Thursday, October 31, 2013

Trả lời trang Nhật ký yêu nước về bài BÀN VỀ BÀI LẠM DỤNG LUẬT PHÁP

Trả lời trang Nhật ký yêu nước về bài
BÀN VỀ BÀI LẠM DỤNG LUẬT PHÁP

Sau khi tôi đăng bài BÀN VỀ BÀI “LẠM DỤNG LUẬT PHÁP” của Đoan Trang, bạn Hoàng Thị Nhật Lệ là người tích cực chia sẻ bài viết đã trở thành mục tiêu tấn công của trang NKYN với liên tục 2 bài “BẠN HOÀNG THỊ NHẬT LỆ KHÔNG NÊN NÓI NHỮNG ĐIỀU QUÁ TẦM HIỂU BIẾT CỦA MÌNH”  cùng nhiều stt khác nhau được phụ họa cho thấy thể hiện rõ cả diễn đàn này đang phát cuồng vì cô sinh viên bé loắt choắt. Thật hài hước!

Tạm gác qua những ngôn từ đầy tục tữu, hằn học, tập trung đánh hội đồng cô sinh viên đã dám lật tẩy trò hề dân chủ, nhân quyền của đám Tuyên bố 258, Nhật ký bán nước, cuộc tấn công này cùng với trò block/report tài khoản Facebook của Lệ, hay hò nhau bằng những bản tin SOS report bản ký tên phản bác tuyên bố 258 trước đó chắc chắn không ngoài ý đồ “dọa dẫm” những bạn bè của Lệ dám nối gót cùng Lệ vạch mặt bọn chúng. Sự tiểu nhân, hèn hạ đã là bản chất song hành với chúng, y như vị “thủ lĩnh” Nguyễn Lân Thắng của chúng rồi.

 Vì mục tiêu tấn công lần này của chúng là dựa vào bài viết của tôi đáp trả bài “Lạm dụng pháp luật” của cô Đoan Trang, nên tôi thấy cần đứng ra trả lời những bài viết chúng tấn công cô sinh viên Hoàng Thị Nhật Lệ.

1. Về bức ảnh được xem là biểu tượng của phong trào Anonymous lên án đạo luật C-309 của Canada dành bản án hà khắc lên tới 10 năm tù cho những người đeo mặt nạ khi đi bạo loạn hay tụ họp trái phép, bị dư luận cho là nhằm vào tấn công lý tưởng/niềm tin của những người thuộc phong trào này. Việc những người ủng hộ phong trào này đưa ra bức họa chân dung người đeo mặt nạ với so sánh, tội hiếp dâm 2 năm tù, giết người 4 năm và đeo mặt nạ là 10 năm là cách thức lấy sự vụ điển hình nào đó làm nổi bật chủ đề đấu tranh, tuy không sát thực với những quy định cụ thể về khung luật pháp của các tội danh trên (mức min/max) nhằm gây hiệu ứng mạnh cho cuộc tranh đấu của họ. Bài viết “BÀN VỀ BÀI LẠM DỤNG LUẬT PHÁP”, tôi đã nói rõ “Sợ hãi một phong trào không kiểm soát được đã khiến cho Chính phủ Canada sử dụng “luật pháp” phung phí như thế”, đồng tình với phản ứng đạo luật trên với mức án quá nặng hoàn toàn nhằm vào phong trào hacker đang lật tẩy bản chất thật của chế độ dân chủ Tây phương có thể đáng được xem như sự “lạm dụng pháp luật”.

2. Về việc tôi so sánh Điều 79, 88 BLHS Việt Nam với  “tinh thần Điều 18 USC Sec. 2385 Advocating overthrow of Government (Tội vận động lật đổ chính quyền) của Hoa Kỳ, Điều 81 đến Điều 83 BLHS CHLB Đức về “Tội phản nghịch chống lại chính quyền liên bang” , Điều 77 đến Điều 80 BLHS Nhật Bản về tội “Nổi loạn” hay Điều 4 BLHS Xingapore”, được các bạn NKBN “lựa chọn” 3 ví dụ để đả kích, còn Điều 4 BLHS Xingapore thì các bạn “lờ tịt” đi, tôi nói rõ thế này.

- Về tinh thần các luật 18 Mục 2385 về Tội vận động lật đổ chính quyền của Mỹ và Điều 81-83 BLHS CHLB Đức với Điều 79, 88 BLHS của Việt Nam về cơ bản giống nhau ở nội dung hành vi khách quan. Nhưng khác nhau ở điểm hành động tuyên truyền hoặc lật đổ chính quyền gắn với “sử dụng bảo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực”, còn ở Việt Nam thì nhấn mạnh phải có “mục đích chống Nhà nước” mới cấu thành tội phạm. Sự khác nhau này xuất phát từ quan điểm lập pháp/lịch sử lập pháp hình sự giữa phần lớn các nước phương Đông và phương Tây, đặc tính văn hóa giữa bên nặng về “hành động”  và bên nặng “tư tưởng”. Tuy nhiên xét về hiệu quả chứng minh tội lật đổ chính quyền/tuyên truyền chống Nhà nước thì việc chứng minh “mục đích chống chính quyền” là việc khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi cơ quan tố tụng phải “hệ thống” các hành vi, nhận thức, quan điểm, tư tưởng, động cơ…của người bị kết tội. Chính vì vậy, ở Mỹ, những sản phẩm nặng mùi bạo lực, tấn công, đe dọa bằng ngôn từ như Bùi Hằng, Trần Thị Nga làm gì có cơ hội lêu lổng ngoài xã hội, nhưng ở Việt Nam, chửi/dọa bằng bạo lực thoải mái, còn phải chờ chứng minh “mục đích lật đổ chính quyền”, “mục đích chống chính quyền”. Vậy nên các bạn bè của Hoàng Thị Nhật Lệ có bức xúc cũng phải kiềm chế/chờ công an chứng minh được mục đích phạm tội của các rận, trong khi các rận cứ thoải mái hô hào, kích động, đe dọa tấn công cảnh sát thoải con gà mái.

- Luật pháp hình sự của Việt Nam có nét tương đồng với luật pháp hình sự các nước phương Đông. Như Điều 4 BLHS Xingapore quy định: “Tội làm ra và chiếm giữ các tài liệu có nội dung bạo loạn, lật đổ. Tài liệu có nội dung lật đổ bao gồm: những tài liệu dùng cho việc tuyên truyền ủng hộ, loan truyền những thông tin về các hoạt động xâm hại cho sự an toàn cộng đồng tại Xingapore. Các tư liệu tham khảo, các bộ sưu tập, các đơn yêu cầu, các tài liệu có nội dung về sự liên kết, đồng minh, liên lạc với những tổ chức bất hợp pháp. Nếu không có lý do hợp pháp thì bất cứ người nào làm ra, chiếm giữ hoặc vận chuyển, kiểm soát các tài liệu có nội dung lật đổ sẽ bị coi là có tội và bị phạt tù không quá 10 năm…”. Cách quy định của luật pháp Xingapore dễ chứng minh cho cơ quan công quyền hơn luật hình sự Việt Nam khi cứ phải loay hoay chứng minh “mục đích chống chính quyền”. Luật pháp Trung Quốc và một số nước khác đã bỏ dấu hiệu chứng minh “mục đích chống chính quyền” này, chỉ quy định mặt khách quan của hành vi, đủ yếu tố cấu thành là áp dụng và xử lý.

Phân tích trên cho thấy việc quy định hành vi tuyên truyền/chuẩn bị, tổ chức cho việc lật đổ chính quyền là tất yếu trong pháp luật của các quốc gia, dù Đông hay Tây để bảo vệ nhà nước và thể chế. Gắn với yếu tố lịch sử pháp lý, quan điểm pháp luật, đạo đức, văn hóa… mỗi quốc gia thì có thể khác nhau vài điểm nhất định khác nhau ở dấu hiệu hành vi phạm tội, khung hình phạt.

- Thêm một ví dụ nữa cho sự khác nhau giữa pháp lý phương Đông và phương Tây. Bản “Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế” là sản phẩm của Mỹ, phương Tây những luôn bị các lãnh đạo Nhà nước phương Đông lên án là “xa lạ với văn hóa phương Đông”. Tiêu biểu như:
(1) Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamad, đã cho rằng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là sản phẩm của những quốc gia Tây phương, không hiểu gì về các xã hội Đông phương, có tính cách xâm lược văn hóa của chính sách đế quốc Tây phương (Some Asian leaders, like Malaysian Prime Minister Mahathir Mohamad, denounce it (the Declaration) as Western cultural imperialism), và đề nghị phải duyệt lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này.
(2)Thủ Tướng Lý Quang Diệu của Singapore cũng cho rằng “Những bài thuyết giảng về nhân quyền [của Mỹ] chỉ là những vận dụng của thái độ kiêu căng Tây phương, sẽ không có ảnh hưởng gì đến Bắc Kinh” (Newsweek, Nov. 29, 1993: “Human-rights lectures, says Lee, are exercices in Western arrogance that will not influence Beijing.”)
- (3)Và Thủ Tướng Nhật Hosokawa cũng tuyên bố “Những quan niệm về nhân quyền của Tây Phương không thể áp dụng một cách mù quáng vào Á Châu” (New York Times, May 2, 1994: Japan’s Prime Minister Hosokawa: “Western human rights concepts could not be “blindly applied” to Asia”)
(4) Cách đây ít năm, những quốc gia Á Châu đã họp ở Bangkok và chấp thuận một bản tuyên ngôn nhấn mạnh rằng nhân quyền phải được xét đến “trong bối cảnh của những cá biệt quốc gia và địa phương, và những nền tảng lịch sử văn hóa tôn giáo khác nhau” (human rights must be considered in the context of national and regional particularities and various historical religious and cultural backgrounds), và rằng “theo dõi vấn đề nhân quyền là vi phạm chủ quyền quốc gia”(that human rights monitoring violated state sovereignty) và sau cùng “viện trợ kinh tế với điều kiện, dựa trên tiêu chuẩn nhân quyền [trong khi thực sự không quan tâm đến nhân quyền, theo như nhận định của Noam Chomsky] là đối ngược với quyền phát triển” (and that conditioning economic assistance on human rights performance was contrary to the right of development).


- So sánh mở rộng thêm một chút nữa. Chẳng hạn BLHS Vương quốc Thụy Điển tại Chương 19, Phần các tội phạm quy định “Người nào nhận tiền, tài sản từ một nước ngoài hoặc bất kỳ người nào ở nước ngoài đang hoạt động với sự giúp đỡ của một nước ngoài mà xuất bản, phổ biến sách báo hoặc dưới hình thức khác nhằm gây ảnh hưởng đối với công luận về một vấn đề liên quan đến nguyên tắc tổ chức Nhà nước của Vương Quốc thuộc thẩm quyền quyết định của Nghị viện hoặc Chính phủ, thì bị phạt tù đến hai năm về tội nhận sự giúp đỡ của nước ngoài”. Điều luật này khác gần với Tội gián điệp trong BLHS của Việt Nam và chắc chắn các bạn zân chủ ở Việt Nam mà sống ở Thụy Điển thì lĩnh án tù đã chiếm tuyệt đại đa số rồi.

- Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam từ thời nhà Đinh, Lê cho đến khi có các bộ luật hoàn thiện như Quốc triều hình luật, Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Hoàng việt luật lệ  (Bộ luật Gia Long) đến Hình luật canh cải (thời Pháp thuộc)  đều quy định những hình phạt vô cùng nghiêm khắc tới một số loại tội phạm xâm hại đến sự tồn tại của chế độ phong kiến. Chẳng hạn như Điều 225 Tạo yêu thư yêu ngôn Bộ luật Gia Long quy định “Phàm ai bày đặt sấm vĩ (tức lời nói tiên tri), sách nói chuyện quái đản, lời mập mờ quái lạ làm mê hoặc quần chúng”, “Đò đểu là nói láo về thịnh suy thế đạo, vận may hên của đất nước nhằm thổi bùng lên sự lừa bịp và long người với ý đồ chống đối nhà nước. Cho nên những kẻ bày đặt và truyền dụng đều bị chém.”.

Nền pháp luật nước nào khi hình thành đều dựa trên nền tảng pháp lý, đặc điểm dân tộc của nó, việc áp đặt mô hình/quan điểm/giáo lý của dân tộc này cho dân tộc khác là điều không thể chấp nhận.

Bởi vậy, mình xin nhắn gửi các bạn hành nghề “đấu tranh dân chủ” rằng, với lịch sử, đặc thù dân tộc Việt Nam, việc đòi áp đặt lực lượng ngoại bang, viện trợ ngoại bang vào thao túng nội bộ dân tộc sẽ không bao giờ thành công bởi đó đã thành “đặc tính”, “phản xạ”, niềm tin, sự cảnh giác ăn sâu vào tiềm thức, tâm linh của dân tộc này rồi. Trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có bao nhiêu phong trào đấu tranh với các mô hình Đông Tây đủ cả, đều thất bại. Thậm chí cùng đem lý luận của Mac-lênin vào Việt Nam như thế hệ được đào tạo bài bản ở Liên Xô như Trần Phú đều thất bại, chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết kết hợp/vận dụng lý luận đó với Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc mới thành công. Bởi vậy, mọi sự tranh cãi, Bác Hồ là người Mac-xit hay chủ nghĩa dân tộc đều đúng một phần, xong đa phần nghiêng về ông là người đại diện cho lợi ích dân tộc, chủ nghĩa dân tộc, ông chỉ dùng Chủ nghĩa Mác-lênin ,cơ sở triết học, lực lượng vật chất của phong trào vô sản thúc đẩy cách mạng dân tộc của đất nước mình thôi.
Võ Khánh Linh

Saturday, October 26, 2013

Bàn về bài “Lạm dụng luật pháp”



Người khởi xướng nhóm Tuyên bố 258 vừa cho ra lò bài “Lạm dụng luật pháp” đang được PR rất sôi nổi, cho rằng Nhà nước Việt Nam là “lạm dụng luật pháp”, đặt ra các Điều 79, 88, 258 BLHS là “đàn áp quyền lập hội” và “triệt tiêu tự do ngôn luận”, ban hành Nghị định 72 là “chính sách vô tâm và ích kỷ của chính quyền”. Từ một vài ví dụ, chị này khái quát thành mệnh đề: rằng “lạm dụng luật pháp” là đặc điểm chung của các chế độ độc tài (với một vài ví dụ ở Liên Xô thời chiến và nước Nga ngày nay).

Thấy cách hành văn của một người từng có thời mang danh nhà báo xem ra quá “lạm dụng”, lắt léo trong sử dụng ngôn từ vì một động cơ đen tối. Gần đây đã có người ví những kẻ dùng bút kiểu này là dạng “điếm bút” – chỉ thành phần « điếm » dùng bút để làm phương tiện bán chữ « nuôi miệng » , sẵn sàng đảo lộn mọi thước đo lường giá trị của xã hội, biến đúng thành sai, biến đen thành trắng, biến giả thành thành thật chỉ nhằm mục đích duy nhất, mọi thứ đang tồn tại trong thể chế chính trị ở Việt Nam đều là sản phẩm của “độc tài, độc đảng”.!?!.

1. Xin đưa ra một vài dẫn chứng về “lạm dụng luật pháp” ở những nước không “độc đảng/toàn trị”?

Ở Canada, nếu bạn ra đường với mặt nạ sẽ phải ngồi tù tới 10 năm, trong khi tội Hiếp dâm trẻ em chỉ 2 năm tù, tội Giết người chỉ 4 năm tù ? Sợ hãi một phong trào không kiểm soát được đã khiến cho Chính phủ Canada sử dụng “luật pháp” phung phí như thế, như vậy, đối với cô Đoan Trang, Canada có phải là ngoại lệ?


Còn đây, đất nước của biểu tượng về “rừng luật”, rối rắm, phức tạp vào loại nhất nhì thế giới! Thời đại này, còn tồn tại vô số điều luật tưởng như không thể có ở xã hội thời nay như: “Tại Logan, Colorado, hôn một phụ nữ khi nàng đang ngủ là trái với quy định của pháp luật. Tại bang Vermont, nếu phụ nữ muốn trồng răng giả, việc đầu tiên là phải xin phép chồng, chỉ khi chồng đồng ý bằng văn bản thì người vợ mới được thực hiện. Ở Quitman, Georgia, để gà chạy băng qua đường là phạm pháp.” Còn vô khối những điều luật CƯỜI RA NƯỚC MẮT, xin đọc tại. http://googletienlang.blogspot.com/2013/06/nhung-ao-luat-ky-di-o-my.html. Thế nên, ở Mỹ, nghề luật sư bộn tiền nhất và không đâu tỷ lệ luật sư trên dân cư lại đông/hùng hậu bằng nước Mỹ !. Chiếu theo tiêu chí của sự “lạm dụng” của cô cựu nhà báo Đoan Trang kia, thì Việt Nam còn phải tôn Mỹ lên hàng đại sư phụ!
Về ví dụ điển hình cho xâm phạm tự do ngôn luận, báo chí theo “tiêu chí” của cô Đoan Trang và nhóm “Tuyên bố 258” của cô ta xin mời đọc bài “Tự do báo chí ở Mỹ - Từ Hiến pháp đến thực tế!” tại địa chỉ http://baochi.edu.vn/home/201103102803/tu-do-bao-chi-o-my-tu-hien-phap-den-thuc-te/ trong đó có đưa ra ví dụ năm 1798, trước sự lan tràn các tư tưởng cực đoan của cách mạng tư sản Pháp, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật Phản loạn,” quy định việc “viết, in, phát biểu hay phổ biến… mọi văn bản sai sự thực, xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội.”. Còn nhiều dân chứng khác nữa, như vậy Đạo luật phản loạn có được liệt vào SỰ KIỆN tiêu biểu ngăn chặn, đàn áp quyền tự do báo chí chỉ để chống luồng tư tưởng tiến bộ từ cuộc cách mạng Pháp tràn vào đe dọa chính thể dân chủ của nước Mỹ ?.
Song ví dụ trên cô Đoan Trang và nhóm “Tuyên bố 258” của cô ấy có thể cho tôi lấy ví dụ trong QUÁ KHỨ để QUY KẾT hiện tại! Xin đưa dẫn chứng mới nhất là đạo luật ÁI quốc của Mỹ được ban hành sau vụ khủng bố 11/9 nhưng nay nó đã được gia hạn vô thời hạn, cho phép Chính phủ Mỹ kiểm soát vô tội vạ những liên lạc riêng tư, cá nhân hàng triệu triệu người Mỹ bất kể họ có căn cứ xác thực thuộc diện đáng nghi ngờ hay chưa?. Xin hỏi ví dụ đây đã là minh chứng điển hình cho sự lạm dụng pháp luật của một quốc gia dân chủ không? Luật Ái quốc của Mỹ bảo vệ ai, phục vụ cho ai, có thuộc diện “chính sách ích kỷ và vô tâm của chính quyền” chiếu theo đúng lập luận/tư duy của cô Đoan Trang? Liệu có được đa số dân Mỹ ủng hộ không?

Còn về Tòa án Hiến pháp, cơ chế bảo hiến ư? Đúng là cũng cần đấy, nhưng thưa cô Đoan Trang, cô có biết ai vi phạm Hiến pháp Mỹ nhiều nhất không? Chính là các tổng thống Mỹ hàng chục đời nay đấy, tài liệu rất nhiều, cô lại thông thạo tiếng Anh, mời cô tìm đọc nguyên bản cho chuẩn xác nhé.

Việc cô và các đồng đảng/đồng môn mà chúng tôi quen gọi rận chủ đang la lối Nghị định 72 om củ tỏi, rằng nó là chính sách ích kỷ và vô tâm của chính quyền? Cô chưa có con nên cô chưa lo đến thứ văn hóa phẩm độc hại trên mạng Internet của đất nước bị vu cáo là “vi phạm quyền sử dụng Internet bậc nhất thế giới” nhưng trên bản đồ facebook nó lại sáng rực rỡ bậc nhất thế giới này sẽ thẩm thấu/giết hại nhiều thế hệ con cháu cô vì đủ thứ rác rưởi trên không gian mạng mà Nhà nước chưa có phương tiện/công cụ nào kiểm soát nổi.
 
Cô Đoan Trang và nhóm MLBVN của cô có biết, nước Đức có hẳn một bộ luật dành cho thông tin mạng. Ngoài những điểm như: Trang web cần phải có đầy đủ thông tin, từ người quản lý tới việc lưu giữ thông tin các thành viên tham gia và cung cấp cho cơ quan hữu quan trong trường hợp có yêu cầu. Người cung cấp dịch vụ mạng phải chịu trách nhiệm không chỉ thông tin trên trang web đó mà còn phải chịu trách nhiệm về những gì thành viên bình luận hoặc viết bài trên đó (xin lưu ý luôn đến người bạn Đinh Nhật Uy của các cô!). Tuy vậy luật cũng qui định người cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm bảo mật thông tin người dùng và trách nhiệm cung cấp thông tin cho chính quyền. Dành cho những đối tượng gửi Spamm cũng được luật qui định rõ mức phạt và khác hẳn với Việt Nam, khi người ta có thể tự do gửi Mails tới bất cứ địa chỉ nào để quảng cáo vô tội vạ thì Đức sẽ phạt bất cứ ai gửi nếu người nhận đã từ chối hoặc không gửi yêu cầu. (Đó cũng là lý do mà nhiều hãng, nhiều công ty bán hàng qua mạng khuyến mãi cho ai nhận tin mới của hãng bằng khoản hạ giá nho nhỏ cho lần đầu tiên đặt hàng). Xin mời đọc nguồn từ bác Karel Phùng  và trang gốc http://www.gesetze-im-internet.de/tmg/BJNR017910007.html#BJNR017910007BJNG000100000
 
2. Việt Nam có phải là nước “lạm dụng luật pháp” không?
 
Có vẻ như ngược lại đấy, Chính phủ, Quốc Hội Việt Nam - đất nước từng gắn bó với tổ tiên sinh thành ra cô, đang đánh vật với việc “sản xuất luật pháp” bằng tốc độ phi thuyền/tên lửa để đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của mấy anh WTO, TPP hay UNHRC mới là sự thực đấy.

 Các Điều 79, 88 hay 258 BLHS có gì KHÁC LẠ gì so với một vài ví dụ mà tôi đã từng nêu ra trong một số bài viết trước đây:

Các Điều 90 về “Phỉ báng tổng thống ”, Điều 90a “Phỉ báng chính quyền và các biểu tượng của nhà nước”, Điều 90b “Phỉ báng có tính coi thường các cơ quan hiến pháp” BLHS CHLB Đức quy định hình phạt khá nặng với cá nhân nào “công khai và tán phát truyền đơn” có nội dung trên. Điều 188 BLHS về tội “Vu khống và phỉ báng các chính trị gia” áp dụng đối với “Ai công khai hoặc phát tán truyền đơn (§ 11 khoản. 3) nhằm bôi nhọ (§ 186) người đại diện của nhân dân, nhằm động cơ gây khó khăn cho công việc của những người bị hại sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm  (xin mời đọc cụ thể tại http://karelphung.blogspot.com/2013/10/toi-phi-bang-vu-khong-lanh-ao-va-chinh.html)
Còn nhiều lắm các bài viết trước đó của tôi từng đề cập đến, tinh thần Điều 18 USC Sec. 2385 Advocating overthrow of Government (Tội vận động lật đổ chính quyền) của Hoa Kỳ, Điều 81 đến Điều 83 BLHS CHLB Đức về “Tội phản nghịch chống lại chính quyền liên bang” , Điều 77 đến Điều 80 BLHS Nhật Bản về tội “Nổi loạn” hay Điều 4 BLHS Xingapore có khác lạ gì nhiều so với Điều 79, 88 BLHS của Việt Nam?

Do hạn chế về ngôn ngữ và hiểu biết, nên tôi mới chỉ dẫn được VÀI dẫn chứng tiểu biểu chứng minh cho MỆNH ĐỀ “Lạm dụng pháp luật – điểm chung của các chế độ độc tài” của cô Đoan Trang đã đi ngược/lật ngược hoàn toàn thực tiễn khách quan.

Đây có phải là trạng thái “lạm dụng ngôn ngữ” hay “điếm bút” mà tôi đã nêu ra hay không, nếu tư duy của cô vẫn ở trạng thái BÌNH ỔN/BÌNH THƯỜNG, chắc cô sẽ tự trả lời được.

Còn theo tư duy thông thường đến đứa trẻ học phổ thông cũng có thể nói được, đã là độc tài rồi vẽ ra lắm luật làm gì? Vậy tư duy của cô Đoan Trang và nhóm MLBVN hay nhóm “Tuyên bố 258” của cô có bị khiếm khuyết gì không? Hay đồng tiền đã là động cơ bóp méo, vặn ngược ngòi bút và nhân cách của các cô rồi, thưa cô Đoan Trang?

Võ Khánh Linh

Wednesday, October 23, 2013

LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC


Thưa các bạn, hàng ngày các bạn lên mạng Internet, các bạn sẽ thấy đầy rẫy thông tin của cá nhân này, nhóm kia giống như nhóm “Tuyên bố 258” đang nhân danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, đấu tranh đòi “dân chủ, nhân quyền” cho nhân dân Việt Nam, lên án Đảng, Nhà nước đàn áp tự do ngôn luận, báo chí, người bất đồng chính kiến…Nhưng các bạn đã thấy họ làm gì vì lợi ích nhân dân Việt Nam chưa?
Bất cứ khi nào Chính phủ Việt Nam tham gia cơ chế, hội nhập vào một tổ chức quốc tế nào như WTO, TPP, Hội Đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc… họ đều phản đối kịch liệt với đủ thứ “cáo trạng” được đưa ra xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền để vận động quốc tế tẩy chay Việt Nam, cô lập đất nước, nhân dân Việt Nam.
Họ sử dụng một số người Việt Nam là những người vì một lý do nào đó không thỏa mãn với chính quyền làm “nhân chứng”, làm “hồ sơ nhân quyền” để vu cáo Chính phủ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, để vận động các Chính phủ, Quốc Hội một số nước, tổ chức quốc tế ra dự luật, nghị quyết phê phán Nhà nước Việt Nam, dành ngân sách hỗ trợ cho hoạt động “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” của các cá nhân, tổ chức đó.
Họ được sự hậu thuẫn miệt mài của những cái gọi là “truyền thông quốc tế” như BBC, VOA, RFA, RFI…ngày ngày quảng bá “khách quan” một chiều về những hoạt động của họ dưới cái danh nghĩa phản ánh  “phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam”. Họ bày tỏ niềm vui không giới hạn, sự chiến thắng thỏa thuê nếu được chính khách Hoa Kỳ đề nghị xem xét đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC hay khi các quốc gia khác đưa yêu sách kiểu như đòi trả tự do cho những trường hợp (được nhận diện là người của họ) bị xử lý vì vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam như là điều kiện “thỏa hiệp”, trao đổi lợi ích song phương, đa phương!
Cũng giống như việc Chính phủ Việt Nam đang vận động các nước ủng hộ Việt Nam gia nhập TPP, việc ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc là bước đi, quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta nhằm chứng tỏ chính sách hội nhập quốc tế, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, nâng tầm quốc gia, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, người dân được thụ hưởng các quyền lợi căn bản, sống trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Là những người dân thời đại Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, chúng ta hiểu sâu sắc giá trị của nền độc lập, hòa bình, sự ổn định để xây dựng, phát triển đất nước từ đống tro tàn lịch sử đau thương, khắc nghiệt. Việc Chính phủ Việt Nam thể hiện mong muốn trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc với cam kết quyết tâm thực hiện các mục tiêu thúc đẩy “tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và nhà nước pháp quyền, các quyền con người ở Việt Nam ngày càng được tăng cường”, “phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc hưởng thụ và bảo vệ nhân quyền cho nhân dân các nước” như khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên cấp cao khóa họp lần thứ 16 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ) khi Việt Nam chính thức lần đầu tiên tuyên bố ứng cử thành viên tổ chức này nhiệm kỳ 2014-2016, là đáng được ủng hộ, khuyến khích từ chính nhân dân đất nước mình. Bởi những việc làm này đều nhằm hướng tới đem lại lợi ích thiết thực lâu dài, bền vững cho chính bạn, gia đình của bạn, cộng đồng dân tộc, đất nước Việt Nam của bạn.
Bởi vậy chúng tôi kêu gọi các bạn hãy thể hiện chính kiến ủng hộ Việt Nam ứng cử thành công vị trí thành viên Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, thể hiện sự quyết tâm đồng lòng giúp Chính phủ Việt Nam thực hiện các lộ trình cam kết về thúc đẩy quyền con người. Đồng thời qua việc làm này, chúng ta cất lên tiếng nói với bạn bè quốc tế tẩy chay một số ít cá nhân, tổ chức nhân danh “người Việt Nam”, núp dưới vỏ bọc “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” phá hoại sự đoàn kết, thống nhất để xây dựng, phát triển đất nước.
Chữ ký xin điền vào mẫu http://tinyurl.com/unghovietnam với đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú và số điện thoại (Lưu ý số điện thoại chỉ dùng để thẩm định, kiểm chứng việc tự nguyện/danh tính ký tên là xác thực, không công khai). Hoặc chữ ký cũng có thể gửi về địa chỉ thư điện tử phanbactuyenbo258@gmail.com . Thời hạn ký tên từ 20h ngày 23/10/2013 đến 24h ngày 10/11/2013. Chúng tôi sẽ tập hợp danh sách này công khai trên các phương tiện truyền thông trong - ngoài nước, gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.
Xin mời đọc bản Tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc bằng Tiếng Việt, tiếng Anh kèm theo.
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258
Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com

Tuesday, October 22, 2013

VÌ SAO NHÓM "TUYÊN BỐ 258" KHÔNG MUỐN VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN - LIÊN HỢP QUỐC (HĐNQ LHQ) ?



Ngày 19/7/2013, nhóm 69 blogger Việt Nam sáng tao ra cái gọi là "Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam" về việc Nhà nước Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong đó cho rằng Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trước hết đòi Việt Nam phải xóa bỏ Điều 258 BLHS (bởi vậy Tuyên bố này được gọi vắn tắt là “Tuyên bố 258”). Đồng thời, ngày 31/7/2013, nhóm này cử 6 đại diện sang Thái Lan trao tuyên bố này tới đại diện Hội đồng nhân quyền LHQ tại Bangkok Thái Lan “để Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hiểu rõ về tình hình vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam” (trích lời Nguyễn Lân Thắng). Để hiểu được vì sao nhóm Tuyên bố 258 nói riêng và các nhóm chống chế độ/chính quyền Việt Nam trong ngoài nước luôn tìm cách xuyên tạc thực trạng công tác thúc đẩy nhân quyền Việt Nam và mục tiêu trước mắt là cản trở Việt Nam trở thành thành viên HĐNQ LHQ, tôi sẽ trình bày vắn tắt về Hội đồng này, cơ sở của Việt Nam ứng cử thành viên HĐNQ LHQ và lý do nhóm Tuyên bố 258 chống Việt Nam trở thành thành viên HĐNQ LHQ.

1. VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC (HUMAN RIGHTS COUNCIL, UNHRC)

HĐNQ LHQ là một cơ cấu liên chính phủ (inter-governmental body) của LHQ ra đời năm 2006, với nhiệm vụ chính là thúc đẩy sáng kiến phát triển nhân quyền cũng như xem xét các vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Trên danh nghĩa, UNHRC là một trong ba hội đồng của LHQ ngang hàng với Hội đồng Bảo an và Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Văn Hóa (ECOSOC). Ba Hội đồng này đảm trách ba nhiệm vụ cột trụ của LHQ là gìn giữ hòa bình, phát triển hợp tác kinh tế và bảo vệ nhân quyền.

Về mặt lịch sử, UNHRC là hậu thân của Ủy ban Nhân quyền LHQ (UN Commission on Human Rights), là cơ chế đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế lịch sử hồi năm 1948 , hai công ước về Quyền Dân sự và Chính trị và về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Những năm về sau, đa phần các quốc gia trên thế giới cho rằng những nước phương Tây dùng tiêu chuẩn kép, nghĩa là khi có cùng loại vi phạm nhân quyền xảy ra, thì chỉ có những quốc gia thù nghịch là bị đưa lên bàn mổ, còn những quốc gia thân Tây phương thì được bao che nên hoạt động của Ủy ban Nhân quyền LHQ đã bị tê liệt và LHQ phải khai sinh ra UNHRC để thay thế nó. UNHRC có nhiều cải thiện như bầu thành viên theo danh sách khu vực địa lý, nhóm họp ít nhất ba lần trong năm ở tại Genève nên có thể đối phó nhanh hơn với tình hình thời sự. Ngoài ra UNHRC cũng đặt ra một thủ tục mới là “Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát”, gọi tắt là UPR, trong đó tất cả các nước thành viên LHQ lần lượt đứng ra kiểm điểm và đối thoại về tổng thể những thành tích và tồn tại về nhân quyền của mình theo một chu kỳ 4 năm và bao gồm tất cả các bên liên quan, kể cả các tổ chức phi chính phủ.

UNHRC có tổng cộng 47 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm. Số thành viên được thay thế từng phần để bảo đảm cho UNHRC có hoạt động liên tục. Thể thức bầu là các quốc gia thành viên LHQ sẽ ứng cử vào một trong các ghế dành cho khối của mình. Muốn trúng cử, mỗi ứng cử viên phải đạt được số phiếu tuyệt đối trên tổng số 192 thành viên LHQ, nghĩa là phải có 97 phiếu thuận. 

Ngày 25/02/2013, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc về việc Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ này. Như vậy, Việt Nam đã chính thức cạnh tranh với Trung Quốc, Maldives, Jordan và Arập Saudi với tỉ lệ 5 chọn 4 cho vùng Châu Á – Thái Bình Dương. 

2. CƠ SỞ ĐỂ VIỆT NAM ỨNG CỬ THÀNH VIÊN HĐNQ LHQ

Trên nguyên tắc mở với mọi thành viên LHQ, một quốc gia sẽ được bầu vào HĐNQ tại Đại hội đồng LHQ trên cơ sở cân nhắc những đóng góp của nước ứng viên với việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, cũng như những lời hứa tự nguyện và cam kết với công cuộc này. 

Kỳ bầu cử lần này, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có 5 ứng viên cho 4 vị trí thành viên HĐNQ. Như vậy lần bầu cử này cũng cạnh tranh hơn so với bình thường. 5 ứng cử viên cho 4 ghế ở khu vực châu Á là Trung Quốc, Maldives, Jordan, Arập Saudi và Việt Nam. Trước đó Syria có ý định ứng cử nhưng đã tuyên bố rút lui. Việt Nam đã chính thức nhận được sự ủng hộ của các nước khối ASEAN và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các nước trong phong trào không liên kết, các quốc gia châu Phi và Mỹ Latinh, một số quốc gia phương Tây như Đức. Ở phía ngược lại, động thái chính thức diễn ra ở Hoa Kỳ khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền H.R. 1897 trong đó có một nội dung yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ không bỏ phiếu cho Việt Nam và vận động các nước khác không bỏ phiếu cho Việt Nam. Dự luật này cần được Thượng viện thông qua và Tổng thống Obama phê chuẩn trước khi có hiệu lực, và hôm 09/9/2013 đã được đọc trước Ủy ban của Thượng viện sau đó chuyển sang Ủy ban Đối ngoại để cân nhắc. Nhiều khả năng số phận nó sẽ rơi vào quên lãng như nhiều Dự luật Nhân quyền trước đó.

Phát biểu tại phiên cấp cao khóa họp lần thứ 16 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ), Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam sẽ đảm nhiệm tốt vai trò này và sẽ có những đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ), vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng. Thứ trưởng nêu rõ, bằng việc kiên trì theo đuổi 3 trụ cột trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và nhà nước pháp quyền, các quyền con người ở Việt Nam ngày càng được tăng cường; đồng thời những thành tựu về cải cách luật pháp, tư pháp, hành chính đã góp phần thúc đẩy quyền bình đẳng của công dân, nhất là các quyền được tham gia, phát triển và giám sát.

Thứ trưởng khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc hưởng thụ và bảo vệ nhân quyền cho nhân dân các nước. Chính vì vậy, Việt Nam cần tham gia làm thành viên của Hội đồng nhân quyền để cùng các nước thực hiện quyền con người, cùng chia sẻ những kinh nghiệm thành công của Việt Nam. Đây cũng chính là thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 đề ra. Trên thực tế, dựa vào những cam kết mạnh mẽ việc bảo đảm quyền con người, cộng với những kinh nghiệm từ việc tham gia Hội đồng Bảo an, hoàn toàn có cơ sở tin rằng Việt Nam sẽ đóng góp tốt hơn vào công việc của HĐNQ.

Trong suốt 60 năm qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã vượt qua biết bao thử thách, khó khăn của chiến tranh ác liệt, nghèo đói và lạc hậu, tạo dựng nên nền tảng vững chắc cho một xã hội thực sự công bằng, dân chủ, văn minh, mà ở đó các quyền tự do cơ bản của người dân được bảo vệ và không ngừng phát triển. Bên cạnh các quyền dân sự, chính trị, các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội luôn được chú trọng thông qua một loạt chính sách tích cực và hiệu quả của Nhà nước Việt Nam. Các thành tích về bảo đảm quyền con người, đặc biệt là thành tựu to lớn trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, văn hoá được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. 

Cách mạng Việt Nam đã đưa một dân tộc nô lệ lên làm chủ đất nước; công cuộc Đổi mới đang đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, người dân được thụ hưởng những quyền con người cơ bản quy định tại Hiến chương Liên hợp quốc. Đó là một thực tế sáng tỏ như ánh mặt trời, không bàn tay đen tối nào có thể che lấp được”.

Trong BÁO CÁO QUỐC GIA KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
:http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns090723074537 sắp trình bày trong phiên UPR tới cho Việt Nam tháng 1/2014 thể hiện rõ những thành tích nhân quyền của Việt Nam, các ưu tiên và cam kết của Việt Nam nhằm thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam và trên thế giới.

Về đòi hỏi cho Việt Nam “phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, trước hết đòi Việt Nam phải xóa bỏ Điều 258 BLHS” của nhóm “Tuyên bố 258” thì thực tiễn hơn 30 năm qua kể từ khi Việt Nam gia nhập công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, vào năm 1982, Việt Nam đã nội luật hóa các công ước quốc tế mà mình đã tham gia. Có thể dẫn ra những luật sau: Luật Bảo vệ sức khỏe người dân (1989), Luật Giáo dục (1998), Luật Đất đai (2003), Luật Bảo hiểm xã hội (2006), Luật Phòng, chống HIV/AIDS (2006), Luật Phòng, chống tham nhũng (2005), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Bình đẳng giới (2011)...Văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Quốc hội đang lấy ý kiến toàn dân, đã có riêng một Chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Trong đó, các quyền con người về dân sự chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được ghi nhận đầy đủ, tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người. Nhưng cũng như các quốc gia khác, Nhà nước Việt Nam phải đồng thời bảo vệ quyền công dân và quyền con người và chế độ xã hội. Bởi vậy, Bộ luật Hình sự Việt Nam có một số điều, như Điều 88, "Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”; Điều 258, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước…” nhằm nghiêm trị tội phạm và phòng ngừa những hoạt động làm tổn hại đến chế độ xã hội là điều đương nhiên và phù hợp với quyền dân tộc tự quyết được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và các công ước quốc tế về quyền con người.

3. VÌ SAO NHÓM "TUYÊN BỐ 258" VÀ CÁC NHÓM "ĐẤU TRANH DÂN CHỦ" KHÁC KHÔNG MUỐN VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HĐNQ LHQ ?

Họ sợ rằng khi Việt Nam trở thành thành viên của cơ chế này, họ không thể "KÊU OAN" cho những trường hợp bị xử lý bằng pháp luật hình sự (như đối với hàng chục thành viên nhóm Tuyên bố 258 theo các Điều 79, 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) như với Lê Thăng Long, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Văn Trội, Điều 161 BLHS với Lê Quốc Quân hay tới đây là Điều 115 BLHS với Nguyễn Văn Dũng…). Và như thế đồng nghĩa với việc họ phải thừa nhận cái mà họ vẫn hay gọi là “đàn áp tự do ngôn luận” là hoàn toàn không có thật.

Họ sợ rằng Việt Nam có điều kiện chứng minh cho quốc tế thấy những thành tích nổi bật trong đấu tranh cho quyền con người của một quốc gia non trẻ, phải đi lên từ tàn lụi sau cuộc chiến chống chế độ thực dân, đế quốc thì sẽ phơi bày những xuyên tạc về lịch sử chiến tranh, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, về thực trạng vi phạm dân chủ, nhân quyền…mà chúng ngày ngày rêu rao khắp nơi y như kiểu nhóm Tuyên bố 258 đến tấu từng tổ chức quốc tế, ĐSQ vừa qua?

Họ sợ rằng việc Việt Nam trở thành thành viên HĐNQ “sẽ có những đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ), vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng”, chống lại “tiêu chuẩn kép”về dân chủ, nhân quyền thì hy vọng về việc Mỹ, phương Tây đưa quân tiếp sức cho chúng lật đổ thể chế chính trị Việt Nam sẽ vĩnh viên tiêu tan thành mây khói?

Trước hết, chắc chắn điều họ sợ nhất là việc Việt Nam trở thành thành viên cơ chế này sau Hội đồng Bảo an LHQ là chứng minh đầy đủ nhất về ghi nhận quốc tế đối với phát triển nhân quyền Việt Nam – điều mà những kẻ luôn giương cao chiêu bài “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” Việt Nam không còn lý do gì để tồn tại?

Những lý do nêu trên cho thấy, nhóm Phản bác Tuyên bố 258 cần lên tiếng ủng hộ Việt Nam ứng cử trở thành thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ. Đây là bước tiếp theo cần thiết để phơi bày bộ mặt thật, mưu đồ đen tối của những kẻ khởi xướng Tuyên bố 258.

Thay mặt BQT - Hoàng Thị Nhật Lệ

Tuesday, October 8, 2013

Vào phây búc Bùi Hằng mà nghe…chửi

Các stt trên tường nhà “hoa hậu biểu tình” Bùi Hằng những ngày này không phải chửi Đảng, công an, chửi cha thiên hạ như mọi lần mà là những “nhân sỹ trí thức”, đại diện nhóm biểu tình No-U Lã Việt Dũng, cụ bà Lê Hiền Đức, trong đó ông Nguyễn Quang A là tiêu điểm.

Sau bài viết Không được kích động bạo lực của thủ lĩnh biểu tình Nguyễn Quang A ngay sau phiên tòa Lê Quốc Quân với lên án “một người phụ nữ hô to “Học tập gương anh hùng Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình,” … “Nhìn thẳng đầu bọn quan tham mà nổ súng,” “Nhìn thẳng đầu bọn tham nhũng mà bóp cò”.” trong “một đoạn video mang tên “Lê Quốc Quân” trên mạng” mà ai cũng biết đó là “dân oan” Bùi Hằng. Ngay lập tức Bùi Hằng lên tiếng  "Nhiều khi vì việc chung mình gạt bỏ bao nhiêu chuyện lắm kẻ muốn ngồi trên đầu người khác ...Nhưng có lẽ họ cho mình là một con ngu và thiêu thân .....4 October at 13:16trong hàng loạt STT sau:
=====
Dã ngoại nhân quyền này 5-5 Bùi Hằng cũng bị đánh te tua ...thế rồi vẫn cứ " mặt dày " đi phát Cẩm nang nhân quyền bất kể nơi đâu và lúc nào ....vì những người khởi xướng không làm nhỏ, chỉ làm LỚN , thì việc " lật vặt" nhưng miễn sao có ích mình vẫn làm
Lần này nghe nhiều người nói " MH lại bị nhân sĩ CHÍ THỨC " lên án ...hazzzzzz.
..Nguyễn Viết Xuân ông ấy cũng hô " nhằm thẳng quân thù mà bắn " sao các Bác ấy không phê? Mà căn bản AI LÀ KẺ THÙ Chứ nhỉ? Vâng! Chắc " trả non sông đất nước này lại" cho các nhân sĩ , nhà cháu về nhà ĐI BUÔN. Cho lành ....
Giờ mới thấy cái "thằng cu " Donghailongvuong Mới nó KHÙNG đúng hơn mình ....mình NGU bỏ mẹ ...hazzzzz
ĐKM nó chửi bậy cái xem nào. Vì dù sao thì mình cũng xếp hạng "ít học" so với bọn nhiều chữ và nhiều thủ đoạn
Mình đi tù để bọn "nhiều học" lấy tên mình mà gây quỹ- Rồi tự chi dùng ( Trong đó còn có cả
mục QUÀ CHO CÁC NHÂN SĨ TRÍ THỨC )
Rồi khi không đúng ý chúng nó , nó nói mình VÔ ƠN (đấu tranh này cần phải "mang ơn" như mang ơn đảng cs hay sao?)
Rồi thì nhung nhúc những đứa cơ hội- Kể cả làm cho Dân Oan chúng nó cũng phải nghĩ đến lợi mới làm....
Cái xã hội đê tiện từ thể chế đến mỗi cá nhân này, ai có thân thì LO nhá!Oan ức thì cứ chiến đấu chứ đừng có trông cậy vào bất cứ ai.....Hãy nằm lòng câu nói của ông Thiệu
ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CHÚNG NÓ NÓI- HÃY NHÌN KỸ NHỮNG VIỆC CHÚNG NÓ LÀM
Đã đến lúc để chỉ mặt vạch tên từng đứa chính trị salon cho đến bọn ĐĨ ĐIẾM CƠ HỘI -ai oan khổ gì tự động mà CÁCH LY con mẹ nó hết đi , đừng để chúng "dính vào" mà lúc éo nào cũng kêu "vì cái lọ hay cái chai"
==========
Tiếp đến là “lý do” của cuộc chiến mới của Bùi Hằng là  “Không chỉ chửi cái bọn công an , côn đồ ấy đâu. Mà còn cần CHỬI và vạch mặt những kẻ chính trị Salon, những kẻ cơ hội đang muốn là cái VÒI BẠCH TUỘC của một thể chế thối nát nát này nữa ạ. 6 October at 09:18 ”:
=====
Chuyện phiên xử Lê Quốc Quân với bản án bất nhân . Rồi chuyện lũ lụt miền Trung- Thêm chuyện các Blogger bị bắt giữ hàng loạt....Rồi dân Oan bị đánh đến nhập viện cấp cứu......
Gía như lúc này CHỬI tục hay hô hào BẮN GIẾT mà khắc phục được một phần những câu chuyện này thì chắc chắn Bùi Hằng tôi sẽ TIẾP TỤC CHỬI - tôi sẽ lôi từng kẻ bỉ ổi , mưu đồ ra mà chửi, mà vạch mặt chúng hẳn hoi chứ chẳng thèm nhắm vào bất cứ TIỂU TIẾT nào...Vì con người tôi sống không sợ bị những kẻ KHÔNG DÁM LÀM như mình chỉ trích...Nhất là việc tôi làm đều rành rành ra đấy . Muốn chối- muốn "đổi trắng thay đen" cũng không dễ gì. Tôi khẳng định mình sẽ tiếp tục CHỬI để vạch mặt những kẻ chỉ NÓI MỒM chỉ thích sẽ TA ĐÂY bằng xương máu của người khác ....Sống THÔ sống THẬT đáng nể trọng hơn loại người THỦ ĐOẠN và VĂN VỞ
Chửi kẻ thù thì bị cho là "Lỗ mãng- dung tục- bậy bạ- làm ảnh hưởng phong trào" vv...Và ..vv....Rồi lập tức bị ví với GIẶC CỜ VÀNG và kêu gọi CÁCH LY khỏi cộng đồng ....Đáng sợ quá !
Nhưng nếu so những gì họ nói về những người bị chà đạp như chúng tôi thì hãy coi việc LỢI DỤNG và ăn chặn đồng đội - núp bóng phong trào để làm chuyện cá nhân , cái nào xấu hơn hả các bạn? Càng nghĩ càng thấy những "lí lẽ cộng sản" thật là đáng sợ. Chẳng khác gì CƯỚP đất thì gọi sang "Cưỡng chế- thu hồi"
Những dân oan như tôi chỉ thấy tởm và đáng sợ cho những kiểu ngụy biện . Điều này nếu chịu soi xét thì ai ai cũng thấy rõ
ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ HỌ NÓI- HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ HỌ LÀM
 
Tôi chưa viết bài. Nhưng có lẽ với tư cách cá nhân tôi cho rằng những việc này đều có SỰ CHỈ ĐẠO như kiểu cụ bà Lê Hiền Đức thường đi nói với từng người rằng " Đừng dính líu đến CON HẰNG "
Gio thêm bác Quang A đề nghị mọi người CÁCH LY và Lã Việt Dũng thêm bài này nữa . Tôi chỉ nói trước một điều: NHỮNG KẺ TO MỒM PHÊ PHÁN THÌ ĐỀU LÀ KẺ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ họ không đấu tranh VÔ TƯ như những con người cùng khổ kia đâu....Chứng minh ư? CHỜ NHÉ! TÔI SẼ VIẾT BÀI
========
Gọi mặt đặt tên luôn cho “Diễn đàn xã hội dân sự” do “nhân sĩ trí thức” Nguyễn Quang A khởi xướng là PHẢN ĐỘNG, trù cho nó LỤN BẠI!!!
=====
Chúng ta cũng cảnh cáo trước: những tổ chức xã hội dân sự quốc
doanh trong Mặt trận Tổ quốc, hoặc bất cứ hình thức nào dù chìm
hay ‘lơ lửng nổi’ nhằm giúp Hà nội thực hiện dân chủ bịp bợm,
đều là phản động và sẽ lụn bại vì ‘hồn Trương Ba da hàng thịt’* ./.
 
======
Còn rất nhiều stt trên 2 FB của Bùi Hằng với hà sa comment cho thấy mức độ sục sôi, căng thẳng, kịch tính của cuộc chiến này báo hiệu không thua kém bất cứ “cuộc chiến” nào Bùi Hằng từng can dự!!!

Không dừng lại ở đó, Bùi Hằng bắt đầu trình diễn “lực lượng” của mình chiến đấu với phe nhân sỹ do Quang A làm đại diện qua bài khởi đầu Những luồng quan điểm và cái nhìn của tôi sau một bài viết

Kể ra thấy cũng tội của mấy nhân sĩ Quang A, Xuân Diện, cụ bà Lê Hiền Đức… quá, câu châm ngôn triết lý của các cụ nhà ta “Chơi dao sắc có ngày đứt tay” đà ứng nghiệm quá nhanh, quá sớm.

Ngày nào Bùi Hằng còn vô danh, đang chiến đấu với mẹ đẻ và các em gái về nhà, đất của bố mẹ bà bị mẹ đẻ và em ruột “tự ý” bán đi, mất khá nhiều tiền cho VPLS Cù Huy Hà Vũ chưa nên cơm cháo gì thì Cù Huy Hà Vũ đi tù. Bùi Hằng được hot blog Xuân Diện và đám nhân sĩ nhà Diện đưa lên thành “Hoa hậu biểu tình”, “Người phụ nữ của năm”. Mọi chuyện bắt đầu “vỡ mộng” sau khi Quỹ Bùi Hằng với hàng trăm triệu thu được mà “chủ nhân” chẳng được mấy đồng cắc, các khoản chi vô tội vạ từ chè chén, quà cáp… theo ý của nhà Diện bị Bùi Hằng làm vỡ lở hết bằng cách PUBLIC toàn bộ danh sách chi tiêu, phơi thây “DÂN CHỦ CUỘI”. Diện hùng hổ tuyên bố, dựng lên Bùi Hằng được thì cũng cho Bùi Hằng xuống bùn đen được. Nhưng xem ra tiến trình đưa Bùi Hằng “trở về với máng lợn cũ” vượt ra khỏi tầm tay của nhóm “nhân sỹ trí thức”. Bởi giờ đây, Bùi Hằng đã là biểu tượng của lực lượng cờ vàng với số fan hâm mô khủng. Các nhơn sĩ chấy thức nhà ta đang lĩnh trọn “thành quả” mà ngày nào đã kỳ công tạo dựng.

Tôi sẽ thường xuyên cập nhật tình hình chiến sự ở đây, mời các bạn theo dõi.

Võ Khánh Linh

Sunday, October 6, 2013

HÉ LỘ NHỮNG KẺ ĐỨNG SAU ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG


Lời dẫn: Google.tienlang vừa nhận được bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Hải! Xin cảm ơn tác giả và xin trân trọng chuyển tới bạn đọc.
*********

Thời gian qua, khá nhiều dư luận trên các trang mạng về việc ông Lê Hiếu Đằng đề xuất thành lập một đảng chính trị, chẳng hạn như “Đảng dân chủ xã hội” trong bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” và được ông Hồ Ngọc Nhuận là bạn bè cùng làm việc, cùng hệ tư tưởng viết bài tán thưởng, ủng hộ. Ông Đằng đã nêu lên trăn trở của mình, nỗi buồn vui của quá trình tham gia hoạt động cách mạng, quá trình làm việc trong Mặt trận Tổ quốc TpHCM, và những bất mãn với đảng cộng sản để rồi quyết định nêu những ý kiến của mình trước lúc lâm chung.
Ông Lê Hiếu Đằng, sinh vào ngày 06 tháng 01 năm 1944 (giáp thân), từng tham gia trong phong trào Học sinh sinh viên Sài gòn- Gia Định xuống đường chống chính quyền Mỹ và Chính quyền VNCH, giữ chức phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Nguyên Tổng thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn - Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở TPHCM. Đảng viên Đảng CSVN.
Thực tế, mọi người nghĩ đây là “nhận thức lại” của cá nhân ông Đằng trong những ngày điều trị căn bệnh ung thư tưởng rằng không qua khỏi. Do đó, ông đưa ra những điều “Tham vọng chính trị” của ông và "nhóm người cùng ý đồ" âp ủ bấy lâu nay. Những suy nghĩ, nhận thức này, không thể đem áp dụng cho tất cả những người bất mãn, chán đảng, bỏ đang, thờ ơ với đảng cộng sản. …không phải tất cả những người trong diện nêu trên đều muốn tham gia đảng ông Đằng lập ra hay muốn vào một đảng bất kỳ nào đó.
Bài viết của ông Đằng bề ngoài là nêu lên một “giả định” lập một đảng mới nhằm giúp đỡ đảng cộng sản, giúp chính quyền điều chỉnh chính sách để đưa Việt Nam phát triển. Nhưng thực tế là ý đồ thành lập một đảng đối lập, đối đầu với đảng cộng sản. Ông Đằng là được nhóm người có "tham vọng chính trị" chỉ định “tung còn đo gió”. Vì ông Đằng đã vào thời kỳ gần đất xa trời, nên không sợ chính quyền đàn áp và chính quyền cũng không ngây thơ đụng vào ông Đằng lúc này. Đối với ông Đằng thì lấy đâu trí lực mà làm những việc lớn lao như vậy, chính quyền chỉ theo dõi là đủ. Hiện nay, chính quyền chỉ quan tâm điều tra cái “nhóm người có tham vọng chính trị” phía sau. Nhóm người đó theo thông tin rò rỉ thì gồm những nhân vật “Việt Tân” ở Pháp, nhóm blogger bất mãn quê Quảng Nam- Đà Nẵng, những người trong nhóm của nguyên Trung tá QLVNCH Lê Viên Côn (anh trai của ông Lê Hiếu Đằng ở Mỹ)…. và một số blogger trong nhóm No- U.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi thì những người trên không thể lập nên một đảng chính trị đối lập thực thụ. Dù nhóm người trên có có ý đồ thì cũng chưa có đủ lực lượng để hình thành một đảng, chưa nói tới việc ra một đường hướng hoạt động, cương lĩnh, chính sách. Có chăng chỉ là cái đảng với danh xưng ở trên mạng. Thiết nghĩ, những con người “tham vọng chính trị” trên thực tế chưa làm gì có lợi cho đất nước thì cũng đừng làm gì gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân. Phải chăng những người này đang mong muốn Việt Nam có nội chiến, xã hội bất ổn, khủng bố, thảm sát như Ai Cập, Iraq, Syria, Liban.…. Và xin đừng vì cái danh ảo với cái não trạng công thần, thích nổi tiếng, thậm chí làm tay sai cho một mưu đồ chính trị của thế lực bên ngoài gây bất ổn cho xã hội.
Qua đánh giá và theo dõi thông tin, phát ngôn của các vị trên mạng ta có thể kết luận rằng, việc làm của các vị thực tế không phải với cái tâm trong sáng vì nhân dân, vì sự phát triển của xã hội mà chỉ là “cái tôi tưng tửng” của các vị . Xin gửi tới các vị lời khuyên: Các vị không làm nên trò trống gì đâu, hãy dừng lại trước khi quá muộn, trước khi gia đình bị xáo trộn và chính các vị phá không khí ấm cũng, hạnh phúc gia đình của các vị.
Nguyễn Thanh Hải
Linh nguồn: http://googletienlang.blogspot.com/2013/09/he-lo-nhung-ke-ung-sau-ong-le-hieu-ang.html
NỘI QUY BLOGTừ ngày 6/7/2012 Google.tienlang đã bỏ chế độ duyệt còm. Nhận xét của bạn đọc sẽ được hiển thị ngay lập tức.Chúng tôi chỉ xin bạn đọc 1 vài lưu ý nhỏ:1) Ghi nhận xét bằng tiếng Việt có dấu. Nhận xét quá dài sẽ...
GOOGLETIENLANG.BLOGSPOT.COM