Friday, October 20, 2023

Những xuyên tạc, cáo buộc vô căn cứ tình hình nhân quyền tại Việt Nam

 


Vậy mà vừa rồi VOA Tiếng Việt lại loan tải bài viết: “Báo cáo kiểm điểm UPR 2024, HRW thúc giục Việt Nam‘khẩn cấp cải thiện nhân quyền”. Thật là buồn cười khi VOA vẫn trích dẫn không có căn cứ: “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) trong báo cáo gửi LHQ hôm 3/10 nói rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã xấu đi nghiêm trọng kể từ đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ ba vào tháng 1 năm 2019, và thúc giục quốc gia Cộng sản phải “khẩn cấp cải thiện nhân quyền”. Cần nhớ rằng: “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, những người có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì phải xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam. Còn viết như VOA là hoàn toàn sai sự thật và có tình vu khống: “Đảng Cộng sản Việt Nam tìm cách duy trì tình trạng độc tài quyền lực bằng cách tùy tiện bắt giữ và truy tố những người bị xét xử bất công vì đăng tải những quan điểm chỉ trích chính phủ, tham gia các tổ chức độc lập và vận động cải cách chính trị”. Những kẻ phạm tội như Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thanh, Phạm Văn Điệp, Nguyễn Lân Thắng…đã được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Thiết tưởng VOA cũng nên cáo chung dần đi là vừa vì: Trong các cuộc hội đàm và hội kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden với các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và trong tuyên bố chung Việt Nam-Hoa Kỳ đều đã khẳng định những nguyên tắc quan trọng trong quan hệ hai nước, đó là: “Tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau; đồng thời đề ra những phương hướng lớn cho hợp tác trong 10 năm tới và lâu hơn nữa”. Một khi đã tôn trọng thể chế chính trị của nhau thì đừng có chọc ngoáy vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Ngày 20/3/2023 vừa qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 cho rằng “Một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam đã vi phạm nhân quyền có hệ thống”. Đây là bản báo cáo không trung thực, không có khảo sát thực tiễn để đưa ra những kết quả chính xác, lặp đi lặp lại những vấn đề cũ rích, biến những đối tượng phạm tội, bị xử lý theo Bộ luật Hình sự Việt Nam thành “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”. Đó là những kẻ tội phạm, có những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá đất nước, xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam. Cần khẳng định một điều rằng: “Dân chủ”, “nhân quyền” phải phù hợp, hài hòa với sự phát triển chung của xã hội, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc. Ngày 23/3/2023 bà Phạm Thu Hằng, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: “Việt Nam lấy làm tiếc vì Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên thông tin không chính xác về tình hình thực tiễn tại Việt Nam”. Khôi hài là ở chỗVOA trích dẫn lời của Robertson nào đó mà không hề có kiểm chứng: “Ông Robertson nói tình trạng “nhân quyền bị gạt sang một bên” đã thể hiện gần đây nhất trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội và hai nước nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện”. Xin thưa rằng: ông Robertson hãy viết bằng tiếng Anh gửi cho Tổng thống Mỹ Joe Biden nhé và VOA cũng chẳng cần dịch ra tiếng Việt làm gì? Còn việc Đặng Đình Bách, Hoàng Thị Minh Hồng hiện đang thụ án tù vì tội “Trốn thuế” thì còn oan ức gì nữa. TrướcTòa án đã cúi đầu nhận tội rồi, đến Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “trốn thuế” còn bị xử lý nữa là. Hôm 5/10/2023 tại cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời rõ ràng: “Hoàng Thị Minh Hồng (SN 1972) vừa bị tuyên phạt 3 năm tù về tội “Trốn thuế” và Ngô Thị Tố Nhiên (SN 1974), Giám đốc Công ty TNHH Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam vừa bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Chiếm đoạt tài liệu của cơ quan tổ chức”. Việc xét xử lưu động (XXLĐ) các vụ án hình sự, tại khoản 1, Điều 16 của Luật Phổ biến, Giáo dục pháp luật (2012) đã quy định: “Tòa án nhân dân (TAND) các cấp thông qua công tác xét xử tại trụ sở, lựa chọn các vụ án thích hợp có tính giáo dục cao để tổ chức XXLĐ nhằm phổ biến giáo dục pháp luật cho người tham dự phiên tòa và nhân dân”. Thực tiễn cho thấy tại Việt Nam việc XXLĐ nói chung, đặc biệt là các vụ án hình sự có những giá trị, hiệu quả và tác động về mặt pháp lý nhất định đối với xã hội. Việc XXLĐ nhằm nâng cao ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho người dân theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Tại đây, đông đảo người dân được nghe thông tin về các vụ án hình sự đang được xét xử và theo dõi trực tiếp toàn bộ diễn biến của phiên tòa. Các nước khác trên thế giới vẫn có hình thức XXLĐ như Vương quốc Anh, Hungary…Nguyên tắc xét xử của Tòa án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xét xử công khai. Tất nhiên trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ bí mật Nhà nước, của đương sự hoặc vì lý do thuần phong mỹ tục thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng tuyên án phải công khai, đó là nguyên tắc đã được hiến định. Cho tới thời điểm hiện tại, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao cũng không điều chỉnh về hoạt động XXLĐ của tòa án.

 Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), VOA, BBC cố tình xuyên tạc, cáo buộc vô căn cứ tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thế giới yêu chuộng hòa bình đều hiểu rõ “mục tiêu của HRW là dùng vấn đề nhân quyền làm suy yếu, thúc đẩy các chế độ xã hội do các Đảng Cộng sản lãnh đạo và các chế độ xã hội khác chuyển sang chế đôk xã hội “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” và thể chế “tam quyền phân lập” kiểu phương Tây”. HRW chuyên lấy thông tin từ những báo chí nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam và một số blog cá nhân trong đó có những thành phần gây rối, phản động, chống phá Việt Nam để viết báo cáo, phúc trình. Phúc trình không dựa vào một nguồn tin chính thức nào của cơ quan, tổ chức Nhà nước Việt Nam, kể cả báo chi chính thống của Việt Nam. HRW cũng không dưạ trên bất cứ nguồn tin nào của các tổ chức của Liên Hợp quốc, ví dụ như UNDP; UNESCO, Hội đồng nhân quyền…HRW phải hiểu rằng “quyền của mỗi người chỉ có thể được bảo vệ,bảo đảm bởi pháp luật và các cơ quan, tổ chức quốc gia mà họ đang sống”. HRW bao che cho tội phạm nào là họ “hoạt động ôn hòa” làm những điều thuộc về “quyền con người của họ” là hoàn toàn không chuẩn xác, thậm chí ấu trĩ về pháp luật. Pháp luật Việt Nam nói riêng và của nhiều quốc gia khác trên thế giới nói chung không xem hoạt động “ôn hòa” hay “bạo lực” là tiêu chí để xác định tội phạm, mà căn cứ vào tất cả các hành vi “ôn hòa”, “bất bạo động” hay “bạo lực” liên quan đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và các chủ thể khác làm tiêu chí để xác định tội phạm.

 HRW đừng có vu khống và hãy chấm dứt những hành vi xúc phạm thô bạo vào chủ quyền quốc gia của Việt Nam, đừng có suy diễn rồi quy chụp vô lối rằng: “Những vi phạm nhân quyền của Việt Nam cho thấy những lời hứa của chính phủ với Liên minh châu Âu và các chính phủ khác về nhân quyền chẳng có giá trị gì”. Cần nhớ rằng Luật pháp quốc tế đã quy định: “Không một cá nhân hoặc tổ chức ở quốc gia này có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác có chủ quyền”. Đã đến lúcVOA, HRW… nên cáo chung đi là vừa, đừng có lảm nhảm rêu rao xuyên tạc, vu khống Việt Nam nữa.

 

No comments:

Post a Comment