Saturday, June 27, 2020

Làng dân chủ chia rẽ vì Trump (p.4): Tiếp tục sa lầy trong hận thù và đô-la Mỹ?




Từ khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, bộ phận người Việt thân phương Tây đã liên tục tranh cãi với nhau về nhân vật này, dẫn đến tình trạng chia rẽ sâu sắc. Mức độ chia rẽ đã gia tăng trong nửa đầu năm 2020, do kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần, còn Trump liên tục mất uy tín vì cách phản ứng trước dịch COVID-19 và phong trào biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát, bảo vệ quyền sống của người da đen. Kỳ cuối cùng của loạt bài sẽ được dành để dự đoán tương lai của mâu thuẫn giữa bên “phò Trump” và bên “chống Trump” trong làng dân chủ.

Như 3 kỳ trước của loạt bài đã trình bày, mâu thuẫn giữa những người Việt “phò Trump” và “chống Trump” được hình thành và duy trì nhờ ít nhất 3 yếu tố:
(1) Cuộc khủng hoảng của “trật tự Mỹ”.
(2) Việc bộ phận người Việt thân phương Tây quá lệ thuộc vào “trật tự Mỹ”.
(3) Việc các nhóm đối lập với Nhà nước Việt Nam quá lệ thuộc vào tâm lý bài Trung Quốc cực đoan.

Sự chia rẽ đến mức độ một số nhân tố trong làng zân chủ như Trịnh Hữu Long lên tiếng khuyên giải cả hai bên cần tôn trọng sự thật, tránh lan truyền tin giả, tránh rơi vào “tiêu chuẩn kép”, đối xử với người khác theo cách mình muốn được đối xử, cần tôn trọng bên đối nghịch, tôn trọng sự khác biệt, tranh luận phải dựa trên nền tảng kiến thức, giữ thái độ cầu thị trước những lời chỉ trích, để liên tục học hỏi cái mới....

Chưa có dấu hiệu cho thấy các bên được “Khuyên giải” nhận thức và giải quyết được việc bộ phận người Việt thân phương Tây quá lệ thuộc vào “trật tự Mỹ” và việc các nhóm đối lập với Nhà nước Việt Nam quá lệ thuộc vào tâm lý bài Trung Quốc cực đoan. Yếu tố cuộc khủng hoảng của “trật tự Mỹ” chỉ có thể được giải quyết dứt điểm trong 2 trường hợp:  một là đảng Dân chủ Mỹ thắng cuộc bầu cử và giải quyết được khủng hoảng, hai là EU lấp khoảng trống mà Mỹ để lại; và bên “Khuyên giải” chỉ có thể góp một phần nhỏ trong việc tạo ra trường hợp thứ nhất. Vì vậy, khả năng của bên “Khuyên giải” trong việc giải quyết mâu thuẫn là không cao. Trong tương lai, họ có thể đầu tư vào một số giải pháp ít tham vọng hơn – như tập trung đào tạo lớp trẻ [nhằm giải quyết vấn đề (1) và (3)], hay tìm chỗ dựa thay thế ở Đài Loan, Úc, Đông Âu [nhằm tạm đối phó với vấn đề (2)].


Còn trước mắt, một phong trào dân chửi quá dựa dẫm vào nước Mỹ và vào lòng hận thù sẽ tiếp tục mắc kẹt trong sự bế tắc và suy đồi vì hai nguồn sức mạnh đó.


Cảnh lệ thuộc, bấp bênh của phong trào dân chửi qua một cuộc phỏng vấn của BBC



Ngày 10/06/2020, Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức một hội nghị báo cáo viên cấp trung ương, trong đó đại diện của Hội đồng Lý luận Trung ương đã có báo cáo chuyên đề về những điểm được cho là mới trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, sẽ diễn ra vào năm tới.

Nhân đó, ngày 14/06, BBC đã phỏng vấn Nguyễn Quang A, Lê Văn Sinh, Mai Thanh Sơn và Song Chi về sự kiện này. Các câu hỏi phỏng vấn cho thấy BBC tập trung khai thác một vấn đề, là Đại hội XIII có gì đổi mới không hay vẫn như cũ. Những người được phỏng vấn đều cho rằng cho rằng , văn kiện không có gì mới vì vẫn giữ tư tưởng, chế độ cũ, rồi viện vào đó để kêu gọi phải đổi mới chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng mới là đổi mới. Ông Nguyễn Quang A viết rằng đổi mới chính trị sẽ không dẫn đến “loạn 12 sứ quân” như ông Phùng Hữu Phú lo ngại trong hội nghị, tuy nhiên không đưa ra bằng chứng nào để chứng minh điều đó.
Rồi họ tập trung nhận định đến cơ hội để “đổi mới chính trị” ở Việt Nam có thể đến từ những nhân tố như: Dân đòi Nhà nước thay đổi và Nhà nước buộc phải thỏa hiệp với dân trong tình huống “Đổi mới hay là chết”; từ các hợp tác CPTPP, EVFTA mang đến các ràng buộc về nhân quyền, buộc Nhà nước VN phải thay đổi; từ việc khuynh hướng thoát Trung sau dịch bệnh CoVid-19 và TQ đa đảng
Rồi họ bàn đến thách thức, khó khăn cho cơ hội “đổi mới chính trị” trên, họ đưa ra một số “thách thức” kiểu như: Nhà nước tiếp tục áp ý thức hệ hiện nay lên dân, Mỹ có chính sách đối ngoại thiếu nhất quán hay nguy cơ chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng...
Từ bàn luận của nhóm các “nhà dân chủ” này, ta thấy rõ:
Thứ nhất, những người được phỏng vấn đang đặt ra ít nhất 3 kịch bản đổi mới chính trị: (1) Việt Nam thay đổi dần dần do tương tác qua lại giữa Nhà nước, người dân và các nước đa đảng; (2) Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế dẫn đến thay đổi đột ngột; (3) Trung Quốc chuyển sang đa đảng hoặc sụp đổ, dẫn đến thay đổi ở Việt Nam.
Thứ hai, họ đánh đồng vấn đề đổi mới chính trị với vấn đề theo Mỹ - thoát Trung. Họ cho rằng các biến động quốc tế sẽ chi phối khả năng đổi mới chính trị.
Chính sách đối ngoại thiếu nhất quán của Mỹ và nguy cơ chiến tranh có lẽ là 2 trong nhiều lý do khiến trong thời gian gần đây, lượng cá nhân chống đối tin vào kịch bản số (2) và (3) đang gia tăng so với lượng cá nhân tin vào kịch bản số (1).
Bức tranh trên phản ánh một thực tế: các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đang quá lệ thuộc vào nước ngoài. Phong trào mà họ tạo ra thì không khác gì một canh bạc, do lệ thuộc vào những biến động thất thường của tình hình chính trị quốc tế. Họ cũng đang phải đối mặt với một vấn đề nội bộ, là sự gia tăng của khuynh hướng phá hoại nơi những nhà dân chửi mong Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế hoặc chiến tranh.
Như vậy, dù các nhà dân chửi nói gì về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì mặt trời cũng đang không tỏa sáng trên đầu họ.
Võ Khánh Linh

Friday, June 26, 2020

Làng dân chủ chia rẽ vì Trump (p.3): Nỗ lực khuyên giải vô vọng của Trịnh Hữu Long



Từ khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, bộ phận người Việt thân phương Tây đã liên tục tranh cãi với nhau về nhân vật này, dẫn đến tình trạng chia rẽ sâu sắc. Mức độ chia rẽ đã gia tăng trong nửa đầu năm 2020, do kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần, còn Trump liên tục mất uy tín vì cách phản ứng trước dịch COVID-19 và phong trào biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát, bảo vệ quyền sống của người da đen. 

Trước tình hình chia rẽ mà kỳ trước đã mô tả, một số gương mặt vốn thuộc bên “chống Trump” – như Trịnh Hữu Long, Phạm Ngọc Hưng – đã lên tiếng khuyên giải để hạ nhiệt mâu thuẫn giữa hai bên. Hoạt động tuyên truyền của họ có nội dung như ả hai bên cần tôn trọng sự thật, tránh lan truyền tin giả; Tránh rơi vào “tiêu chuẩn kép”, đối xử với người khác theo cách mình muốn được đối xử; Cần tôn trọng bên đối nghịch, tôn trọng sự khác biệt, vì cánh tả và cánh hữu chỉ là hai mặt của một đồng xu; Tranh luận phải dựa trên nền tảng kiến thức; Thuyết phục bên đối nghịch thay vì tấn công cá nhân họ và giữ thái độ cầu thị trước những lời chỉ trích, để liên tục học hỏi cái mới.






Về bản chất, bên “Khuyên giải” muốn “trật tự Mỹ” nói chung, và bộ phận người Việt thân phương Tây nói riêng, giải quyết khủng hoảng bằng cách tự điều chỉnh thông qua một loạt các cơ chế của mô hình dân chủ đa đảng – như tự do ngôn luận & không gian công cộng, bầu cử dân chủ, tinh thần pháp quyền… Họ hiểu rằng việc giải quyết cuộc khủng hoảng của “trật tự Mỹ” là vấn đề chính, việc giải quyết tình trạng chia rẽ của bộ phận người Việt thân phương Tây là vấn đề phụ và mang tính hệ lụy.

Vì “Bối cảnh thường được viện dẫn” của họ không bao gồm tình cảm dân tộc và sự đoàn kết giữa người Việt với nhau, có thể thấy họ thiếu tính chính danh trong vấn đề này, và đây là điểm yếu lớn của họ.

Ngoài ra, trước khi tìm cách cảm hóa phần còn lại của làng “dân chửi”, có lẽ Trịnh Hữu Long nên chấn chỉnh hai thánh chửi nằm ngay trong tổ chức VOICE, là Phạm Đoan Trang và Đỗ Nam Trung:




Phần sau, tức kỳ cuối của loạt bài, sẽ được dành để dự đoán tương lai của mâu thuẫn giữa bên “phò Trump” và bên “chống Trump” trong làng dân chủ.

Làng dân chủ chia rẽ vì Trump (p.2): Bản chất của mâu thuẫn giữa “phò Trump” và “chống Trump”



Từ khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, bộ phận người Việt thân phương Tây đã liên tục tranh cãi với nhau về nhân vật này, dẫn đến tình trạng chia rẽ sâu sắc. Mức độ chia rẽ đã gia tăng trong nửa đầu năm 2020, do kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần, còn Trump liên tục mất uy tín vì cách phản ứng trước dịch COVID-19 và phong trào biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát, bảo vệ quyền sống của người da đen. Để làm rõ các tính chất của tình trạng chia rẽ này, tôi xin giành một loạt bài mổ xẻ, phân tích về nó hầu bạn đọc. Các khía cạnh được phân tích trong loạt bài này bao gồm: (1) Hoạt động tuyên truyền của hai phe đang xung đột; (2) Tính chất của mâu thuẫn giữa hai bên; (3) Tính chất của bên “Khuyên giải”; (4) Dự đoán khả năng giải quyết mâu thuẫn.

Các dữ kiện đăng ở kỳ trước, cho phép rút ra 8 nhận xét:

Thứ nhất, qua việc so sánh danh sách “Người tuyên truyền” ở hai bên “phò Trump” và “chống Trump”, có thể thấy thấy mâu thuẫn giữa hai bên không phải là mâu thuẫn giữa các hội nhóm, mà là mâu thuẫn giữa các quan điểm cá nhân. Chẳng hạn, một số người đã hoặc đang đứng chung tổ chức bị chia ra 2 nhóm bao gồm:

Quan hệ giữa hai bên
Phò Trump
Chống Trump
Cùng giữ vai trò quan trọng trong không gian sinh hoạt của “Diễn đàn Xã hội Dân sự”

Nguyễn Hữu Vinh

Nguyễn Quang A, Đinh Ngọc Thu,

Cùng liên quan đến các tổ chức chống chế độ khoác vỏ bọc “nghiệp đoàn độc lập”

Lã Minh Luận

Tường An

Cùng tham gia tổ chức VOICE

Đỗ Nam Trung

Trịnh Hữu Long

Từng cùng tham gia “Mạng lưới Blogger”

Nguyễn Hoàng Vi

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Vợ chồng

Nguyễn Hoàng Vi

Phạm Lê Vương Các


Thứ hai, qua việc so sánh danh sách “Kênh tương tác Mỹ - Việt” của hai bên “phò Trump” và “chống Trump”; có thể thấy truyền thông của bên “phò Trump” mang nặng tính đảng phái và phe cánh, trong khi truyền thông của bên “chống Trump” rộng mở hơn với công chúng trung lập và không gian công cộng.

Thứ ba, qua việc so sánh danh sách “Kênh tương tác Việt - Việt” của hai bên “phò Trump” và “chống Trump”; có thể thấy truyền thông của bên “phò Trump” người Việt đang áp đảo đối thủ về số lượng và độ đa dạng của các trang. Tuy nhiên, bên “chống Trump” lại tập hợp các gương mặt và tổ chức có uy tín hơn với hệ thống quốc tế (VD: Nguyễn Quang A, VOICE).

Thứ tư, qua việc so sánh danh sách các “Hệ quy chiếu” và “Bối cảnh thường được viện dẫn” của hai bên “phò Trump” và “chống Trump”; có thể thấy truyền thông của bên “phò Trump” tập trung khai thác những mâu thuẫn giữa các cộng đồng khác biệt đang phải chung sống trong cùng một không gian (VD: không gian toàn cầu hóa, không gian Internet, không gian nước Mỹ, không gian nước Việt Nam, không gian Biển Đông...). Trong khi đó, truyền thông của bên “chống Trump” tập trung khai thác những chuẩn mực giúp các cộng đồng vừa nêu chung sống theo trật tự của chủ nghĩa tư bản sau Thế chiến II (VD: nhân quyền, pháp quyền, lý tính thực chứng).
Thứ năm, qua việc so sánh danh sách các “Bối cảnh thường được viện dẫn” và “Thông điệp tuyên truyền” của hai bên “phò Trump” và “chống Trump”; có thể thấy truyền thông của bên “phò Trump” tập trung vào 2 việc. Một, là ca ngợi cá nhân Donald Trump. Hai, là công kích sự bất lực của hệ thống cũ, mà bên “chống Trump” đại diện, trong việc lật đổ chế độ chính trị của Việt Nam, ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, vực dậy kinh tế Mỹ. Truyền thông của bên “chống Trump” không biện minh được cho sự thất bại của hệ thống, cũng không ca ngợi Joe Biden một cách hiệu quả; nó chỉ tập trung công kích các vi phạm của Donald Trump và bên “phò Trump”.

Thứ sáu, qua việc kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đẩy bộ phận người Việt thân phương Tây vào tình trạng chia rẽ sâu sắc; và việc bên “phò Trump” cáo buộc bên “chống Trump” nhận tiền của NED, còn bên “chống Trump” cáo buộc bên “phò Trump” ỉ lại vào Tổng thống Mỹ trong những vấn đề chính trị liên quan đến Việt Nam, có thể thấy cả hai bên đang dựa dẫm nhiều vào nước ngoài hoặc vào hệ thống quốc tế, do thiếu nội lực.
Thứ bảy, tổng kết lại, có thể thấy xung đột giữa bên “phò Trump” và bên “chống Trump” không phải là cuộc xung đột giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ở Mỹ. Trong thực tế, bên “chống Trump” tập hợp những người tin tưởng hoặc lệ thuộc vào một trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo (dựa trên lý tính thực chứng, kinh tế thị trường, nhân quyền). Bên “phò Trump” tập hợp những người thất vọng trước trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo, sau khi nó vừa thất bại trong việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ, vừa tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của mô hình Trung Quốc (vốn công nhận lý tính thực chứng, nhưng không công nhận nhân quyền, và đặt kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước). Đây là lý do khiến nhiều đảng viên Cộng hòa Mỹ tham gia bên “chống Trump”; nhiều lực lượng bài Trung Quốc (như tín đồ Pháp Luân Công, thành phần chống Cộng, người Việt Nam bài Trung cực đoan…) tham gia bên “phò Trump”; và có cáo buộc rằng Nga đứng đằng sau một số mạng lưới truyền thông “phò Trump”. Bộ phận người Việt thân phương Tây bị chia rẽ sâu sắc bởi cuộc xung đột này do họ quá lệ thuộc vào “trật tự Mỹ”, hoặc vào việc khai thác các xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thứ tám, các biểu hiện rối loạn thông tin của bên “phò Trump” (VD: chia sẻ nhiều tin giả, đăng hơn 100 post mỗi ngày…) vừa là hậu quả từ, vừa là nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế của họ mà ở trên đã nêu – như (1) việc truyền thông của họ bó hẹp trong tính đảng phái và phe nhóm, (2) việc họ tập trung khai thác mâu thuẫn giữa các cộng đồng, (3) việc họ coi nhẹ các giá trị nền tảng của xã hội phương Tây, bao gồm lý tính thực chứng, (4) việc họ mất niềm tin vào hệ thống.  Ở phía đối nghịch, bên “chống Trump” tránh được tình trạng rối loạn vừa nêu, nhưng lại có một điểm yếu khác, là họ không đưa ra được giải pháp, chỉ loay hoay công kích đối thủ.
Phần sau của loạt bài, tức Kỳ 3, sẽ xoay quanh sự xuất hiện của bên “Khuyên giải”, những người đang cố mở cho cuộc tranh cãi “phò Trump” - “chống Trump” một lối thoát.
 VKL

Thursday, June 25, 2020

Làng dân chủ chia rẽ vì Trump (1): Luận điệu bóc mẽ của hai bên



Từ khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, bộ phận người Việt thân phương Tây đã liên tục tranh cãi với nhau về nhân vật này, dẫn đến tình trạng chia rẽ sâu sắc. Mức độ chia rẽ đã gia tăng trong nửa đầu năm 2020, do kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần, còn Trump liên tục mất uy tín vì cách phản ứng trước dịch COVID-19 và phong trào biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát, bảo vệ quyền sống của người da đen. Để làm rõ các tính chất của tình trạng chia rẽ này, tôi xin giành một loạt bài mổ xẻ, phân tích về nó hầu bạn đọc. Các khía cạnh được phân tích trong loạt bài này bao gồm: (1) Hoạt động tuyên truyền của hai phe đang xung đột; (2) Tính chất của mâu thuẫn giữa hai bên; (3) Tính chất của bên “Khuyên giải”; (4) Dự đoán khả năng giải quyết mâu thuẫn.

Hai bên trong cuộc tranh cãi đang tiến hành các hoạt động tuyên truyền theo cách như sau:

Bên “Phò Trump”
Bên “Chống Trump”
Người tuyên truyền

Hà Huy Sơn, Lê Công Định, Lã Minh Luận, Lâm Mạnh Di, Ngô Kim Hoa, Trần Đình Thu, Lê Diễn Đức, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Đình Bổn, Nguyễn Hoàng Vi, Đỗ Nam Trung,

Đinh Ngọc Thu, Nguyễn Quang A, Tho Nguyen, Phạm Lê Vương Các, Mai Khôi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiêu Quốc Đạt, Tường An, Christine Nguyễn, Song Chi


Thông điệp tuyên truyền

Thông điệp về Trump

_ Với Trung Quốc & Việt Nam: Trump chống Trung Quốc, khiến Trung Quốc sụp đổ, dẫn đến việc chế độ độc đảng ở Việt Nam “tự biến mất”. Vì vậy, những người Việt Nam chống Trung Quốc, đòi đa đảng có nghĩa vụ ủng hộ Trump.
_ Với nước Mỹ: Trump là một “tổng thống vĩ đại” vì đã cứu Mỹ khỏi bị lệ thuộc vào Trung Quốc, khỏi bị chi phối bới “luật chơi chính trị bất thành văn của các nhóm lợi ích”, khỏi tốn tiền nuôi các hiệp định môi trường và liên minh quân sự không có lợi cho Mỹ…
_ Với vấn đề tôn giáo: Việc Trump đi nhà thờ giữa lúc biểu tình, cầm Kinh Thánh để chụp ảnh cho thấy Trump là Tổng thống được Chúa chọn để biến nước Mỹ thành đất nước của Chúa.

_ Với Trung Quốc & Việt Nam: Cách làm của Trump không thể khiến Trung Quốc sụp đổ, vì nó khiến phương Tây suy yếu, chia rẽ, mà Trung Quốc chỉ sụp đổ nếu bị cấm vận bởi toàn bộ thế giới phương Tây. Không nên ủng hộ Trump, vì Trump chống Trung Quốc để giành giật lợi ích kinh tế và chính trị cho Mỹ, dưới góc nhìn của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chứ không phải để “thúc đẩy nền dân chủ cho thế giới”. Người Việt Nam phải tự lực chống Trung Quốc / chống Cộng, không thể dựa vào Trump.
_ Với nước Mỹ: Trump là một tổng thống nói dối (qua những lần phát tán tin giả), thiếu năng lực (qua cách xử lý chiến tranh thương mại và dịch COVID-19), tâm thần chính trị (qua việc đăng hơn 100 Tweet mỗi ngày), hèn nhát (qua việc trốn vào hầm trú ẩn khi dân Mỹ biểu tình)…
_ Trump gây chia rẽ nước Mỹ, phương Tây và những người Việt Nam thân phương Tây.
(Ảnh 01)

Thông điệp về đảng Dân chủ Mỹ

_ Chính sách hòa bình kiểu Obama chỉ làm Trung Quốc trỗi dậy, khiến thế giới lệ thuộc vào “chuỗi cung ứng của Trung Quốc”.
_ Obama là một Tổng thống bất tài, khi khiến kinh tế suy thoái, số người thất nghiệp tăng, nhiều lính Mỹ tử trận ở Iraq…
_ Joe Biden là một ứng viên “ngái ngủ”, lú lẫn, bất tài.
_ Nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ quỳ xuống trong đợt biểu tình George Floyd, như vậy là hèn.

_ Cần bỏ phiếu cho Joe Biden để chấm dứt 4 năm cầm quyền tồi tệ của Trump.
_ “Tổng thống vĩ đại phải là người sẵn sàng quỳ xuống cùng dân chúng”.
Thông điệp về đợt biểu tình George Floyd ở Mỹ
_ Biểu tình là không cần thiết, vì George Floyd chỉ là một kẻ từng ngồi tù và nghiện rượu.
_ Trung Quốc giật dây người Mỹ đi biểu tình để phá hoại nước Mỹ.
_ Người biểu tình là thành viên của “tổ chức khủng bố” Antifa.

_ Biểu tình lớn là cần thiết, vì nếu không làm vậy, những vụ cảnh sát giết người da đen ở Mỹ sẽ tiếp tục rơi vào im lặng.
_ Biểu tình là quyền hiến định của người dân.
_ Không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc giật dây biểu tình ở Mỹ, vì vậy đó là tin giả.
_ Đa số các cuộc biểu tình do người trẻ lãnh đạo, diễn ra một cách ôn hòa, có nhiều hình ảnh đẹp.
_ Antifa là một phong trào chứ không phải một tổ chức. Không phải thành viên Antifa nào cũng bạo động, không phải người biểu tình nào cũng tham gia Antifa.

Thông điệp về việc người Việt Nam tham gia biểu tình George Floyd ở Mỹ hoặc Việt Nam

_ Người Việt Nam tham gia biểu tình George Floyd là bọn “rảnh háng”, “đạo đức giả”, vì đã không xuống đường chống Trung Quốc, chống Formosa…
(Ảnh 02)

_ Hành động biểu tình vì một người da đen bị giết oan thể hiện trình độ dân trí cao và một văn hóa chính trị coi trọng tự do, bình đẳng; vì vậy đáng khuyến khích.
_ Việc “giới hoạt động và xã hội Việt Nam nói chung chia rẽ sâu sắc, không có hoạt động cụ thể nào để ủng hộ phong trào BLM, chưa nói đến một bộ phận lớn phản đối phong trào này với những ngôn từ miệt thị không che giấu” cho thấy văn hóa chính trị Việt Nam có vấn đề; và văn hóa dẫn đến thể chế chính trị hiện tại.
(Ảnh 03)

Thông điệp về báo chí Mỹ

_ Các tờ báo lớn của Mỹ đã bị Trung Quốc hoặc các nhóm lợi ích ở Mỹ mua chuộc để chống Trump, vì vậy chúng không đáng tin cậy.

_ Báo chí uy tín là cơ sở quan trọng để tiến hành fact-check, nhằm phát hiện các tin giả của Trump và cánh phò Trump.

Thông điệp về những người Việt phò Trump

_ Là những người yêu nước, ngoan đạo, tỉnh táo; hiểu rằng Trump là Tổng thống Mỹ duy nhất có thể “tiêu diệt Trung Quốc” và “tiêu diệt cộng sản”.

_ Là những người mang “não trạng nô lệ Khổng giáo”, “bảo hoàng hơn vua”, bênh Trump bằng những lời chửi bới “không khác gì dư luận viên của Cộng sản”…
_ Là một đám đông không tôn trọng lý tính và sự thật, khi chia sẻ tin giả mà không kiểm chứng, thậm chí chia sẻ những thông tin mà họ biết là sai.

Thông điệp về những người Việt chống Trump

_ Là những người “đạo đức giả”, “hèn yếu”, “thích tỏ ra có học, lý tính, ôn hòa”, mà không hiểu rằng muốn diệt Trung Quốc thì phải “lưu manh hơn Trung Quốc”.
(Ảnh 04)
_ Là những người đại diện cho hệ thống chính trị già cỗi, mục nát mà Trump đã vạch trần và không khuất phục (VD: nhận tiền của quỹ NED mà Trump đã cắt giảm).
_ Là những người chống Trump vì ghen tị.
_ Người Việt tị nạn chống Trump là vô ơn với nước Mỹ và Tổng thống Mỹ.
_ Người Việt trong nước không có quốc tịch Mỹ, vì vậy không có tư cách chống Trump.

_ Là những người tôn trọng các đặc tính của văn hóa chính trị phương Tây như dân chủ, đa nguyên, lý tính,
_ Đón nhận người tị nạn là chính sách mà Mỹ có từ lâu; người Việt tị nạn có quyền lựa chọn quan điểm chính trị, không cần biết ơn Trump như “biết ơn Đảng và Bác”.
_ Người Việt trong nước có quyền phản đối Donald Trump, như một hình thức lên tiếng trước dối trá và bất công, để bảo vệ các giá trị phổ cập.


Như vậy, bên “phò Trump” đã mô tả một “trật tự Mỹ” đang rơi vào khủng hoảng, cùng những “nhà dân chủ” chống Trump chỉ vì bị Trump đạp đổ nồi cơm. Trong khi đó, bên “chống Trump” đang mô tả một “phong trào dấu tranh” đầy ắp những kẻ lưu manh chính trị theo giá trị kép. Cuộc tranh cãi giữa họ rốt cuộc đã tiết lộ nhiều góc tối nơi hậu trường của “phong trào dân chủ Việt Nam”.
Kỳ tiếp theo của loạt bài sẽ phân tích tính chất của mâu thuẫn giữa bên “phò Trump” và bên “chống Trump”, đồng thời giải thích lý do bên “phò Trump” thường xuyên share tin giả.
(Còn nữa)

Sunday, June 7, 2020

Cựu lãnh đạo CIA: Nga, Trung Quốc đang lợi dụng biểu tình, phơi bày thói đạo đức giả về nhân quyền Mỹ



 Công dân da màu Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota ghì cổ đến chết hôm 25/5 sau khi bị tố giác dùng tiền giả. Cái chết của Floyd đã thổi bùng sự giận dữ của dư luận, đặc biệt là cộng đồng người da màu ở Mỹ. Làn sóng biểu tình ở Mỹ đã bước sang ngày thứ 12 và lan ra nhiều nơi trên thế giới.

Trong ngày 6/6 tại Mỹ, hàng trăm nghìn người ở nhiều thành phố của Mỹ đã xuống đường tuần hành trong cuộc biểu tình lớn nhất trong vòng 12 ngày qua. Tại thủ đô Washington, hàng nghìn người đã tập trung biểu tình tại các địa điểm như bên ngoài Nhà Trắng, Điện Capitol (Quốc hội Mỹ). Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu như “Đừng bắn”, “Không thở được” hay “Chúng tôi tuần hành vì hy vọng, không phải vì sự thù ghét”. Trong khi đó, hàng trăm người đã quỳ gối khoảng 9 phút bên ngoài một trụ sở văn phòng của Thượng viện để tưởng niệm Floyd, người bị cảnh sát ghì cổ trong gần 9 phút dẫn đến tử vong. Tại New York, hàng nghìn người tập trung gần Công viên trung tâm, trong khi các nhóm khác tuần hành qua cầu Brooklyn vào khu vực trung tâm Manhattan.
Trong khi dư luận, truyền thông lên án Chính phủ Mỹ chưa có giải pháp hữu hiệu nào đối phó với làn sóng biểu tình, bạo loạn, ngoài việc bắt giữ hàng ngàn người, tố cáo nhóm Antifa là khủng bố, tố cáo lẫn nhau giành phiếu bầu. Mới đây nhất, Tổng chưởng lý William Barr (là người Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong cơ cấu của Bộ bao gồm Cục Điều tra Liên bang, cơ quan chuyên chịu trách nhiệm về phản gián) nói trong một cuộc họp báo rằng: “Chúng tôi thấy các vai diễn nước ngoài đang chơi cho tất cả các bên để làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực”. Tuy nhiên, ông Barr không cho biết chính xác ông đang buộc tội quốc gia nào đã can thiệp vào các cuộc biểu tình ở Mỹ.
Có vẻ chân thực hơn là phát ngôn của cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (CIA) James Clappertrong cuộc trả lời phỏng vấn Fox News, sự thù địch, mâu thuẫn giữa các chủng tộc ở Mỹ đang là mối quan tâm rất lớn đối với những đối thủ của nước này, lên án Moskva và Bắc Kinh đang lợi dụng tình trạng bất ổn trầm trọng do chia rẽ, mâu thuẫn sắc tộc trên khắp nước Mỹ để vạch trần cho thế giới thấy thói giả nhân giả nghĩa của nước này.

Ông Clapper phân tích: “Nếu chúng ta không lo kiểm soát tình hình và chú ý đến những gì đang diễn ra ở nước ngoài – thì hiển nhiên, điều tôi đang đang nói ở đây là về cuộc chiến thông tin – thì cả người Trung Quốc lẫn người Nga sẽ tận dụng triệt để tình hình bất ổn này để làm bẽ mặt nước Mỹ. Tất nhiên, họ sẽ tìm cách phơi bày cho thế giới thấy thói đạo đức giả của chúng ta: Chính chúng tôi đây, những người có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền và công lý, nhưng hàng loạt vi phạm nhân quyền rõ ràng đang từng ngày xảy ra trên đường phố của Hoa Kỳ”.
Theo cựu lãnh đạo CIA, sự thù địch, mâu thuẫn giữa các chủng tộc ở nước Mỹ đang là mối quan tâm rất lớn đối với chính những đối thủ của Hoa Kỳ, vì các bên sẽ muốn sử dụng thực trạng chia rẽ này để truyền bá, tuyên truyền những luận điệu chống lại Washington.
Cựu Giám đốc CIA dẫn chứng, thực tế, đại diện chính quyền Trung Quốc và Iran buông lời chế nhạo trên Twitter về mâu thuẫn giữa chủng tộc ở Mỹ, cuộc khủng hoảng hiện tại là thời kỳ dễ bị tổn thương đối với Hoa Kỳ, điều này càng làm trầm trọng thêm một số yếu tố gây bất ổn khác ngày càng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây.



Thực tiễn diễn ra ở nước Mỹ khiến làng zân chủ Việt đang bị phân hóa sâu sắc, thậm chí chia đôi chiến tuyến: anti Trump và cuồng Trump. Những người Việt trong ngoài nước ủng hộ “nhân quyền cho da màu” ở Mỹ như trường hợp ca sỹ Mai Khôi đi biểu tình cho quyền người da màu ở Mỹ đang chịu màn mạt sát, công kích, tẩy chay, vạch mặt, đấu tố từ chính đồng đội họ bằng lý luận rằng, không lo đấu tranh dân chủ cho Việt Nam mà đi lo cho nhà người ta (ý là ở nước Mỹ)!
Những người dân trong nước được màn châm chích “phong trào dân chủ”, nhất là làng “cờ vàng” ở Mỹ sao không đấu tranh nhân quyền cho người da đen kia đi, đó cũng chính là đấu tranh cho thân phận người da màu như họ ngày ngày vốn bị kỳ thị ở Mỹ, thay vì chõ mũi phán xét về Việt Nam!
Còn một số facebook “zân chủ” Việt khác thì chua xót châm chọc rằng, nhà nước Việt Nam và Mỹ đang tiến gần nhau để cùng chống “diễn biến hòa bình”, chống biểu tình lật đổ!
Xem ra tương lai chiêu bài “đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” của làng zân chủ Việt sẽ bị phá sản hoàn toàn sau làn sóng biểu tình, bạo loạn phơi bày thực trạng thê thảm nhân quyền nước Mỹ này. Nguyên nhân chỉ bởi họ sẽ rơi vào khủng hoảng hình mẫu cho họ nương theo đòi Việt Nam đi theo và làm cái cớ lật đổ cộng sản.
Võ Khánh Linh