Friday, August 30, 2024

Việt Nam phải trả tự do cho Đặng Đình Bách vì mục tiêu bảo vệ môi trường?

 


Không hiểu từ bao giờ mà chỉ cần được gán danh đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, hay thời gian gần đây, “bảo vệ môi trường” đã trở thành kim bài miễn tử với pháp luật vậy?

Những ngày qua, dân mạng Việt Nam chứng kiến màn lu loa, kêu gào cho những kẻ nhân danh “bảo vệ môi trường” vi phạm pháp luật, bị xử lý. Nào là “Việt Nam bắt giữ, coi các nhà hoạt động bảo vệ môi trường như kẻ thù”. Nổi bật là các đài báo phương tây như Đài Á Châu Tự do-RFA, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ-VOA chuyên nói càn, nói bừa, nói ẩu, nói bậy kiểu này.

Nhìn lại bản án, cáo trạng đối với vụ án “Trốn thuế” của bị cáo Đặng Đình Bách (SN 1978, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững – viết tắt là LPSD) được biết, Trung tâm LPSD là tổ chức khoa học công nghệ do cá nhân thành lập, đăng ký lĩnh vực hoạt động là nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, đề án, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ về pháp luật và chính sách phát triển bền vững…Trong quá trình hoạt động, Đặng Đình Bách liên hệ với các tổ chức nước ngoài, đàm phán nhận các khoản tiền tài trợ để triển khai các chương trình, dự án. Tuy nhiên khi nhận tài trợ, Trung tâm LPSD không làm thủ tục xin phê duyệt, không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trung tâm sử dụng 5 tài khoản tại 3 ngân hàng. Từ năm 2016 – 2020, Trung tâm đã nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức trong nước và nước ngoài thanh toán hợp đồng dịch vụ, tài trợ cho Trung tâm. Cơ quan tố tụng đã xác định Đặng Đình Bách có hành vi trốn thuế hơn 1,38 tỷ đồng. Tại phiên phúc thẩm, Đặng Đình Bách tiếp tục quanh co chối tội, phủ nhận việc trốn thuế. Bị cáo Bách đổ lỗi cho cấp dưới. Trên cơ sở xét hỏi công khai tại phiên phúc thẩm, căn cứ lời khai, tài liệu, chứng cứ, Tòa phúc thẩm nhận định đã đủ cơ sở để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo Đặng Đình Bách. Bị cáo Bách là Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm. Bách biết các khoản tiền mà Trung tâm LPDS nhận được cũng như số liệu báo cáo cơ quan thuế nên biết rõ về số tiền để ngoài sổ sách, không nộp hồ sơ khai thuế theo quy định. HĐXX phúc thẩm kết luận, việc Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bị cáo phạm tội trốn thuế là đúng người, đúng tội, không oan; hành vi của bị cáo đã xâm phạm quy định nhà nước trong lĩnh vực thuế… Bên cạnh đó bị cáo phạm tội trong thời gian dài, nhiều lần, quá trình tố tụng không thành khẩn khai báo. Tòa sơ thẩm đã xem xét đầy đủ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tuyên 5 năm tù, nộp hơn 1,38 tỷ đồng tiền trốn thuế đối với bị cáo Bách là phù hợp, tương xứng với hành vi phạm tội.

Từ khi chấp hành án, thay vì phải tập trung cải tạo, ăn năn hối cải và suy nghĩ lại những việc làm sai trái của mình, Đặng Đình Bách không chấp hành nội quy trại giam, tìm cách phát tán ra ngoài những thông tin không chính xác, giở trò “tuyệt thực”. Cùng diễn màn lu loa này là mấy đài nước ngoài như RFA, VOA đua nhau mở chiến dịch truyền thông xuyên tạc bản án, kiểu  “ Nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách tuyệt thực phản đối bản án – 80 tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do cho ông”. Nhìn vào danh sách hơn 80 tổ chức quốc tế này đều thấy bóng dáng của mấy tổ chức lưu manh phản động lưu vong và mấy tổ chức “liên minh” quen thuộc lâu nay của RFA, VOA, BBC cả. Đều là màn tung hứng “tát nước theo mưa”, “thương vay, khóc mướn”.

Họ lu loa về chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường của Đảng, Nhà nước ta cùng các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường để “tôn vinh” Đặng Đình Bách, đưa ra luận điệu lố lăng kiêu như VOA: “Chính phủ Việt Nam tự cam kết đạt mức thải ròng bằng không vào năm 2050 và chấp nhận tiêu tốn 15,5 tỷ đôla Mỹ để chuyển đổi sang năng lượng sạch. Nhưng điều này sẽ không thực hiện được nếu những người lãnh đạo về khí hậu như ông Bách bị cho vào tù… Ông Bách là 1 trong 4 thành viên của Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam đã bị bỏ tù, điều này cho thấy một khuynh hướng đang diễn ra và rất đáng quan ngại”.

Pháp luật Việt Nam vốn công bằng, nghiêm minh. Không một tổ chức, cá nhân nào có thể đứng trên pháp luật. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Bản án 5 năm tù cho Đặng Đình Bách là bài học nhãn tiền cho những kẻ ấp ủ mưu đồ chống phá, vi phạm pháp luật Việt Nam. Tất cả những chiêu trò “tuyệt thực” nhằm “hâm nóng” vụ việc và sự tiếp tay, tung hô của những RFA, VOA là vô ích, vô giá trị!

 

Các chương trình và dự án Hỗ Trợ Nạn Nhân của Mua Bán Người đã giúp Việt Nam đạt tiến bộ đáng ghi nhận

  

Trong báo cáo tình hình buôn người toàn cầu năm 2024 của Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục ghi nhận sự tiến bộ trong phòng chống tội phạm liên quan đến buôn bán người của Việt Nam, nhưng việc vẫn đưa Việt Nam vào nhóm 2 (danh sách các quốc gia bị theo dõi về buôn bán người) khiến dư luận, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối. Tuy nhiên, sự thừa nhận này vẫn khiến giới truyền thông và các tổ chức thù địch với Việt Nam la ó, bởi theo họ, Việt Nam mặc đinh phải gắn với tê nạn, yếu kém mọi mặt do theo chế độ cộng sản!!!



Một nhân tố giúp Việt Nam đạt những tiến bộ trong công tác phòng chống tội phạm mua bán người là Việt Nam đã triển khai Chương trình Quốc gia về Phòng, chống mua bán người từ năm 2016, nhằm giải quyết những thách thức cấp bách liên quan đến vấn nạn này. Đây là một trong những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường năng lực cho cán bộ thực thi pháp luật, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân. Những nỗ lực này không chỉ tập trung vào việc bảo vệ những người đã rơi vào tình trạng bị buôn bán, mà còn hướng đến việc ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vụ buôn người trong tương lai. Chương trình đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là trong việc hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.

Chính phủ Việt Nam đã tạo ra một hệ thống chính sách pháp lý và cơ cấu tổ chức vững chắc nhằm phòng ngừa và đấu tranh chống lại nạn mua bán người. Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm (Ban chỉ đạo) đóng vai trò là cơ quan chủ đạo, giám sát và điều phối các nỗ lực phòng, chống mua bán người trên toàn quốc. Ban chỉ đạo hoạt động dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan cấp tỉnh và trung ương, đảm bảo rằng mọi hoạt động đều được thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Ngoài ra, Nhóm công tác liên ngành của Chính phủ với sự tham gia của các đại diện từ nhiều cơ quan khác nhau đã được thành lập để đảm nhận trách nhiệm giám sát và hỗ trợ thực thi công tác này tại các tỉnh.

Một trong những điểm mạnh của chương trình quốc gia là sự tham gia tích cực của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức quốc tế. Điều này đã mang lại những hỗ trợ quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả của các hoạt động phòng, chống mua bán người. Bên cạnh đó, sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) đã giúp cung cấp các nguồn lực tài chính và kỹ thuật cần thiết.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2016 đến năm 2020, chương trình quốc gia đã hỗ trợ hàng nghìn nạn nhân, trong đó có phụ nữ và trẻ em - những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Các nạn nhân đã được hỗ trợ tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo nghề. Điều này không chỉ giúp họ vượt qua những tổn thương về tinh thần và thể chất, mà còn cung cấp cơ hội để họ xây dựng lại cuộc sống mới, bền vững hơn. Một phần quan trọng trong quá trình hỗ trợ nạn nhân là việc cung cấp tư vấn tâm lý và pháp lý, giúp họ hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình cũng như cách bảo vệ bản thân trước các nguy cơ trong tương lai.

Ngoài ra, chương trình cũng đã chú trọng đến việc hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Nhiều mô hình hỗ trợ cộng đồng đã được thiết lập, bao gồm các lớp đào tạo kỹ năng sống, hỗ trợ việc làm, và cung cấp các khoản vay nhỏ giúp nạn nhân tự lập về kinh tế. Điều này không chỉ giúp họ thoát khỏi tình trạng bị buôn bán, mà còn giúp họ tái hội nhập một cách bền vững vào xã hội.

Ngoài chương trình quốc gia, Việt Nam cũng triển khai nhiều dự án cụ thể nhằm hỗ trợ nạn nhân của mua bán người. Một trong những dự án nổi bật là Dự án "Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người", được thực hiện bởi Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế như IOM và UNODC. Dự án này đã mang lại những đóng góp đáng kể trong việc đào tạo hàng trăm cán bộ thuộc các cơ quan thực thi pháp luật và các tổ chức xã hội, giúp nâng cao hiểu biết về phòng, chống mua bán người và cách thức hỗ trợ nạn nhân một cách hiệu quả.

Dự án còn đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các cơ sở tạm trú an toàn cho nạn nhân của mua bán người. Những cơ sở này không chỉ cung cấp nơi ở tạm thời mà còn là nơi để nạn nhân nhận được sự chăm sóc về y tế, tư vấn tâm lý, và các hỗ trợ pháp lý cần thiết. Điều này giúp họ vượt qua những tổn thương ban đầu và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình tái hòa nhập xã hội. Các cơ sở tạm trú an toàn đóng vai trò là "cầu nối" quan trọng, giúp nạn nhân phục hồi thể chất và tinh thần trước khi bước vào một cuộc sống mới.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong công tác phòng, chống mua bán người là nâng cao nhận thức của cộng đồng. Các chiến dịch truyền thông về phòng, chống mua bán người đã được triển khai rộng rãi trên khắp cả nước. Chính phủ và các tổ chức xã hội đã phối hợp với các phương tiện truyền thông để tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức, với mục tiêu giúp người dân hiểu rõ hơn về tội phạm mua bán người, các phương thức hoạt động của chúng, và cách phòng tránh.

Các chiến dịch này đặc biệt tập trung vào các vùng nông thôn và miền núi, nơi người dân thường dễ bị tổn thương nhất trước tội phạm mua bán người. Những khu vực này thường có tình trạng kinh tế khó khăn và thiếu thông tin, do đó, việc tăng cường giáo dục về nguy cơ mua bán người và cách phòng tránh trở nên vô cùng cần thiết. Các chương trình giáo dục cũng đã được tích hợp vào hệ thống giáo dục phổ thông, giúp học sinh sớm nhận thức được nguy cơ và biện pháp tự bảo vệ mình.

Theo số liệu từ một cuộc khảo sát năm 2020, nhận thức của người dân về nguy cơ mua bán người đã tăng lên đáng kể. Cuộc khảo sát cho thấy hơn 80% người tham gia cho biết họ hiểu rõ về các phương thức hoạt động của tội phạm mua bán người và biết cách phòng tránh. Điều này là minh chứng cho hiệu quả của các chiến dịch truyền thông và giáo dục cộng đồng trong những năm qua.

Ngoài ra, các chương trình này cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức xã hội địa phương, góp phần vào việc xây dựng một mạng lưới bảo vệ cộng đồng mạnh mẽ hơn. Sự tham gia của các tổ chức này giúp đảm bảo rằng thông tin và hỗ trợ có thể tiếp cận được ngay cả những nhóm dân cư xa xôi nhất.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần đối mặt. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, mạng xã hội và các hình thức tội phạm phức tạp hơn đã đặt ra những nguy cơ mới. Do đó, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức liên quan cần tiếp tục đầu tư vào việc nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế để đối phó với tội phạm mua bán người xuyên quốc gia.

Trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục phát triển các chương trình và dự án hỗ trợ, đặc biệt là các dự án liên quan đến việc đào tạo, cung cấp việc làm và tạo điều kiện cho nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Điều này không chỉ giúp họ phục hồi hoàn toàn sau khi thoát khỏi tình trạng bị buôn bán, mà còn giảm thiểu nguy cơ họ rơi vào tình trạng này lần nữa.


 

Điểm lại những lần “tuyệt thực” của Trần Huỳnh Duy Thức


“Tuyệt thực” là chiêu trò cũ rích của những đối tượng chống chính quyền nhân gắn mác “nhà dân chủ” khi đang thụ án trong trại giam. Có nhiều lý do để chiêu trò này mặc dù đã cũ, đã bị vạch trần vẫn là lựa chọn của những “nhà dân chủ”. “Những nhà dân chủ” này muốn sinh tồn được trong giới thì phải có số, có má, Facebook phải có nhiều like, Youtube thì phải nhiều view. Thế nên khi đã ngồi nhà đá rồi, không gây sự chú ý thì thiên hạ quên mất mình, đồng thời tranh thủ kiếm ít cơm cháo, rau dưa cho người thân ở ngoài.

Trần Huỳnh Duy Thức là một kẻ khôn ngoan và áp dụng việc “tuyệt thực” có thể nói là rất bài bản và kỷ luật. Điều đó thể hiện ở chỗ mỗi khi Thức làm mình, làm mẩy, sử dụng cách thức nặng - nhẹ, giọng điệu, âm lượng to - nhỏ khác nhau trong những lần tuyên bố “tuyệt thực” đều có ý đồ riêng trong đó.

Chẳng hạn như năm 2016, biết tin Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma chuẩn bị thăm Việt Nam, Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố “tuyệt thực không thời hạn”. Lúc đó đồng loạt các trang chống Cộng như RFA, VOA, BBC, RFI… đồng loạt khai thác tận lực. Sử dụng các từ ngữ gây sock và sến sẩm kiểu như “Gia đình chưa liên hệ được với ông Thức”, “không biết tình hình ông Thức ra sao”, “sức khoẻ Trần Huỳnh Duy Thức nguy cấp”. Tuy nhiên vào thời điểm đó Thức khẳng định “tôi sẽ duy trì bằng cách uống 03 bịch sữa mỗi ngày” và phía trại giam công bố trong đợt “tuyệt thực” này, ông ta đã sử dụng 21 hộp sữa loại 180 ml, 10 bịch sữa tươi loại 220 ml, 17 gói trà sâm cùng nhiều đồ ăn, thức uống khác.

Năm 2020, khi Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị Đại hội XIII, ông ta tiếp tục giở mánh cũ. Trang Facebook mang tên Trần Huỳnh Duy Thức do vợ ông ta quản lý đã khẳng định ông ta “chỉ nhận” sữa bột, nước sâm… để “tuyệt thực”! Ngay sau đó một hệ thống phát tán tin giả về tình trạng sức khỏe của Thức đã xuất hiện trên nhiều mạng xã hội cùng một số kênh truyền thông hải ngoại. Ngày 13-1, thông tin từ người nhà Trần Huỳnh Duy Thức cho biết do sức khỏe suy kiệt nên ông ta được chuyển đến bệnh viện ở Nghệ An. Thế là cả làng chống phá như “vớ được vàng”, phóng viên RFA vội vã kiểm chứng thông tin để rồi té ngửa đó là… fake news (tin giả)! Gọi điện tới Bệnh viện đa khoa Nghệ An, cũng nhận được câu trả lời: Trần Huỳnh Duy Thức không có bệnh tật gì, vẫn đang thụ án tại trại giam Số 6.

Gần đây nhất, sau khi nhiều lần bị vạch trần sự giả dối của chiêu trò “tuyệt thực” nhưng vẫn ăn đồ ăn mua trong căng tin và người nhà gửi vào, Thức biết không thể sử dụng chiêu trò lộ liễu và hùng hồn như trước. Khi biết tin Đại sứ quán Úc đến thăm, Thức liên tục tuyên bố “tuyệt thực 3 ngày”. Và để cho những tuyên bố này chân thật hơn, Thức cố tình vi phạm kỷ luật trại giam để bị hạn chế mua đồ ăn trong căng tin trong 03 ngày - đây là mức phạt được quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BCA (đó là lý do vì sao Thức chỉ tuyệt thực 03 ngày chứ không phải 04, hay 05 ngày). Đồng thời cố tình vi phạm kỷ luật để được đưa vào biệt giam mà lấy cớ khai láo với Đại sứ quán Úc về tình trạng bị giam giữ.

Một thực tế không thể phủ nhận là nhiều năm qua, dù Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước luôn nỗ lực tôn trọng, bảo vệ quyền con người, bao gồm cả việc bảo đảm các quyền con người của phạm nhân trong thi hành án hình sự.Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn cần bảo đảm sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Ngày 4-12-2019, sau chuyến thăm, tác nghiệp trực tiếp tại trại giam Thủ Đức, đoàn phóng viên quốc tế đã hoàn toàn bất ngờ và ấn tượng tốt về điều kiện sinh hoạt, ăn ở, học tập, cải tạo của các phạm nhân. Chính những hành động thiết thực và minh bạch đó đã trực tiếp bác bỏ các thông tin sai sự thật, không đúng thực tế của một số cá nhân, tổ chức vẫn vu cáo Việt Nam đối xử, giam giữ, không quan tâm tới các vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe hoặc điều kiện môi trường trại giam không bảo đảm…

Thursday, August 29, 2024

Thành tựu pháp lý và chính sách trong phòng, chống mua bán người tại Việt Nam

 

Trong báo cáo tình hình buôn người toàn cầu năm 2024 của Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục ghi nhận sự tiến bộ trong phòng chống tội phạm liên quan đến buôn bán người của Việt Nam, nhưng việc vẫn đưa Việt Nam vào nhóm 2 (danh sách các quốc gia bị theo dõi về buôn bán người) khiến dư luận, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối. Tuy nhiên, sự thừa nhận này vẫn khiến giới truyền thông và các tổ chức thù địch với Việt Nam la ó, bởi theo họ, Việt Nam mặc đinh phải gắn với tê nạn, yếu kém mọi mặt do theo chế độ cộng sản!!!



Trong những năm qua, điều giúp Việt Nam đạt được tiến bộ đáng ghi nhận trong phòng chống tội phạm mua bán người là đã xây dựng một hệ thống pháp lý toàn diện để phòng, chống tội phạm mua bán người và bảo vệ những người yếu thế, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Những thành tựu này không chỉ thể hiện qua việc ban hành luật pháp quốc gia mà còn thông qua cam kết mạnh mẽ trong các hiệp định quốc tế. Hệ thống pháp lý của Việt Nam liên tục được cải thiện, giúp nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh với tội phạm mua bán người cũng như bảo vệ các nạn nhân của tội ác này.

Một trong những cột mốc pháp lý quan trọng của Việt Nam là việc thông qua Luật Phòng, chống mua bán người vào năm 2011. Luật này đã thiết lập nền tảng pháp lý vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân. Đặc biệt, luật này quy định rõ ràng các quyền lợi cơ bản của nạn nhân như quyền được bảo vệ, quyền được hỗ trợ về y tế, tâm lý, và pháp lý. Điều này đã giúp hàng nghìn nạn nhân được tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả và bền vững.

Ngoài ra, để cụ thể hóa các quy định trong luật, chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn, từ các nghị định đến thông tư, nhằm bảo đảm các quy định pháp lý có thể thực thi hiệu quả trên thực tế. Các văn bản này bao gồm quy định về quy trình tiếp nhận và xử lý các trường hợp nạn nhân, việc cung cấp hỗ trợ về mặt y tế, tâm lý và pháp lý, cùng với các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng.

Việt Nam đã không chỉ tập trung vào xây dựng hệ thống pháp lý quốc gia, mà còn tích cực tham gia vào các thỏa thuận và hiệp định quốc tế để tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm mua bán người. Việt Nam là một quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC) và đã ký kết Nghị định thư Palermo – một văn kiện quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Thông qua các cam kết quốc tế này, Việt Nam đã thể hiện sự đồng lòng với cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn và trừng trị các hành vi mua bán người. Việc tham gia vào các tổ chức và hiệp định quốc tế không chỉ giúp Việt Nam tăng cường năng lực phòng, chống tội phạm mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác với các quốc gia khác trong việc truy tìm và đưa các đối tượng vi phạm ra trước pháp luật.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống pháp lý, Việt Nam đã thành lập một cơ chế hợp tác liên ngành hiệu quả, với sự tham gia của nhiều bộ, ngành khác nhau. Các cơ quan chức năng như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Sự hợp tác này bao gồm việc chia sẻ thông tin, phối hợp điều tra và truy tố tội phạm, cũng như hỗ trợ nạn nhân một cách toàn diện.

Một trong những ví dụ tiêu biểu về sự phối hợp này là việc thành lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin từ người dân về các vụ việc mua bán người. Đường dây nóng này đã trở thành một công cụ quan trọng, không chỉ giúp phát hiện sớm các trường hợp vi phạm mà còn tạo điều kiện để người dân có thể tố cáo tội phạm một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Những nỗ lực của Việt Nam trong việc phòng, chống mua bán người đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu từ Bộ Công an, trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý hàng trăm vụ việc liên quan đến mua bán người. Hơn 500 nạn nhân đã được giải cứu và nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ các cơ quan chức năng. Điều này không chỉ thể hiện quyết tâm của chính phủ trong cuộc chiến chống lại tội phạm mua bán người mà còn khẳng định hiệu quả của hệ thống pháp lý và chính sách mà Việt Nam đã triển khai.

Các biện pháp này bao gồm việc tổ chức các chiến dịch tuyên truyền rộng rãi về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, biên giới, nơi tội phạm thường nhắm đến những người dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và thiếu thông tin. Ngoài ra, việc tăng cường tuần tra và kiểm soát tại các khu vực biên giới, nơi tội phạm mua bán người thường hoạt động mạnh, cũng đã giúp giảm thiểu tình trạng này.

Việt Nam đã nhận thức rõ rằng, việc phòng, chống tội phạm mua bán người không thể đạt hiệu quả cao nếu chỉ dựa vào nỗ lực của một quốc gia. Do đó, Việt Nam đã tích cực mở rộng hợp tác quốc tế, không chỉ với các tổ chức quốc tế mà còn với các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, và Trung Quốc.

Việc ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương với các quốc gia này đã giúp Việt Nam và các nước đối tác phối hợp tốt hơn trong việc phòng ngừa và xử lý các vụ việc mua bán người xuyên biên giới. Thông qua các hoạt động hợp tác này, lực lượng chức năng của Việt Nam đã có thể phát hiện và giải cứu nhiều nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài, đồng thời truy bắt và đưa các đối tượng phạm tội ra trước pháp luật.

Một ví dụ điển hình về sự hợp tác này là vào năm 2021, Việt Nam và Campuchia đã phối hợp giải cứu thành công một nhóm phụ nữ Việt Nam bị lừa bán sang Campuchia để làm việc trong các cơ sở bất hợp pháp. Những phụ nữ này sau khi được giải cứu đã nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức bảo vệ nạn nhân và chính phủ Việt Nam, giúp họ tái hòa nhập cuộc sống và không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng sau khi trở về quê nhà.

 Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc chiến chống mua bán người. Các nhóm tội phạm ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp hơn, lợi dụng công nghệ hiện đại và các nền tảng mạng xã hội để thực hiện hành vi phạm tội. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải không ngừng nâng cao năng lực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và thông tin.

Ngoài ra, việc cung cấp hỗ trợ cho nạn nhân sau khi được giải cứu cũng cần phải được cải thiện hơn nữa. Nhiều nạn nhân sau khi trở về vẫn gặp khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng do thiếu hỗ trợ về mặt tâm lý và kinh tế. Việc tạo ra các chương trình hỗ trợ dài hạn cho nạn nhân là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống lại tội phạm mua bán người, từ việc xây dựng một hệ thống pháp lý toàn diện, đến việc tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao nhận thức của người dân. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng các biện pháp này mang lại hiệu quả bền vững, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào các chương trình hỗ trợ nạn nhân và nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng. Đồng thời, việc duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế là một yếu tố then chốt để đảm bảo rằng Việt Nam có thể đối phó với các thách thức mới trong cuộc chiến chống mua bán người.


 

Wednesday, August 28, 2024

Trần Huỳnh Duy Thức đã khai láo với Đại sứ quán Úc như thế nào?


Vào hồi tháng 5/2024, Đại sứ quán Úc vào thăm và có cuộc nói chuyện với Trần Huỳnh Duy Thức - một đối tượng hiện đang thụ án trong Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, Nghệ An vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.

Việc Việt Nam đồng ý cho đại diện của Đại sứ quán Úc thăm Trần Huỳnh Duy Thức là sự công khai, minh bạch trong việc đối xử với các phạm nhân nói chung, và với cá nhân Trần Huỳnh Duy Thức nói riêng trước những cáo buộc bị “đối xử bất công”, “bị đàn áp” vô căn cứ, cùng với những chiêu trò “tuyệt thực” của Thức. Nhưng với bản xảo quyệt, hoang tưởng chính trị lâu nay của Thức để xem Thức đã khai láo những gì với đại diện Đại sứ quán Úc.

Thức mô tả nơi mình bị giam giữ với Đại sứ quán Úc với những câu từ mang tính chất hệ trọng, cấp bách như “tình trạng giam nhốt khắc nghiệt ở đây, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của các tù chính trị”. Sau đó là đề nghị Bà Carol – Quyền Phó Đại sứ kiêm Tham tán chính trị “chuyển thông tin đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đang có đánh giá UPR chu kỳ 4 của Việt Nam” và “đề nghị Hội đồng Nhân quyền gửi gấp Rapporteur vào đây để điều tra”.

Thức mô tả cụ thể tình trạng giam giữ như sau: “mọi người bị nhốt trong chuồng cọp, sau khi mở cửa buồng ngủ không thể ra khoảng sân nhỏ 5 đến 7 mét để tập thể dục và cắt luôn thời gian ra chơi sân chung các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ”. Hay “18 tháng 4 là ngày em bắt đầu tuyệt thực 3 ngày để yêu cầu hủy bỏ văn bản vi hiến trái pháp luật là thông tư 14/2020 của Bộ công an và cũng cho họ xem vết sẹo trên cổ vì bị sướt do bị Trung tá Hoàng Danh Đoài lôi vào chuồng cọp sáng 19 tháng Tư”.

Nếu là một người không hiểu về luật, đặc biệt là Luật Thi hành án sẽ rất dễ bị dao động bởi những lời cáo buộc kia của Thức. Thức có vẻ như cũng không đến nỗi ngu dốt, bởi Thức biết đối mặt với một người nước ngoài thì không cần phải khai chi tiết, cái gì cần giấu thì giấu, cái gì cần nói thì cứ nói quá lên, câu chuyện có thể không sai nhưng không ai cấm việc nói vống. Nhưng phàm bất tài, vô dụng, sống bằng việc nói láo, lừa người quen thói đều có sơ hở.

Khi đọc những dòng vu cáo của Thức, chúng ta có thể để ý có cụm từ “chuồng cọp”, cụm từ này đã tố cáo hành vi nói láo của Thức. “Chuồng cọp” hay còn gọi là phòng biệt giam không phải là nơi để phạm nhân thông thường ở. Theo khoản 4 Điều 48 Luật thi hành án Hình sự 2019 có quy định:Phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, hàng ngày sinh hoạt, ăn uống và lao động theo chế độ. Tuy nhiên cũng theo luật này ở khoản 2 và khoản 3 Điều 30 thì có một số trường hợp phạm nhân bị giam riêng như mắc bệnh truyền nhiễm, tâm thần, đồng tính, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi và vi phạm nội quy, bị kỷ luật của trại giam (trường hợp chắc chắn bị giam trong “chuồng cọp”).

Đương nhiên, đã là bị kỷ luật thì môi trường giam giữ phải khắc nghiệt hơn bình thường. Thức đã vô tình khẳng định mình bị giam trong “chuồng cọp”, còn lý do vì sao phải ở đây không thấy Thức giải thích với Đại sứ quán Úc. Điều đó lý giải vì sao Thức mô tả về tình trạng giam giữ là “không được ra sân chung”, “chỉ có sân nhỏ 5 đến 7m để tập thể dục”. Rồi trường hợp vết sẹo trên cổ bị xước của Thức do một cán bộ “lôi” Thức vào “chuồng cọp” thì tự hỏi, liệu có một cán bộ trại giam nào muốn mất sức như vậy ngoài trường hợp phạm nhân không có khả năng đi lại hoặc cố tình chống đối, không tự giác? Thức cũng đâu dám khai minh bạch về lý do bị cán bộ “lôi” đi?

Ở một vấn đề khác, Thức khai với Đại sứ quán Úc rằng mình “không nhận khẩu phần ăn của Trại phát, không mua đồ ăn chế biến từ căn tin vì không thấy an toàn, chỉ ăn mì gói có ga-răng-ty và những đồ gia đình gửi”. Như vậy là Thức vô tình khẳng định, những lời “tố cáo” trước kia việc “bị bỏ đói” không phải do Trại giam thực hiện mà do chính Thức muốn như thế. Nhưng vẫn là Thức trước đó, trên trang facebook do vợ Thức quản lý khẳng định rằng Thức “tuyệt thực” nhưng vẫn mua đồ ăn căng tin, thậm chí có lần do vi phạm, bị hạn chế mua đồ ăn ở căng tin 3 ngày, vợ Thức cũng cho lu loa lên mạng. Vậy mà trước mặt đại diện Đại sứ quán Úc, Thức lại lương lẹo “không mua đồ ăn chế biến từ căn tin vì không thấy an toàn”.

Như vậy có thể thấy những gì mà Thức khai với đại diện Đại sứ quán Úc là nói láo, lươn lẹo, xảo trá. Nếu Đại sứ quán Úc không đối chiếu lại với cán bộ trại giam và tìm hiểu Luật Thi hành án thì chắc chắn sẽ xem đây là vấn đề “vi phạm nhân quyền”. Rất may là Thức có khôn nhưng bản chất ăn không nói có lại tự mình tố cáo chính mình. Thế mới nói, chống chính quyền mà như thế này, người dân cứ kê cao gối lên ngủ cho ngon giấc.

Sự bất lực cùng cực của các tổ chức chống chính quyền


Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo về tình hình buôn người năm 2024 trên toàn cầu. Bản báo cáo này nhận xét công tác phòng, chống mua bán người của 188 quốc gia trên thế giới nhằm kêu gọi Chính phủ các nước thực hiện nghiêm túc Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung, dù trên thực tế Bản báo cáo này là công cụ phục vụ cho mục đích lợi ích địa chính trị riêng của Hoa Kỳ. 

Năm nay Việt Nam bị Hoa Kỳ xếp vào nhóm 2 của Bản báo cáo buôn người, ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc chống lại nạn buôn người. Bà Cindy Dyer, Đại sứ lưu động của Hoa Kỳ về Giám sát và Chống nạn buôn người đánh giá “Việt Nam đã tiến bộ so với năm ngoái”, và nhận định rằng Việt Nam “đáng được nâng hạng thay vì bị xuống hạng” trong năm nay. Đại diện người phát ngôn Bộ Ngoại giao thì khẳng định Bộ này đã “xem xét toàn diện dữ liệu được cung cấp từ tất cả các nguồn và tin tưởng vào tính chính xác của báo cáo trong phần viết về Việt Nam”.



Mặc dù Bản Báo cáo này chưa thực sự khách quan, chưa phản ánh đúng những nỗ lực chống buôn người của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên khi xếp Việt Nam vào nhóm 2, rất nhiều tổ chức chống chính quyền đã bất mãn trước Bản báo cáo này. Họ cho rằng Việt Nam phải ở nhóm theo dõi 2, hoặc phải là nhóm 3 -  là nhóm các quốc gia không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu và không có nỗ lực đáng kể trong việc chống buôn người. 

Tuy nhiên trước những khẳng định về tính khách quan khi đánh giá Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, những tổ chức chống phá chính quyền Việt Nam này đã mất đi chỗ dựa. Chúng nỗ lực tìm những tiếng nói đồng tình với mình và lên án Việt Nam nhưng đổi lại là sự thờ ơ. Người ta nói không sai mưu hèn kế bẩn cũng từ sự bất lực mà ra. Chúng thí một dự án có tên là Project88 đứng ra tố cáo Việt Nam “che giấu thông tin về nạn buôn người để che đậy cho quan chức”. Ngay lập tức các kênh truyền thông chống chính quyền đồng loại khai thác theo tựa đề kiểu “Chính phủ Việt Nam bị tố cáo…”, hay “Việt Nam bị cáo buộc…”.

Mới đầu nghe đâu tưởng quốc gia nào, tổ chức quốc tế nào uy tín lắm đang tố cáo Việt Nam. Nếu xét “địa vị” của Project88 khi xếp cùng các tổ chức phản động khác như Việt Tân, VOICE, Uỷ ban cứu người vượt biển (BPSOS), Người Thượng vì công lý (MSFJ)... thì Project88 chỉ hàng thứ cấp, vô danh tiểu tốt, chưa có số má trong giới chống chính quyền.

Ngay cả tên của dự án Project88 được lấy Điều 88 trong Bộ Luật hình sự Việt Nam làm tên của mình, nó phản ánh mục tiêu, quy mô nhỏ. Project88 là một tổ chức phản động “hỗ trợ và thúc đẩy tự do ngôn luận, nhân quyền” thông qua “dấu hiệu” của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam bị chính quyền “đàn áp”. Mục đích thành lập là kêu gọi xóa bỏ tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự.

Thành tích và nỗ lực nổi bật nhất của Project88 chỉ là thông qua mạng internet, các website, facebook tuyên truyền và lưu trữ các thông tin về những đối tượng đã bị tòa án tuyên về các hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân, vi phạm an ninh quốc gia mà chúng hay gọi là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”. Tuy nhiên thực tế tất cả những “tù nhân” khi ra trước tòa án đều khỏe mạnh, thậm chí còn béo tốt hơn như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Trần Huỳnh Duy Thức … Những người này đều không có bất kì biểu hiện gì của việc bị đánh đập hay bức cung, nhục hình.

Quay trở lại với những cáo buộc của Project88 trong Báo cáo buôn người, Project88 công bố rằng họ được tiếp cận một “tài liệu nội bộ” do Thiếu tướng Đặng Hồng Đức ký, nội dung trong đó nói Việt Nam nên “kiên trì quan điểm ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’… (và) tránh Mỹ lợi dụng vấn đề trên làm công cụ chính trị để hướng lái hệ thống pháp luật của quốc gia, cũng như can thiệp sâu vào công việc nội bộ của ta."

Tuy nhiên Project88 không công bố hình ảnh để minh chứng rằng họ có trong tay tài liệu nội bộ này, tức là những cáo buộc của Project88 chỉ là cáo buộc mồm, do Project88 nói. Nhưng giả sử trường hợp thực sự có nội dung như trên do một thiếu tướng ký thì cũng là việc hết sức bình thường và thậm chí còn đáng được tuyên dương bởi Chính phủ Việt Nam đã chủ động để tránh sự can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của mình, được chính Liên Hợp Quốc công nhận, bảo hộ theo Nghị quyết 2625 về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Và quan trọng là nội dung mà Project88 đưa ra không có cơ sở nào chứng minh rằng Việt Nam che giấu thông tin. 

Suy cho cùng thì khi không có một quốc gia hay tổ chức quốc tế uy tín nào ủng hộ cho việc lên án Việt Nam xoay quanh Báo cáo Buôn người của Hoa Kỳ thì các công cụ tuyên truyền của các tổ chức chống chính quyền sẽ bị tê liệt. Vì thế chúng cần có một lý do để lên án Việt Nam và Project88 được đem ra làm tốt thí đưa ra các luận điệu vụ cáo tầm thường như thế này.

Tuesday, August 27, 2024

Chiêu trò “tuyệt thực” chỉ là cái cớ để các tổ chức gắn mác quốc tế thực hiện mưu đồ chính trị


Xưa nay các tổ quốc gắn mác “quốc tế”, các tổ chức phi chính phủ (NGO) luôn tìm mọi lý do cho dù là phải bịa đặt để lên án, vu cáo Việt Nam “đàn áp” dân chủ, nhân quyền trong nước. Và để làm được điều đó thì họ phải dàn dựng lên những câu chuyện, những cá nhân trong nước đang “đấu tranh dân chủ nhân quyền” đã bị chính quyền bắt giam, bất chấp những kẻ đó đã vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thông thường, các đối tượng mà các tổ chức này dựng lên thường bị bắt vì các tội danh chống phá chính quyền nhân dân hay lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của các nhân, tổ chức, nhà nước… Bởi những tội trạng này dễ dàng cho họ dựng lên nhân vật “đấu tranh dân chủ”. Nhưng thật lố bịch, ngay cả tội “trốn thuế” - một tội trạng liên quan đến vấn đề kinh tế, chứng cứ rõ ràng cũng bị họ đưa phạm nhân đó lên làm “nhà dân chủ”.

Đó là trường hợp của Đặng Đình Bách, đang thụ án 5 năm tù tại Việt Nam về tội trốn thuế. Bách khi còn là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD) đã liên hệ với các tổ chức nước ngoài, đàm phán nhận các khoản tiền tài trợ để triển khai các chương trình, dự án. Nhưng khi tiền tài trợ về, Bách tính nuốt cả mà không đóng thuế và Bách đi tù.

Từ năm 2016-2020, LPSD của Bách đã nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức trong nước và nước ngoài thanh toán hợp đồng dịch vụ, tài trợ cho trung tâm. Cơ quan tố tụng xác định, Đặng Đình Bách có hành vi trốn thuế hơn 1,38 tỷ đồng. Thế nhưng tại phiên phúc thẩm, Bách tiếp tục quanh co chối tội, phủ nhận việc trốn thuế bằng cách đổ lỗi cho cấp dưới là nhân viên kế toán đã tự ý thực hiện các hành vi nêu trên. Kế toán qua mặt Giám đốc mà Giám đốc không hay biết gì, chắc nói với kẻ khùng may ra còn có người tin. Là người am hiểu pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của trung tâm, nhưng bị cáo Bách đã tự “bào chữa” hết sức ngây ngô và vô cùng phi lý.

Trong tù Bách liên tục “tuyên bố” tuyệt thực để “kêu oan”. Ngay lập tức từ kẻ có tội được các tổ chức “quốc tế” kia nâng lên thành “nhà dân chủ” và tổ chức kêu gọi đòi thả tự do cho Bách. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ - VOA giống như một cái loa rách chuyên nói càn, công bố một bản “thỉnh nguyện thư” từ 80 tổ chức “quốc tế” kêu gọi “chính quyền Việt Nam phải thả tự do cho tù nhân lương tâm Đặng Đình Bách”. Điều này đã khiến dư luận Việt Nam thắc mắc: Đặng Đình Bách là người Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam và bị xử lý đúng người, đúng tội mà sao lại được các tổ chức “quốc tế” quan tâm, ưu ái một cách quá lố đến vậy?

Những cá nhân như Đặng Đình Bách, dù rõ ràng vi phạm pháp luật Việt Nam với các bằng chứng không thể chối cãi, lại được những tổ chức này “hô biến” thành các “nhà dân chủ”, những “tù nhân lương tâm” chỉ trong chốc lát.

Các tổ chức này không ngần ngại vận dụng các chiến dịch truyền thông quốc tế để gây áp lực lên chính quyền Việt Nam, với hy vọng rằng họ có thể làm lung lay nền tảng pháp luật của một quốc gia có chủ quyền. Nhưng điều mà họ không nhận ra, hoặc cố tình phớt lờ, là rằng những chiến dịch này chỉ làm gia tăng sự bất mãn của người dân Việt Nam đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Sự khinh thường mà họ nhận lại không chỉ xuất phát từ việc bóp méo sự thật, mà còn từ sự thiếu tôn trọng đối với luật pháp và quyền tự quyết của một quốc gia độc lập.

Việc biến những cá nhân vi phạm pháp luật thành những biểu tượng của “đấu tranh dân chủ” không chỉ làm giảm uy tín của các tổ chức quốc tế mà còn làm tổn hại đến những nguyên tắc căn bản của công lý. Những hành động như thế này chỉ càng làm rõ sự thối nát và giả dối của những tổ chức tự xưng là “bảo vệ nhân quyền”. Họ không hề quan tâm đến sự thật hay công lý, mà chỉ sử dụng những kẻ như Đặng Đình Bách như những con tốt thí trong trò chơi chính trị của họ.

Sự thiếu minh bạch và trung thực của các tổ chức này đã khiến cho nhiều người dân Việt Nam không còn tin tưởng vào những lời kêu gọi của họ. Ngược lại, điều này chỉ càng củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật của Việt Nam và sự cần thiết của việc bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước trước sự can thiệp từ bên ngoài. Sự thật rằng những kẻ như Đặng Đình Bách không thể che giấu được tội lỗi của mình, bất kể họ có cố gắng lợi dụng sự hỗ trợ từ nước ngoài như thế nào, chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật Việt Nam.

Những nỗ lực của Việt Nam trong việc phòng, chống buôn người

 


Bộ Ngoại giao Mỹ hằng năm đều tổ chức xếp hạng, đánh giá các quốc gia về cấp độ, ứng phó với mua bán người, trong đó có Việt Nam (Báo cáo TIP). Báo cáo năm nay công bố Việt Nam xếp vào Nhóm 2 - các nước không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu để loại bỏ nạn mua bán người nhưng có những nỗ lực để đáp ứng các tiêu chuẩn này. Việc giữ bậc xếp hạng của Việt Nam trong hai năm liên tiếp khiến những tổ chức chống Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ đang bảo vệ thành quả là lợi ích địa chính trị sau khi nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam.



Tuy vậy, trong bối cảnh các ban, bộ, ngành, địa phương trên cả nước triển khai quyết liệt các mặt công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phải đối mặt với các phương thức lừa đảo buôn người tinh vi hơn, lợi dụng công nghệ cao; Sự phát triển của các ổ tội phạm lừa đảo qua mạng, cờ bạc online, ma tuý tại một số quốc gia láng giềng như Campuchia, Philippines, Trung Quốc và khu vực Tam giác vàng ngày càng tăng; nên báo cáo TIP 2024 vẫn chưa phản ánh đúng tình hình thực tế và đầy đủ, chính xác các nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống vấn nạn này.

Nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người

Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách và chương trình nhằm đối phó với nạn mua bán người, không chỉ trong nước mà còn ở phạm vi quốc tế. Một trong những nỗ lực quan trọng nhất là việc triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 (130/CP), với định hướng đến năm 2030 và kế hoạch của Ban Chỉ đạo 138 về thực hiện công tác phòng, chống mua bán người. 

Trong năm 2023, Việt Nam đã điều tra 365 nghi phạm liên quan đến 147 vụ mua bán người, tăng so với 247 nghi phạm trong 90 vụ vào năm 2022. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, trên cả nước đã xảy ra 39 vụ án liên quan đến hành vi mua bán người (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó lực lượng Công an đã khởi tố 35 vụ, 104 đối tượng về hành vi này. Trong quá trình điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã thụ lý 100 vụ án với 238 đối tượng bị cáo buộc. Trong số này, 85 người bị xét xử theo Điều 150 và 113 người theo Điều 151 của Bộ luật Hình sự. Đây là những con số cho thấy Việt Nam đã tăng cường năng lực điều tra và truy tố, thể hiện rõ ràng sự quyết tâm của chính phủ trong việc ngăn chặn tội phạm mua bán người.

Công tác bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân

Trong năm 2023, Việt Nam đã xác định và hỗ trợ 311 nạn nhân của tội phạm mua bán người, bao gồm 195 nữ, 116 nam và 146 trẻ em. Chính phủ đã cung cấp hỗ trợ y tế, tâm lý, và các chương trình tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân này, giúp họ tái hòa nhập xã hội và có cơ hội cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, Việt Nam đã hợp tác với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, và Campuchia để trao đổi thông tin và hỗ trợ hồi hương cho nạn nhân, đặc biệt là những người bị lừa đảo và cưỡng bức lao động ở nước ngoài.

Việt Nam cũng đã tổ chức hơn 28.500 cuộc thanh tra tại các cơ sở có nguy cơ cao để phát hiện và ngăn chặn các hành vi mua bán người. Mặc dù con số này chưa thể giải quyết hết mọi vấn đề, nhưng đó là một minh chứng cho thấy sự nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng.

Cải thiện pháp lý

Liên quan tiến độ xây dựng Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an cho biết: Bộ Công an là cơ quan soạn thảo Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã tiếp thu, giải trình những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội vào Dự án Luật tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Báo cáo TIP 2024 của Hoa Kỳ về tình hình mua bán người tại Việt Nam có những nhận xét chưa khách quan và chưa phản ánh đầy đủ những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người. Việc đánh giá này cần phải được xem xét lại để đảm bảo tính công bằng và chính xác, giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống nạn buôn người, thay vì bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chính trị.


Monday, August 26, 2024

Tuyệt thực hay chiêu trò vu cáo, gây rối trong tù của Trần Huỳnh Duy Thức?


Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội có tên là Trần Huỳnh Duy Thức do vợ của hắn quản lý đã phát đi những tuyên bố “tuyệt thực” của Thức ở trong tù và được các blog, fanpage và cả đài báo nước ngoài như BBC, RFA, VOA, RFI phụ hoạ. Các tiêu đề đưa tin tuyên bố thức giật title theo kiểu: “Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực tới 34 ngày”, “Thư khẩn về tính mạng của Trần Huỳnh Duy Thức”, cùng các khẩu hiệu như: “#Free Thức”, “Thả tự do cho Thức”, “Trần Huỳnh Duy Thức vô tội”...

Trần Huỳnh Duy Thức là người sáng lập ra tổ chức “nhóm nghiên cứu Chấn” và “Đảng Xã hội Việt Nam” với mục đích là lật đổ chính quyền nhân dân nên đối tượng này đã bị khởi tố vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự và phải thụ án 16 năm tù giam tại Trại giam Số 6 huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Suốt quá trình thụ án, Thức không có thái độ hối cải và liên tục bất hợp tác, gây rối tại trại giam, đòi hỏi những yêu cầu vô lý và lấy những việc đó ra để tuyên bố “tuyệt thực” khẳng định mình vô tội hoặc yêu cầu chính quyền, trại giam đáp ứng những đòi hỏi của y. Vậy sự thật là như thế nào?

Các kênh truyền thông chống nhà nước và vợ Thức là bà Lê Đính Kim Thoa trước đây liên tục phụ hoạ việc Thức “tuyệt thực” và “bị bỏ đói” nhưng lấp lửng câu chữ để lèo lái câu chuyện thành “anh Thức bị bức hại” hay khẳng định Thức đang thực sự “tuyệt thực sắp không trụ nổi”.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2018, Kênh truyền hình ANTV đã công bố clip chứng minh hoàn toàn không có chuyện Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực. Những hình ảnh thực tế cho thấy Thức vẫn sống khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Qua clip của ANTV có thể thấy Thức vẫn béo tròn, sử dụng thịt, cá biển, dăm bông, cafe, đường… Danh sách đồ người thân gửi vào đầy đủ sữa hộp, sâm ngậm, kẹo bánh, phô mai… Và nhiều lần Thức mua đồ ăn trong căng tin, có chữ ký xác nhận đầy đủ của Thức.

Phóng sự của ANTV còn vạch trần một sự thật mà Thức không bao giờ muốn cho bên ngoài biết, đó là việc Thức đã viết, ký xác nhận nội dung: "Tôi tuyệt thực không liên quan đến chế độ chính sách Trại giam Số 6, khẩu phần ăn của tôi được cấp phát đầy đủ từ khi nhập trại, tuy nhiên tôi sẽ duy trì bằng cách uống 03 bịch sữa mỗi ngày”. Lúc này dư luận mới tá hoả ra là việc Thức “tuyệt thực” ở đây chỉ là không nhận khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn của trại giam, nhưng vẫn ăn đồ ở ngoài gửi vào, cũng không có chuyện Thức bị trại giam cắt khẩu phần ăn như bên ngoài vẫn đang xuyên tạc.

Bị vạch trần, trò cũ bị thu hẹp “đất diễn”, Thức chuyển sang tuyệt thực chớp nhoáng ngắn ngày. Chẳng hạn thông tin từ vợ Thức công bố vào hồi tháng 4 vừa qua rằng “Từ ngày 18/4 – ngày Nhâm Tý, tôi sẽ tuyệt thực 3 ngày” và nhiều lần khác tuyên bố “tuyệt thực” cũng đều là 03 ngày. Đến đây có lẽ nhiều người sẽ tò mò vì sao không phải là “tuyệt thực” 04, hay 05 ngày mà cứ phải 03 ngày?

Theo thông tư 14/2020/TT-BCA quy định, nếu phạm nhân vi phạm quy định trong quá trình thụ án sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật, trong đó có việc không được mua đồ tại căng tin trong 03 ngày, đồng thời Thức cũng tuyên truyền “bị bỏ đói 3 ngày trong Tháng 3 vì 3 ngày này căn tin Trại giam không bán thức ăn cho” Thức. Số ngày này cũng trùng khớp với thời gian Thức tuyên bố “tuyệt thực”. Đúng kiểu một công đôi việc, mà “tuyệt thực” chóng vánh vậy thì Thức có thể làm được, không cần phải nói láo để rồi bị vạch trần như trước

Qua những hình ảnh, bằng chứng xác thực của Trần Huỳnh Duy Thức tại Trại giam, rõ ràng đây là một sự bịa đặt, vu cáo trắng trợn, gây rối tại trại giam, xuyên tạc chính sách giáo dục và cải tạo phạm nhân của Đảng, Nhà nước ta, kích động các hoạt động chống phá, tạo cớ cho các tổ chức bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ, xâm hại an ninh quốc của Việt Nam..

Dân biểu Hoa Kỳ vô tình vạch trần Hoa Kỳ không coi trọng nhân quyền như những gì họ luôn tuyên bố


Đến hẹn lại lên, sau khi công bố lần lượt Báo cáo nhân quyền, Báo cáo Tự do Tôn giáo là đến lượt Báo cáo buôn người (TIP) của Hoa Kỳ. Đây là báo cáo hằng năm theo Đạo luật Bảo vệ nạn nhân bị mua bán của Hoa Kỳ năm 2000 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trình lên Quốc hội nước này, trong đó nhận xét công tác phòng, chống mua bán người của 188 quốc gia trên thế giới nhằm kêu gọi Chính phủ các nước thực hiện nghiêm túc Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung.

Năm nay 2024, thêm một năm nữa Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách nhóm 2 của báo cáo TIP, gồm các quốc gia chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn (chống buôn người) nhưng đang có những nỗ lực đáng kể để đạt được điều đó. Nhìn chung, báo cáo ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam nhưng cũng nhấn mạnh các vấn đề còn tồn tại cần phải được giải quyết để nâng cao hiệu quả phòng chống buôn người.



Chúng ta cần phải hiểu rằng, Việt Nam dù có nỗ lực thế nào đi chăng nữa thì cũng sẽ không thể leo lên nhóm 1 trong báo cáo TIP. Bởi TIP không đơn giản chỉ là một nỗ lực ngăn chặn nạn buôn người trên toàn cầu như cách mà Hoa Kỳ đang tuyên truyền. Báo cáo TIP về bản chất là công cụ để Hoa Kỳ gây áp lực ngoại giao lên một quốc gia khác hòng đạt được lợi ích từ quốc gia đó mà không cần sử dụng các biện pháp cứng rắn như quân sự hay trừng phạt kinh tế. Và với một quốc gia có sự độc lập, có quyền tự quyết như Việt Nam thì đương nhiên Hoa Kỳ sẽ không kiểm soát được.

Tuy vậy, 2 năm liên tiếp Hoa Kỳ ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc chống lại nạn buôn người, đưa Việt Nam từ nhóm 3, rồi nhóm theo dõi 2 lên nhóm 2. Điều này khiến cho các trang chống phá chính quyền nhân dân như RFA, VOA, Việt Tân… sục sôi, phản đối Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Các trang này khai khác, phỏng vấn các nhân vật chính trị thiếu thiện cảm với Việt Nam để cho rằng “Việt Nam đáng bị xếp vào Cấp độ 3 về buôn người”.

Trên trang VOA có bài viết với tiêu đề “Dân biểu Mỹ Chris Smith nói Việt Nam đáng bị xếp vào Cấp độ 3 về buôn người” phỏng vấn một chính trị gia Chris Smith, trưởng phái đoàn quốc hội của New Jersey. Nhân vật chính trị này theo đuổi thúc đẩy nhân quyền ở nước ngoài làm trọng tâm để phát triển sự nghiệp chính trị của mình. Điều đó có nghĩa là, Smith cần lục lọi những vấn đề nhân quyền toàn cầu, hoặc thổi phồng vấn đề lên để có thể nổi bật trong chính giới Hoa Kỳ.

Ở bài viết trên, Dân biểu Mỹ Chris Smith chỉ trích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì không xếp Việt Nam vào Cấp độ 3 trong Báo cáo buôn người năm 2024, cho rằng Việt Nam đã cung cấp thông tin sai lệch và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh rằng việc Việt Nam được nâng lên Cấp độ 2 là không đúng và “phản ánh sự ưu tiên địa chính trị hơn là bảo vệ nhân quyền”. Trong khi đó Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bảo vệ quyết định này, khẳng định Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể trong nỗ lực chống buôn người.

Khoan chưa vội bàn luận đến nhận định của Smith đúng hay sai, mà cũng không cần thiết phải bàn, bởi Smith không đưa ra được bất kỳ luận điểm nào để chứng minh rằng “Việt Nam đã cung cấp thông tin sai lệch”. Nhưng trong lúc nóng giận, Smith đã vô tình vạch trần phương pháp đánh giá của Hoa Kỳ trong vấn đề nhân quyền là không khách quan, khoa học. Nó được thể hiện ở phát biểu “Tôi lo ngại rằng những cân nhắc về địa chính trị đang lấn át quan ngại về quyền con người”. 

Điều đó có nghĩa là, các ưu tiên địa chính trị có thể dẫn đến thỏa hiệp về nhân quyền, khi việc hợp tác với một quốc gia mang lại lợi ích lớn hơn so với việc đối đầu. Mở rộng ra, những đánh giá của Hoa Kỳ cả về nhân quyền, tự do tôn giáo hay buôn người trước nay đều mang động cơ chính trị chứ không nhằm mục đích thúc đẩy nhân quyền, chống lại nạn buôn người.

Friday, August 23, 2024

VÌ SAO CÁC “NHÀ DÂN CHỦ” LẠM DỤNG CHIÊU TRÒ “TUYỆT THỰC” TRONG TRẠI GIAM?


Tuyệt thực (tuyệt thực là chữ Hán việt, "tuyệt" nghĩa là chấm dứt còn "thực" nghĩa là ăn, tuyệt thực là chấm dứt việc ăn). Thông thường tuyệt thực là một cách biểu tình tạo áp lực không có vũ lực. Những người tham gia sẽ nhịn ăn để lên án chống lại chính trị hoặc để khích động người dân. Mục đích của các cuộc tuyệt thực là nhằm thay đổi các chính sách của quốc gia.

Nhân vật nổi tiếng nhất với việc tuyệt thực có thể kể đến như Mahatma Gandhi - một nhân vật chính trị của Ấn Độ đã thực hiện 17 cuộc tuyệt thực, trong đó nhiều cuộc gây tiếng vang lớn, đạt được những mục đích chính trị quan trọng, giúp Ấn Độ giành độc lập từ thực dân Anh.

Những nhân vật và những hiệu quả mà phương pháp đấu tranh tuyệt thực đem lại đã trở thành cơ sở, hình mẫu cho các “nhà đấu tranh dân chủ” ở Việt Nam áp dụng. Gần đây nhất có 02 trường hợp của 02 phạm nhân là Trần Huỳnh Duy Thức và Đặng Đình Bách tuyên bố “tuyệt thực” khi đang ở trong trại giam..

Trước đây đã có nhiều trường hợp những người tự xưng là “nhà dân chủ” ở Việt Nam tuyên bố “tuyệt thực” trong trại giam và đã bị vạch trần là những lời nói dối. Tiêu biểu nhất phải kể đến Cù Huy Hà Vũ với thông tin công bố là đã tuyệt thực trong 20 ngày, nhưng sự thật là Vũ vẫn ăn uống đầy đủ nhờ thức ăn từ người thân gửi vào trong trại giam, chỉ là Vũ không ăn theo khẩu phần của trại giam, đến mức Vũ vẫn duy trì cân nặng trong 90kg, xin nhắc lại là 90kg nha (được chính Vũ thừa nhận) và sau khi ra tù vẫn béo tốt, khoẻ mạnh. Và những Nguyễn Văn Hải (Hải điếu cày), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng áp dụng tương tự. Bản thân Trần Huỳnh Duy Thức và Đặng Đình Bách cũng đã bị vạch trần, thậm chí Thức cũng thừa nhận là có ăn đồ ăn bên ngoài gửi vào trong thời gian tuyên bố “tuyệt thực đến chết” của mình và cân nặng duy trì từ 63kg đến 65kg.

Mặc dù “tuyệt thực” là chiêu trò cũ rích, đã bị dư luận lên án, vạch trần nhưng suốt nhiều năm nay các “nhà dân chủ” này vẫn áp dụng. Lý do là gì?

Thứ nhất phải xét đến hoàn cảnh trong tù, khi đã là phạm nhân đồng nghĩa với việc mất quyền công dân, bị giam giữ và học tập cải tạo, không có nhiều điều kiện để thực hiện các mưu đồ chính trị khác như biểu tình, viết blog, móc nối với các tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy “tuyệt thực” là phương pháp dễ thực hiện nhất.

Thứ hai, xét đến tác động cảm xúc của người tiếp cận thông tin “tuyệt thực” sẽ để lại ấn tượng tốt hơn, chỉ sau phương pháp tự thiêu, nhưng vì các “nhà dân chủ” này chỉ là đám cuội và mục đích vẫn là kiếm vài đồng tài trợ nên chẳng dại gì mà tự thiêu cả. Trong khi đó, các cá nhân, tổ chức gắn mác quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGO) không nắm được tình hình cụ thể của đất nước nói chung, môi trường trại giam nói riêng, cũng như các điều luật, quy định, thông tư của Việt Nam nên dễ bị dắt mũi.

Thêm nữa, cũng vì ở trong tù bị hạn chế, việc tuyên bố “tuyệt thực” sẽ không cần phải chứng minh cho thiên hạ thấy, bởi lấy đâu ra máy ảnh, máy quay chứng minh quá trình thực hiện “tuyệt thực”, chỉ cần nói mồm thế là xong. Thêm nữa, vì vấn đề nhân quyền, chính quyền và cán bộ trại giam cũng không thể ghi lại hình ảnh, video riêng tư trong vấn đề ăn uống của phạm nhân, để vạch trần cho dư luận thấy bộ mặt xảo trá của những “nhà dân chủ” này.

Thế nên dù chiêu bài đã cũ rích, đã bị vạch trần, lên án những những “nhà dân chủ” này vẫn áp dụng, bởi vì nó vẫn tỏ ra hiệu quả. Bản thân các cá nhân, tổ chức thiếu thiện cảm với Việt Nam vẫn cần một cái gì đó để có thể đem vào các báo cáo, tổng kết của họ cho dầy trang giấy và phục vụ các mục đích chính trị của họ, gây sức ép với Việt Nam để đạt một thỏa thuận nào đó có lợi cho họ.

Wednesday, August 21, 2024

VĂN VỞ TRÁO TRỞ CỦA TRẦN HUỲNH DUY THỨC VÀ NHỮNG CÚ LỪA KHÔNG THỂ NGỜ

 

Trần Huỳnh Duy Thức là một đối tượng chống phá chính quyền nhân dân thuộc hàng số má ở Việt Nam. Đối tượng này đã thành lập cái gọi là “nhóm nghiên cứu Chấn”, rồi “Đảng Xã hội Việt Nam” nhằm thu hút lực lượng vì cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “vong” vào năm 2010. Và đến năm 2020 sẽ “tận””, tranh thủ lúc đó Thức sẽ lật đổ Nhà nước và tự đưa mình lên làm “Bộ trưởng Bộ Kinh tế”. Chưa rõ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “vong” vào năm 2010 hay không, nhưng hắn đã bị kết án 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khi dịp Tết Nguyên đán 2010 đang cận kề.

Kể từ ngày hắn thụ án đến nay, sẽ không thấy làm lạ khi một kẻ hoang tưởng chính trị như hắn có thể nhận thức được hành vi sai trái của mình. Hắn vẫn liên tục kêu oan trong trại giam, nhiều lần tuyên bố tuyệt thực đến chết để phản đối bản án. Khi được Nhà nước khoan hồng cho xuất ngoại, hắn không đồng ý với lý do “ở lại Việt Nam sát cánh cùng nhân dân”, sự hoang tưởng và tráo trở lên đến cực độ.

Đúng vậy, cái tráo trở của hắn ở chỗ không chỉ một lần tuyên bố tuyệt thực đến chết, mà đã nhiều lần và được người thân bên ngoài tích cực tuyên truyền về cái tuyên bố này. Nhưng kể từ lần đầu tuyên bố tuyệt thực đến chết vào năm 2020 cho đến nay đã 4 năm, hắn vẫn sống nhăn răng, từng thừa nhận rằng “ăn uống linh tinh vậy mà từ đầu tháng tới giờ em vẫn lên được 1 ký đó, đạt 65 ký”.

Hắn tuyên bố tuyệt thực, cả làng “dân chủ” rồi các nước, các tổ chức thiếu thiện cảm với Việt Nam đồng loạt lên án Việt Nam đòi “Việt Nam phải thả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức”, rồi hắn nói trại giam không cho hắn ăn, không bán đồ ăn cho hắn thì họ lại lên án “bức hại tù nhân lương tâm”. Nhưng họ đâu có ngờ, tuyệt thực là không ăn không uống, nhưng hắn chỉ tuyệt thực với đồ ăn của trại giam, không mua đồ ăn ở căng tin vì sợ… không an toàn, nhưng vẫn ăn đồ ăn người thân gửi vào và vì thế vẫn béo tốt.

Hắn nhờ người thân sử dụng các tài khoản mạng xã hội tô vẽ lên một hình tượng “đấu tranh” gian khổ, một “chiến sĩ chống Cộng” oanh liệt. Chẳng hạn người thân nói hắn “bị bỏ đói 3 ngày trong tháng 3 vì căng tin không bán đồ ăn” nhưng hắn không nói hắn cố tình từ chối đồ ăn trại giam cung cấp theo chế độ và thế là câu chuyện trở thành “chính quyền CSVN bỏ đói tù nhân lương tâm”. Thêm nữa hắn cũng chẳng giải thích vì sao trong 03 ngày căng tin không bán đồ ăn cho hắn, phải chăng hắn vi phạm nội quy cơ sở giam giữ nên bị hạn chế mua đồ ăn căng tin theo thông tư 14/2020/TT-BCA đã quy định?

Trần Huỳnh Duy Thức không chỉ lợi dụng những lời nói và hành động của mình để tạo dựng một hình tượng “anh hùng” trong mắt công chúng, mà còn có một chiến lược bài bản nhằm lôi kéo sự ủng hộ từ các tổ chức quốc tế, các chính trị gia nước ngoài và những người không hiểu rõ tình hình thực tế tại Việt Nam. Thức biết rõ rằng các tổ chức thiếu thiện cảm với Việt Nam luôn tìm kiếm cơ hội để chỉ trích và gây áp lực đối với chính quyền Việt Nam, và hắn đã tận dụng điều này một cách tinh vi.

Tuy nhiên, điều mà những người ủng hộ hắn không biết, hoặc cố tình không nhận ra, là tất cả những lời nói và hành động của Thức đều được dàn dựng kỹ lưỡng, và hoàn toàn không có cơ sở thực tế.

Không dừng lại ở việc dối trá về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam giữ, Trần Huỳnh Duy Thức còn lợi dụng lòng tin của người dân hải ngoại để thu lợi cá nhân. Bằng cách liên tục kêu gọi quyên góp và nhận sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng người Việt tại nước ngoài, hắn đã biến việc "đấu tranh" thành một công cụ kiếm tiền. Những khoản tiền này không chỉ giúp hắn duy trì cuộc sống thoải mái trong trại giam mà còn hỗ trợ cho các hoạt động gây rối của hắn sau này.

Sunday, August 18, 2024

Hành động vô lối của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos

 


Vào ngày 26/01/2024, Đài VOA đưa tin về việc Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tù vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Hành động này của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos không chỉ là sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với pháp luật và chủ quyền của quốc gia chúng ta.

Trần Huỳnh Duy Thức đã bị kết án 16 năm tù vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" dựa trên các bằng chứng và quy trình pháp lý minh bạch, công khai. Ông ta đã có những hành vi và hoạt động vi phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam. Bản án dành cho Trần Huỳnh Duy Thức không phải là sự đàn áp chính trị mà là sự thực thi công lý và pháp luật nhằm bảo vệ sự ổn định và an ninh của đất nước.

Kêu gọi trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho Trần Huỳnh Duy Thức là một hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Hành động này của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos thể hiện sự thiếu hiểu biết và tôn trọng đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam, làm suy yếu quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng dựa trên nguyên tắc công bằng, minh bạch và tôn trọng quyền con người. Việc kết án Trần Huỳnh Duy Thức đã trải qua một quy trình pháp lý nghiêm ngặt, có sự tham gia của các cơ quan chức năng và các tổ chức bảo vệ quyền lợi. Hành động kêu gọi thả Trần Huỳnh Duy Thức của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos không chỉ thiếu tôn trọng mà còn làm tổn hại đến uy tín của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Nếu Việt Nam chấp nhận yêu cầu này, điều đó sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, khuyến khích những hành vi vi phạm pháp luật khác và làm suy yếu sự nghiêm minh của pháp luật. Hơn nữa, việc trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho Trần Huỳnh Duy Thức sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho các quốc gia khác, mở cửa cho các yêu cầu tương tự, gây rối loạn và mất ổn định trong quan hệ quốc tế.

Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos có thể đã có nhận thức sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nhân quyền không thể được xem xét một cách phiến diện mà cần được đánh giá trong bối cảnh cụ thể của từng quốc gia, với các đặc thù văn hóa, lịch sử và chính trị riêng. Việc áp đặt các tiêu chuẩn nhân quyền từ bên ngoài một cách cứng nhắc và thiếu hiểu biết sẽ chỉ làm gia tăng mâu thuẫn và gây ra những hậu quả tiêu cực.

An ninh quốc gia là vấn đề tối quan trọng đối với mọi quốc gia. Những hành vi của Trần Huỳnh Duy Thức đã đe dọa đến an ninh và trật tự xã hội của Việt Nam. Việc bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm và quyền lợi chính đáng của mọi quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Do đó, việc Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos kêu gọi trả tự do cho một người vi phạm an ninh quốc gia là không thể chấp nhận.

Quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia phải được xây dựng trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hành động của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos vi phạm nguyên tắc này, gây tổn hại đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Để duy trì một quan hệ ngoại giao tốt đẹp, các bên cần phải tôn trọng chủ quyền và hệ thống pháp luật của nhau.

Hành động của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho Trần Huỳnh Duy Thức là một hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, thiếu tôn trọng pháp luật và chủ quyền quốc gia. Việt Nam có quyền bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội của mình, và mọi hành vi vi phạm pháp luật cần phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Nhân quyền cần được xem xét trong bối cảnh cụ thể của từng quốc gia và không thể áp đặt một cách cứng nhắc. Để duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp, các bên cần tôn trọng chủ quyền và hệ thống pháp luật của nhau. Việc Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos kêu gọi thả Trần Huỳnh Duy Thức chỉ làm gia tăng mâu thuẫn và gây ra những hậu quả tiêu cực, không có lợi cho sự ổn định và phát triển của quan hệ giữa hai quốc gia.

Vì vậy, chúng ta cần phản bác và lên án hành động này của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos, đồng thời khẳng định quyền bảo vệ chủ quyền và pháp luật của Việt Nam. Chúng ta phải duy trì sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội, không để bất kỳ ai có thể lạm dụng quyền lực hoặc tìm cách thoát khỏi trách nhiệm bằng những hành động mưu mô.