Monday, October 23, 2023

Bản chất đằng sau lời kêu gọi thành lập “hội nhà báo độc lập Việt Nam”

 


 Trong lúc Liên Hiệp Quốc bầu cử thay thế một phần của hội đồng nhân quyền theo định kỳ, một số người Việt thiếu thiện chí với đất nước và nhân dân mình lại lên tiếng phê phán Việt nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, không có tự do ngôn luận và kêu gọi cần có “nhà báo độc lập”, “nhà báo tự do”, và đòi thành lập “hội nhà báo độc lập Việt nam”.

Những lời kêu gọi trên có dụng ý gì?

Trước hết là họ xuyên tạc tình hình Việt nam, bôi nhọ tình hình của Việt nam và về dân chủ nhân quyền, tuy họ biết rằng Việt nam vẫn đang còn tại vị của nhiệm kỳ, đang có uy tín và hành động có trách nhiệm trong hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Dụng ý sâu xa của họ là báo chí thoát ly vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam và vai trò quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Họ quên rằng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam là do Hiến pháp quy định, mà Hiến pháp là do Quốc hội quy định, tức do ý chí của đại đa số nhân dân quy định. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nước nhà. Hiến pháp của ta quy định Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, mà lãnh đạo xã hội là lãnh đạo tất cả các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc xã hội, trong đó có lĩnh vực báo chí. Hơn nữa, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội, trong đó có đời sống chính trị, tư tưởng. Đảng lãnh đạo báo chí thì vấn đề hàng đầu là định hướng tư tưởng của xã hội, nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam, tức đảm bảo lợi ích của dân tộc. Nước ta hiện nay có hàng trăm tờ báo hàng ngày và hàng trăm tạp chí lý luận, các tờ báo, các tạp chí hoạt động trong các ngành nghề cụ thể, trong các địa phương cụ thể, không giống nhau về mục đích tôn chỉ cụ thể, nhưng đều phải hướng vào động viên tinh thần tích cực, năng động sáng tạo, phát huy sáng kiến của nhân dân vào công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt nam. Đảng lãnh đạo trực tiếp báo chí thông qua các Tổ chức Đảng trong cơ quan báo chí, và lãnh đạo thông qua hoạt động quản lý của Nhà nước, mà Nhà nước quản lý bằng pháp luật, trước hết là luật báo chí do Quốc hội xác định.

Không có “độc lập” tuyệt đối, không có “tự do” tuyệt đối; độc lập tự do ngôn luận, độc lập tự do hành động của nhà báo là trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân mà Nhà nước nghiêm cấm tuyên truyền chống phá Nhà nước, chống phá chế độ, nghiêm cấm truyền bá lối sống trụy lạc, nghiêm cấm tuyên truyền và hành động chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Không có tự do tuyệt đối, vi phạm tự do của công dân, vi phạm tự do cá nhân của các công dân. Xét về lịch sử khách quan, nước ta không có nhu cầu đa đảng, đảng đối lập, không có nhu cầu thành lập các tổ chức chính trị, xã hội đối lập, mà tất cả đều hành động trong khối đại đoàn kết dân tộc do Mặt trận tổ quốc Việt nam quy tụ. Không cần thành lập “hội nhà báo độc lập” để đối lập với hội nhà báo Việt nam hiện nay. Không thể thành lập “hội nhà báo độc lập” mà thực chất là thoát ly sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam và vai trò quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

 

No comments:

Post a Comment