Lợi dụng việc các đối tượng Ngụy Thị Khanh, Đặng Đình Bách,
Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, Hoàng Thị Minh Hồng… bị điều tra, truy tố, xét xử
vì tội “trốn thuế” trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, những kẻ với vỏ bọc “dân
chủ”, “nhân quyền” lại dựng chuyện chính quyền đàn áp các nhà hoạt động môi trường,
đàn áp xã hội dân sự. Như gần đây, trang mạng VOA tiếng Việt có bài viết với
tiêu đề “Đằng sau việc Hà Nội đàn áp giới hoạt động môi trường độc lập” xuyên
tạc bản chất vụ việc, đồng thời kích động, cổ suý cho các tổ chức phi chính phủ
(NGO) có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của
Việt Nam.
Mở đầu bài viết, VOA cho rằng “Ở Việt Nam không có cái
gọi là NGO, mà chỉ có các Trung tâm được thành lập dưới sự bảo trợ, quản lý của
một tổ chức trực thuộc đảng”. Nhận định này là sai hoàn toàn về các tổ chức
phi chính phủ tại Việt Nam. Việt Nam luôn ủng hộ các hình thức hoạt động để bảo
đảm quyền con người trong đó có các tổ chức NGO. Những năm qua, phần lớn tổ chức
phi chính phủ trong nước và nước ngoài ở Việt Nam đã phát huy tốt vai trò của mình
trong hoạt động hợp tác hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo phi lợi nhuận cùng
các mục tiêu đúng đắn, hướng đến lợi ích cộng đồng.
Nhiều tổ chức như Làng trẻ em SOS, tổ chức Vietnam, les
Enfants de la Dioxine tại Việt Nam (VNED – Vì trẻ em chất độc da cam/dioxin Việt
Nam), Orbis International (NGO nước ngoài chuyên hoạt động trong lĩnh vực chăm
sóc và phẫu thuật về mắt cho trẻ em), v.v. xây dựng những chương trình thiết thực,
có ý nghĩa nhân văn, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt
Nam hoàn thành các định hướng phát triển kinh tế – xã hội, nhất là với những thành
tựu mà các bên đã đạt được về chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ cộng đồng có hoàn
cảnh khó khăn, nhóm yếu thế và dân tộc thiểu số, nâng cao quyền cho phụ nữ và
trẻ em gái…
Tuy nhiên, chỉ những tổ chức NGO thực sự vì lợi ích con người,
vì mục tiêu tốt đẹp thì mới được chào đón và ủng hộ. Ngược lại, các tổ chức NGO
vi phạm lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam sẽ bị kịch liệt phản đối. Từ vụ việc
Ngụy Thị Khanh – Giám đốc xã hội dân sự Green ID; Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng
Khoa học Trung tâm Giáo dục Truyền thông (MEC) và Đặng Đình Bách, Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật & Phát triển Bền vững (LPSD) phải
chấp hành án phạt tù với tội danh trốn thuế, các thế lực thù địch, phản động, cơ
hội chính trị đồng loạt kêu gào, chỉ trích Việt Nam đàn áp nhà hoạt động môi trường,
trấn áp quyền tự do lập hội của công dân.
Qua câu chuyện của Green ID, MEC, LPSD có thể dễ dàng nhận
thấy các đối tượng tự xưng “nhà dân chủ” đang cố tình lợi dụng danh xưng “tổ chức
NGO” để bao biện cho các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó đả kích chính quyền
nhân dân. Chúng rêu rao “hoạt động phi lợi nhuận”, “thúc đẩy sự phát triển của
xã hội”… để đánh bóng tên tuổi, tìm mọi phương thức tập hợp lực lượng chống đối
từ bên trong và móc nối với các tổ chức phản động ở nước ngoài. Bằng chiêu đánh
tráo khái niệm một cách lố bịch quen thuộc đó, chúng vu khống Việt Nam vi phạm
tự do dân chủ, nhân quyền hòng làm suy giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc
tế.
VOA còn đưa ra luận điệu phi lý khi cho rằng các tổ chức NGO
trá hình này “đóng vai trò giám sát, thúc đẩy sự minh bạch trong việc giải
ngân các gói hỗ trợ từ quốc tế cho Việt Nam”. Làm gì có cái gọi là “minh bạch”
khi chính các tổ chức này lại phạm tội “trốn thuế”?!
Đặng Đình Bách – Giám đốc trung tâm LPSD đi liên hệ với các
tổ chức nước ngoài, đàm phán nhận các khoản tiền tài trợ để triển khai các chương
trình, dự án, tuy nhiên, khi nhận tài trợ, Trung tâm LPSD không làm thủ tục xin
phê duyệt, không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, trốn
thuế hơn 1,38 tỷ đồng. Trong đó Ngụy Thị Khanh phạm tội trốn thuế với số tiền
456 triệu đồng; Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương trốn thuế gần 2 tỷ đồng. Hay gần đây,
Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm Hành động và Liên kết vì môi trường và
phát triển (CHANGE), chỉ đạo nhân viên không xuất hóa đơn giá trị gia tăng, không
thực hiện đầy đủ thủ tục về kế toán, hóa đơn, chứng từ nhằm trốn thuế hơn 6,7 tỷ
đồng. Những con số này đủ cho thấy mức độ “minh bạch” mà các nhà dân chủ tâng bốc
dành cho các cá nhân, tổ chức này.
Cần phải nhấn mạnh rằng, cho dù có thực sự tiến hành các hoạt
động bảo vệ môi trường nhưng vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Xin thưa rằng, không thể lấy bất kỳ lý do bảo vệ môi trường nào để biện minh
cho hành vi trốn thuế cũng như tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật khác được!
Việt Nam luôn cam kết nghiêm túc và mạnh mẽ trong bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững. Việt Nam đang
tiến hành nhiều biện pháp tổng thể và toàn diện trong lĩnh vực chuyển đổi năng
lượng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh và tuần hoàn. Điều này đã
được nêu rõ trong nhiều văn bản pháp luật, chủ trương và chính sách của Việt
Nam, cụ thể như Luật Bảo vệ môi trường 2020 và hàng loạt chính sách môi trường
(hướng dẫn về thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi…). Đảng, Nhà nước Việt Nam tiến
hành thường xuyên và rộng rãi việc tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các nhà
khoa học, các tổ chức phi chính phủ chân chính và các đối tác quốc tế trong việc
xây dựng chính sách, pháp luật về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu. Những tổ
chức hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển xanh ở Việt Nam đã tham
gia và có những đóng góp tích cực đều được ghi nhận. Đồng thời, chúng ta cũng xử
lý nghiêm các hành vi lợi dụng danh nghĩa NGO, xã hội dân sự về bảo vệ môi trường
để gây mất trật tự xã hội, vi phạm luật pháp.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền lập
hội nhưng không thể có thứ tự do vượt trên pháp luật, chà đạp pháp luật.
No comments:
Post a Comment