Saturday, December 21, 2019

Nguyễn Văn Đài chạy tội hay bêu rếu đồng bọn?



Mới đây, nhân danh Hội Anh em dân chủ, Nguyễn Văn Đài ra “thông cáo” tố cáo “trò chơi bẩn” của Bộ Công an khi chuyển đổi tội danh phản động, chống Đảng, Nhà nước của các “nhà zân chủ” sang tội hình sự thông thường để “tiện” phối hợp với Interpol và hợp tác với các nước phương Tây truy tìm, truy bắt các ông bà này đang trốn chạy dưới danh nghĩa “tỵ nạn chính trị”.

Những cái tên được Nguyễn Văn Đài liệt kê là
- Ông Nguyễn Văn Tráng, ông Mai Văn Tám là thành viên Hội AEDC bị đổi từ tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” sang tội danh “môi giới mại dâm”;
- Bà Phạm Thị Lan là thành viên Hội AEDC bị đổi từ tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” sang tội danh “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” rồi sau đó sang tội danh “sử dụng trái phép vũ khí thô sơ”;
- Ông Trần Minh Nhật, đảng viên Đảng Việt Tân, bị chuyển từ tội danh “không chấp hành án” sang tội danh “nhận hối lộ”;
- Ông Thái Văn Dung, ông Lê Văn Sơn, đảng viên Đảng Việt Tân, bị chuyển từ tội danh “không chấp hành án” sang tội danh “ xúi giục hoặc giúp người khác tự sát”.
Một friend của Nguyễn Văn Đài bình luận châm chọc ngay phía dưới rằng, “Việt cộng tìm cách hạ thấp tư cách của những tâm hồn yêu nước vì cái gọi là "khủng bố", "phản động" không ai tin 😎 Càng giải thích lung tung càng rơi vào chỗ yếu bí 🤣😂🤪” . Đúng vậy, nhờ màn “tổng kết” của Đài giúp cho thiện hạ biết thêm nhiều “bí mật” của các nhà zân chủ, hóa ra ngoài cái nghề “đấu tranh zân chủ” ra, họ đều có mớ các hành vi vi phạm pháp luật khác, từ môi giới mại dâm đến hối lộ, đến làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức…Đại khái đều là hàng đại ca, dân giang hồ, xã hội đen cả. Cái đạo đức và nhân thân này không hiểu họ đấu tranh vì lý tưởng gì, vì cái gì cao đẹp, vì xã hội nào???
Nói ông Tô Lâm hay Bô Công an “thủ đoạn”, thực ra có thể nói là “đối sách linh hoạt” thôi, bởi không có bằng chứng tố cáo, không có hành vi phạm tội đủ cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự thì công an “vẽ” làm sao được tội danh để “vu vạ” cho các ông bà zân chủ được đây? Như Trần Vũ Hải chẳng hạn, không câu kết với người thuê mua nhà trốn thuế cả mấy trăm triêu thì công an Khánh Hòa làm sao lôi vợ chồng ông ta ra tòa, tước được cái thẻ hành nghề luật sư zân chủ được đây?
Đó là chưa kể, để “giao dịch” được với chính quyền các quốc gia khác ẵm được kẻ phạm tội về nước trừng trị theo pháp luật, thì Bộ Công an cũng phải trưng ra được hồ sơ phạm tội cho đối tác, Nhà nước đối tác cũng đâu có tin ngay mà thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam thẩm định chán. Do pháp luật VN và các nước khác “vênh nhau” về dấu hiệu định tội, đánh giá tính chất phạm tội, chưa kể các ông bà zân chủ đang trốn chui trốn lủi kia đều biết chọn quốc gia để xin tỵ nạn cả. Thay vì phải “ẵm” công dân phạm tội mình về vấp phải màn khó khăn như Trịnh Xuân Thanh thì cách chuyển đổi tội danh của Bộ Công an xem như linh hoạt, miễn túm được kẻ phạm tội về nước trừng trị, túm được thì trước khi ra tòa xử nhiều tội danh một lúc có sao đâu, mức án là “phép cộng” các năm tù cho mỗi tội danh cũng đủ ông bà zân chủ bị túm về thêm được vài năm nữa cho tội hình sự thông thường mà.
Do đặc trưng ngành tư pháp VN luôn ưu tiên xử, định danh kẻ có dấu hiệu phạm tội theo hành vi nào nghiêm trọng nhất nên khi khởi tố, bắt đối tượng hình sự phạm nhiều tội danh luôn có xu hướng lấy tội nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị hiện nay, Mỹ và phương Tây và các cơ chế nhân quyền mà họ lập ra khắp thế giới về bản chất là bảo kê cho những kẻ có hoạt động chống đối chính trị, lật đổ chính thể ở những nước mà Mỹ và phương Tây muốn thao túng, can thiệp, bởi vậy phàm càng là những kẻ phạm tội muốn lật đổ thể chế chính trị quốc gia “được quan tâm này” thì càng là “anh hùng” trong con mắt và lợi ích của họ. Bởi vậy, việc Công an VN xử lý đối tượng phạm tội bằng tội danh phản động, chống đối chẳng khác nào cấp cho chúng “danh hiệu người hùng” cho thế lực ngoại bang. Do vậy, xu hướng đẩy mạnh xử lý đám zân chủ theo tội danh hình sự thông thường chẳng khác nào “hạ bệ” những kẻ phạm tội và tước đi cơ hội “xin tỵ nạn chính trị” của chúng. Ứng xử với những kẻ gian manh, xảo quyệt như Trần Vũ Hải, Nguyễn Quốc Quân hay những kẻ nhanh chân chạy trốn ra nước ngoài bằng tội hình sự thông thường đúng là rất cần thiết và người dân rất đồng tình, ủng hộ
Võ Khánh Linh

Đảng độc quyền Quân đội là lực cản phát triển?



Đúng vào dịp Quân đội kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập, tại cuộc tiếp xúc đại diện Quân đội và trên  báo chí, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu Đảng lãnh đạo toàn diện Quân đội là “nhân tố có ý nghĩa quyết định” đối với thắng lợi, thành công Quân đội trong 75 năm qua, đồng thời lên án cảnh báo mưu đồ “phi chính trị hóa” và “dân sự hóa” quân đội của các thế lực thù địch. Đáp lại lập trường này, RFA phỏng vấn Nguyễn Quang A và một số “quân xanh” của mình với chủ đề “Nguy hại của quyết tâm không ‘phi chính trị hoá’ quân đội!”
Ông Nguyễn Quang A và các quân xanh của RFA đã đưa ra khá nhiều lập luận về “tính nguy hại” của lập trường TBT Nguyễn Phú Trọng nêu ra là “trái với tư tưởng Hồ Chí Minh”, là “vi hiến, độc tài”, là “Đảng Cộng sản Việt Nam đã tư hữu hóa quân đội mà lẽ ra quân đội này để bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc chống ngoại xâm thì bây giờ lại bảo vệ Đảng Cộng Sản Việt Nam”, “ là một lực cản vô cùng lớn đối với sự phát triển dân chủ của chính thể ở Việt Nam”…

Trên facebook những ngày qua, các “nhà zân chủ” như Nguyễn Văn Đài, băng nhóm CHTV do Lê Dũng Vova cầm đầu…đều tích cực công kích phát biểu và lập trường nêu trên của TBT Nguyễn Phú Trong bằng câu từ thóa mạ, xúc phạm gay gắt, thách thức bằng tuyên bố “Chế độ CSVN là giặc nội xâm, là kẻ thù của Nhân dân VN.Mục tiêu đấu tranh của cả dân tộc VN là xoá bỏ đảng CSVN và chế độ CSVN.

Thực ra yêu sách đòi phi chính trị hóa quân đội, rằng lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất cứ tổ chức chính trị, đảng phái nào, rồi viện dẫn mô hình chính trị của Mỹ, phương Tây và các quốc gia phát triển khác làm căn cứ chứng minh đời sống người dân phát triển, người dân được hưởng quyền tự do dân chủ, …đều nhờ vào mô hình chính trị này. Tiếp đến là so sánh với các quốc gia Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam…đều là mô hình chính trị độc tài, người dân bị kìm kẹp, kiểm soát, không hưởng nhu cầu sinh hoạt đa dạng, phong phú, không phát triển bản thân…đều bắt nguồn từ chế độ cộng sản!
Bài học từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô cho thấy đều bắt nguồn từ việc xóa bỏ quy định của HIến pháp về vai trò lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, lãnh đạo quân đội của Đảng Cộng sản.
Thực tiễn đã có vô vàn minh chứng, ở những nước có sự tồn tại của nhiều đảng phái chính trị, việc thực hiện cái gọi là “quân đội trung lập”, đứng ngoài chính trị” đã dẫn tới  tình trạng mâu thuẫn, xung đột, mất đoàn kết nội bộ và bất ổn chính trị - xã hội. Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, Ấn Độ, Pháp,…vừa qua, cho thấy, đa đảng, phi chính trị hóa quân đội không phải là tiền đề cứu vãn đất nước khỏi bất ổn, bế tắc.
Xét về bản chất, không có bộ máy Nhà nước nào khi tranh giành quyền lực xảy ra, đảng phái thiếu sự ủng hộ của quân đội lại có thể kiểm soát được tình hình. Ở Thái Lan, chính phủ và các đảng phái chính trị đều ra sức tranh thủ sự ủng họ, hậu thuẫn về chính trị của quân đội, khi đất nước rơi vào bế tắc, khủng hoảng chính trị thì quân đội buộc thiết lập trật tự, trực tiếp nắm quyền điều hành đất nước. Ngay trong nền chính trị với cấu trúc lưỡng đảng ở Mỹ, quân đội Mỹ cũng không hề đứng ngoài chính trị. Chỉ tính từ năm 1990 đến nay, quân đội Mỹ tiếp tục can dự vào đời sống chính trị nhiều nước, nhiều khu vực, kể cả tạo ra chiến tranh để can thiệp vào tình hình chính trị, đạo diễn các “Mùa xuân Ả Rập”…để lại vô khối hệ lụy cho các dân tộc ở đây.
Bài học cho thấy, mọi quốc gia muốn ổn định, muốn giữ được hòa bình, thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc, thì bộ máy Nhà nước đều phải nắm được  quân đội. Chính K.Clausewitz – nhà lý luận quân sự tư sản của nước Phổ đã khái quát luận điểm: Chiến tranh là sự kế tục của chính trị, được thừa nhận như là một chân lý cả trong khoa học quân sự tư sản lẫn trong khoa học quân sự vô sản. Một khi đã thừa nhận “Chiến tranh là sự kế tục của chính trị” thì tất yếu phải thừa nhận: không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị” hoặc “không dính dáng đến chính trị”. Bởi vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng có mục tiêu chính trị, thể hiện lập trường chính trị của các bên tham chiến, quân đội của các bên tham chiến đều được lực lượng chính trị cầm quyền tổ chức, giáo dục để thực hiện mục tiêu chính trị đó, điểm khác nhau ở chỗ mức độ công khai thừa nhận mỗi nơi mỗi khác mà thôi.
Thực tiễn điều hành đất nước ta đến nay cho thấy, mọi nhiệm vụ của Quân đội muốn thành công đều phải có Đảng tổ chức, huy động cả hệ thống chính trị cùng thực hiện, đồng thời Quân đội luôn là mắt xích quan trọng đảm bảo Đảng lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu chính trị đã hoạch định ra. Mưu đồ tách rời, chia rẽ thành hai chủ thể bằng luận điệu mị dân, bằng thứ bánh vẽ không bao giờ có được, bản chất nhằm lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng thực hiện dã tâm của một thế lực chính trị đang nuôi ảo tưởng có Mỹ, phương Tây hậu thuẫn sẽ sớm có “cách mạng ô dù Hồng Kong”, “cách mạng đường phố” ở Trung Đông hay “cách mạng màu” ở Đông Âu mà thôi.


Friday, December 6, 2019

Thấy gì qua việc “tổ Đồng Thuận” vây xe kiểm soát quân sự hôm 25/11/2019?



Từ năm 2017, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã diễn ra một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất, trong đó nhóm dân địa phương tự xưng là “tổ Đồng Thuận” không đồng tình việc chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đanh canh tác của họ cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Ngày 25/11/2019, vụ việc này lại nóng lên, khi “tổ Đồng Thuận” chặn, giữ xe tải chở một tiểu đội kiểm soát quân sự đang đi qua địa bàn xã. Trong clip tự quay, nhóm này chửi bới những người trên xe, tuyên truyền rằng quân đội đang cử người đến “cướp đất” của dân, và rằng họ sẽ làm bạo động như Hong Kong nếu không được đáp ứng yêu sách.

Vậy đâu là bản chất của vụ vây xe kiểm soát quân sự hôm 25/11, của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm, và của các đề nghị “đối thoại” trong vụ việc Đồng Tâm? Trong loạt bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu ngọn nguồn câu chuyện để trả lời những câu hỏi đó.



1. Thấy gì qua việc “tổ Đồng Thuận” vây xe kiểm soát quân sự hôm 25/11/2019?

Cuối tháng 08/2019, khi Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội mở cuộc họp báo phổ biến kết quả thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất ở khu sân bay Miếu Môn, “tổ Đồng Thuận” đã phản đối sự kiện này, với lý do thanh tra chưa về địa phương để “đối thoại” với họ. Đáp ứng đề nghị đó, ngày 25/11/2019, tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức buổi tiếp xúc công dân về kết luận thanh tra.

Dự sự kiện có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh; Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Đỗ Văn Đương; đại diện Văn phòng Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Quân chủng Phòng không - Không quân; đại diện các sở, ngành của TP Hà Nội và chính quyền địa phương liên quan, cùng một số đại diện của cư dân các xã bị ảnh hưởng.

Buổi trao đổi này xoay quanh 3 nội dung chính.

Thứ nhất, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh khẳng định rằng kết luận của Thanh tra Tp. Hà Nội và Thanh tra Chính phủ là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính chính xác.

Thứ hai, ông Thanh cho biết gần 30 cán bộ đã bị xử lý, trong đó có một số cán bộ bị xử lý hình sự, do làm sai quy định và pháp luật trong quá trình quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn, dẫn đến việc làm nảy sinh các tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Thứ ba, ông Thanh cho biết cư dân địa phương đang có 2 luồng ý kiến về kết luận thanh tra. Luồng thứ nhất – bao gồm các cán bộ lão thành ở xã Đồng Tâm và 14 hộ dân đã nhận tiền đền bù – là những người ủng hộ kết luận thanh tra, mong kết luận thanh tra sớm được thực hiện và những người sai phạm sớm bị xử phạt, để đời sống tại địa phương trở lại ổn định. Luồng thứ hai – bao gồm một số hộ dân đang đề nghị đối thoại – không đồng ý với kết luận thanh tra. Về việc này, ông Thanh cho biết Thanh tra Chính phủ và Tp. Hà Nội luôn sẵn sàng đối thoại, làm rõ các vấn đề mà người dân còn khúc mắc. 

Nhóm người đang đề nghị đối thoại ở đây chính là “tổ Đồng Thuận”. Tuy nhiên, trong các clip tự quay và phần trả lời phỏng vấn RFA, “tổ Đồng Thuận” cho biết họ đã không đến “đối thoại” vì 2 lý do. Thứ nhất, giấy mời mà cha con Lê Đình Kình, Lê Đình Công nhận được chỉ là giấy mời đến “nghe đọc kết luận thanh tra”, chứ không phải là giấy mời “nguyên đơn” đến “đối thoại”. Thứ hai, Thanh tra Chính phủ chỉ tổ chức cuộc gặp ở huyện Mỹ Đức, chứ không đến xã Đồng Tâm như họ đòi hỏi.

Hai lý do mà “tổ Đồng Thuận” viện dẫn có sức nặng rất thấp. Về lý do thứ nhất, vì ông Kình không có quyền và lợi ích liên quan đến khu đất, ông không có quyền khiếu nại Kết luận Thanh tra, mà chỉ có quyền phản ánh (theo Luật Tiếp Công dân) và quyền tố cáo (theo Luật Tố cáo). Trước đây, Thanh tra Hà Nội đã làm việc, có văn bản về đơn tố cáo của ông Kình, vì vậy ông Kình chỉ có thể dự buổi trao đổi, chứ không thể đòi đến “đối thoại” với tư cách “nguyên đơn”. Về lý do thứ hai, tổ chức cuộc gặp ở huyện Mỹ Đức là một lựa chọn phù hợp, do cư dân của nhiều xã khác, ngoài Đồng Tâm, cũng được mời đến dự do chịu ảnh hưởng từ dự án.

Chiều cùng ngày 25/11, một tiểu đội không vũ trang đã di chuyển bằng ô tô qua khu vực Miếu Môn, để đến làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự phục vụ hội thao tại Trường bắn Miếu Môn (nằm ngay cạnh xã Đồng Tâm). “Tổ Đồng Thuận” thấy vậy, liền vây và giữ người trong xe, do tưởng quân đội cho xe quân sự đến “uy hiếp” họ. Các clip tự quay của nhóm này cho thấy Lê Đình Công đưa người vây xe quân sự, Lê Viết Hiểu cầm loa đọc diễn văn đưa yêu sách, trong lúc một nhóm phụ nữ áp sát để chửi bới, xúc phạm thậm tệ các chiến sĩ trong xe. Nhóm này nói rằng sự hiện diện của xe quân sự cho thấy quân đội đang định biến Đồng Tâm thành Thiên An Môn để cướp đất; rằng họ sẵn sàng bạo động như Hong Kong để đáp trả; rằng họ sẽ không đối thoại với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, phải đợi Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đến “nhận quân” mới thả con tin… Vài giờ sau, khi chính quyền giải thích và gây áp lực, họ thả cho xe tiếp tục di chuyển.









Nếu “tổ Đồng Thuận” không chấm dứt hành vi phạm pháp trong ngày, thì với những hành vi có tổ chức nêu trên, họ hoàn toàn có thể bị truy tố về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015), hoặc tội “Gây rối trật tự công cộng” (Điều 318).

Nhìn toàn cảnh sự kiện, có thể thấy “tổ Đồng Thuận” không thật sự muốn “đối thoại” với Thanh tra Chính phủ trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam. Nếu làm vậy, họ sẽ ở vào thế yếu, do họ dùng nhiều văn bản không có giá trị pháp lý làm căn cứ để lập luận, như phần sau của loạt bài sẽ chỉ rõ. Từ năm 2017 đến nay, họ chỉ có lợi thế vào những lần “chơi trên sân nhà” – như vụ họ bắt giữ 38 quan chức, phóng viên và cảnh sát đến Đồng Tâm làm nhiệm vụ; hay những lần họ huy động đám đông thô bỉ đến “đấu tố” một nhóm vài cán bộ xã, huyện trước ống kính Livestream. Như vậy, cả việc họ từ chối tham dự những buổi “đối thoại” nằm ngoài địa bàn xã Đồng Tâm, lẫn việc họ bắt giữ, nhục mạ một nhóm bộ đội không vũ trang đi ngang qua địa bàn, thực ra chỉ là chiêu “chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng”, chứ không thể hiện nhận thức về dân chủ hay pháp luật. Những gương mặt chống đối ủng hộ họ - như Tuấn Tự Thú, Nguyễn Đức Thành hay Diễn đàn Xã hội Dân sự - đương nhiên cũng thích phương án “đối thoại” này, vì nó giúp kéo dài sóng truyền thông và phục vụ việc tuyên truyền về quyền tư hữu đất.



2. Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Khi bình luận về vụ “tổ Đồng Thuận” bao vây một nhóm bộ đội hôm 25/11/2019, Nguyễn Anh Tuấn (thành viên Green Trees) viết:





Nếu nhìn lại toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng khu đất liên quan đến dự án xây dựng sân bay Miếu Môn, thể hiện qua kết luận thanh tra, ta sẽ thấy bài viết của Nguyễn Anh Tuấn có nhiều điểm sai sự thật.











Cụ thể, quá trình này bắt đầu vào ngày 14/04/1980, khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 113/TTg về việc cấp đất xây dựng đợt 1 sân bay quân sự Miếu Môn, với diện tích 208 ha. Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình đảm nhiệm việc xác định cụ thể ranh giới, tọa độ của đất cấp, sao cho phù hợp với quy hoạch tổng mặt bằng khu vực và đảm báo an toàn vận hành cho các loại máy bay quân sự và dân dụng hoạt động.

Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình có Quyết định số 386-QĐ/UB, giao 208 ha đất đợt 1 cho Bộ Tư lệnh Công binh. Trong 208 ha này, diện tích đất bị thu hồi của HTX Hữu Văn là 1 ha, của HTX Trần Phú là 45,8 ha, của K66 – Bộ Tư lênh Pháo binh là 5 ha, của HTX vôi đá Trần Phú là 2 ha, của Xí nghiệp Vôi Đá Miếu Môn là 3 ha, của Xưởng 31 là 5 ha, của HTX Đồng tâm là 47,36 ha, của của Nông trường Quốc doanh Lương Mỹ là 98,84 ha. Ngoài ra, Nông trường Lương Mỹ bị thu thêm 31,9 ha diện tích đất ảnh hưởng do thi công, nâng tổng diện tích đất bị thu hồi trong thực tế lên 239,9 ha. Vị trí của phần đất thu thêm được thể hiện trong ảnh dưới:






Trong 239,9 ha bị thu hồi trong thực tế này, chỉ có 64,66 ha thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm. Số này gồm 14,3 ha đất thuộc Nông trường !uốc doanh Lương Mỹ, 3 ha của Xí nghiệp Vôi Đá Miếu Môn và 47,36 ha thuộc HTX nông nghiệp Đồng Tâm.

Tuy nhiên, do không thực hiện được dự án, các đơn vị quốc phòng đã không thực hiện di dời những hộ dân vốn sống trên khu đất từ trước năm 1980, đồng thời cho cư dân địa phương mượn đất để canh tác nông nghiệp. Nhân đó, UBND xã Đồng Tâm đã làm thủ tục hợp pháp hóa các giao dịch đất quốc phòng, biến chúng thành đất thổ cư, đất vườn liền kề và đất ở có thời hạn sử dụng lâu dài cho 14 hộ.

Ngày 20/10/2014, UBND Tp. Hà Nội có Quyết định số 5383/QĐ, giao 236,7 ha đất quốc phòng thuộc dự án sân bay Miếu Môn cho Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng không - Không quân. Đây chính là khu đất 239,9 ha đã thu hồi, trừ đi 3,2 ha do làm đường giao thông và sai số do đo đạc.

Ngày 27/03/2015, Bộ Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng có Quyết định Số 551, thu hồi 50,3 ha đất thuộc phạm vi sân bay Miếu Môn, giao cho Tập đoàn Viettel thực hiện một số dự án Quốc phòng. Trong đó, có 32,57 ha thuộc địa bàn hành chính xã Đồng Tâm.

Tiếp đó, khi quân đội đo đạc, bàn giao, đền bù hoa màu cho những hộ dân chiếm giữ đất quốc phòng trên địa bàn xã Đồng Tâm, 14 hộ dân vừa nêu, dưới sự kích động của cha con ông Lê Đình Kình, đã kiên quyết không hợp tác. Họ viện dẫn các giấy tờ không hợp lệ mà UBND xã Đồng Tâm từng cấp, để nói rằng khu đất họ đang canh tác là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Từ đó, họ kiện cáo rằng thành phố Hà Nội định thu hồi của xã Đồng Tâm tổng cộng 106 ha đất; trong đó chỉ có 47 ha đất quốc phòng, 59 ha còn lại là đất nông nghiệp mà tập đoàn Viettel muốn chiếm của dân. Số đất nông nghiệp này chính là khoảng chênh lệch giữa diện tích bị thu hồi cho mục đích quốc phòng vào năm 1980 (208 ha) và lượng đất bị thu hồi trong thực tế vào năm 2014 (236,7 ha).

Để dễ hình dung các số liệu trong vụ tranh chấp đất đai này, mời bạn nhìn bảng sau:





Qua các số liệu, bản đồ và chuỗi sự kiện, có thể thấy yêu sách của “tổ Đồng Thuận” khó tin trên ít nhất 3 điểm.

Thứ nhất, về mặt hình ảnh, trên bản đồ mà Nguyễn Anh Tuấn viện dẫn, khu đất 59 ha trông nhỏ hơn khu đất 47,36 ha.

Thứ hai, về mặt tiến trình, lượng đất thu hồi trong thực tế đã tăng từ 208 ha lên 239,9 ha từ năm 1981, chứ không đợi đến năm 2014. Diện tích tăng thêm chỉ là 31,9 ha, sau giảm còn 28,7 ha do làm đường, chứ không lên đến 59 ha như lời “tổ Đồng Thuận”. Và như bản đồ màu xanh lá mạ đã thể hiện, diện tích tăng thêm này thuộc khuôn viên Nông trường Lương Mỹ ở phía Đông, chứ không liên quan đến khu đất phía Tây mà “tổ Đồng Thuận” đang tranh chấp.

Thứ ba, về mặt số liệu, tổng diện tích đất bị thu hồi của xã Đồng Tâm là 64,66 ha, chứ không lên đến 106 ha như lời “tổ Đồng Thuận”. Và trong khi Viettel chỉ được cấp 50,3 ha đất, trong đó có 32,57 ha thuộc xã Đồng Tâm; “tổ Đồng Thuận” lại nói rằng mình bị Viettel lấy những 59 ha.

Ngoài ra, bài viết của Nguyễn Anh Tuấn cũng có dấu hiệu không trung thực, khi Tuấn sửa diện tích đất đang tranh chấp thành 50 ha, cho khớp với khu đất mà Viettel được cấp, trong khi “tổ Đồng Thuận” đòi những 59 ha đất.

Vậy vì sao ông Lê Đình Kình, một người không có quyền lợi liên quan đến khu đất đang tranh chấp, lại trở thành “thủ lĩnh” của nhóm dân khiếu kiện xã Đồng Tâm? Trong thực tế, ông Kình và các con nằm trong số những cán bộ xã Đồng Tâm từng tiếp tay “hô biến” đất quốc phòng của dự án Miếu Môn thành đất nông nghiệp. Để làm rõ động cơ và quá trình tham gia của ông Kình trong vụ việc phức tạp này, mời các bạn đọc một số đoạn trích trong bài viết năm 2017 của ông Nguyễn Minh Tâm:

“Lợi dụng việc Lữ đoàn 28 cho dân xã Đồng Tâm mượn đất để canh tác, “được đằng chân lân đằng đầu”, các thế hệ cán bộ xã Đồng Tâm về sau đã biến những thửa đất mượn ấy thành đất nông nghiệp do xã quản lý theo kiểu “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Cụ thể là mấy cán bộ lãnh đạo trong Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm đã làm thủ tục “hô biến” đất quốc phòng thành đất thổ cư, đất vườn liền kề và đất ở có thời hạn sử dụng lâu dài cho 14 hộ. Hộ ông Trần Ngọc Viễn, 12.000m2; hộ ông Nguyễn Văn Toán, 11.000m2; hộ ông Nguyễn Văn Phương 1.500m2... Không chỉ canh tác, những người dân ở đây còn xây nhà cửa, xưởng sản xuất nhằm mục đích biến thổ canh thành thổ cư. Trong các năm 2000 và 2011, các hộ ông Toán và ông Viễn đã sửa chữa lại nhà ở, xây dựng lán trại chăn nuôi và xưởng sản xuất vật liệu xây dựng. Tiểu đoàn 31 (đơn vị quản lý sân bay) đã tiến hành ngăn chặn, yêu cầu hai hộ trên dừng việc xây dựng, sửa chữa nhà. Tuy nhiên, ông Viễn và ông Toán vẫn lén lút xây công trình kiên cố.

Sở dĩ nhưng hộ dân này có thể tự tung tự tác được như vậy là có sự tiếp tay của các ông Lê Đình Kình, nguyên Chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã và ông Lê Đình Thuần (con ông Lê Đình Kình), Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nhiệm kỳ 2010-2015 và một số người khác. Mấy vị lãnh đạo xã Đồng Tâm này thừa biết rằng theo Luật đất đai 2003, thẩm quyền quản lý đất đai thuộc thẩm quyền của cấp huyện nhưng vẫn ký xác nhận vào hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dung đất của các hộ lấn chiếm đất quốc phòng rằng đó là đất nông nghiệp. Đây chính là nguồn cơn của những lục đục, mâu thuẫn về sau trong nội bộ lãnh đạo xã Đồng Tâm cũng như gây ra những mâu thuẫn trong nội bộ người dân xã Đồng Tâm.”

“Phải nói thẳng rằng họ Lê Đình hiện là một trong số ít dòng họ to nhất, có vai vế nhất trong làng Hoành nói riêng và xã Đồng Tâm nói chung. Bản thân ông Lê Đình Kình từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Con ông là Lê Đình Thuần cũng từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Cháu ông là Lê Đình Công giữ chức vụ Thư ký Ủy ban Nhân dân xã. Con ông là Lê Đình Bá đang đương chứ Trưởng thôn Hoành. Một người cháu khác con ông em của ông là Lê Đình Tuyến giữ chức vụ Phó trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Mỹ Đức. Cháu ngoại ông là bà Nguyễn Thị Lan hiện đang đương chức Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm. Quả là một gia đình có truyền thống. 

Tuy nhiên, có một truyền thống khác mà ít người biết đến là bản thân ông Lê Đình Kình đã mắc nhiều sai phạm buông lỏng quản lý đất đai trong xã, đã từng bị kỷ luật cách chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm và bị hạ tầng công tác xuống làm nhân viên Văn phòng Ủy ban Nhân dân xã. Tuy nhiên, ông chưa bị khai trừ khỏi Đảng như ông Lê Đình Thuần, con trai ông.”

“Từ đầu năm 2017, ông Lê Đình Kình đã đã trực tiếp hoặc thông qua một số người trong cái tổ chức gọi là “Tổ đồng thuận” để rêu rao rằng người dân xã Đồng Tâm cứ ra khu vực đất đồng Sênh thuộc sân bay Miếu Môn, nhịn ăn một bát phở ủng hộ tiền cho ông Lê Đình Kình và một số người cầm đầu đi khiếu kiện Viettel để đòi đất. Sau này khi đòi được đất sẽ chia lại cho người dân. Nếu không được thì Tập đoàn Viettel muốn thực hiện dự án cũng phải đền bù ít nhất 4 triệu đồng/m2, mỗi gia đình sẽ nhận được hơn 100 triệu đồng. Sự ranh mãnh của một ông già 83 tuổi từng nếm đòn kỷ luật vì buông lỏng quản lý đất đai và ăn chặn tiền chính sách đã đánh đúng vào tâm lý hám lợi của người dân Đồng Tâm cũng như sự hiểu biết còn nhiều hạn chế của người dân để kích động nhân dân xã Đồng Tâm tham gia vào hoạt động xâm chiếm đất của sân bay Miếu Môn.

Tuy nhiên, sự hiểu biết của ông Lê Đình Kình và một số công dân xã Đồng Tâm cũng là có hạn bởi họ đã không tra cứu, cập nhật thông tin để biết rằng hiện nay, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quy định thẩm quyền thu hồi đất, xử lý sắp xếp lại nhà, đất trên địa bàn thành phố, trong đó có đất nông nghiệp là thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội theo Điều 5 của Quyết định 49/2008/QĐ-UBND ngày 28-11-2008 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chứ không thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức như khi Mỹ Đức còn thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) do Quy định về quản lý đất đai ở các thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đòi hỏi thẩm quyền cao hơn các tỉnh, thành khác. Và ông Lê Đình Kình cùng đám lâu la của ông vẫn cứ tưởng rằng nếu đất khu vực đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm thì theo quy định về quản lý đất đai thì sẽ do Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm quản lý, sử dụng như trước đây.”

“Một điểm khác mà những “đồ đệ” của ông Lê Đình Kinh khi “tham mưu” cho ông làm vụ khiếu kiện này đã không biết đến là ngày 29-12-2014 UBND thành phố ban hành Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ban hành quy định về các loại giá đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 1-1-2015 đến 31-12-2019. Theo bảng giá đất ban hành kèm theo quyết định này thì giá đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây hàng năm trên toàn bộ huyện Mỹ Đức được xác định là 108.000đ/m2 đối với khu vực đồng bằng; 84.000đ/m2 đối với khu vực trung du và 56.800đ/m2 đối với khu vực miền núi. Như vậy không bao giờ có cái giá 4 triệu đồng/m2 như ông Lê Đình Kình cùng nhóm khiếu kiện xã Đồng Tâm vẫn rêu rao, lừa phỉnh người dân bấy lâu nay. Điều nguy hiểm là bằng chiêu thức này, ông Lê Đình Kình từng là người mắc sai phạm quản lý đất đai, tiếp tay cho con cháu tham nhũng đất đai và bản thân đã từng tham nhũng tiền chính sách lại nghiễm nhiên trở thành nhân vật chống tham nhũng trong con mắt dư luận.”

Giống như các nhân vật cán bộ nhưng ở phía phản diện trong các phim “Đất và Người”, “Ma Làng”, “Gió làng Kình”, mục tiêu của ông Lê Đình Kình rất khó nhận biết vì nó khá phức tạp. Ông ta muốn pháp luật trừng phạt những kẻ đã tham nhũng đất đai như Nguyễn Văn Sơn (nguyên Bí thư xã ủy) nhưng lại muốn cho các con cháu ông như Lê Đình Thuần, Lê Đình Công thoát tội và không bị xử lý. Ông cũng muốn qua việc khiếu kiện này để mượn tay pháp luật trừng phạt lại những người trước đây đã trừng phạt ông về tội ăn chặn tiền trợ cấp của thương binh và gia đình liệt sĩ (từ 30 năm trước) để ngoi lên chức vụ mà ông từng nắm giữ và còn tham nhũng đất đai “táo tợn” hơn chính bản thân ông. Và cũng chính tay ông Lê Đình Kình đã ký xác nhận thửa đất 12.000 m2 mà ông Trần Ngọc Viễn lần chiếm trái phép tại khu vực sân bay Miếu Môn là “đất nông nghiệp”, mở màn cho một loạt các vụ alaso lấn chiếm đất ở đây nên ông ta cũng cần lợi dụng vụ này để xóa dấu vết tội lỗi của mình. Chính vì thế mà cách hành xử của “Gió làng Kình” (bây giờ có thể gọi là “Gió làng Hoành”) mới phức tạp như vậy.”



Link tài liệu:



* Diễn biến ở Đồng Tâm ngày 25/11/2019:

_ “NHÓM PHẢN LOẠN TẠI ĐỒNG TÂM ĐANG GÂY RỐI AN NINH TRẬT TỰ” – Việt Nam Thời Báo News (kênh Youtube), 25/11/2019

youtu.be/BZIuAUGE-TE

_ “Một tiểu đội kiểm soát quân sự của Tiểu đoàn kiểm soát quân sự 103, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đang bị giữ tại Đồng Tâm.” – Lương Lê Minh (FB cá nhân), 25/11/2019, 17:37

facebook.com/minh.tron.7/posts/2001221423313792

_ “…Nhắc lại rằng: Bất chấp việc "dân" lên gân so sánh Đồng Tâm với Hongkong và Thiên An Môn lấy xe tăng chẹt người biểu tình, thì trước ống kính máy quay chỉ có 14 chiến sỹ, mang quân phục thường dùng, và tay đeo băng đỏ.  Ở huyện, Thanh tra chính phủ đang chờ để công bố kết luận thanh tra về đất đai. Ở xã, tổ đồng thuận lãnh đạo "dân" bắt giữ bộ đội tay không tấc sắt. Họ cho rằng Thanh tra chính phủ đồng lõa với quan tham, Thủ đô cho bộ đội "đàn áp" "dân", nên đòi Bộ trưởng Quốc phòng về nhận quân thì mới giao người…” – Lương Lê Minh (FB cá nhân), 25/11/2019, 18:55

facebook.com/photo.php?fbid=2001318146637453&set=a.349342451835039&type=3

_ “Sai phạm liên quan vụ đất Đồng Tâm (Hà Nội): Gần 30 cán bộ bị xử lý” – Tuổi Trẻ, 25/11/2019, 20:16

tuoitre.vn/sai-pham-lien-quan-vu-dat-dong-tam-ha-noi-gan-30-can-bo-bi-xu-ly-20191125195718643.htm

_ “Không có chuyện người dân bắt giữ bộ đội tại xã Đồng Tâm” – Văn Cảnh, Nguyễn Thắng (TTXVN), 26/11/2019

news.zing.vn/khong-co-chuyen-nguoi-dan-bat-giu-bo-doi-tai-xa-dong-tam-post1017628.html

_ “ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Vụ việc Đồng Tâm thấy còn một số băn khoăn” – Dân Việt, 26/11/2019

vcci.com.vn/dbqh-luu-binh-nhuong-vu-viec-dong-tam-thay-con-mot-so-ban-khoan



* Các bài về sự kiện ngày 25/11/2019 trên các trang chống Cộng:

_ “Chính phủ có thật sự đối thoại với người dân Đồng Tâm?” – RFA, 25/11/2019

rfa.org/vietnamese/in_depth/is-the-gov-talks-with-citizens-of-dong-tam-11252019121024.html

_ “SỰ THẬT ĐỒNG TÂM CỰC KỲ ĐƠN GIẢN - QUAN CHỨC HN MÓC NGOẶC ĐÁNH TRÁO VÔ CÙNG GIAN MANH” – Nguyễn Anh Tuấn Green Trees (FB cá nhân), 26/11/2019, 21:17

facebook.com/tuannguyendkher55/posts/1655019274640760?hc_location=ufi

_ “ĐỒNG TÂM HÔM QUA: KHI NIỀM TIN CẠN KIỆT” – Nguyễn Anh Tuấn tự thú (FB cá nhân), 26/11/2019, 22:31

facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/3128445123837026

_ “VỤ ĐỒNG TÂM: LẠI LÀ VTV” – Nguyễn Anh Tuấn tự thú (FB cá nhân), 29/11/2019, 10:53

facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/videos/3133519543329584/



* Các bài về sự kiện ngày 25/11/2019 trên các trang ủng hộ chế độ:

_ “KỲ 1: KHÔNG CÓ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG DIỆN THU HỒI, CHUYỂN CHO VIETTEL” – Loa Phường, 07/07/2017

loaphuong.org/2017/07/ket-luan-thanh-tra-luat-su-du-luan-va.html

_ “KỲ 2: CON SỐ 59 HA ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ VIETTEL THU HỒI KHÔNG CÓ THỰC” – Loa Phường, 07/07/2017

loaphuong.org/2017/07/ket-luan-thanh-tra-luat-su-du-luan-va_7.html

_ “KỲ 3: NHÓM ĐỒNG THUẬN "NHẦM LẪN" NGU NGƠ HAY CỐ Ý?” – Loa Phường, 08/07/2017

loaphuong.org/2017/07/ket-luan-thanh-tra-luat-su-du-luan-va_8.html

_ Về kết luận thanh tra vụ Đồng Tâm – Tâm Minh Nguyễn (FB cá nhân), 08/07/2017

molang0205.com/2017/07/sau-cong-bo-ket-luan-thanh-tra-at-mieu.html

_ “DÂN ĐỒNG TÂM NÓI GÌ VỀ ÔNG NGHỊ LƯU BÌNH NHƯỠNG VÀ DƯƠNG TRUNG QUỐC” – Việt Nam Thời Báo News (kênh Youtube), 25/11/2019

youtu.be/LukOEB6SAEg