Wednesday, February 28, 2018

Nhờ công an mà sách Chính trị bình dân của Đoan Trang đắt như tôm tươi?

Trong bối cảnh phong trào dân chủ èo uột, rệu rã, tưởng như không còn chút sinh khí nào, ngay đến hoạt động tưởng niệm Chiến tranh Biên giới “vô hại” không thể tổ chức nổi, phải quay sang chửi bới mấy ông lão bà lão trong CLB khiêu vũ Hồ Gươm đã “vô tình” khiêu vũ vào đúng cái ngày họ dự định “tưởng niệm” là “phá hỏng tưởng niệm”, là “nhảy múa trên xác chết”… đế lấp liếm đi sự tan rã của mình, thì việc Công an ốp bà Đoan Trang lên làm việc về cuốn sách Chính trị bình dân cùng việc cả cái làng zân chủ hoang mang bà này chắc chắn đã/sắp/sẽ bị bắt, đột ngột trở thành “điểm sáng” làm vơi bớt đi không khí não nuột ấy. Dường như để bắt sóng truyền thông hâm nóng bầu không khí đấu tranh dân chủ đó, làng zân chủ rầm rộ tuyên truyền cho cuốn sách Chính trị bình dân, mời người người nhà nhà hãy đọc nó để biết “vì sao chế độ cộng sản khiếp sợ nó”, “vì sao nó bị ngăn cấm”, “vì sao vì nó mà Đoan Trang đang bị khủng bố hay sắp vô tù”…


Đúng như mong muốn của các nhà zân chủ, rất nhiều  facebooker  hỏi mua sách. Kỳ thực họ có mua không, có thực sự muốn đọc không, có thực sự đọc không thì có trời mới biết. Chỉ thấy rằng, sau mỗi stt rao bán sách ấy, thấy khổ chủ hay friend của họ lại công khai up lên đường link cuốn sách hơn 500 trang đã công khai trên mạng từ lâu, tức là được đọc miễn phí, ai lười đọc online thì có thể tự in ra đọc lấy !?! Rõ ràng có trò lừa phỉnh hay lòe bịp nào đó ở đây. Thử hỏi trước việc săn mua cuốn sách mấy trăm ngàn mà thấy lù lù link cuốn sách free trước mắt, chỉ cần cú nick chuột là xem toàn bộ sách, thì mấy người Việt bỏ tiền ra mua? Chưa kể nó có đáng giá hay không?
Thêm nữa, rất nhiều anh chị zân chủ trước đó đã được Đoan Trang tặng sách “rải như bươm bướm” rồi, tác giả còn đề tặng với sự trân trọng như mời đọc “tác phẩm” của mình kia. Ấy nhưng chưa thấy anh chị nào thực sự review về cuốn sách, tức là nêu ra đánh giá, cảm tưởng, suy nghĩ sau khi nghiền ngẫm quà tặng từ tác giả như họ ca tụng kiểu đãi bôi trên facebook của mình kia chưa. Rặtmột vài facebooker sau khi nhận sách chỉ nêu chung chung một vài suy nghĩ, một vài cảm tưởng về tác giả, về sự hy sinh của tác giả cho phong trào, về sự đàn áp của chính quyền với tác giả, mời mọi người hãy tìm đọc sách… Nếu tôi là tác giả, chắc sẽ băn khoăn dò hỏi, đồng bọn của mình đánh giá ra sao về cuốn sách sau khi đọc, nhưng tôi chắc Đoan Trang thừa hiểu không dại gì làm việc này bởi làm thể sẽ đẩy đồng bọn của mình vào thế “khó xử”.





Tình cờ có một anh zân chủ lơ ngơ, thấy “thiên hạ đổ xô đi đọc” cũng lao vào đọc thật. Đọc xong cuốn sách, anh này đã bình luận phũ phàng “Đọc xong thấy phí thời gian ngồi đọc. Mấy cái khái niệm đấy mà không biết thì chắc là nông dân” khiến đồng bọn của Đoan Trang vô cùng phẫn uất!!!

Kỳ thực đọc những bài review thực sự về cuốn sách ngay từ khi nó mới ra đời, được đăng trên fanpage “Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang” mới thấy, cuốn sách đơn giản là quảng cáo cho các thành tích đấu tranh zân chủ của Đoan Trang cũng như giãi bày cách thức hoạt động của cô ta mới là “sáng  tạo”, là đúng đắn nhất cũng như  tập hợp lại các bài viết trên blog, fb của Đoan Trang đã đăng trước đó. Còn mấy khái niệm cơ bản về chính trị, về chế độ chính trị, về tổ chức xã hội dân sự, về các cách thức làm cách mạng lật đổ…thì thật chẳng bằng được ông Google.


Thôi cũng nên cảm ơn công an VN đã tạo cơ hội cho thiên hạ, nếu ai đó chót “phí thời gian” đọc cuốn sách đó được mở mắt đánh giá đầy đủ về cái tầm, sự thích khoe mẽ của Đoan Trang và nhất là tính hai mặt của truyền thông hay quảng cáo.

Võ Khánh Linh

Mời đọc một số bài bàn về cuốn sách "Chính trị bình dân" này
(1) CUỐN SÁCH “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN” RA ĐỜI NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ?https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=158646151388268&id=146428952609988&substory_index=0
(2) Theo cuốn “Chính trị Bình dân”, Đoan Trang làm truyền thông trung thực hay tuyên truyền gian dối?
https://www.facebook.com/146428952609988/photos/a.146803595905857.1073741828.146428952609988/158646804721536/?type=3&theater
(3) Bàn về cuốn sách "Chính trị bình dân": Sản phẩm không nghiêm túc về mặt kiến thức? https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=157453348174215&id=146428952609988
(4) THẤY GÌ TỪ VIỆC ĐOAN TRANG RA MẮT CUỐN “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN”?
https://www.facebook.com/146428952609988/photos/a.146803595905857.1073741828.146428952609988/156718324914384/?type=3&theater

Tuesday, February 27, 2018

Ai đang muốn “tiêu diệt” Đoan Trang và cuốn “Chính trị Bình dân”?

Mới đây, sau khi được cơ quan công an mời lên trụ sở để trao đổi về nội dung cuốn sách “Chính trị Bình dân”, tác giả Phạm Đoan Trang đã tung ra một bản tuyên bố viết tay, đề ngày 26 tháng 2 năm 2018 (1). Trong bản tuyên bố, Trang lớn tiếng khẳng định rằng bà “khinh ghét những kẻ đã và đang muốn tiêu diệt” bà và cuốn “Chính trị Bình dân”. Ngay khi bản tuyên bố xuất hiện, phong trào chống Cộng đã phát động một chiến dịch truyền thông đình đám để ca ngợi Đoan Trang và cuốn “Chính trị Bình dân”.



Sau khi theo dõi làn sóng dư luận này, tôi có cảm giác cả Phạm Đoan Trang lẫn những người đang tạo sóng truyền thông để ca ngợi bà đều giả dối.

Sự giả dối của Đoan Trang nằm ở chỗ bà đã bịa ra những mối đe dọa không có thật để ăn vạ dư luận. Nhắc lại, trong bản tuyên bố, Đoan Trang khẳng định rằng đang có kẻ muốn “tiêu diệt” bà và cuốn “Chính trị Bình dân”. Nhưng chính quyền có thể “tiêu diệt” Trang và cuốn sách bằng cách nào? 
Trang không giải thích, và cũng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho việc đó. Trong thực tế, chính quyền chỉ có một động thái duy nhất: mời Trang lên trụ sở để trao đổi về nội dung cuốn sách, rồi để bà ra về. Chỉ kẻ hoang tưởng mới cho rằng mình có thể bị “tiêu diệt” bằng một cuộc trao đổi ở công sở.

Nếu bình tĩnh suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy cuốn “Chính trị Bình dân” không thể bị bất cứ chính quyền nào tiêu diệt. Chính quyền không thể đình bản, thu hồi để tiêu hủy hay ngăn độc giả tiếp cận cuốn sách này, vì nó được phát hành trên Amazon thay vì in bởi các nhà xuất bản trong nước. Nếu cuốn sách thật sự có chất lượng, độc giả Việt Nam trong và ngoài nước sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua bản mềm. Chẳng ai có thể “tiêu diệt” cuốn sách này ngoài chính tác giả Phạm Đoan Trang, người khiến nó có chất lượng thấp.

Sau Phạm Đoan Trang, chính những người mở chiến dịch truyền thông để ca tụng bà cũng đang giả dối. Trên mạng ảo, họ đều tuyên bố rằng họ sẽ đồng hành cùng bà Trang trong lúc hiểm nguy. Bằng cách đó, họ tạo ra một ảo tưởng rằng mình là người tốt, can đảm, không bỏ rơi đồng đội, và toàn bộ phong trào chống Cộng là một khối người đoàn kết, đồng lòng. Tuy nhiên, chỉ cần làm một phép thử, bà Trang sẽ nhận ra họ nói dối.

Cuối bản tuyên bố viết tay, Phạm Đoan Trang khẳng định rằng bà coi “nhà nước Cộng sản ở Việt Nam hiện nay” là một “nhà nước độc tài”, và bà đang đấu tranh để “xóa bỏ” nhà nước đó. Tôi nghĩ để kiểm tra đồng đội, bà Trang nên viết một lời kêu gọi “xóa bỏ” nhà nước hiện hành ở Việt Nam. Sau đó, bà kêu gọi những người đã và đang “đồng hành” với bà - như Nguyễn Đình Hà, Lưu Văn Minh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Trịnh Kim Tiến, Phạm Lê Vương Các… - cùng ký tên dưới lời kêu gọi này, và đi biểu tình đòi “xóa bỏ” nhà nước với bà. Nếu họ sẵn sàng làm vậy, bất chấp điều 79 trong Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì họ quả là những người can đảm, không bỏ rơi đồng đội, và phong trào chống Cộng quả là một khối đoàn kết. Còn nếu bà tự biết họ sẽ không ký vì sợ, thì cả bà lẫn họ hãy tỉnh mộng đi. Thực ra những người đồng đội đó không hề đồng hành với bà, và bà cũng không hề dẫn đầu bất cứ phong trào hay hội nhóm nào. Cả bà lẫn những người nói trên chỉ đang lợi dụng nhau cho những toan tính vị kỷ.

Khi Phạm Đoan Trang tung ra bản viết tay trên, bà đã công khai vi phạm điều 79 Bộ luật Hình sự. Nhưng bà Trang không làm việc này một cách dại dột, nông nổi hoặc thiếu suy tính. Thay vào đó, bà đã chủ động lên kế hoạch để biến mình thành vị thánh tử đạo của phong trào chống Cộng Việt Nam. Kế hoạch của Trang gồm ba bước:

_ Trong bước một, bà tự làm hồ sơ để trao giải Homi Homini cho chính mình (2). Giải thưởng này có hai tác dụng. Thứ nhất, nó khiêu khích chính quyền, khiến chính quyền chú ý đến bà hơn. Thứ hai, khi châu Âu đã trao một giải thưởng nhân quyền quốc tế cho bà, họ sẽ có trách nhiệm giải cứu bà khi bà bị bắt. Nói cách khác, bà Trang đã bẫy châu Âu vào thế phải giúp bà đi tị nạn.

_ Trong bước hai, Đoan Trang mở một chiến dịch truyền thông để vận động cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga được đi tị nạn chính trị ở nước ngoài. Bằng chiến dịch này, Trang thuyết phục cư dân mạng rằng khi một “nhà đấu tranh” xin đi tị nạn để thoát bản án tù, họ không phải đang bỏ cuộc và không phải là kẻ hèn nhát. Nhưng chủ đích của Trang không phải là biện hộ cho Quỳnh, Nga hoặc các “nhà đấu tranh” khác, mà là biện hộ cho chính mình trong tương lai (3).

_ Trong bước ba, Đoan Trang công khai vi phạm điều 79 Bộ Luật Hình sự, khiến chính quyền không có lựa chọn nào khác ngoài khởi tố bà để thực hiện đúng quy định của luật pháp. Vụ bắt giữ này sẽ biến Trang thành một vị thánh tử đạo của phong trào chống Cộng. Nhờ đó, Trang bán được sách, được đi nước ngoài tị nạn, và có đủ danh tiếng, thành tựu để hiện diện trong mắt quốc tế như một Aung San Suu Kyi của Việt Nam. Trang mong rằng trong tương lai, khi tình hình trong nước và quốc tế chuyển biến theo hướng có lợi, quốc tế sẽ rước Trang về Việt Nam rồi đưa Trang lên ngôi. Còn nếu Trang không diễn vai thánh tử đạo, thì hoạt động của bà sẽ tiếp tục xuống dốc. Cuốn “Chính trị Bình dân” tiếp tục không bán được vì chất lượng quá kém, nhóm Green Trees tiếp tục sống thực vật bằng những hoạt động văn nghệ vô bổ, Trang tiếp tục sa lầy trong nơi trú ẩn mà Dòng Chúa Cứu thế cho bà, và quốc tế tiếp tục cắt tiền tài trợ cho phong trào chống Cộng Việt Nam, do thấy phong trào không có hoạt động hay sự kiện nào đáng chú ý.

Trong khi Trang sẵn sàng sắm vai thánh tử đạo, thì phong trào chống Cộng cũng đang cần một vụ tử đạo mới. Nếu không có những vụ việc ồn ào nhưng vô bổ, như sóng truyền thông mà Đoan Trang đang tạo, thì do ảnh hưởng từ đợt triệt phá năm ngoái, phong trào sẽ tiếp tục chìm xuống do các “nhà đấu tranh” đồng loạt ngậm miệng vì sợ và lượng tiền tài trợ tiếp tục giảm đi. Khi đó, người trong phong trào sẽ lộ mặt hèn, và chuyển sang đấu đá nhau để giành những đồng tiền tài trợ cuối cùng. Còn nếu Đoan Trang sắm vai tử đạo, phong trào sẽ lại được diễn với nhau một màn “can đảm”, “đoàn kết” giả vờ, và những nguy cơ trên sẽ tạm thời không còn nữa.

Tóm lại, Đoan Trang và phong trào chống Cộng đang diễn kịch “tử đạo” để chấm dứt tình trạng sống dở chết dở, sống không bằng chết lúc này của họ. Giống như Chí Phèo, giờ họ không biết làm gì để có miếng ăn và khỏi bị lãng quên, ngoài khích người ta đánh mình và ăn vạ quốc tế. Rốt cuộc chẳng ai muốn “tiêu diệt” Phạm Đoan Trang và cuốn sách chất lượng thấp của bà Trang, ngoài chính bà và các “đồng đội”.
Võ Khánh Linh

Chú thích:


Wednesday, February 14, 2018

Phạm Đoan Trang đã tự trao giải Homi Homini cho chính mình?


 Giải thưởng nhân quyền Homi Homini sẽ được trao cho cây bút chống Cộng Phạm Đoan Trang vào ngày 5 tháng 3 tới đây, tại Prague, CH Séc. Đây là giải thưởng quốc tế đầu tiên được trao cho Đoan Trang. Việc bà Trang nhận giải có lẽ đã gây bất ngờ cho nhiều người. Khi đề cử bà Trang làm “nhà hoạt động nữ có sức hút nhất năm 2015”, ông Phạm Lê Vương Các, một đệ tử thân tín của bà Trang, viết như sau (1):

“Sự khiêm tốn của Trang còn thể hiện qua việc Trang luôn từ chối làm hồ sơ đề cử các giải thưởng nhân quyền quốc tế.



Khác với ông Các, hầu hết giới hoạt động ở Việt Nam không xem bà Trang là một người khiêm tốn. Cũng trong năm 2015, bà Trang đã tung ra bản “Hiến chương 2015” thể hiện rõ ý đồ để thâu tóm, tạo thiết chế “thống nhất” các nhóm chống Cộng Việt Nam, khi bà đặt ra luật lệ và chế tài cho tất cả những nhà hoạt động khác (2). Trong thực tế, Phạm Đoan Trang từ chối làm hồ sơ đề cử các giải thưởng nhân quyền quốc tế không phải vì khiêm tốn, mà vì sợ hãi. Trang biết rằng nếu nhận giải, bà sẽ thu hút thêm sự chú ý của cơ quan an ninh. Vì vậy, bà nhường cái vinh dự lớn lao đó cho những nhà hoạt động khác, và nhận về mình cái trách nhiệm làm truyền thông “yểm trợ”, làm hồ sơ “vận động” mỗi khi các vị này vào tù. Tất nhiên, như trong lần “yểm trợ” cho Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, bà Trang không quên nhận tiền của thân nhân ông Vinh khi viết cho ông một cuốn sách “yểm trợ”.

Vậy mà lần này bà đồng ý để mình được xét trao giải, và còn đồng ý để tổ chức trao giải gọi mình là “một trong những lãnh đạo của các nhà bất đồng chính kiến đương thời ở Việt Nam”. Trang lấy đâu ra sự can đảm mà bà  chưa từng có này?

Chúng ta biết rằng Phạm Đoan Trang đã trốn chui suốt nhiều tháng để thoát khỏi sự giám sát của pháp luật với nỗi lo thường trực NHẬP KHO bất cứ lúc nào. Trái với thái độ bất khuất được tổ chức trao giải Homi Homini mô tả, từ hơn một năm trở lại đây, Trang liên tục kêu ca về việc mình bị đánh, bị chửi, mình cô đơn, mình bị công an gác cửa… Mặt khác, ta cũng biết rằng nhiều nhà chống Cộng vô cùng bất khuất khác, như các ông Việt Khang và Trương Minh Tam, vừa nối đuôi nhau đi tị nạn nước ngoài chỉ trong một tháng trở lại đây. Như vậy, nếu bà Trang đến CH Séc để nhận giải thưởng năm nay, không loại trừ khả năng bà sẽ ở lại nước ngoài luôn, để được tiếp tục cống hiến và hi sinh cho lợi ích của 90 triệu người trong nước” thay vì sẽ bị “nhập kho” như Mẹ Nấm!?!

Trở lại với vấn đề mà title bài nêu ra, chúng tôi thấy có thể chính bà Trang, hoặc những cộng sự thân tín của bà, đã làm hồ sơ để bà được trao giải Homi Homini năm 2018.
Trong giới chống Cộng Việt Nam, không nhiều người có quan hệ với các tổ chức nhân quyền ở CH Séc. Nhóm có nhiều quan hệ nhất với các tổ chức này tình cờ lại là ông Nguyễn Quang A và VOICE – một tổ chức mà bà Trang đã hoặc vẫn đang tham gia. Chẳng hạn, hồi tháng 6 năm 2014, trong chuyến đi vận động nhân quyền quốc tế, ông Quang A và các đại diện của VOICE đã dừng chân để tổ chức hội thảo với nhóm Văn Lang ở Prague (3). Thành viên VOICE đi cùng ông A trong chuyến này tình cờ là Trịnh Hữu Long – bạn thân của Đoan Trang từ thời ở trong nước, và hiện vẫn đang làm cùng Trang trong ban biên tập Luật khoa Tạp chí. Đến tháng 10 năm 2017, ông Quang A lại làm diễn giả trong Forum 2000 được tổ chức tại Prague. Đi cùng có Đinh Phương Thảo – vốn là một đệ tử của Đoan Trang trong nhóm Green Trees, và đang làm cho VOICE vào thời điểm đó (4). Tháng 11 cùng năm, khi Quang A huy động 15 tổ chức xã hội dân sự ra tuyên bố phản đối việc câu lưu Quang A, Đoan Trang và Bùi Hằng, nhóm Văn Lang ở CH Séc cũng là một trong số những tổ chức ký tên (5). Ngoài ra, cũng cần nhớ rằng Phạm Đoan Trang nằm trong đường dây viết “hồ sơ nhân quyền” của VOICE, và các hồ sơ do đường dây này viết ra góp phần quyết định “nhà hoạt động” nào của Việt Nam được nhận tiền tài trợ nước ngoài và các giải thưởng nhân quyền quốc tế.

Như vậy, có khả năng chính Phạm Đoan Trang đã tự trao giải Homi Homini cho mình, để dàn xếp tình huống ra nước ngoài nhận giải rồi được mời ở lại, sao cho có thể đi tị nạn mà không bị bẽ mặt.

Nếu bà Trang đi tị nạn trót lọt, quốc tế càng có lí do để lo ngại về Việt Nam. Bởi dù là một nước đang phát triển, Việt Nam đã liên tục xuất khẩu rác thải độc hại trong lĩnh vực chính trị sang các nước phát triển ở châu Âu và châu Mỹ!!!

Chú thích: