Saturday, November 9, 2019

Tiểu sử Phạm Đoan Trang – Kỳ 2: Vì sao Đoan Trang gia nhập phong trào dân chủ?



Sau khi giành Giải Tự do Báo chí của RSF vào tháng 09/2019, cựu phóng viên Phạm Đoan Trang đã vượt qua nhóm “trí thức phò chính thống” của ông Chu Hảo, để trở thành gương mặt sáng giá nhất của phong trào dân chủ Việt Nam. Vậy để chạm đến vinh quang này, cô đã phải đi qua những hành trình nào, và trả những cái giá gì?

Mời bạn đọc loạt bài viết “Tiểu sử Phạm Đoan Trang” để trả lời câu hỏi đó.



Tiểu sử Phạm Đoan Trang – Kỳ 2:
Vì sao Đoan Trang gia nhập phong trào dân chủ?

Theo Arixtốt, thì động lực của mọi cuộc lật đổ là cảm giác bất công. Mọi kẻ lật đổ đều cho rằng mình xứng đáng hưởng nhiều quyền lợi vật chất và danh vọng hơn mức mà mình đang nhận. Như vậy, để biết lý do Đoan Trang gia nhập phong trào dân chủ, chúng ta cần điểm lại những cảm giác bất công mà cô từng có trong giai đoạn đầu đời. Những lý thuyết về dân chủ và thực trạng của dân tộc mà cô tiếp nhận sau này chỉ có tác dụng giải thích, hướng dẫn, và sau đó là biện minh, cho động lực ban đầu đó.

Trong các bài blog mà Đoan Trang viết hồi năm 2006 và 2007, cô không che giấu suy nghĩ rằng mình đang chịu thiệt thòi về mặt danh phận và quyền lợi. Có ít nhất 3 sự bất công được cô nhắc lặp đi lặp lại trong nhiều bài viết.

Thứ nhất, là sự bất công mà phụ nữ Việt Nam phải chịu đựng – khi không được tự làm chủ số phận, không được tìm niềm vui ở nơi nào khác ngoài gia đình, và bị hạn chế cơ hội phát triển so với đàn ông.

Thứ hai, là sự thiệt thòi về mặt danh tiếng và tiền bạc, mà cô phải chịu đựng trong sự nghiệp phóng viên của mình. Chẳng hạn, trong truyện ngắn “Những chàng Z” (2007), cô than vãn về việc các phóng viên trẻ, nhiệt huyết, liêm chính và có chút Tây học thường bị hệ thống đẩy đến chỗ nghèo hèn, không được độc giả biết đến. Trong truyện, nhân vật chính, là phóng viên trẻ tên Z, được một đại gia mô tả như sau:

“Chú thuộc loại nhà báo thứ tư mà anh vừa nhận ra. Loại này mới hình thành từ khi báo chí Tây mon men vào thị trường truyền thông Việt Nam, tức là vào khoảng năm 2000. Loại này dính tí hơi Tây, có tố chất để trở thành nhân tài, nhưng cũng có máu làm loạn. Nếu không có sự hỗ trợ từ một hệ thống, loại này chỉ thành giặc, còn tố chất của chúng thì cứ mãi là tố chất, cũng như Việt Nam ta mãi chỉ có nội lực. Đó là loại nhà báo đéo ai biết đến”.

“Những chàng Z” thể hiện rõ hai nỗi ám ảnh thường trực của Đoan Trang, là lượng độc giả và vấn đề kinh tài. Chính Trang cũng từng bỏ việc ở VTC vì không chịu nổi mức thu nhập thấp. Vào ngày chia tay VTC (03/03/2007), cô viết:

“Tôi không chờ được nữa. Chờ gì ư? Chờ đến khi VTC phát triển. VTC chắc sẽ lớn thôi, nhưng giá bây giờ tôi còn là Trang của những năm 1999-2000 nhỉ? Tôi sẽ chẳng biết tiếc đời.  Tôi đã giống như nhiều người trong số chúng ta: say mê làm truyền hình đến điên cả người. Tôi đã mang (một phần thôi) ngọn lửa của tuổi 12-13 và 19-20 vào những ngày tháng làm báo hình ở VNN. Cũng vẫn còn may là tôi đã không dốc tất cả lửa vào đó, nếu không tôi sẽ còn mất nhiều hơn những gì tôi đánh mất trong suốt 10 năm qua. Cho đến một ngày phần thực dụng trong con người tôi gào lên: ‘Trang, is it worth?’”.

Bất công thứ ba, là sự chênh lệch về quyền lực thông tin giữa cô và chính quyền. Trong hầu hết cuộc đời của mình, Đoan Trang đã bức xúc, thậm chí thể hiện sự thù hận, với mọi thứ liên quan đến hệ thống tuyên truyền và giáo dục ở nước Việt Nam độc đảng. Ban đầu, đó là sự bức xúc trước hệ thống giáo dục, hệ thống chép sử mà cô cho là “nhồi sọ”, “ngu dân”. Sau đó, là sự bức xúc trước hệ thống kiểm duyệt báo chí và kiểm soát nhà báo. Chẳng hạn, khi hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến bị khởi tố do vô tình đưa tin sai trong vụ PMU18, Đoan Trang viết trên blog như sau:

“Đau vì chúng ta chỉ là con sâu cái kiến, chúng ta không bao giờ có đủ thông tin để hiểu hết bản chất của những gì đang diễn ra. Đau lắm vì cái nhận định: ‘Xét về lĩnh vực thông tin, nguồn tin tốt nhất ở Việt Nam là từ giới lãnh đạo chính trị, tốt thứ nhì là từ giới quản lý, tốt thứ ba là từ những người làm nghề, tốt thứ tư mới là bọn nhà báo bẩn thỉu’. 

Đau lắm vì một số nhà báo cứ hăng hái lao lên phía trước với tinh thần nghĩa hiệp cao cả: Độc giả có quyền được biết sự thật, xã hội có quyền được biết công lý. Trong khi chính các nhà báo luôn luôn là nạn nhân, nhiều khi là nạn nhân đầu tiên, của sự bưng bít. Cứ mê mải kiếm tìm sự thật, rồi đến lúc chính mình trở thành nạn nhân của lừa đảo và dối trá, thì vẫn ngơ ngác không hiểu điều gì xảy ra”.

Từ năm 2017, khi Đoan Trang đã chuyển từ một nhà báo ôn hòa thành một kẻ chống Cộng cực đoan, bức xúc cũ của cô được chuyển thành mối thù với báo chí chính thống và lực lượng “dư luận viên” trên Internet.

Như vậy, những hạn chế của guồng máy xã hội đã in dấu rõ nét lên cuộc đời Đoan Trang, và góp phần thúc đẩy cô tham gia phong trào dân chủ. Trang đã đi vào vết xe đổ của nhân vật Z trong truyện ngắn của cô: “làm giặc” để trả thù một hệ thống từng từ chối hỗ trợ mình, để rồi dần đánh mất những tiềm năng vốn có. Tuy nhiên, sự cực đoan sau này của Đoan Trang không chỉ xuất phát từ “lỗi hệ thống”: nó còn xuất phát từ trách nhiệm của chính Trang. Như Trang đã nhiều lần tâm sự trên blog, từ trước khi cô trở thành phóng viên, cô đã có khuynh hướng hận đời mỗi khi bị dồn vào đường cùng.

Trong bài “A Place Called Freedom” (2006), Trang viết:

“Bạn biết không, tôi đã trải qua những ngày ảm đạm giống như bạn. Nhưng không giống như bạn, trái tim tôi không trống rỗng, thay vào đó, nó được lấp đầy bởi thù hận. Trong những năm hai mươi tuổi, tôi thấy cuộc sống phía trước như một đêm đen. 22 tuổi, tôi đã viết cho chính mình: ‘Đời đối xử với tôi như thể tôi là một con chó. Ừ, tôi là vậy. Nhưng con chó này sẽ sống sót’. Ở tuổi 24, một mình tôi lang thang trên đường phố, thì thầm với chính mình: ‘Angie, Angie, khi nào những đám mây đen sẽ tan? Chúng ta không có tình yêu trong tâm hồn, và không có tiền trong túi...’ (trích ‘Angie’ – Rolling Stones). Tôi đã sống những ngày như vậy. Hãy tin tôi, tôi đã cảm nhận những gì bạn đang cảm nhận lúc này, khi bạn trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần (hoặc thể chất) nghiêm trọng. Trong thời niên thiếu, tôi lớn lên rất nhiều từ hận thù, nhưng hận thù cũng để lại những vết sẹo trên tâm hồn tôi, như những vết sẹo tôi có trên mặt. Tôi trở thành một kẻ hoài nghi và hay chỉ trích, và tôi mất hết niềm tin mà tôi từng có. Tôi không tin Chúa, không tin Phật, không tin ai, kể cả tôi…”.

Trong bài “If Life Is So Hard” (2007), Trang ý thức rằng cô có khuynh hướng “luôn hoài nghi, luôn đấu đá, săm soi cuộc sống bằng cái nhìn ngờ vực”, “không thể ngậm mồm”, và vì vậy đã làm tổn thương nhiều người:



Thù hận có thể làm nhà báo mờ mắt, và làm nhà chính trị hành xử giống hệt kẻ thù của mình. Có lẽ chính khuynh hướng thù hận này đã khiến Đoan Trang trở nên cực đoan và độc tài kể từ năm 2017, khi cô bị dồn vào đường cùng, trở về với cảnh “không có tình yêu trong tâm hồn và không có tiền trong túi”.



Một số bài viết liên quan (xếp theo trình tự thời gian):

* Về việc Đoan Trang có khuynh hướng thù hận khi bị dồn vào đường cùng:

_ “A Place Called Freedom” – Phạm Đoan Trang, 02/11/2006

Trích: “…You know what, friend, I have experienced gloomy days just like you. But unlike yours, my heart was not empty, instead it was full of hatred. In my twentieths, I saw the life ahead as a dark black night. At 22, I wrote for myself, “Life treats me as though I were a dog. Yes, I am. But this dog will survive.” At 24, alone I wandered over streets, whispering to myself, “Angie, Angie, when will those dark clouds disappear? With no loving in our souls, and no money in our coats...”. I lived such days. Believe me, I felt what you are feeling now when you go under a severe spiritual (or mental) crisis. In the prime of youth I grew up a lot from hatred, but hatred also left scars on my soul like the scars I have on my face. I became a skeptic and cynic, and I lost all confidence I once had. No God, no Buddha, no one even me, did I believe in…”.

 phamdoantrang.com/2006/11/place-called-freedom.html

_ “If Life Is So Hard...” – Phạm Đoan Trang, 25/02/2007

 phamdoantrang.com/2007/02/if-life-is-so-hard.html

_ “Những chàng Z” – Phạm Đoan Trang, 20/07/2007

Trích: “…Hội nhà báo không thẻ, hay là nhà báo tự phong (self-proclaimed journalists) chúng tôi cũng hứng chí lập một nhóm, gọi là Chi Bộ. Các thành viên của Chi Bộ có thói quen gọi nhau bằng các loại mã số, kéo dài suốt từ Z1 cho đến Z131…”; “…Chú thuộc loại nhà báo thứ tư mà anh vừa nhận ra. Loại này mới hình thành từ khi báo chí Tây mon men vào thị trường truyền thông Việt Nam, tức là vào khoảng năm 2000. Loại này dính tí hơi Tây, có tố chất để trở thành nhân tài, nhưng cũng có máu làm loạn. Nếu không có sự hỗ trợ từ một hệ thống, loại này chỉ thành giặc, còn tố chất của chúng thì cứ mãi là tố chất, cũng như Việt Nam ta mãi chỉ có nội lực. Đó là LOẠI NHÀ BÁO ĐÉO AI BIẾT ĐẾN!...”.

 phamdoantrang.com/2007/07/nhung-chang-z.html

No comments:

Post a Comment