Wednesday, June 12, 2019

NHÀ RẬN CHỦ PHẠM ĐOAN TRANG VI PHẠM BẢN QUYỀN TRONG SÁCH "CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN"



"Chính trị bình dân" của Phạm Đoan Trang được PR rầm rộ như là cuốn sách gối đầu giường của các nhà hoạt động "rận chủ" Việt Nam cả trong và ngoài nước. Nhờ cuốn sách này, Phạm Đoan Trang được đánh giá là một trong các nhà hoạt động dân chủ xuất sắc, "có học", và có phong cách chính trị "phương Tây" nhất trong số các nhà hoạt động của Việt Nam. Thế nhưng, đằng sau màn PR cho cả sản phẩm, tài năng đầy ấn tượng ấy, là một hành vi nghiêm trọng vi phạm bản quyền bài viết trong quá trình tổ chức bản thảo cuốn "Chính trị bình dân". Người tố cáo Đoan Trang chính là bạn đồng nghiệp của cô ta tại Vietnamnet. Sự việc này diễn ra từ cuối năm 2017. 
Kết quả hình ảnh cho nhà báo Đoan Trang, chính trị bình dân

Trong "Chính trị bình dân", Phạm Đoan Trang đã tự ý đưa bài viết "Phụ nữ, phượt hay không phượt" của tác giả An Xinh Trương. Nhà báo An Xinh Trương cho biết cô đã nhắn tin cho Đoan Trang về vấn đề bài viết này nhưng không thấy  Đoan Trang có các phản hồi tích cực. Đây là quan điểm của tác giả An XInh Trương trước hành vi này của Phạm Đoan Trang, những lời của chị nói đã vạch rõ lối tính toán marketing "kiếm fame" của Đoan Trang:

"1, Mình chưa hề nhận được bất cứ 1 lời xin phép nào từ Trang về việc lấy bài in sách! Mình không hề hay biết việc này!
2, Nếu Trang có hỏi, mình sẽ từ chối, bởi rõ ràng chủ đề cuốn sách không liên quan, đây là sự lắp ghép vô duyên trong khâu biên tập.
3, Những ai theo dõi fb mình thì biết, mình khá hài lòng với những gì đang diễn ra tại VN, mình sống tốt, bình yên, không có nhu cầu thay đổi cũng như liên quan đến bất cứ phe phái chính trị nào! Mình tin rằng bất cứ sự thay đổi nào hiện nay cũng chỉ làm tình hình loạn hơn và cuộc sống khó khăn hơn mà thôi!
4, Nếu Trang làm thế này để buộc mình phải PR cho sách của Trang, thì mình nghĩ với tư cách bạn bè, nhờ mình 1 câu, mình thiếu gì cách Pr khéo léo mà không cần in bài mình ahihi ví dụ thế. Còn Trang đã tự ý kéo mình vào , thì mình nghĩ thật ra Trang đâu có coi mình là bạn!
Trang rất thông minh, Trang chọn mình vì mình có ảnh hưởng 1 chút, vì mình ở thị trường VN, và Trang chọn bài không liên quan để nếu mình có be be lên thì mình sẽ an toàn, hơn nữa Trang biết chắc mình sẽ an toàn vì những gì mình đăng trên fb từ trước tới nay đều đã được "ngó đến" và xếp vào loại "vô hại".
Nhưng nói gì nói, mình không chấp nhận sự tính toán này của Trang."


Thế nhưng, Đoan Trang không những không thừa nhận sai về mình mà còn cố bao biện cho hành vi vi phạm bản quyền này bằng cách viện cớ bị "giam lỏng". Chẳng rõ cô ta bị "giam lỏng" bao nhiêu lâu nhưng sau đó vẫn thấy cô ta sòn sòn update facebook, thế nhưng chỉ một tin nhắn gửi đến An Xinh Trương để xin phép theo lối hành xử thông thường cũng không có. Đành rằng đây là bài của An Xinh Trương chia sẻ công khai trên facebook, Đoan Trang có quyền chia sẻ, nhưng chỉ là chia sẻ rộng rãi và phi lợi nhuận thôi. Đằng này cuốn "Chính trị bình dân" được bán treen Amazon cả trong và ngoài nước, vậy thì việc xin phép tác giả mà cô ta lấy bài đăng là cần thiết.



Trước những bao biện này, An Xinh Trương thấy khó chấp nhận và tiếp tục lên tiếng, vạch rõ bộ mặt lừa dối của Đoan Trang trong post được lưu lại trong ảnh dưới đây:
Đáng thương cho phong trào zâm chủ Việt khi thủ lĩnh truyền thông, nhà báo độc lập, cây bút hàng đầu của họ lại hành xử “vô văn hóa” thô thiển trong nghề viết cỡ này. Thử tưởng tượng nêu ở phương Tây, chắc cô nàng này sẽ bị kiện sập tiệm, ô nhục cỡ nào!

Võ Khánh Linh

Wednesday, June 5, 2019

Diễn đàn Xã hội Dân sự có tôn trọng sự thật, pháp luật và nguyên tắc “bất bạo động” không?



Trong một diễn văn đọc tại hội thảo “30 năm sự cố Thiên An Môn”, được tổ chức ở Đài Bắc hôm 21/05/2019, ông Nguyễn Quang A đã phân tích biến cố Thiên An Môn để rút ra một số bài học về cách thức thay đổi chế độ, rồi dựa vào đó để quảng bá cho đường lối của tổ chức “Diễn đàn Xã hội Dân sự” do ông đứng đầu. Diễn văn này được đăng lại trên các trang Bauxite Việt Nam, Văn Việt, và một số trang mạng khác.
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Quang A, hội thảo Thiên An môn
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Quang A, hội thảo Thiên An môn
Cụ thể, sau khi tóm tắt diễn biến của phong trào sinh viên, trí thức dẫn đến sự kiện Thiên An Môn, rồi phân tích nó dưới lăng kính của các lý thuyết hiện đại về cách thức thay đổi chế độ, ông A nhận xét rằng phong trào đã thất bại vì 3 lý do. Thứ nhất, ở Trung Quốc năm 1989, nền tảng xã hội (gồm các nguồn lực xã hội, cấu trúc chính trị - xã hội, và các trào lưu tư tưởng) chưa thay đổi đủ nhiều để tạo thuận lợi cho chuyển đổi chính trị. Thứ hai, phong trào sinh viên, trí thức đã thiếu tính tổ chức, thiếu lãnh đạo tập trung, khiến không ra được quyết định tập thể; trong khi nhà nước Trung Quốc đã đạt được sự thống nhất sau khi gạt ông Triệu Tử Dương ra khỏi bộ máy. Ba, là dưới sự ảnh hưởng của các lãnh đạo trẻ “cấp tiến”, phong trào thiếu sự “kiềm chế” cần có vào những thời điểm quyết định, khiến không thể đối thoại với nhà nước để đi đến những thỏa thuận mà cả 2 phía có thể chấp nhận, nhằm bảo vệ thành quả đã đạt được của phong trào và tính mạng những người tham gia.
Sau đó, ông A viện dẫn những kinh nghiệm vừa nêu để ca ngợi đường lối của Diễn đàn Xã hội Dân sự - được hợp thành từ chiến lược “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh, Thực thi dân quyền” của Phan Chu Trinh, và 9 nguyên tắc của Diễn đàn là “Hợp pháp, Tự trị, Tên thật, Công khai, Bất bạo động, Khoan dung, Chân thật, Tin cậy, Đoàn kết”.
Cá nhân tôi thấy tuyên bố của ông Nguyễn Quang A về 9 nguyên tắc của Diễn đàn Xã hội Dân sự (DĐXHDS) có nhiều điểm không đáng tin cậy.
DĐXHDS có hoạt động hợp pháp không? Bản tuyên bố sáng lập DĐXHDS, được ký ngày 23/09/2013, đã khẳng định rằng đây là một “Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. Như vậy, ngay trong định nghĩa, DĐXHDS đã vi phạm mọi điều khoản của Hiến pháp và pháp luật có chức năng khẳng định tính chính đáng và bảo vệ chế độ chính trị hiện tại của Việt Nam. Do DĐXHDS là một tổ chức được thành lập để thay đổi Hiến pháp Việt Nam, nó không thể tuyên bố rằng minh phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện tại.
Trong thực tế, từ năm 2013 đến nay, không ít người trong danh sách thành viên ban đầu của DĐXHDS đã vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, Huỳnh Thục Vy (chữ ký số 277) và Phạm Minh Hoàng (chữ ký số 496) đã hoặc đang bị truy tố trách nhiệm hình sự vì những hoạt động liên quan đến mục đích “chuyển đổi thể chế”.
DĐXHDS có tự trị và công khai không? Trong thực tế, nhóm cựu công chức liên quan đến Quỹ Phan Chu Trinh và NXB Tri thức đã lập ra diễn đàn này, rồi dùng nó như một công cụ để định hướng dư luận về việc sửa đổi Hiến pháp 2013, nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi thể chế theo ý họ. Từ đó đến nay, công việc và định hướng của DĐXHDS được quyết định bằng các cuộc họp ngầm giữa nhóm cựu công chức đó, thay vì bằng các cuộc thảo luận và biểu quyết công khai, dân chủ của tập thể thành viên. Như vậy, rõ ràng DĐXHDS không công khai và tự trị.
Ngoài ra, vì DĐXHDS đã và đang nhiệt tình hỗ trợ nhóm bạo động ở Đồng Tâm, nó không trung thành với nguyên tắc “bất bạo động”. Vì các website của DĐXHDS đã đăng một lượng lớn bài viết theo kiểu “thuyết âm mưu”, võ đoán, sai sự thật của Phạm Chí Dũng và Bùi Thanh Hiếu, nó cũng không tôn trọng sự thật như tuyên bố.


Sunday, June 2, 2019

Nhà nước tăng giá điện vì hết tiền hay vì lời khuyên của Ngân hàng Thế giới?



Những ngày qua, nhân việc dư luận dồn sự chú ý vào đợt tăng giá điện, giới “dân chửi” đã tích cực tận dụng chủ đề này để công kích Nhà nước Việt Nam.

Để làm điều đó, một mặt, họ tuyên truyền rằng Nhà nước đang dùng việc tăng giá điện để “vơ vét” tài sản của người dân; rồi dẫn chuyện Chủ tịch tập đoàn EVN Dương Quang Thành hưởng lương 618 triệu VNĐ mỗi năm, nhưng có 2 con du học Mỹ với chi phí 2,5 tỷ VNĐ mỗi năm, để minh họa cho quan điểm này.
Mặt khác, họ tuyên truyền rằng Nhà nước “vừa móc túi, vừa bịt miệng dân”; rồi minh họa cho quan điểm đó bằng vụ ông Dương Quang Thành nói chỉ có 19 người khiếu nại về giá điện, và vụ Bộ Công Thương kiến nghị xử lý những trường hợp đưa tin sai về giá điện để kích động dư luận.
Ngoài ra, đảng Việt Tân tuyên truyền rằng việc tăng giá điện cho thấy “ngân sách đã cạn kiệt”, chế độ đã “bế tắc toàn diện”, khiến các quan chức phải tìm mọi cách để “vơ vét của người dân”. Sương Quỳnh bình luận rằng lẽ ra người Việt Nam phải biểu tình khi giá điện tăng, tương tự phong trào biểu tình phản đối giá xăng tăng ở Pháp.
Trong tuần qua, nhiều thành viên và fanpage của đảng Việt Tân đã đồng loạt tận dụng vấn đề tăng giá điện để tuyên truyền. Có khả năng họ sẽ tiếp tục khai thác chủ đề này trong những ngày tới.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 nhận xét:
Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam không tăng giá điện để “móc túi” dân, mà để thực hiện lời khuyên của tổ chức Ngân hàng Thế giới – một tổ chức do quan thầy Mỹ của đảng Việt Tân thành lập:


Thứ hai, việc ông Dương Quang Thành có 2 con du học Mỹ không phải là bằng chứng đầy đủ để khẳng định rằng ông mưu lợi bất chính từ tập đoàn EVN. Chỉ cần điểm qua, ta cũng thấy có 5 khả năng khác khiến ông có đủ tiền cho con đi du học. Một: con ông được hưởng học bổng, nên chi phí để du học giảm đi. Hai: ông trả học phí cho con bằng tiền tiết kiệm suốt 30 năm làm việc trong ngành điện. Ba: ông được tiếp cận các nguồn tài chính hợp pháp nằm ngoài tiền lương của mình – như tiền vay mượn, tiền thừa kế, thu nhập của vợ, thu nhập từ cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, .v.v. Vì vậy, dù cáo buộc của giới “dân chửi” là một gợi ý hữu ích, giúp dư luận và các cơ quan hữu trách quan tâm hơn đến việc giám sát ông Thành, nó có thể mang tính vu cáo nếu ông Thành thực ra không vi phạm pháp luật.
Và dù ông Thành có phạm luật không, ta cũng thấy đảng Việt Tân đang công kích gia đình ông bằng ngôn ngữ của bọn vô học, đầu đường xó chợ, chỉ đem lại sự phá hoại cho đất nước.

Thứ ba, việc cố tình đưa tin không đầy đủ, không khách quan về giá điện để kích động dư luận có thể vi phạm Bộ luật Hình sự 2015, Luật Báo chí 2016 và nhiều văn bản liên quan. Vì vậy, Bộ Công Thương không sai khi kiến nghị xử lý những trường hợp đưa tin sai lệch về giá điện. Không thể đánh đồng những kẻ cố tình đưa tin sai sự thật để kích động với “dư luận bức xúc của người dân”.
Thứ tư, từ hơn 30 năm nay, năm nào các tổ chức cờ vàng cũng tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam đã “bế tắc toàn diện” do “ngân sách cạn kiệt”. Việc họ liên tục lặp lại câu nói này trong suốt ngần ấy năm cho thấy họ là một lực lượng dối trá, còn độc giả của họ thì không có trí nhớ.
Võ Khánh Linh

Saturday, June 1, 2019

Muốn tự do thông tin, hãy biết nịnh bợ nước Mỹ!




Tiểu thuyết "1984" của George Orwell là tiểu thuyết chống lại độc tài và toàn trị nổi tiếng. Trong cuốn sách này, Orwell phê phán chính quyền các quốc gia Cộng Sản và dự đoán rằng các quốc gia này sẽ trở thành một quốc gia toàn trị. Một trong các chi tiết ám ảnh nhất của "1984" đó là vấn đề do thám người dân từ hành vi đến tư tưởng. Nhưng thực tế của thế kỷ 21 đã chứng minh Orwell sai, những quốc gia thực sự toàn trị đó là các đất nước tư bản tự xưng là tự do và dân chủ.
 Kết quả hình ảnh cho Tiểu thuyết "1984" của George Orwell
Nước Mỹ, đất nước luôn muốn cưỡng ép các quốc gia khác phải quy thuận mình với chiêu bài "nhân quyền" lại luôn là đất nước vi phạm nhân quyền nhất trên toàn thế giới. Cảnh sát ngang nhiên bắn chết người, công nhân không được bảo đảm quyền lao động, không có tự do nghiên cứu khoa học hay tự do tư tưởng, không có tự do tôn giáo... những điều ấy chỉ là những biểu hiện bề ngoài của ham muốn quyền lực của các tổng thống Mỹ nói riêng và chính phủ Mỹ nói chung. Hãy nhìn cách họ do thám thông tin toàn cầu.

Chúng ta đang dùng Internet do người Mỹ cai trị, người Mỹ sở hữu máy chủ, công nghệ, các vệ tinh, các dịch vụ lớn như Google, Facebook, Youtube... Các hãng máy tính và điện thoại di động lớn hiện nay như Microsoft, Apple... cũng thuộc về người Mỹ. Các sản phẩm này được phổ biến khắp thế giới tới bất cứ quốc gia nào có liên đới giao thương với Mỹ. Còn nước Mỹ thì ngang nhiên ra đạo luật cho phép chính phủ Mỹ lấy thông tin người dùng từ các tập đoàn công nghệ này, nhưng lại không cho các nước sở tại được truy cập thông tin người dùng của công dân nước mình từ các tập đoàn này. Nước Mỹ muốn độc quyền khai thác thông tin của người dùng. Bằng đạo luật này, nước Mỹ muốn hoàn toàn độc quyền trong khai thác dữ liệu và không muốn chia sẻ siêu quyền lực này với bất cứ quốc gia nào khác. Điều này đồng nghĩa với việc, trên phạm vi toàn cầu, không có quyền riêng tư, không có nhân quyền, không có tự do, giống như nước Mỹ tuyên truyền. Đừng nghe những gì họ nói, hãy nhìn những gì họ làm. Họ đang xây dựng một thế giới vận hành theo thể chế toàn trị chứ không phải chỉ riêng nước Mỹ. 

Một hệ thống siêu gián điệp mà Mỹ đang sử dụng đang được sự ủng hộ của của nhà hoạt động dân chủ Việt Nam cổ vũ và cho rằng đó là cơ hội mang lại tự do cho họ. Nhưng đó không phải tự do, bởi vì khi đã sử dụng công nghệ của nước Mỹ thì không có tự do nào cả. Họ chửi chính quyền Việt Nam thì nước Mỹ cho phép và sẵn sàng lan truyền rộng rãi thông điệp ấy, nhưng nếu họ động đến Mỹ thì các ông trùm ẩn đằng sau mạng xã hội sẽ hạn chế tương tác. Nếu muốn nhiều tương tác trên Internet do Mỹ kiểm soát thì khôn hồn phải biết nâng bi nước Mỹ.