Tuesday, October 17, 2023

Vụ việc kết án Đặng Đăng Phước: HRW lại lộng ngôn

 


Mới đây, tổ chức HRW lên tiếng vu cáo rằng “Giảng viên Đặng Đăng Phước không nên bị cầm tù chỉ vì lên tiếng cho người yếu thế”. Theo đó thì: “HRW coi ông Phước là một người hoạt động chống tham nhũng và chống lạm dụng quyền lực ở cấp cơ sở cũng như ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở ven biển miền Trung năm 2016. Ông cũng là người bảo vệ người nghèo, dân oan bị cướp đất, và người Thượng thiểu số ở Tây Nguyên, và tuyên bố “lên tiếng để giúp giảm bớt bất công xã hội”  và còn ngang ngược khẳng định: “Ông Phước không chống nhà nước”.  

Đây không phải là lần đầu tiên Tổ chức giám sát nhân quyền – Human Rights Watch (HRW) tuyên truyền những thông tin, nhận định, đánh giá sai lệch về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Hành động của HRW thể hiện rõ cái nhìn thiếu thiện cảm, thiếu khách quan nếu không muốn nói là thù địch đối với chế độ, Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) không phải là cái tên xa lạ tại Việt Nam. Trong những năm qua, tổ chức này thường xuyên đưa ra những bản “báo cáo”, “phúc trình”, “thông cáo”, “tờ trình” v.v… với các nội dung sai lệch về vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Ngay trên website của mình, HRW trắng trợn đưa ra những nhận định sai trái như: “Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn còn tồi tệ trong hầu hết các lĩnh vực”, “các quyền cơ bản bị hạn chế nghiêm trọng, bao gồm quyền tự do ngôn luận và truyền thông, hội họp công khai, lập hội, lương tâm và tôn giáo”, “các nhà hoạt động nhân quyền phải đối mặt với sự đe doạ, quấy rối, hạn chế đi lại, bắt giữ tuỳ tiện”…

Hiện tại, HRW có trụ sở đặt tại New York, Hoa Kỳ. Dù tuyên bố mục đích hoạt động là để bảo vệ và thúc đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những gì HRW đang thực hiện lại đi ngược hoàn toàn với mục đích được đưa ra. Không chỉ riêng Việt Nam, HRW cũng có những đánh giá sai lệch về tình hình dân chủ, nhân quyền của nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Ngày 06/6/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự đối với bị cáo Đặng Đăng Phước (sinh ngày 20/8/1963; trú tại số nhà 19/6 đường Giải Phóng, tổ dân phố 7A, phường Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; nghề nghiệp: Giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điểm a, b, c khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Đặng Đăng Phước 08 năm tù, phạt quản chế bị cáo Phước 04 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk, trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến ngày 10/8/2022, Đặng Đăng Phước đã có hành vi viết, tải từ mạng Internet các bài viết có nội dung không khách quan; không đúng sự thật; vu khống, xúc phạm, bôi nhọ uy tín, danh dự Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc, nói xấu chính quyền, gây mất trật tự, an toàn xã hội. Sau đó, Phước đăng tải các bài viết này lên trang facebook cá nhân “Đặng Phước”, trang fanpage được hiển thị ở chế độ công khai (có một số bài viết được Phước gắn tên các tài khoản facebook khác). Ngoài ra Phước sử dụng Email của mình để gửi các bài viết có nội dung nêu trên đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Mặt khác, Phước còn trực tiếp hát và đánh đàn cho người khác hát những bài hát có nội dung không đúng sự thật, phỉ báng chính quyền nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vụ việc của Đặng Đăng Phước khiến người dân và đặc biệt là giáo giới có cảm giác hụt hẫng và thất vọng về một người thầy đã có nhiều năm đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức, đạo đức, nhân cách, văn hóa dân tộc cho bao thế hệ học sinh, sinh viên. Là một giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy, Đặng Đăng Phước hiểu rõ lịch sử hào hùng, quá trình đấu tranh giành hòa bình, độc lập và những nỗ lực trên con đường xây dựng của quê hương, đất nước mình. Thật đáng giận khi một người thầy không còn giữ được lương tri của một nhà giáo, dễ dàng bị lôi kéo, xúi giục vào con đường lầm lạc để chống lại chính quyền, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất an ninh trật tự, bất ổn xã hội. Sự lầm đường, lạc lối, bị lôi kéo, dụ dỗ đi ngược lại quyền lợi, lợi ích dân tộc của Đặng Đăng Phước diễn ra trong suốt một thời gian dài là không thể chấp nhận được. Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk đã tăng cường công tác truyền thông tư tưởng đối với Đặng Đăng Phước; yêu cầu thầy giáo này chấn chỉnh ngay các hoạt động đăng tải, chia sẻ những thông tin, hình ảnh trái với quy định của Luật An ninh mạng, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam … Các cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu Đặng Đăng Phước chấm dứt các hoạt động lợi dụng mạng xã hội để biên soạn đăng tải nhiều bài viết, video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá Nhà nước song Phước không những không chấp hành mà còn có nhiều hành vi cực đoan hơn.

Với Việt Nam, không khó để nhận thấy HRW luôn giữ một thái độ hằn học, thiếu thiện cảm. Núp dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” HRW đã tiến hành trợ sức, tung hô, phô trương thanh thế cho các “con rối dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà đấu tranh” trong nước như Lê Văn Dũng, Lê Mạnh Hà, Đinh Văn Hải, Bùi Văn Thuận, Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Trương Văn Dũng, Nguyễn Lân Thắng và gần đây nhất là Đặng Đăng Phước…Những gì mà HRW đang thực hiện cho thấy đây chỉ là một “con rối” được các thế lực thù địch sử dụng để phục vụ mục đích chính trị, tiến hành “diễn biến hoà bình” tại Việt Nam. Trong đó, phương châm của chúng là: Lấy chống phá về chính trị, tư tưởng là khâu đột phá; lấy mua chuộc về kinh tế làm mũi nhọn; lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ; dùng ngoại giao để hỗ trợ, hậu thuẫn. Đích đến cuối cùng của HRW chẳng phải là thúc đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền mà chỉ là gây bất ổn xã hội, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo lệ thuộc, dần dần lật đổ chế độ chính trị hiện tại, đưa xã hội chuyển hướng sang con đường “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”.

Cần khẳng định rằng, ở bất kỳ quốc gia nào, quyền của mỗi công dân phải gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Tại Việt Nam cũng như ở bất kỳ quốc gia có chủ quyền, người nào vi phạm pháp luật phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Hoàn toàn không có việc Việt Nam vi phạm nhân quyền thông qua các hoạt động tố tụng như khởi tố, bắt giữ, điều tra, truy tố, luận tội, xét xử trước tòa án. Ở Việt Nam không có khái niệm, danh xưng nào gọi những đối tượng vi phạm pháp luật là những nhà “bất đồng chính kiến” hay “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” như những luận điệu mà các tổ chức chống phá đưa ra. “Báo cáo nhân quyền” và những tuyên bố mà các tổ chức lấy danh về nhân quyền đưa ra hằng năm nhằm cáo buộc tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là dựa trên những thông tin thu thập theo kiểu cóp nhặt, phiến diện, xuyên tạc.

 Do đó, những luận điệu của các cá nhân, tổ chức thù địch, thiếu thiện chí lấy cớ nhân quyền để quy chụp, chống phá Việt Nam chỉ là những luận điệu lạc lõng.

No comments:

Post a Comment