Sunday, October 22, 2023

Có chuyện “Việt Nam hình sự hóa và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền “?


VOA mới đây đăng tin bài “điểm lại” “một số vụ kết án và bắt bớ tiêu biểu” như vụ bà Hoàng Thị Minh Hồng, “chuyên gia năng lượng xanh” Ngô Thị Tố Nhiên, Lóc gê Thái Văn Đường…và dẫn theo Tổ chức CIVICUS Monitor “lên án” và vu cáo “chính quyền Việt Nam hình sự hóa và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền”, “đối xử tàn nhẫn với các tù nhân chính trị và gia tăng các hạn chế trên không gian mạng”, dẫn dắt “CIVICUS Monitor đánh giá rằng không gian dân sự tại Việt Nam ở trong tình trạng “bị đóng kín””, “chính quyền hạn chế chặt chẽ quyền tự do hội họp ôn hòa, tự do biểu đạt”!.

Ở Việt Nam không có cái gọi là “bị đóng kín”, hay kiểm soát tự do biểu đạt! Cũng không có bắt bớ người bảo vệ nhân quyền. Mà chỉ có phát huy dân chủ, tự do biểu đạt trên các diễn đàn báo chí, internet, mạng xã hội; tất yếu không thể để bất kỳ ai đưa thông tin sai sự thật và làm tổn hại đến lợi ích cá nhân, tổ chức khác. Một quốc gia có chủ quyền, có thành tựu nhân quyền, dân chủ, tự do báo chí vượt bậc so với rất nhiều nước trên thế giới – không thể để những kẻ ở đâu đó không hề ở Việt Nam đi bôi đen tình hình thực tế và thành tựu nhân quyền mà Việt Nam phải luôn nỗ lực đạt được. Những kẻ bị bắt được dẫn ra như bà Hồng, Tố Nhiên, Văn Đường… có thể từng là “chuyên ra” mặt này mặt kia nhưng đã trở thành “chuyên gia trốn thuế”, “chuyên gia chiếm đoạt tài liệu” và “chuyên gia xuyên tạc thông tin”, tuyên truyền chống Nhà nước… Việc bỏ tù những người vi phạm pháp luật và việc bảo vệ tổ chức, cá nhân trước sự vu cáo, để không bị xúc phạm, không bị tấn công trên không gian mạng cũng cần thiết như việt phát huy tự do thông tin, dân chủ và phản biện. Theo đó việc hoàn thiện pháp lý để quản lý tốt sự an toàn và lành mạnh môi trường thông tin xã hội là hết sức cần thiết trong quá trình phát triển.

Liên quan đến việc kết án và bắt giam hai “nhà hoạt động” vi phạm pháp luật gần đây, nhiều người hoan nghênh người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã kịp thời bác bỏ những thông tin sai sự thật với dụng ý xấu. Bà Hằng khẳng định rõ bà Hoàng Thị Minh Hồng và bà Ngô Thị Tố Nhiên đều “vi phạm pháp luật của Việt Nam, bị điều tra, khởi tố và xét xử theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam”.

Thực tế không có khuôn mẫu, mô hình dân chủ, nhân quyền nào là chuẩn mực chung cho mọi quốc gia, dân tộc. Luật pháp quốc tế không cho phép bất cứ một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế hay văn hoá của mình cho một quốc gia khác. Vấn đề nhân quyền cần được tiếp cận một cách toàn diện về dân sự, chính trị, kinh tế và cả xã hội, văn hoá trong một tổng thể hài hoà, không xem nhẹ bất cứ quyền nào. Đồng thời, các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể được bảo đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của cộng đồng. Việc chỉ nhấn vào tuyệt đối hóa các quyền dân sự, bày tỏ chính kiến, quyền tự do cá nhân mà không quan tâm thích đáng đến quyền phát triển, các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của cả cộng đồng là phiến diện và vi phạm quyền con người của người khác. Việc thúc đẩy quyền con người là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia bằng việc hoàn thiện pháp luật phù hợp hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển, giá trị văn hóa truyền thống…

Âm mưu thủ đoạn của các phần tử phản động, cơ hội chính trị vẫn “lối cũ ta mần” nhằm quy kết “ở Việt Nam không có dân chủ” và vu cáo đổ lỗi “vì thực hiện chế độ nhất nguyên, nhất Đảng”. Chúng lợi dụng những khó khăn trong quá trình đổi mới, những thiếu sót trong thực thi chính sách pháp luật, xã hội… để vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, vu khống ta đàn áp những cá nhân “bất đồng chính kiến, quan điểm”, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mưu đồ kích động mâu thuẫn, kích động biểu tình, bạo loạn, gây mất ổn định.

Việt Nam là nước dân chủ, quyền tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân dân luôn được tôn trọng và phát huy bằng các chính sách hiệu quả, nhân văn, ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm quyền dân chủ, quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong công cuộc đổi mới phát triển, đã được ghi nhận trong Cương lĩnh, Nghị quyết, Hiến pháp và được pháp luật bảo vệ. “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về quyền dân chủ, quyền con người trên mọi lĩnh vực, đạt nhiều tiến bộ về xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện con người. Không phải ngẫu nhiên mà nước ta được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên Hợp quốc. Việt Nam đã hoàn thành các vai trò quốc tế như: Hai nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA Liên Hợp quốc, Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016, 2023-2025)… Những kết quả này là sự thật sinh động không một kẻ nào có thể phủ nhận; đó là sự khẳng định mạnh mẽ quyền dân chủ, nhân quyền, quyền công dân đã và đang được bảo vệ vững chắc; và là ý kiến phản bác đanh thép đối với những thông tin sai trái về thực tế thành tựu nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam…/.

 

No comments:

Post a Comment