Wednesday, March 30, 2022

Đoan Trang - con bài thất bại trong việc dựng ngọn cờ đối lập của Mỹ ở Việt Nam!

 Võ Khánh Linh

  

Là cựu sinh viên trường chuyên Amsterdam, Đại học Ngoại thương hàng đầu Việt Nam, là một nhà báo trải qua nhiều tờ báo đình đám, sinh ra trong gia đình có học ở Hà Nội, Phạm Đoan Trang hội tụ nhiều yếu tố trở thành gương mặt đình đám, triển vọng trong làng zân chủ vốn tạp nham, lưu manh, rặt toàn thành phần bất mãn, cực đoan, thất bại trong cuộc sống, vọng ngoại lố bịch.

Vậy nên sau hơn 1 năm được VOICE huấn luyện trong một chương trình do Quỹ dân chủ Mỹ NED tài trợ, Đoan Trang là gương mặt hiếm hoi của làng dân chủ được nhận học bổng danh giá Feuchtwanger tại Mỹ chuyên dành cho thủ lĩnh đối lập các nước thuộc thế giới thứ ba: được học về hành chính công (thực chất huấn luyện trở thành lãnh đạo đảng chính trị đối lập), được ở một mình trong biệt thự đầy đủ tiện nghi, tài liệu nghiên cứu đồ sộ bên bờ biển, được chính khách Mỹ trong các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đối xử hào phóng như thượng khách, trân quý như “tài sản của nước Mỹ”... Đó là lý do lý giải vì sao Đoan Trang tự tin về sự hậu thuẫn của Chính phủ Mỹ và thân Mỹ phát cuồng, chiến đấu xả thân cho lợi ích Mỹ đến vậy.



Đúng như Phạm Lê Vương Các tiết lộ, đã có hẳn một lộ trình cho Đoan Trang vào tù để trở thành một Lưu Hiểu Ba của Việt Nam, một ứng cử viên sáng giá Nobel Hòa Bình, tuy nhiên, trái với kỳ vọng và sự ưu ái của Bộ Ngoại giao Mỹ dành cho Đoan Trang, bà ta tự tay đập bỏ đi hình tượng của chính mình trở thành một nhà hoạt động chính trị vì dân vì nước, một thủ lĩnh có khả năng tập hợp lực lượng, có khả năng tạo dựng tổ chức chính trị đối lập thành công ở Việt Nam.

Bà ta ôm đồm, gánh vác cả một núi ý tưởng và tổ chức mà VOICE/Việt tân đổ ập vào đầu gắn với vô khối các dự án cần giải ngân, nào là Đảng Xanh từ mầm mống nhóm Green Trees, nò là cách mạng cây, cách mạng cá, nào là Hiến chương 2015 mô hình như Hiến Chương 77, nào là loạt tờ báo điện tử như The Vietnamese, Luật Khoa tạp chí, NXB Tự do, nào cả cả núi các báo cáo nhân quyền, cuốn sách hướng dẫn kỹ năng hoạt động cho đám chống đối trong nước.... Thế nên dự án nào bà ta cũng như cưỡi ngựa xem hoa, đều nổ đùng đùng rồi chết chìm không vì chất lượng cũng vì đàn em, đồng bọn đập nhau tan nát.

Đời tư và nhân cách hỗn tạp, bê bối cùng với thất bại liên tiếp ngày càng khiến Đoan Trang mất kiểm soát, phơi bày bản ngã là kẻ độc tài, đố kị, hằn học, chửi ráo từ già đến trẻ, từ trong nước đến ngoài nước, thậm chí phạm phải lỗi chết người của bất kỳ chính trị gia nào là mạt sát dân chúng nước Việt - đối tượng và mục tiêu cần phải cuốn hút, lôi kéo. Ngay cả kịch bản, thử gửi đồng bọn khi đi tù của Đoan Trang sặc mùi cá nhân chủ nghĩa, như thể cả làng zân chủ phải phục tùng và đi theo con đường bà ta lựa chọn, khiến đồng bọn của bà ta - toàn những kẻ tay chân, xã hội phát ớn “thủ lĩnh truyền thông” mà Mỹ chấm chọn này.

Bởi vậy, dù bây giờ, theo lộ trình đã xây dựng, Đoan Trang đã vào tù, Mỹ và đồng minh đua nhau trao giải thưởng nhân quyền cao giá, hiếm hoi, đắt đỏ cho Đoan Trang để sau khi ra tù Đoan Trang có vốn liếng về chính trị và với đồng bọn. Nhưng với trải nhiệm hơn một thập kỳ lăn lộn trong  làng zân chủ, ấn tượng Đoan Trang dành cho đồng bọn, tay chân, các nhà đầu tư và dân chúng Việt thì xem ra con bài này Mỹ càng đầu tư càng lỗ vốn.

Tuesday, March 29, 2022

Bộ Ngoại giao Mỹ từng ưu ái Đoan Trang ra sao?

Võ Khánh Linh 


Việc Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh và các quan chức ngoại giao Mỹ dành ngôn từ mỹ miều nhất ca tụng Đoan Trang một cách thô thiển, lố bịch thô kệch như “khơi gợi cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam”, khiến dân Việt phẫn nộ khi họ so sánh Đoan Trang ngang hàng như anh hùng liệt nữ, Bà Trưng, Bà Triệu của dân tộc Việt vậy! Lý do nào khiến Bộ Ngoại giao Mỹ tâng bốc Đoan Trang không biết ngượng mồm đến như vậy?



Có thể nói trong làng zân chủ, Đoan Trang theo nhánh VOICE của Việt tân khá sớm, được VOICE và Trịnh Hội trọng dụng. Tuy không được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ưu ái như Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân...công khải bảo trợ, nhưng so với làng nữ lưu zân chủ Việt, gần như Đoan Trang là người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh  giá cao nhất.

Đúng như Đoan Trang từng bộc lộ với đàn em Phạm Lê Vương Các, trước khi cô ta kết thúc khóa học bổng danh giá Feuchtwanger tại Mỹ chuyên dành cho thủ lĩnh đối lập các nước thuộc thế giới thứ ba và là mục tiêu cần tạo dựng cách mạng dân chủ của Mỹ, nhân viên Ngoại giao Hoa Kỳ từng ca ngợi Đoan Trang là vốn quý của Hoa Kỳ và giới zân chủ trong nước được “phím” rằng Đoan Trang sẽ là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hoa Bình.



Thời gian ở Mỹ, Đoan Trang gắn bó với mọi hoạt động ngoại vận của Việt Tân, thường xuyên qua lại vận động nghị sỹ Mỹ về nhân quyền, các ủy ban lao động, công đoàn, tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Khi về nước, Đoan Trang gần như là cầu nối cho đám chống đối hay thân nhân tù chống đối trong nước tiếp cận nhân viên ĐSQ hay LSQ Mỹ. Các chuyến thăm của chính khách Mỹ tới Việt Nam, các đoàn Đối thoại nhân quyền của Mỹ tới Việt Nam, thậm chí đoàn Tổng thống Obama đến Việt Nam dành vài phút úy lạo “tay chân” trong nước, Đoan Trang bao giờ cũng chiếm được 1 suất chắc chắn, hàng đầu.

Cho nên không ngoa khi dư luận cho rằng, giải thưởng Phụ nữ can đảm quốc tế 2022 hay nhiều giải thưởng nhân quyền khác dồn dập đến với Đoan Trang là sự trả ơn, trả công của Bộ Ngoại giao Mỹ bù đắp cho “fan cuồng” của mình.

Tiếc cho Đoan Trang không may mắn thành con bài thành công của Mỹ như Zelenskyy, dù trình độ học vấn cao. Nguyên nhân thất bại lớn nhất của Đoan Trang có lẽ là do tính cách đố kị, độc tài, cực đoan, ganh ghét, dìm hàng đồng bọn nên không có được nhân tâm, không được chính đồng bọn ủng hộ, thậm chí còn không được đánh giá cao bằng Cấn Thị Thêu, Bùi Hằng – vốn là nỗi đau không nói lên lời của bà ta khi chưa nhập  kho.

Monday, March 21, 2022

Từ việc ca tụng Đoan Trang chống chính quyền, xem lại nhân quyền nước Mỹ!

 


Việc Phạm Đoan Trang được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm quốc tế (IWOC) năm 2022 cho Phạm Đoan Trang với thừa nhận “đã thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và khả năng lãnh đạo đặc biệt trong việc vận động cho hòa bình, công lý, nhân quyền, bình đẳng giới và bình đẳng cũng như trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái” cùng với njhuwnxg lời ca ngợi bà ta như thể anh hùng khai sáng dân tộc Việt Nam của Tân đại sứ Mỹ đã gây phản ứng mạnh mẽ từ chính cộng đồng mạng Việt Nam. Phía dưới clip của Tân Đại sứ Mỹ, trong số hàng ngàn bình luận lên án nước Mỹ và hành xử của ông Đại sứ, khá nhiều bình luận đã đặt vấn đề Hoa Kỳ và Tân Đại sứ Mỹ nên quan tâm và giải quyết các vấn nạn nhân quyền trong chính đất nước mình, thay vì vi phạm quy tắc ngoại giao quốc tế, làm xấu, ảnh hưởng tiêu cực quan hệ hai nước.





Các bình luận nhắm vào một số vấn đề nóng bỏng, vấn nạn nhân quyền đeo bám nước Mỹ đẩy quốc gia này rơi liên tiếp rơi vào tình trạng hỗn loạn. Tiêu biểu nhất là nạn phân biệt chủng tộc dậy sóng sau cái chết của George Perry Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi, đã bị giết tại thành phố Minneapolis, Tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ năm 2020. Trong khi Floyd bị còng tay và nằm sấp trên đường phố trong một vụ bắt giữ, Derek Chauvin, sĩ quan cảnh sát người Mỹ gốc Âu đã đè đầu gối của mình lên cổ ông Floyd khiến ông này tắt thở sau 3 phút. Sau cái chết của Floyd, các cuộc biểu tình trở nên kịch liệt làm 2 cửa hàng đã bị đốt cháy và nhiều cửa hàng bị cướp phá. Một số người biểu tình đã giao tranh với cảnh sát, dẫn đến việc cảnh sát đã bắn hơi cay và đạn cao su. Các cuộc biểu tình bổ sung được phát triển tại hơn 400 thành phố trên khắp 50 tiểu bang của Hoa Kỳ cũng như quốc tế.

Trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, người gốc Á ở Mỹ còn đối mặt với nạn bài xích, tấn công chỉ vì hoang tin và sự kích động rằng người Châu Á, nhất là Trung Quốc đã đem mầm virus corona đến nước Mỹ khiến dân gốc Á bị tấn công, bạo lực, đe dọa khắp mọi nơi.

Tiếp theo nạn phân biệt chủng tộc là tình trạng bạo lực súng đạn, là cảnh sát bắn chết người vô tội vạ. Theo điều tra của báo New York Times, trong 5 năm qua, cảnh sát đã bắn chết hơn 400 người là lái xe hoặc hành khách đi trên xe sau các cuộc truy đuổi. Hầu hết đều là người da màu bị truy đuổi vì phạm luật giao thông hoặc đang bị truy bắt vì các cáo buộc bạo lực. Trung bình cứ mỗi tuần lại có 1 người bị bắn chết sau các vụ đuổi bắt của cảnh sát. Khoảng 3/4 nạn nhân bị bắn khi đang cố gắng chạy trốn và không mang theo vũ khí. 

Còn theo tờ Washington Post, năm 2020, bạo lực súng đạn đã giết chết gần 20 ngàn người Mỹ, nhiều hơn số liệu của các năm trong ít nhất 20 năm qua. Ngoài ra, 24 ngàn người khác chết vì tự tử bằng súng. Phần lớn bi kịch xảy ra mà không gây chú ý, vì nó diễn ra ở nhà hoặc trên đường phố, ảnh hưởng tới người da màu là chủ yếu. Trung bình 1 năm, cảnh sát Mỹ bắn chết 1.000 người khi họ chưa có tội và tra tấn, cầm tù hàng ngàn người không bao giờ xét xử. 

Chưa hết, nói rằng là “thiên đường” mà hiện nước Mỹ có hàng triệu người vô gia cư, hàng ngàn người chết đói mỗi năm và hơn 1.000 vụ xả súng thảm sát hàng loạt. Và mỗi năm ở Mỹ có tới 40 ngàn người chết do tai nạn giao thông, rồi từ 27.000-70.000 người chết vì cúm mùa. Cả thế giới phải thừa nhận rằng, các băng nhóm xã hội đen lớn nhất thế giới hiện đều có mặt ở Mỹ. Hiện ở Mỹ với 99% của cải toàn xã hội nằm trong tay 1% người giàu có, trong khi 99% những người còn lại chỉ sở hữu 1%. Trong cả thượng viện lẫn hạ viện Mỹ đều không có người nào đại diện cho dân thường. Vậy, ở nước Mỹ có “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “độc tài” không? Điểm qua những con số và vài việc nêu trên để RFA thấy rằng, hãy quay về tìm tự do cho chính nước Mỹ, lo cho dân Mỹ chứ đừng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. 

Khi chính trong lòng nước Mỹ hàng trăm năm qua còn chưa giải quyết được thực trạng vi phạm nhân quyền báo động của mình, hài thay, họ vẫn tích cực can thiệp, phán xét nhân quyền các nước khác. Hình thức ưa thích nhất của họ là trao giải nhân quyền và dành tâng bốc không cần biết giới hạn, không quan tâm người tiếp nhận khi phán rằng hàng triệu phụ nữ Việt được truyền cảm hứng từ hoạt động đấu tranh của Đoan Trang. Nếu có con số này, hẳn Hoa Kỳ đã làm tốt cách mạng màu ở Việt Nam như các nước Đông Âu, Bắc Phi, Trung Đông rồi, đâu có lãng phí và tốn kém nuôi đám “ăn tục nói phét, sống ảo” trên mạng như hiện nay.

Sunday, March 20, 2022

Vì sao Mỹ và đồng minh chọn Đoan Trang làm biểu tượng cho giới “đối lập”?

 Việc Chính phủ Mỹ một số nước phương Tây trao các giải thưởng về nhân quyền là cách làm lâu nay, là phương quen thuộc để cổ súy, hậu thuẫn cho giới đối lập ở các quốc gia không phải là đồng minh thân cận.

 Giải thưởng “Phụ nữ can đảm quốc tế của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ” được lập năm 2007 nhân ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), đến nay đã trao cho hơn 170 phụ nữ (khoảng 8-21 người/năm) đến từ hon 80 nước, theo tiêu chí đã “thể hiện sự can đảm và lãnh đạo trong thúc đẩy hòa bình, công lý, nhân quyền, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ”. Lễ trao giải do Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ chủ trì và luôn có sự tham dự của phu nhân Tổng thống Mỹ. Trước đây, giải thưởng này đã từng được trao cho các đối tượng Tạ Phong Tần (năm 2013) và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) (năm 2017).




Việc Mỹ lựa chọn Phạm Thị Đoan Trang để trao giải năm nay phản ánh ý đồ lâu dài của Mỹ lợi dụng dân chủ, nhân quyền để can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam và việc các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từ nhiều năm qua đã gắn bó, xem Đoan Trang như “vốn quý của nước Mỹ” như đồng bọn của Đoan Trang là Phạm Lê Vương Các từng tiết lộ. Thậm chí, đồng bọn trong tổ chức VOICE của Đoan Trang còn hy vọng bà ta với sự ủng hộ từ chính giới Mỹ sẽ nhận giải Nobel Hòa Bình, sẽ thành biểu tượng Aung Sui Kyi của Việt Nam.

Không phải tự dưng mà từ khi bị bắt (tháng 10/2020), Đoan Trang liên tục nhận được các “giải thưởng nhân quyền” của chính phủ một số nước phương Tây và các tổ chức phi chính phủ nhân quyền quốc tế do Mỹ hậu thuẫn. Trang từng nhận giải thưởng của các tổ chức phi chính phủ như “Homo Homini” của tổ chức People in Need (2017), Giải thưởng “Tự do báo chí” của Tổ chức phóng viên không biên giới (2019), Giải thưởng Martin Ennals (tháng 01/2022) (do 10 tổ chức phi chính phủ quốc tế nhân quyền lớn bảo trợ), Giải thưởng Tự do truyền thông của Bộ Ngoại giao Canada và Anh (02/2022); “Nhà xuất bản tự do” (do Trang thành lập) nhận giải thưởng Voltaire 2020 của Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế (IPA).

Do vậy, cách phản ứng của Việt Nam được xem là đáp trả tương xứng. Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 17/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Xin khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân, trong đó có quyền của phụ nữ. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các quyền của con người trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam cho rằng, việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải thưởng cho Phạm Thị Đoan Trang - một cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam đã bị đưa ra xét xử và đang thi hành án phạt tù - là hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước”. 

Qua hành xử này, Chính phủ và người dân Việt Nam càng nhận thấy rõ chính sách hai mặt, mưu đồ lâu dài can thiệp, chống phá Việt Nam luôn được Chính phủ Mỹ ưu tiên đến mức độ nào.