Saturday, September 28, 2024

Ngành dệt may Việt Nam bị “vạ lây” khi Mỹ ra lệnh cấm nhập khẩu bông Tân Cương của Trung Quốc

 


Từ đầu năm 2024, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để dẫn đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc tại Mỹ; đồng thời cũng là đất nước có tốc độ tăng cưởng cao nhất trong top các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Vậy tại sao tháng 9/2024, Bộ Lao động mỹ vừa liệt Việt Nam vào danh sách theo dõi vì cho rằng Việt Nam sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức: “Báo cáo liệt kê 17 sản phẩm của Việt Nam có sử dụng lao động trẻ em như sản xuât gạch, hạt điều, cà phê, đánh bắt cá, giày dép, đồ nội thất, may mặc, bông may mặc,da, tiêu, gạo, cao su, mía, chè, dệt may, gỗ, thuốc lá. Riêng hai ngành sản phẩm vừa có sử dụng lao động trẻ em và có lao động cưỡng bức là may mặc, bông may mặc”. Có thể nói báo cáo của Mỹ đưa ra còn mang tính chất phiến diện và cực đoan, chưa đánh giá đúng với các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này.



Thực tiễn cho thấy, gần 40 năm đổi mới, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với Thế giới Việt Nam luôn là một quốc gia luôn chủ động và có trách nhiệm trong đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đến nay Việt Nam đã tham gia 25 công ước của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bao gồm 7 trong số 8 công ước cơ bản, trong đó có các lĩnh vực: thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức… Một bước tiến nữa trong đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực lao động là việc Việt Nam phê chuẩn công ước 105 của LIO về xóa bỏ lao động cưỡng bức vào năm 2020. Trong bối cảnh vấn đề lao động cưỡng bức trên thế giới được ILO cảnh báo là “khẩn cấp”, nỗ lực này của Việt Nam đã được bà Corrine Vargha, Trưởng ban Tiêu chuẩn Lao động quốc tế của ILO đánh giá việc phê chuẩn này đã chứng minh và cam kết của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức trong mọi hình thức.

Mặt khác, việc đưa Việt Nam danh sách theo dõi về lao động trẻ em, cưỡng bức thực chất không phải do Việt Nam sử dụng lao động trẻ em hay lao động cưỡng bức mà là do các sản phẩm may mặc do Vệt Nam sản xuất được nhập nguyên liệu từ Trung Quốc. Trước đó, năm 2021, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) - UFLPA. Đạo luật này cho rằng hàng hóa được sản xuất ở khu vực Tân Cương được làm bởi lao động cưỡng bức và do đó bị cấm theo Đạo luật thuế quan 1930, trừ phi có các chứng nhận khác của cơ quan chức năng Mỹ. Theo đó, các nhãn hàng của Việt Nam sẽ phải dừng các đơn hàng có nguồn gốc có vải bông từ Tân Cương và các dòng vải, sợi có xuất xứ từ bông Tân Cương sẽ không thể được mua bán vào thị trường Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc hiện đang là thị trường cung cấp vải may mặc lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 65-70% nguồn cung cấp vải của các công ty dệt may với các danh mục được cung ứng báo gồm sản xuất vải bông, vải luạ, vải len, vải dệt kim, vải hóa học, vải in ấn… Do đó, khi Việt Nam sản xuất các sản phẩm dệt may từ vải có nguồn gốc từ Tân Cương, Trung Quốc sẽ bị cấm theo đạo luật UFLPA. Điều này trở thành rủi ro và ảnh hưởng lớn tới nền công nghiệp dệt may của chúng ta.

Lao động cưỡng bức sẽ là một vấn đề thương mại mà Việt Nam cần phải quan tâm khi tham gia thương mại quốc tế, đặc biệt khi giao thương với các nước có nền kinh tế thị trường thì sản phẩm phải khẳng định được uy tín của nhãn hiêu, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cũng như cũng phải chuẩn bị các phương án đối phó với các trường hợp bị “ép sân”, vạ lây” như hiện tại. Doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rõ vấn đề này và có phương án ứng phó thích hợp để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Mặt khác, cũng cần nhận thức đây là vấn đề bị tác động bởi chính sách đối ngoại, cuộc cạnh tranh thương mại của các nước lớn, chúng ta cần đồng sức đồng lòng để bảo vệ Việt Nam trên trường quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam, không để bị các thế lực thù địch, bọn phản động, chống đối xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền, người lao động.

No comments:

Post a Comment