Friday, May 31, 2019

Nguyễn Văn Hóa lại bị đánh, Hoàng Đức Bình lại tuyệt thực, Phạm Đoan Trang lại “tố cáo tội ác”



Ngày 23/05/2019, Phạm Đoan Trang đã viết trên Facebook cá nhân rằng Hoàng Đức Bình, Nguyễn Bắc Truyển và một số phạm nhân liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia khác đã tuyệt thực được 11 ngày, để phản đối việc nhà tù “hành hạ” phạm nhân Nguyễn Văn Hóa.


Cụ thể, Trang kể rằng khi trại giam An Điềm làm việc với Nguyễn Văn Hóa vào ngày 12/05, cán bộ trại có yêu cầu Hóa ký một văn bản. Do không đồng ý ký, kiện cớ văn bản “có nhiều chỗ bỏ trống” mà trại có thể điền vào để “bóp méo thông tin”, Hóa bị “đánh sưng húp” rồi “đưa đi biệt tích”, mà không có quyết định kỷ luật được công bố với toàn trại theo quy định. Đáp lại, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Bắc Truyển và một số phạm nhân khác tuyên bố tuyệt thực từ cùng ngày 12/05 để phản đối việc Hóa bị “biệt giam”. Hoàng Đức Bình kể việc này với em trai mình là Hoàng Nguyên trong buổi thăm gặp sáng 23/05, và buổi trưa cùng ngày, Phạm Đoan Trang đưa tin này lên Facebook. Cuối bài, Trang kêu gọi độc giả “bảo vệ” các phạm nhân vừa nêu bằng cách “tố cáo tội ác của chế độ nhà tù ở Việt Nam”. Hoàng Dũng hưởng ứng Trang bằng cách kêu gọi giới chống đối nhắn tin cho Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm để phản ánh về vụ tuyệt thực.

Nếu trại giam An Điềm không tuân thủ Quy chế Trại giam, họ sẽ phải chịu trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, trong vụ việc này, Phạm Đoan Trang cũng đã đưa tin thiếu khách quan để kích động dư luận. Trang gọi Hoàng Đức Bình và Nguyễn Văn Hóa là những “nhà hoạt động bảo vệ môi trường” bị kết án vì phản đối nhà máy thép gây ô nhiễm của tập đoàn Formosa. Cách gọi này bóp méo bản chất vấn đề, vì Bình bị kết án về tội “Hoạt động nhằm lật đổ Nhà nước”, còn Hóa bị kết án về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Qua tìm hiểu, được biết Nguyễn Văn Hóa sinh năm 1995 ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2014, do bất mãn và bị lôi kéo, Hóa bắt đầu lập nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để đăng các bài viết có nội dung chống Nhà nước. Nhờ hoạt động tích cực, Hóa được sự hậu thuẫn của các linh mục bất mãn trên địa bàn tỉnh, cùng thành viên của một số tổ chức chống đối như VOICE và Con đường Việt Nam. Năm 2016, nhân vụ nhà máy thép Formosa xả thải, gây ô nhiễm bờ biển miền Trung, các linh mục bất mãn cùng đảng Việt Tân đã kêu gọi biểu tình, bạo động trên địa bàn tỉnh nhiều lần, và Hóa đã lập fanpage “Giới trẻ giáo hạt Kỳ Anh” để hỗ trợ truyền thông cho phong trào đó. Ngày 02/10/2016, Nguyễn Văn Hóa tham gia cuộc biểu tình, bạo động, phá hoại tài sản ở cổng chính Công ty Formosa, đồng thời dùng thiết bị flycam để truyền hình trực tiếp cuộc bạo động trên mạng xã hội, nhằm phục vụ mục đích kích động, tuyên truyền... Nhờ thành tích này, Hóa được một số đài nước ngoài trả 1.500 USD/tháng cho 16 phóng sự; được đảng Việt Tân đưa đi huấn luyện ở nước ngoài; và được kết nạp vào đảng này vào ngày 03/01/2017. Hóa bị bắt để điều tra vào ngày 11/01/2017, và bị kết án 7 năm tù vì tội "Tuyên truyền chống Nhà nước" vào tháng 11 cùng năm. Trong quá trình điều tra, Hóa đã thành khẩn khai báo, giúp làm rõ hành vi của một đảng viên Việt Tân khác là Lê Đình Lượng; tuy nhiên sau đó đã rút lại lời khai.

Cũng trong phong trào biểu tình, bạo động vừa nêu, ngày 02/04/2017, Hoàng Đức Bình đã cùng Bạch Hồng Quyền đưa người bao vây, tấn công tổ tuần tra của Công an huyện Lộc Hà và Công an xã Thạch Bằng, làm 1 công an bị thương; bao vây, đập phá tài sản nhà trưởng công an xã Thạch Bằng; kéo lên “chiếm” trụ sở Công an huyện, UBND huyện Lộc Hà.

Xét các tình tiết trên, có thể thấy Nguyễn Văn Hóa và Hoàng Đức Bình đã hoạt động chống chế độ, và từng tổ chức những cuộc bạo động gây thiệt hại vật chất cho xã hội, chứ không phải là những “nhà hoạt động bảo vệ môi trường ôn hòa” như Đoan Trang mô tả.

Nếu sau vài ngày nữa, cả Nguyễn Văn Hóa, Hoàng Đức Bình lẫn Nguyễn Bắc Truyển đều lên báo với sức khỏe bình thường, có lẽ độc giả nên cười khẩy mỗi khi Đoan Trang kêu gào về “tội ác của chế độ nhà tù ở Việt Nam”, hoặc mỗi khi các nhà “dân chửi” tuyệt thực.


Friday, May 24, 2019

Lạm bàn chiến dịch ủng hộ linh mục Lê Ngọc Thanh và "đấu tố" Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích


Như đã phân tích ở bài trước, cho thấy rõ ràng những linh mục cực đoan trong DCCT có sự liên minh và gắn kết chặt chẽ với đội ngũ "đấu tranh zân chủ" vốn lâu nay dựa vào DCCT hay gia nhập Công giáo tìm chỗ dựa để "chống cộng" đều đã công khai "bới lông tìm vết", thậm chí không ngại vu khống, bịa đặt, dựng chuyện hay bóp méo bản chất sự việc nhằm tạo làn sóng tấn công, đấu tố Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích - một việc làm không có tiền lệ và bị nghiêm cấm bởi giáo luật hà khắc của Công giáo!



Sau khi xem xét toàn bộ vụ việc, tôi nhận thấy nhóm ủng hộ linh mục Lê Ngọc Thanh và Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích từng có hiềm khích với nhau trong quá khứ. Từ những hiềm khích này, nhóm ủng hộ ông Thanh có lý do để lo ngại rằng ông Bích muốn thay đổi các hoạt động của họ, bao gồm chương trình trợ giúp thương phế binh. Tuy nhiên, dù có hay không có chuyện đó, thì nhóm ủng hộ ông Thanh cũng đã làm 3 chuyện sai quấy trong vụ việc này.
Thứ nhất, họ đã phản đối quyết định thuyên chuyển linh mục Lê Ngọc Thanh, trong khi quyết định đó hoàn toàn phù hợp với quy định của dòng tu, rằng linh mục phải đổi nhiệm sở 8 năm một lần.
Thứ hai, họ đã tung ra những thông tin mang tính võ đoán, sai sự thật, nhằm mục đích vu khống và bôi nhọ cá nhân, như Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích đã đề cập.
Thứ ba, họ đã vượt ra ngoài phận vị của mình trong giáo hội Công giáo, khi con chiên dám gọi bậc chăn chiên là “phản chúa”, “phụng sự ma quỷ”. Trong khi Giáo hội quy định rằng lời Chúa được linh mục truyền đến con chiên, dường như các nhóm Công giáo cực đoan đang quan niệm rằng “cộng đồng mạng” của họ có quyền phán ra lời Chúa.
Tiếc thay, Giáo hội Công giáo là một bộ máy hành chính chuyên chế, nơi hàng giáo chức được bổ nhiệm bởi những người ở cấp cao hơn, chứ không được bầu chọn bởi giáo dân hay “cộng đồng mạng”. Có lẽ nhóm ủng hộ linh mục Lê Ngọc Thanh nên bàn việc “dân chủ hóa” Giáo hội của mình, một chuyện mà những người Kháng cách đã bàn từ cách đây 500 năm, trước khi nghĩ đến chuyện “dân chủ hóa” các không gian khác.


Wednesday, May 22, 2019

Toàn cảnh chiến dịch ủng hộ linh mục Lê Ngọc Thanh “đấu tố” Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích


Võ Khánh Linh
Từ ngày 11/05/2019, các thành phần chống đối, bất mãn có quan hệ với tu viện Dòng Chúa Cứu thế (DCCT) Kỳ Đồng đã tạo một sóng truyền thông lớn, để tuyên truyền rằng Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích đang “cộng tác” với Nhà nước nhằm “phá” truyền thông DCCT và chương trình “tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” (VNCH).
Nguyên nhân sâu xa của sóng truyền thông này là một cuộc cạnh tranh địa vị trong nội bộ DCCT Việt Nam, diễn ra giữa cánh linh mục Vũ Khởi Phụng, Phạm Trung Thành và cánh linh mục Nguyễn Ngọc Bích.
Cụ thể, trước năm 1975, linh mục Vũ Khởi Phụng từng giữ chức Thư ký Tòa soạn kiêm Chủ bút báo “Đức Mẹ hằng cứu giúp” của DCCT Việt Nam - một tờ báo mang quan điểm “chống Cộng” và ủng hộ chế độ, quân đội VNCH cũ. Vào hai năm 2008 và 2011, linh mục Phạm Trung Thành liên tiếp đắc cử chức Giám tỉnh DCCT Việt Nam, và liên tiếp đề cử thầy mình, là linh mục Vũ Khởi Phụng, vào giữ chức Bề trên tại Tu viện DCCT Thái Hà, Hà Nội. Trong hai nhiệm kỳ này, dưới sự dẫn dắt của 2 linh mục Thanh và Phụng, DCCT liên tục tổ chức nhiều hoạt động chính trị gây xung đột với Nhà nước – bao gồm các cuộc biểu tình “đòi đất” cho tu viện (mà trước đó chưa từng có), các hoạt động truyền thông chống Nhà nước, và các hoạt động từ thiện “tri ân thương phế binh VNCH”.
Năm 2015, linh mục Nguyễn Ngọc Bích đắc cử chức Giám tỉnh DCCT Việt Nam, thay thế linh mục Phạm Trung Thành. Sau đó một thời gian ngắn, linh mục Vũ Khởi Phụng mất chức Bề trên tu viện Thái Hà; đồng thời cả ông Thành lẫn ông Phụng cùng “xin nghỉ để chữa bệnh”, không can thiệp vào công việc nội bộ của DCCT. Ngay sau khi nhậm chức, linh mục Nguyễn Ngọc Bích thay thế toàn bộ nhân sự Ban Truyền thông DCCT Việt Nam, đóng cửa fanpage “Truyền thông Chúa Cứu thế” cũ; đồng thời ngăn cản các linh mục sử dụng danh nghĩa, cơ sở vật chất của DCCT để tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tri ân thương phế binh VNCH. Đáp lại, Trưởng Ban Truyền thông cũ là linh mục Lê Ngọc Thanh lập fanpage “Tin Mừng cho Người nghèo” để thay thế fanpage cũ; còn nhân sự của chương trình “Tri ân thương phế binh VNCH” giữ được chương trình này sau khi phản đối ông Bích bằng truyền thông. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ đầu của ông Bích, DCCT vẫn tiếp tục cung cấp địa điểm để nhiều cá nhân chống đối trốn tránh pháp luật, tổ chức hội thảo và khóa huấn luyện, hoặc in và tàng trữ tài liệu bất hợp pháp.
Ngày 15/01/2019, linh mục Nguyễn Ngọc Bích tái đắc cử chức Giám tỉnh DCCT Việt Nam. Trong nửa đầu tháng 05/2019, đã diễn ra 2 sự kiện được xem là gây bất lợi cho các thành phần chống đối, bất mãn có quan hệ với DCCT. Một, là việc 3 linh mục Lê Ngọc Thanh, Trương Hoàng Vũ, Nguyễn Duy Tân bị thuyên chuyển nhiệm sở, trong đó ông Thanh và ông Vũ bị chuyển từ TP.HCM về các địa phương. Hai, là có tin Văn phòng Công lý & Hòa bình của DCCT Sài Gòn sắp bị đổi tên thành “Phòng Phát triển Con người Toàn diện”, đồng thời bị tạm đóng cửa, chuyển đồ đạc ra ngoài cho đến khi có thông báo mới. Ngoài ra, cánh Công giáo bất mãn cũng công kích việc linh mục Đỗ Mạnh Hùng viết trong sổ tang rằng ông, cùng “toàn thể giáo dân Công giáo của Tổng Giáo phận TP.HCM” do ông quản lý, “xin chia buồn sâu sắc” với gia đình Đại tướng Lê Đức Anh. Họ cho rằng thay vì dùng chữ “Giáo phận TP.HCM”, phải viết là “Giáo phận Sài Gòn” như cách gọi lâu nay mới đúng.





Trước các luồng dư luận đó, linh mục Lê Ngọc Thanh viết trên Facebook cá nhân rằng việc ông bị thuyên chuyển là một hiện tượng bình thường, bởi DCCT quy định rằng linh mục phải đổi nhiệm sở 8 năm một lần, mà ông đã ở tu viện DCCT Sài Gòn được 10 năm. Tuy nhiên, từ ngày 10/05, các thành phần chống đối, bất mãn có quan hệ với DCCT vẫn phát động một chiến dịch truyền thông lớn để chống những thay đổi gây bất lợi cho họ, và quy kết rằng linh mục Nguyễn Ngọc Bích và Nhà nước Việt Nam đã gây ra những thay đổi đó. Trong chiến dịch, họ tập trung đưa ra 4 thông điệp:
Thứ nhất, họ tung tin rằng Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích sắp bổ nhiệm một Chánh xứ mới cho tu viện DCCT Kỳ Đồng, và vị này sẽ ngưng chương trình “tri ân thương phế binh VNCH”. Thêm nữa, việc thuyên chuyển 2 linh mục Lê Ngọc Thanh và Trương Hoàng Vũ sẽ gây bất lợi cho nhiều hoạt động chống đối mà họ khởi xướng – như “AmenTV”, “Hội luận Cà phê Đá” và “vườn rau Lộc Hưng”.
Thứ hai, họ tuyên truyền rằng linh mục Nguyễn Ngọc Bích đã “phản bội Chúa”, “bán đứng Chúa” khi “phụng sự” Nhà nước Việt Nam để đổi lấy “cái ghế” trong DCCT. Khi đưa ra thông điệp này, nhiều người trong số họ đã có những phát ngôn không phù hợp với phận vị của mình trong Giáo hội. Chẳng hạn, Nguyễn Lai và Trần Vũ Anh Bình viết rằng linh mục Bích đã “phụng sự ma quỷ”, “cộng tác với quỷ dữ”.
Thứ ba, họ tuyên truyền rằng Nhà nước sắp tạo ra một “Giáo hội Công giáo quốc doanh”, vận hành bằng tiền bạc và các tệ nạn thay vì bằng đức tin, giống như đã làm với Phật giáo.
Thứ tư, họ tuyên truyền rằng qua việc “dẹp” một chương trình hỗ trợ thương phế binh VNCH, có thể thấy Nhà nước Việt Nam “căm thù lòng tốt và các hoạt động thiện nguyện”, nói dối về vấn đề “hòa giải dân tộc”, và bị “hoang tưởng” về khả năng chống đối của các thương binh tàn phế.
Sóng truyền thông này sự dụng một số thông tin thiếu căn cứ hoặc sai sự thật. Về thông tin thiếu căn cứ, thực ra chưa có thông báo chính thức nào về việc ngừng các chương trình hỗ trợ thương phế binh. Về thông tin sai sự thật, Tuấn Khanh công kích việc “Phòng Công Lý & Hòa Bình sẽ bị đổi thành ‘Phòng Phát triển Con người Toàn diện’, nghe như một tổ chức của Ủy ban Phường”. Dù một độc giả đã comment rằng việc đổi tên nhằm tuân thủ chính sách mới của Giáo hoàng Francis – theo đó từ tháng 01/2017, Hội đồng Tòa thánh vì Công lý & Hòa bình cùng 3 hội đồng khác bị giải tán, để sáp nhập thành “Bộ Phát triển Con người Toàn diện” mà Giáo hoàng mới lập ra – Tuấn Khanh vẫn không đính chính thông tin sai vừa kể.
Về mặt chiến thuật, sóng truyền thông này nhấn mạnh vào những hình ảnh và chuyện kể mua nước mắt của chương trình từ thiện “tri ân thương phế binh”, để tạo ấn tượng rằng nhóm linh mục Lê Ngọc Thanh là người tốt, còn linh mục Nguyễn Ngọc Bích và Nhà nước Việt Nam là kẻ xấu.
Qua theo dõi, được biết chiến dịch truyền thông này quy tụ một số cá nhân chống đối có quan hệ với DCCT Kỳ Đồng, trong đó có các tình nguyện viên của chương trình “trợ giúp thương phế binh VNCH” và các cá nhân chống đối trốn trong “vườn rau Lộc Hưng”. Phạm Thanh Nghiên và Ngô Kim Hoa khởi đầu chiến dịch vào ngày 11/05, Tuấn Khanh và Nguyễn Lai viết những bài có tính quyết định vào ngày 13/05, còn các cá nhân hưởng ứng bao gồm Dương Thị Tân, Lê Bảo Nhi, Trần Vũ Anh Bình, Theresa Thảo…
Vì cùng ngày 13/05, linh mục Lê Ngọc Thanh đăng ảnh chụp chung với nhóm tình nguyện viên “tri ân thương phế binh” mà không bình luận, còn linh mục Ngô Văn Kha viết một bài ủng hộ quan điểm của sóng truyền thông rồi đăng trên website “Tin Mừng cho Người nghèo”, có khả năng nhóm Lê Ngọc Thanh hậu thuẫn sóng truyền thông này, nhưng không ra mặt.
Khoảng 0h ngày 14/05, linh mục Lê Ngọc Thanh thông báo trên Facebook cá nhân rằng “Bề trên nhà Sài Gòn bảo vẫn tri ân thương phế binh VNCH, nhưng cách thức và nhân sự sẽ thay đổi”. Đến sáng sớm ngày 15/05, ông này mới đăng thông tin cải chính về vấn đề “Bộ Thăng tiến sự Phát triển Con người Toàn diện”.
Sau khi có hai thông báo trên, sóng truyền thông này vẫn tiếp tục, khi Nguyễn Lai và cựu binh Đặng Đình Hồng phản đối việc chuyển giao danh sách thương phế binh, mạnh thường quân cho nhân sự mới của chương trình “tri ân thương phế binh VNCH”, viện nhu cầu bảo mật, tránh những “hệ quả không hay”.
Nhìn chung, đa số cánh Công giáo bất mãn ủng hộ sóng truyền thông này. Trong khi đó, các lực lượng ngoài cuộc phản ứng với nó một cách khá thận trọng. Về phía Việt Tân, Angelina Trang Huỳnh viết bóng gió rằng trong chuyện Văn phòng Công lý & Hòa bình, giới chống đối nên hành xử một cách thận trọng, để về lâu về dài có thể “tranh thủ sự hậu thuẫn của đa số thầm lặng và trung dung, chứ không đẩy họ ra xa ta hơn”.
Trong khi đó, phải đến ngày 17/05, các đài nước ngoài mới bắt đầu đưa tin về vụ việc, qua bài phỏng vấn linh mục Nguyễn Ngọc Bích trên BBC. Ông Bích cho biết không hề có chuyện Văn phòng Công lý & Hòa bình sẽ bị đổi tên, hay chương trình hỗ trợ thương phế binh sẽ bị dừng, “những thông tin trên mạng xã hội về việc này là không đúng sự thật”. Về việc các linh mục Lê Ngọc Thanh, Trương Hoàng Vũ và Nguyễn Duy Tân sắp bị thuyên chuyển, ông Bích nói thuyên chuyển “là việc rất bình thường của tất cả các dòng tu”, “là công việc nội bộ mà người ngoài, thậm chí cả các đức giám mục, chẳng có lý do gì để xen vào”. Các linh mục được thuyên chuyển vừa nêu không phải là trường hợp cá biệt, vì ông Bích đã có 280 văn thư thuyên chuyển, bổ nhiệm từ ngày làm Giám tỉnh. Sau cùng, ông Bích nói:
“Tôi nghĩ rằng truyền thông cần có đạo đức. Phải tìm kiếm sự thật. Chỉ nói điều gì mình biết đúng sự thật. Không phổ biến những điều gian dối. Chúng ta biết rằng mình không thể chuộc lại những tai hại đã gây ra khi nói sai, nói xấu, khi suy diễn bừa bãi và tệ hơn nữa vu khống và bịa đặt. Nếu có một lương tâm ngay chính, biết yêu chuộng chân lý, chúng ta có thể đem lại những điều tốt đẹp khi sử dụng truyền thông”.
Qua điểm lại những dòng sự kiện trên đã đủ dữ liệu để thấy chính nội bộ DCCT, phe linh mục cực đoan thân Việt Tân đang âm thầm quy tụ bè cánh để "đấu tố" bề trên của họ nhằm ngăn chặn trước "nguy cơ" bất lợi hoặc gây sức ép bảo vệ lợi ích phe nhóm, bất chấp luật quy trong giáo hội vốn rất chặt chẽ, nghiêm khắc. 
(Còn nữa)

Friday, May 17, 2019

Cá bé nuốt cá lớn và những hệ luỵ nhìn từ thương vụ An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex



 Báo Pháp Luật
Không ít thương vụ thâu tóm ngược, “cá bé nuốt cá lớn” gây bất ngờ trên thị trường nhưng sau khi thâu tóm ngược doanh nghiệp lớn hơn, các nhà đầu tư mới thực sự gặp khó do ảnh hưởng từ khoản nợ quá lớn từ thương vụ ngược quy luật này.


Bất ngờ nhưng không hiếm thấy
Cuối năm 2018, giới đầu tư bất ngờ với thương vụ của đại gia gần như không có tiếng tăm trên thị trường trúng thầu 7,4 ngàn tỷ đồng để mua 57,71% cổ phần Vinaconex từ Tổng công ty quản lý vốn Nhà nước SCIC.
Nhà đầu tư bạo tay trong phiên đấu giá khi đó là Công ty TNHH An Quý Hưng, doanh nghiệp có trụ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng do ông Nguyễn Xuân Đông làm Tổng giám đốc.
Đây là một doanh nghiệp có quy mô khá khiêm tốn và hầu như không được biết trên thị trường. Doanh nghiệp này mới chỉ tăng vốn từ hơn 200 tỉ lên 500 tỷ đồng ngay trước thời điểm tham gia đấu giá cổ phần VCG, trong đó chỉ có 2 cổ đông là ông Nguyễn Xuân Đông nắm giữ 78,4% cổ phần và vợ ông Đông, bà Đỗ Thị Thanh nắm giữ phần còn lại.
Kết thúc năm 2017, công ty An Quý Hưng có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng tài sản chưa tới 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và vỏn vẹn 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
Trong khi đó, Vinaconex có quy mô tỷ USD và được biết đến là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp tại Việtnam.
Việc An Quý Hưng có tài sản chưa đến 1000 tỷ nhưng bỏ ra khoảng 7.500 tỷ để mua lô cổ phần của SCIC là một bất ngờ nhưng không hiếm thấy trên thị trường. Không ít trường hợp, sau các vụ thâu tóm cá bé nuốt cá lớn, mâu thuẫn nội bộ khiến tình hình của doanh nghiệp đi xuống như trong trường hợp Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) của ông Trầm Bê thâu tóm Sacombank .
Một ngân hàng ở top dưới với quy mô nhỏ hơn nhiều, tình hình làm ăn kém, nợ xấu chồng chất bất ngờ thâu tóm ngân hàng ở top đầu là Sacombank. Cú thâu tóm đã khiến Sacombank liên tục lao dốc không phanh. Kết cục của vụ cá bé nuốt cá lớn này không như mong muốn, ông Trầm Bê đã vào vòng lao lý, còn ông Đặng Văn Thành mất đi đứa con tinh thần mà ông nuôi dưỡng hơn 20 năm. Sacombank hiện vẫn đang tiếp tục tái cơ cấu, xử lý nợ xấu sau khi ngân hàng nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Trong trường hợp Vinaconex, vụ thâu tóm cũng gây ra nhiều nỗi lo cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cũng như các cổ đông nhỏ hơn. Nhóm cổ đông lớn An Quý Hưng vừa thất bại trong kế hoạch huy động 5,3 ngàn tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Không có nhà đầu tư nào mua một đồng trái phiếu  nào với tổng trị giá tương ứng 5,3 ngàn tỉ bao gồm 2,6 ngàn và 2,7 ngàn tỷ đồng do An Quý Hưng và An Quý Hưng Land phát hành dù hai công ty này sử dụng 255 triệu cổ phiếu Vinaconex (tương đương toàn bộ  58% cổ phần mua từ SCIC) làm tài sản đảm bảo và lợi suất khá cao (kỳ hạn 3 năm, lãi tới 12%/năm trở lên).
Vết xe đổ cần tránh
Nhìn vào các vụ M&A trong vài năm qua có thể thấy, mục tiêu chính của các thương vụ mua bán sáp nhập thâu tóm là để tái cấu trúc hoặc tăng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới biến động. Tuy nhiên, nguồn vốn tài trợ cho các thương vụ này là vấn đề quan trọng. Nhiều DN huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu trên TTCK hay phát hành trái phiếu trong và ngoài nước,... Mọi việc sẽ tốt đẹp nếu doanh nghiệp cân đối được đòn bẩy tài chính, cân đối được dòng tiền. Nhưng có những trường hợp, việc huy động vốn không rõ ràng minh bạch, năng lực của cá bé” không rõ ràng, nhà đầu tư thực sự không xuất hiện. Nó khiến cho cổ đông và nhà đầu tư bất an.
Trong một số trường hợp, việc quản trị tài chính không tốt khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng lao đao như trường hợp Thủy sản Hùng Vương (HVG) của ông Dương Ngọc Minh gần đây liên tục phải bán tài sản và doanh nghiệp từng thâu tóm trước đó để tránh một kết cục bi thảm.
Trường hợp An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex đến nay vẫn còn nhiều uẩn khúc. Giới đầu tư thắc mắc tại sao một doanh nghiệp trong nhóm tứ đại gia xây dựng ở Việt Nam, có giá trị vốn hóa trên 10 ngàn tỷ đồng, bỗng nhiên trở thành công ty con của một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu gần 1 ngàn tỷ đồng. Tại sao doanh nghiệp quy mô vài trăm tỷ của ông Nguyễn Xuân Đông lại có thể mua được gần 60 %" Vinaconex. Nguồn tiền này từ đâu và An Quý Hưng sẽ quản lý ông lớn Vinaconex như thế nào?
Nay cổ đông lớn đang gánh những món nợ hàng chục ngàn tỉ đồng như trên bảng báo cáo tài chính của An Quý Hưng, lại thế chấp toàn bộ 58% cổ phần để vay tiền trả nợ. Thương vụ huy động vốn thất bại, cổ đông lớn đang ngập trong nợ nần.
Trước đây, khi Vinaconex còn được kiểm soát bởi hai công ty Nhà nước là Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) thì Tổng giám đốc chỉ được quyết chi đến 5 tỷ đồng; Chủ tịch HĐQT được quyết định chi đến 15 tỷ đồng
Trong khi đó, theo Quy chế tổ chức hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính mới do nhóm cổ đông An Quý Hưng vừa thông qua, mọi quyền bổ nhiệm cán bộ đại diện vốn thuộc cá nhân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc; cá nhân Chủ tịch được quyền quyết định mọi giao dịch tới 1 ngàn tỉ đồng, Tổng Giám đốc quyết tới 500 tỉ đồng mà ko cần thông qua HĐQT. Bên cạnh đó, tất cả các vị trí lãnh đạo trong Công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng đều do người của An Quý Hưng nắm giữ khiến mọi lợi ích của công ty tập trung vào nhóm này, không còn tính công khai, minh bạch và kiểm soát hay phản biện lẫn nhau.
 Bên cạnh đó, do áp lực tài chính vay mượn, hàng loạt kế hoạch rút vốn từ Vinaconex đã được nhóm An Quý Hưng thông qua, bất chấp sự phản đối và những cảnh báo của các thành viên HĐQT khác về rủi ro tài chính lớn cho công ty. Những việc mà nhóm cổ đông An Quý Hưng cũng như của HĐQT đang làm có nguy cơ rút cạn kiệt các nguồn lực tài chính của Tổng Công ty. Trước tình hình đó, một nhóm cổ đông lớn khác đã khởi kiện và Toà án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dừng hoạt động của HĐQT. 
Mặc dù HĐQT đã được cởi bỏ biện pháp ngăn chặn do Toà án xác định nhóm cổ đông khởi kiện chưa nắm giữ cổ phiếu đủ 6 tháng nhưng rõ ràng là những bất đồng nội bộ về quản trị, điều hành vẫn đang tồn tại. Phát triển như thế nào của một doanh nghiệp lớn với mấy chục năm truyền thống cùng hàng chục đơn vị thành viên, hàng chục ngàn cán bộ công nhân viên vẫn còn là một ẩn số. Nhưng vụ kiện đang diễn ra và cả áp lực của khoản nợ của cổ đông lớn chính là "hệ luỵ" của thương vụ ngược quy luật do cá bé” An Quý Hưng nuốt cá lớn Vinaconex.


Wednesday, May 15, 2019

An Qúy Hưng huy động vốn thất bại, bí ẩn nguồn tiền mua cổ phần Vinaconex chưa có lời giải



 (PLVN) - Việc Tổng Công ty cổ phần XNK xây dựng Việt Nam (Vinaconex) có giá trị vốn hóa trên 10 nghìn tỷ đồng, bỗng nhiên trở thành “công ty con” Công ty TNHH An Quý Hưng là một hiện tượng của thị trường chứng khoán năm 2018. Vừa qua, việc An Quý Hưng “thất bại” trong huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu lại làm dấy lên câu nguồn tiền để mua cổ phần Vinaconex ở đâu ra.

Chơi lớn bằng tiền vay?
Trước khi mua lô cổ phần phổ thông 57,7% của SCIC tại Vinaconex, ít ai biết đến cái tên An Quý Hưng, một doanh nghiệp xây lắp và kinh doanh bất động sản có quy mô vốn chỉ vài trăm tỉ. Sau cuộc đấu giá, cái tên đại gia Nguyễn Xuân Đông và An Quý Hưng được nhắc đến trong nhiều sự kiện liên quan đến ngành xây dựng và tài chính với câu hỏi “đại gia mới nổi này là ai mà có thể thâu tóm doanh nghiệp lớn như Vinaconex?
Tại thời điểm An Quý Hưng trúng đấu giá lô cổ phiếu của Vinaconex, đã có thông tin về việc doanh nghiệp này bán 20 lô đất tại khu đô thị Galeximco Lê Trọng Tấn được gần 200 tỷ đồng để thanh toán tiền mua cổ phần. 
Tuy nhiên, số tiền này quá nhỏ so với khoản tiền gần 7.500 tỉ đồng phải trả cho SCIC để sở hữu hơn 255 triệu cổ phần của Vinaconex. Khi nhìn vào bản cân đối kế toán năm 2018 của An Quý Hưng thì thấy, hầu hết số tiền mua cổ phần của Vinaconex không phải là tiền của doanh nghiệp này.
ADVERTISEMENT
Cụ thể, tổng tài sản của doanh nghiệp này đầu năm 2018 có chưa đến 1.000 tỷ đồng nhưng tổng tài sản cuối năm đã tăng lên gần 12 nghìn 700 tỷ đồng. Số nợ cũng tăng phi mã với tài sản có, trong đó nợ đầu năm là hơn 534 tỷ đồng nhưng nợ cuối năm là hơn 12 nghìn tỷ đồng. Số liệu này cho thấy, hầu hết những tài sản mà An Quý Hưng có đều là tài sản vay, huy động vốn.
Theo bản cân đối kế toán, tài sản cố định chỉ có giá trị hơn 39 tỷ, bất động sản đầu tư hơn 42 tỷ, tài sản dang dở dài hạn gần 80 tỷ đồng. Tài sản lớn nhất là nguồn đầu tư tài chính dài hạn, khoảng 7.600 tỷ đồng.
Tổng các khoản nợ phải trả dài hạn của An Quý Hưng là hơn 8.000 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 200 tỷ, còn 7.800 tỷ đồng là khoản nợ phải trả khác. Đây chính là khoản nợ phát sinh khi An Quý Hưng mua cổ phần của Vinaconex.
Câu hỏi đặt ra là những ai đã đồng ý cho An Quý Hưng vay một khoản tiền lớn như vậy trong khi tổng tài sản của An Quý Hưng chỉ chưa đến 1.000 tỷ và tài sản có thể thế chấp để đảm bảo cho khoản vay khủng kia còn ít hơn rất nhiều lần?
Theo một số chuyên gia  trong lĩnh vực đầu tư tài chính, có những thủ thuật để vượt qua được tình huống này. Có thể, hồ sơ tài chính của An Quý Hưng chỉ để hợp thức hóa cho nguồn tiền dùng để mua cổ phần của Vinaconex và An Quý Hưng không phải là chủ thực sự của số cổ phần này nên không cần tài sản đảm bảo vẫn có thể vay được tiền để mua cổ phần. Đây chính là nguồn vốn mà những nhà đầu tư bí ẩn bỏ vào đứng sau “đại gia mới nổi.
Dòng vốn thứ hai có thể huy động thêm từ nguồn vay ngân hàng và margin chính cổ phiếu VCG tại các công ty chứng khoán để chuyển ngược lại cho nhà đầu tư góp vốn. Những nhà đầu tư đứng sau lưng có thể ứng tiền cho An Quý Hưng vay và An Quý Hưng sẽ phải thế chấp toàn bộ số cổ phần đã mua để đảm bảo trả khoản nợ dài hạn như thể hiện trong bản cân đối kế toán năm 2018 của doanh nghiệp này. Sau khi là chủ của Vinanconex thì với tư cách là cổ đông lớn của doanh nghiệp, tiền của Vinaconex có thể được rút ra sử dụng để trả nợ. Đó là cách khôn ngoan của những người kinh doanh kiểu tay không bắt giặc.
Huy động vốn để trả nợ?
Những thông tin mới nhất cho thấy, cổ đông An Quý Hưng của Vinaconex đang thực hiện chính sách mỡ nó rán nó” bằng việc sử dụng cổ phiếu tại Vinaconex để vay tiền. 
Theo nguồn tin mới nhất, Công ty TNHH An Quý Hưng cùng công ty con là Công ty TNHH An Quý Hưng Land đã thất bạitrong đợt huy động 5.300 tỷ vừa qua.
Cụ thể, An Quý Hưng chào bán 2.600 tỷ đồng trái phiếu, với tài sản đảm bảo tương ứng là trên 125 triệu cổ phiếu VCG thuộc sở hữu của công ty TNHH An Quý Hưng. Trong khi đó, An Quý Hưng Land chào bán 2.700 tỷ đồng, được đảm bảo bởi gần 130 triệu cổ phiếu VCG
Như vậy, An Quý Hưng và An Quý Hưng Land của ông Nguyễn Xuân Đông chào bán tổng cộng hơn 5.000 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là 255 triệu cổ phiếu VCG, tương đương toàn bộ gần 58% cổ phần Vinaconex mà An Quý Hưng sở hữu sau thương vụ đấu giá đình đám vào tháng 11 năm ngoái. 
Tính theo giá thị trường, lô cổ phiếu này có giá gần 7.000 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo tốt, lãi suất cao tới 12%, nhưng An Quý Hưng không huy động được một đồng nào trên thị trường chính thức. Thất bại của đợt phát hành này phải chăng là phản ứng đầy hoài nghi của thị trường với những nhà đầu tư bí ẩn đứng sau An Quý Hưng.
Việc huy động vốn này để đầu tư hay để thực hiện việc trả nợ các khoản nợ lên tới 7.800 tỷ đồng được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp này, câu hỏi chắc không khó trả lời.
Về lý, việc An Quý Hưng cầm cố, thế chấp số cổ phần phần tại Vinaconex để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu, vay tiền hay thực hiện các giao dịch khác tưởng như là quyền của họ đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong công ty cổ phần, câu chuyện không đơn giản như vậy.
Việc cổ đông lớn của Vinaconex bị áp lực tài chính có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông nhỏ hơn bởi chính các quyết định quản trị bị chi phối bởi cổ đông lớn. Cũng vì bộ máy quản trị mới do An Quý Hưng chi phối có những quyền hạn khủng mà việc thực hiện các quyền hạn, bộ máy quản trị có thể tạo rủi ro tiềm tàng. Đó là thực tế và cũng là lý do mà hai cổ đông pháp nhân của Vinaconex là Star Invest và Cường Vũ khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bầu HĐQT Công ty, trong đó An Quý Hưng lấy quyền đa số tự bầu nắm giữ hết các vị trí Chủ tịch, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng ban kiểm soát, gây rủi ro cho công ty. 
Từ câu chuyện dòng tiền bí ẩn đưa An Quý Hưng trở thành công ty mẹ của Vinaconex và việc doanh nghiệp này mang toàn bộ số cổ phần đang sở hữu để huy động vốn, gây rủi ro tập trung cho Vinaconex khi toàn bộ cổ phần của cổ đông lớn hình thành từ tiền vay và sau đó mang thế chấp lấy tiền trả nợ. Nghịch lý các công ty lớn  bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp nhỏ hơn nhiều lần đang diễn ra với An Quý Hưng và Vinaconex, dẫn đến những hệ luỵ và rủi ro không chỉ của những doanh nghiệp này mà cho cả thị trường.


Sunday, May 12, 2019

Nhóm quyền lực thâu tóm Vinaconex bán 5.300 tỷ đồng trái phiếu nhưng không ai mua




Công ty TNHH An Quý Hưng và An Quý Hưng land vừa xác nhận đã thất bại trong việc huy động 5.300 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu. 

Cụ thể, An Quý Hưng đã chào bán 2.600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, mệnh giá trái phiếu 1 triệu đồng/đơn vị. Lãi suất được tính 12%/năm, cao hơn mức gửi tiết kiệm của đa số các ngân hàng thương mại hiện nay. 
Tài sản đảm bảo là 125 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG). Tuy nhiên, công ty đã thất bại trong đợt phát hành này bởi không có một nhà đầu tư nào mua. 
Công ty TNHH An Quý Hưng Land cũng cùng chung hoàn cảnh khi không nhà đầu tư nào mua vào trái phiếu trong đợt phát hành. Theo kế hoạch An Quý Hưng Land chào bán 2.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, mệnh giá 1 triệu đồng/đơn vị, lãi suất 12%/năm. Tài sản đảm bảo là 129,85 triệu cổ phiếu VCG. 
Như vậy, kế hoạch huy động 5.300 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo 255 triệu cổ phiếu VCG của An Quý Hưng đã hoàn toàn thất bại. Dù cho lượng cổ phiếu là tài sản đảm bảo chiếm tới 58% vốn điều lệ của Vinaconex, tính theo thị giá trên sàn, lô cổ phiếu trên có giá trị trên 7.000 tỷ đồng. 
Tuy vậy, đợt phát hành của nhóm An Quý Hưng vẫn không hấp dẫn được nhà đầu tư nào. Hiện VCG đang được giao dịch ở mức giá 26.700 đồng, tương ứng vốn hoá gần 12.000 tỷ đồng. 
Đợt huy động vốn quy mô lớn cuả nhóm An Quý Hưng được cho là có liên quan lớn đến vụ thâu tóm Vinaconex cuối năm 2018. Đây là một thương vụ thoái vốn lớn của Nhà nước cuối năm 2018 có quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. 
Nhóm An Quý Hưng khi đó đã chi ra 7.367 tỷ đồng để sở hữu 57,71% cổ phần của Vinaconex từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Đây là "cú sốc" với giới đầu tư khi đó bởi An Quý Hưng là một doanh nghiệp khá nhỏ so với quy mô thương vụ.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH An Quý Hưng, doanh nghiệp được thành lập vào năm 2001 có trụ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng do ông Nguyễn Xuân Đông làm Tổng giám đốc.
Tháng 4/2017, An Quý Hưng thực hiện tăng vốn lên 360 tỷ đồng và mới đây, vào ngày 12/11/2018, An Quý Hưng đã hoàn tất tăng vốn lên 500 tỷ đồng, trong đó chỉ có 2 cổ đông là ông Nguyễn Xuân Đông nắm giữ 78,4% cổ phần và vợ ông Đông - bà Đỗ Thị Thanh nắm giữ phần còn lại.
Kết thúc năm 2017, công ty An Quý Hưng có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng cộng nguồn vốn gần 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Sinh năm 1966, ông Nguyễn Xuân Đông không chỉ là ông chủ của An Quý Hưng mà còn là Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vimeco, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát.
Gần đây cuộc "nội chiến" ở Vinaconex diễn ra gay gắt do sung đột giữa các nhóm cổ đông. Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest - hai cổ đông lớn lần lượt nắm 21,28% và 7,57% tại Vinaconex đã có yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội Đồng cổ đông bất thường ngày 11/1/2019. Nhóm cổ đông này lo lắng vì nhóm quyền lực có dấu hiệu vì có dấu hiệu rút ruột tài sản công ty, ảnh hưởng quyền lợi cổ đông khác. 
Ngày 1/11/2019, Đại hội cổ đông bất thường của Vinaconex đã tiến hành miễn nhiệm và bầu cử thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. Đây là phiên họp đầu tiên kể từ sau thương vụ nhà nước bán vốn thu về gần 10.000 tỷ cuối năm 2018.
Theo đó, cổ đông của Vinaconex có thay đổi như sau: An Quý Hưng nắm 57,71% vốn, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,3% vốn và Đầu tư Star Invest nắm 7,57% vốn. Ba cổ đông lớn này nắm hơn 87% vốn của Vinaconex.


Sunday, May 5, 2019

Việt kiều thông não cho dân Việt về giá điện xứ “tự do cạnh tranh”



Khi dân chúng và báo chí trong nước dần dần công kích ngành điện tăng giá quá cao, tăng hơn nhiều quốc gia trên thế giới. Khi đám zân chủ mạng được cơ công kích ngành điện tăng giá vì bù vào thua lỗ đầu tư, vì độc quyền kinh doanh, vì tham nhũng…để kích động dân chúng theo phương châm “phải xóa bỏ cơ chế độc quyền kinh doanh điện của EVN”,  “đi từ phản đối giá điện đến phản đối chế độ”,  thì chính họ nhận được phản hồi kiều bào và từ giới facebooker, blogger và thậm chí từ chính Ngân hàng thế giới Worldbank!
Trên facebook William Nguyen - Việt kiều Canada có comment thông não rất hay: “Ở nước ngoài giá điện lên hay xuống có ai nói gì đâu hay chỉ nói nhau nghe thôi. Vì nói ra thì nó kêu không thích đừng xài của nó. Làm dữ lên nó cắt điện luôn vì nó là công ty tư nhân có quyền từ chối phục vụ khách hàng nào nó không muốn. Nói chung kinh tế tư nhân thì hiệu quả trong việc kiểm soát vốn, nhân lực.. nhưng chính trị bị chi phối, đời sống người dân không bình yên như hiện tại đâu “
Facebook Song Phạm – Việt kiều Mỹ thừa nhận “Song Pham Đúng vậy khi nó tăng chẳng có thằng dân đen nào có quyền chống trả lại.
Facebook Hai Nguyen – Việt kiều Canada đồng tình với William Nguyen: “Hai Nguyen Tôi đang sống ở Canada đây tiền điện tiền xăng tiền điện thoại cao ngất chỉ biết kêu trời, chứ không như ở Việt Nam hơi tí là làm ầm lên những người sài 100kw tháng đấu tranh cho thằng nó sài vài ngàn kw tháng nó hưởng ngành điện chết luôn. Ở Canada giá xăng lên xuống hàng ngày theo thế giới chỉ biết than vãn với nhau còn ở Việt Nam thấy xăng lên giá là chửi
Trước đó, nhà báo Mỹ gốc Việt chống cộng Lê Diễn Đức bày tỏ lập trường “đồng cảm” với tăng giá điện và biện giải lý do ngành điện phải tăng giá bán đã bị giới cờ vàng, zân chủ ném đá tơi bời.
Thậm chí chính Ngân hàng Thế giới đã nhận xét rằng EVN đang thua lỗ vì để giá điện thấp, và khuyên EVN nên tăng giá điện từ năm nay để bù lỗ
Không biết những tiếng nói từ chính Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài đã đủ để tham khảo chưa, đối chiếu chưa?