TƯƠNG LAI” – Việt Tân (trang FB), 04/11/2019, 23:03

 facebook.com/watch/?v=414885739130090



* Hoạt động của Green Trees:

_ “CẦU NGUYỆN CHO CHÚNG TA!” – Green Trees (FB cá nhân), 27/10/2019, 20:25

 facebook.com/greentreesVN/posts/823066221429938?__tn__=-R

_ “Hà Nội: Hàng chục người dân tưởng niệm vụ 39 người chết ở Anh” – RFA, 27/10/2019

 rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dozens-pay-tributes-to-39-victims-10272019174931.html



* Các bài tuyên truyền rằng chính thể của Việt Nam là nguyên nhân chính của vụ việc:

_ “MẸ ƠI! CON KHÔNG THỞ ĐƯỢC...” – Hai Le (FB cá nhân), 26/10/2019, 08:55

Bài này được đăng lại trên fanpage Việt Tân.

Trích: “…Những cuộc bỏ phiếu bằng chân là minh chứng hùng hồn nhất, bác bỏ mọi lập luận viễn vông và mị dân, làm cho vô nghĩa hết mọi lời ác độc của những dư luận viên nghèo khổ về cả nhân cách lẫn đời sống vật chất. Sau bốn mươi mấy năm hết chiến tranh, người ta vẫn vượt biên, con cháu của cán bộ tướng tá cũng vượt biên bằng máy bay, con cái của thường dân cũng đi bằng đường du học cho tới đi làm, và kể cả chui vào trong xe đông lạnh đi từ Á sang Âu và chấp nhận đánh cược bằng mạng sống. Vì người ta biết, cuộc sống của người cam chịu bị rọ mõm cấm nói, chịu uống nước dơ ăn đồ bẩn và hít khí độc, nó cũng vật vờ như đã chết.  Bỏ phiếu phải bằng tay! Sinh mệnh phải do mình nắm giữ và quyết định!”.

 facebook.com/photo.php?fbid=975533806126020&set=a.136261553386587&type=3

_ “QUYẾT TỬ ĐỂ RA ĐI: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ LẮM PHẢI KHÔNG ANH?” – Trần Minh Nhật (Việt Tân), 26/10/2019, 15:43

 facebook.com/viettan/posts/10159332598510620?__tn__=K-R

_ “Hành trình người Việt sang Anh, thiên đường hay địa ngục?” – Nguyễn Văn Đài (BBC), 27/10/2019

Trích: “…Mặc dù việc người Việt phải bỏ quê hương, Tổ quốc ra đi để tị nạn chính trị hay mưu cầu cuộc sống hạnh phúc đều do tội lỗi và tội ác của nhà cầm quyền cộng sản gây ra…”.

 bbc.com/vietnamese/culture-social-50198192                                                              

_ “CON KHÔNG THỞ ĐƯỢC!” – Nguyễn Hoàng Dũng (FB cá nhân), 28/10/2019, 11:50

 facebook.com/dungnh5/posts/3391802330860412

Nguyễn Hoàng Dũng là Giám đốc công ty Raycean Việt Nam, đơn vị tư vấn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam:

 skhdt.haiduong.gov.vn/Pages/T%C4%83ngc%C6%B0%E1%BB%9Dngh%E1%BB%A3pt%C3%A1c%C4%91%E1%BA%A7ut%C6%B0v%C3%A0th%C6%B0%C6%A1ngm%E1%BA%A1iv%E1%BB%9Bit%E1%BB%89nhFukuoka,Nh%E1%BA%ADtB%E1%BA%A3n.aspx

_ “Vụ 39 người Việt chết: Người Việt hải ngoại nói 'trách nhiệm hoàn toàn ở chính quyền'” – Tina Hà Giang (BBC), 02/11/2019

 bbc.com/vietnamese/world-50258867

_ “Thương xót 39 nạn nhân chết tại ANH QUỐC.  Không thể vô cảm với nỗi bất công do Cộng Sản gây ra cho con dân nước Việt!” – Trương Văn Dũng (FB cá nhân), 03/11/2019, 14:31

 facebook.com/photo.php?fbid=1586729641467080&set=a.135990509874341&type=3

_ “Vụ 39 người chết ở Anh: Tranh cãi về trách nhiệm” – BBC, 05/11/2019

 bbc.com/vietnamese/vietnam-50286545



* Các bài kêu gọi “thương xót”:

_ “Thảm nạn Essex: Quyền và NỢ…” – Trân Văn (VOA), 28/10/2019

 voatiengviet.com/a/essex-buon-nguoi-39-nguoi-viet/5142361.html

_ “Vụ 39 người chết: Nhiều người Việt tỏ ra 'lạnh lùng'” – BBC, 04/11/2019

 bbc.com/vietnamese/vietnam-50287493



* Các bài cho rằng người vượt biên nghèo, không đủ sống:

_ “Thảm kịch 39 người chết trên đường di cư và những dấu chấm hỏi” – Khắc Bá (Vatican News), 27/10/2019, 14:04

 vaticannews.va/vi/world/news/2019-10/tham-kich-39-nguoi-chet-tren-duong-di-cu-va-nhung-dau-cham-hoi.html

_ “Vụ 39 người chết đông lạnh ở Anh: Cha 'cầu nguyện' cho con trai mất tích” – VOA, 28/10/2019

 voatiengviet.com/a/cha-cua-mot-di-dan-viet-di-anh-lau-cau-mong-con-trai-con-song/5142416.html

_ “Vụ 39 người chết: Nhiều người tiếc thương nhưng cũng tranh cãi” – BBC, 29/10/2019

Trích lời Hai Phan: “Phần nhiều trong so đó là người Nghệ An, Hà Tĩnh do ảnh hưởng Formosa. Hệ luỵ đó càng ngày càng thấy rõ! Ở Quảng Bình 2018 cũng có 17 thuyền nhân vượt biên qua Úc, bị bắt về đó. Họ cũng trải qua bao nhiêu nguy hiểm, đối diện với cái chết”.

 bbc.com/vietnamese/vietnam-50216834

_ “Kinh tế khốn quẫn khiến nhiều công dân Việt đi lao động ‘chui’ ở Anh” – VOA, 30/10/2019

 voatiengviet.com/a/kinh-te-khon-quan-khien-nhieu-cong-dan-viet-di-lao-dong-chui-o-anh/5144600.html

_ “Lực đẩy hay sức hút?” – Tho Nguyen (FB cá nhân), 30/10/2019, 16:0ã

 facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/3423794960971886



* Các bài cho rằng người Việt Nam vượt biên không phải vì quá nghèo, mà vì muốn làm giàu:

_ “Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành” – Lê Viết Thọ (BBC), 29/10/2019

 bbc.com/vietnamese/vietnam-50218875

_ “Hôm nay đài truyền hình tin tức Mỹ One America News (OAN) đưa tin về làng tỷ phú ở Việt Nam. OAn phỏng vấn một người dân địa phương, thì ông ta cho hay, tiền bạc xây những ngôi nhà tỷ phú này 70--80% là từ nước ngoài gửi về. Dân cả xã đua nhau đi nước ngoài bằng mọi cách, cả hợp pháp lẫn đi chui.  Trong bài ''In Vietnam's 'Billionaire Village', migrant cash can buy a palace''' nhà báo James Pearson từ hãng Reuters của Anh, viết "Xã 1.000 tỷ phú: Bậc nhất xứ Nghệ, biệt thự hàng ngàn, ô tô nhiều vô kể"!  OAN cũng chiếu chiếc xe tải chở 39 người bị chết vì ngạt thở ở Anh và tình nghi có nhiều người từ ''làng tỷ phú'' này…” – Lê Diễn Đức (FB cá nhân), 01/11/2019, 06:13

 facebook.com/ledienduc/posts/3385385424868018



* Các bài về trách nhiệm của chính quyền Anh trong vụ việc:

_ “Trách nhiệm của chính quyền Anh đến đâu trong thảm kịch 39 người tử nạn?” – VietHome, 25/10/2019

 viethome.co.uk/tin-tuc/tin-bo-noi-vu/55961-nuoc-anh-co-phai-chiu-trach-nhiem-trong-tham-kich-39-nguoi-tu-nan

_ “NÀY CHIÊU VĂN BÁO TUỔI TRẺ, LÀM BÁO CHÍNH TRỰC LÀ PHẢI VIẾT NGAY THẲNG, CÒN BẺ CONG NGÒI BÚT THÌ LÀ TÀ ĐẠO BIẾT CHƯA?” – Trần Đình Thu (FB cá nhân), 04/11/2019, 06:59

 facebook.com/photo.php?fbid=2702014696520853&set=a.460390747349937&type=3








1 comment:

  1. https://thienhasu2018.com/2019/11/14/diem-tin-le-trai-so-71-ai-dang-dan-dat-du-luan-ve-vu-tu-nan-cua-39-nguoi-nhap-cu-bat-hop-phap/

    ReplyDelete