Wednesday, June 2, 2021

Việc xử lý cá nhân đưa tin xuyên tạc, bịa đặt trên mạng là vi phạm “tự do Internet”?

 

Đọc báo cáo nhân quyền năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ, người đọc không khỏi hình dung đây là bản thanh minh, chạy tội, biên hộ, phát ngôn một chiều cho các đối tượng phản động, chống Nhà nước đã bị cơ quan công an xử lý. Từ việc những kẻ này bị điều tra, xử lý, giam giữ ra sao, họ và thân nhân họ vu cáo, lên án gì chính quyền, công an trong quá trình giam giữ, cải tạo, điều tra đều bị báo cáo nhân quyền này phân tích, quy kết vào các hành vi vi phạm nhân quyền thành hàng tá đề mục các quyền khác nhau, như không được thăm nuôi đầy đủ, không được xét xử bình đẳng, không được tự do tôn giáo trong tù… Nói không ngoa, đây thực chất là tài liệu “bảo vệ nhân quyền” cho nhúm công dân mưu đồ và hoạt động lật đổ chế độ chính trị hiện nay!




Xin lấy ví dụ khá khôi hài.

Báo cáo nhân quyền này quy kết Việt Nam vi phạm “tự do Internet” vì “Chính quyền theo dõi các bài viết đăng trên Facebook và trừng phạt những người sử dụng Internet để tổ chức các cuộc biểu tình hoặc công bố các nội dung chỉ trích chính quyền. Ngày 7 tháng 7, một tòa án ở tỉnh Lâm Đồng đã kết án người dùng Facebook Nguyễn Quốc Đức Vượng về tội tuyên truyền chống nhà nước và tuyên phạt ông 8 năm tù. Theo truyền thông nhà nước đưa tin, ông Nguyễn đã lập một tài khoản Facebook để đăng và chia sẻ nhiều bài viết với nội dung “chống nhà nước” trên Facebook được cho là “bôi nhọ đảng, nhà nước và chủ tịch Hồ Chí Minh”” hoặc “Chính phủ tiếp tục gây sức ép lên các công ty như Facebook và Google để buộc họ xóa các “tài khoản ảo” và các nội dung được cho là “độc hại”, bao gồm các nội dung chống nhà nước”…

Đối chiếu thực tế được biết,

Thứ nhất, trường hợp Nguyễn Quốc Đức Vượng “đăng tải trên tài khoản “Vượng Nguyễn” 98 video livestream, tương đương 110 giờ phát sóng, 366 bài viết có nội dung thể hiện quan điểm, ý thức xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; nói xấu chế độ Xã hội chủ nghĩa, chống Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nói xấu, nói không đúng sự thật, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước... ” sau khi nhiều làn bị xử phạt hành chính và nhiều lần các cơ quan chức năng cảnh báo, nhắc nhở. Rõ ràng, kẻ tung tin bị đặt, tin giả, tin sai sự thật thì ở bất cứ nước nào cũng là vi phạm pháp luật. Nguyễn Đức Quốc Vượng có bề dày và khối lượng lớn tin giả, tin sai sự thật như vậy mà khi bị xử lý là vi phạm “tự do Internet”? Có thể thấy cách hiểu về “quyền tự do Internet” trong báo cóa nhân quyền của Bộ ngoại giao Mỹ hoàn toàn sai lệch so với Công ước về các quyền dân sự chính trị của LHQ khi nêu rõ những quyền này có thể bị giới hạn bởi luật pháp, bởi xâm hạ đến an ninh trật tự. 

Đối chiếu những trường hợp tung tin gải, tin sai sự thật bị xử lý ở các nước phương tây nhiều không kể xiết.

Thứ hai, việc buộc Facebook, Googke tuân thủ pháp luật Việt Nam, gỡ tài khoản giả mạo, nội dung độc hại về văn hóa, đạo đức, chính trị là yêu cầu và được luật hóa bởi rất nhiều nước trên thế giới hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam. Bản thân chính trị gia, quốc hội Mỹ thường xuyên điều trần, ép các hãng Favebook, Google sao lại để đăng cái này, sao không gỡ cái kia…thì có được xem là theo dõi, giám sát Intenret và gây áp lực với doanh nghiệp vì mục tiêu tôn trọng pháp luật và lợi ích chính trị của đảng phái, đất nước hay không?

Bằng việc phân tích một dẫn chứng trên, có thể cho bạn đọc hình dưng được “chất lượng” và bản chất báo cáo nhân quyền này thực sự nhưu thế nào. Nó đơn giản là hình thức “bới móc”, gán ghép, thanh minh, bảo kê công khai cho những kẻ chống phá đất nước vi phạm pháp luật Việt Nam, kể cả các băng nhóm tay sai khủng bố Việt Tân hay nhóm bạo loạn như băng nhóm Lê Đình Kình. Phàm cứ chống Nhà nước và la làng sẽ được Bộ Ngoại giao Mỹ “tận dụng” triệt để đưa vào cái gọi là “báo cáo nhân quyền năm 2020” về Việt Nam cho sang mà thôi!

No comments:

Post a Comment