Wednesday, March 22, 2023

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam không để phục vụ nhân quyền ?

 


Trong thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước thường xuyên lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, chúng coi đây là một trong những mũi tiến công chủ đạo nhằm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Đáng chú ý trên không gian mạng, chúng trắng trợn xuyên tạc ý nghĩa Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Chúng cho rằng Nhà nước Việt Nam ban hành Luật “không để phục vụ nhân quyền mà chỉ để phục vụ cho sự cai trị của đảng cộng sản…”. Những người đưa ra luận điệu trên chứng tỏ họ chẳng hiểu gì về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Cần phải khẳng định rằng, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người. Điều này không chỉ được thể hiện rất rõ ràng trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà còn được quy định cụ thể trong hệ thống luật pháp của các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Tại Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16-12-1966 (Việt Nam đã tham gia Công ước này ngày 24-9-1982), ghi rõ: “1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo; 2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng; 3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo, tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức của công chúng hoặc những quyền tự do cơ bản của người khác.”

Trên cơ sở Công ước quốc tế và điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội lịch sử truyền thống của mỗi quốc gia, các nước trên thế giới đều ban hành những quy định pháp lý về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Trên thế giới không có nơi nào tín ngưỡng, tôn giáo đứng ngoài pháp luật, hoạt động theo kiểu tự do vô tổ chức mà đều có những hạn chế theo luật pháp quy định vì một nền trật tự an ninh chung, vì sức khỏe hay đạo đức cộng đồng hoặc vì sự bảo vệ các quyền và tự do của người khác.

Chẳng hạn ở châu Âu, Cộng hòa Pháp được xem là một trong những quốc gia có nhiều thành tựu về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng đây cũng là quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ và chi tiết nhất về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đạo luật ngày 09-12-1905 của nước này ghi rõ: “Nền Cộng hòa bảo đảm quyền tự do lương tâm, bảo đảm quyền tự do thực hành các việc thờ phụng với những hạn chế duy nhất được ban bố… vì lợi ích trật tự công cộng” (Điều I). Tại Điều 25 của Đạo luật trên cũng ghi: “Các cuộc hội họp để cử hành một việc thờ phụng được điều hành trong những trụ sở thuộc một hiệp hội tôn giáo… là công cộng. Chúng được đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách vì lợi ích của trật tự công cộng”.

Tương tự ở châu Á, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một nước có truyền thống tín ngưỡng, văn hóa lâu đời. Nghị định 145 ngày 31/01/1994 của nước này quy định: “Các nơi hoạt động tôn giáo phải đăng ký theo thể thức do Cục Tôn giáo Quốc gia ấn định. Các nơi đó không thể do người nước ngoài điều khiển. Các nơi thờ tự không được nhận tiền bạc của các tổ chức và cá nhân từ nước ngoài gửi về. Tiền bạc do người nước ngoài tặng hoặc dâng cúng phải được tiếp nhận theo luật pháp quốc gia… Nghị định 144 ngày 31/01/1994 của Trung Quốc cũng quy định: “Cấm người ngoại quốc không được thành lập các tổ chức tôn giáo và các cơ cấu phụ thuộc tôn giáo… không được hoạt động truyền đạo trong nhân dân trừ phi được phép của chính quyền. Cấm người nước ngoài nhập khẩu vào Trung Quốc các sách, báo và tài liệu tôn giáo. Các tài liệu khác như sách tôn giáo, băng video, cát-sét tôn giáo thì được phép mang theo và chỉ sử dụng riêng cho bản thân”.

Còn ở Việt Nam, sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh chính sách “tín ngưỡng tự do và Lương, Giáo đoàn kết”. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cũng đã nêu rõ: “Mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Đến bản Hiến pháp năm 1959, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được tái khẳng định và mở rộng hơn, trong đó quy định: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” (Điều 26).

Sau khi đất nước thống nhất, Hiến pháp năm 1980 đã ghi: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” (Điều 80). Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” (Điều 70).

Bước vào thời kỳ đẩy CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua ngày 28-11-2013, hiến định một cách toàn diện hơn các quyền chính trị, dân sự của người dân; trong đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện khá toàn diện và đầy đủ, đảm bảo dân chủ, tôn trọng và tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người được thực hành tín ngưỡng và tôn giáo của mình. Điều 24 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Hệ thống các văn bản pháp luật, pháp lệnh, chỉ thị về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam thường xuyên được chú trọng xây dựng và hoàn thiện nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Nhà nước về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với với các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Có thể khẳng định rằng pháp luật Việt Nam hiện nay hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này. Chính điều đó đã đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân phù hợp với Công ước quốc tế và ngang tầm với luật pháp của nhiều nước có nền pháp chế lâu đời. Nhà nước Việt Nam không những tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà còn giúp đỡ nhân dân thực hiện quyền lợi ấy. Đồng thời cũng như mọi quốc gia trên thế giới pháp luật Việt Nam sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ mượn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác, hoặc làm những việc khác trái pháp luật.

Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ sở vật chất như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường lớp tôn giáo; kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước ta vừa nghiêm cấm việc kỳ thị hoặc xúc phạm người có tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời cũng nghiêm cấm việc lợi dụng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lạm dụng tôn giáo để làm trái pháp luật. Nếu những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm nghiêm trọng pháp luật như gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đến trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, đến truyền thống văn hóa dân tộc… có thể bị đình chỉ. Quy định như vậy chính là đảm bảo cho những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của quần chúng nhân dân, không bị các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái với thuần phong, mỹ tục làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, sức khỏe, nhân phẩm, tiền bạc của nhân dân…chứ hoàn toàn không phải chỉ để “phục vụ cho sự cai trị của đảng cộng sản…” như giọng điệu của các thế lực thù địch, phản động từng xuyên tạc, rêu rao./.

 

Tuesday, March 14, 2023

Phân biệt đối xử với người VNCH: luận điệu vu cáo trắng trợn của Trương Nhân Tuấn!

 


Ngày 12/02/2022, Trương Nhân Tuấn vừa  đăng trên Tiếng Dân News bài : “Tin lời cán bộ CSVN về sự hiện hữu của chính sách “hòa hợp, hòa giải dân tộc” là bán lúa giống”. Mục đích chính của bài viết là sự xiên xỏ để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài lung lay, hoài nghi về chính sách của chúng ta dành cho họ, Nhân Tuấn cho rằng Nghị quyết 36 cũng chỉ là những lời kêu gọi, hô hào không thực chất nên đừng nghe, đừng tin và đừng hết lòng…



Tuấn viết với một giọng điệu nghe cực kỳ xỏ xiên, mát mẻ rằng: “Làm gì có “tinh thần cởi mở” khi tuyên giáo CSVN luôn coi VNCH là “địch”. Làm gì có vụ “xóa bỏ định kiến”, xóa bỏ phân biệt giai cấp, thành phần xuất thân qua vụ 50 năm sau, cháu nội, cháu ngoại những người VNCH cũ vẫn bị xếp vào thành phần “địch”… Như chúng ta biết, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW năm 2004 của Bộ Chính trị, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều tiến bộ và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đã góp phần tích cực vào việc tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; cổ vũ, động viên người Việt Nam ở nước ngoài nâng cao ý thức tự hào dân tộc, lòng yêu nước, gắn bó với quê hương đất nước, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, vươn lên trong cuộc sống, hội nhập vào nước sở tại. Đến nay, một bộ phận lớn bà con đã có địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống, hội nhập vào xã hội nơi họ đang sống và làm việc. Tiếng Việt được sử dụng là ngôn ngữ chính của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài song hành cùng tiếng nói của nước sở tại. Bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng nâng cao, thực sự là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là cầu nối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước sở tại; đồng thời góp phần tích cực xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 36 thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Việc ban hành và thực hiện một số cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài bảo tồn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá của dân tộc và góp phần xây dựng đất nước còn chậm, chưa đồng bộ, kết quả còn hạn chế. Vì vậy Chỉ thị số 45-CT/TW, ra đời ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Sau thời gian thực hiện Chỉ thị 45, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% là ở các nước phát triển; đại bộ phận đồng bào đã có địa vị pháp lý và cuộc sống ổn định, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại. Dù ở bất cứ nơi đâu, đồng bào ta vẫn luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Với cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, niềm tin của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng ngày càng được củng cố.

Những chuyển biến này là nhờ sự nỗ lực của chính cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với tấm lòng luôn hướng về quê hương, đất nước; sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị và nhân dân cả nước. Tuy nhiên, công tác người Việt Nam ở nước ngoài còn một số hạn chế. Có nơi, có lúc công tác người Việt Nam ở nước ngoài chưa được các cơ quan, tổ chức quan tâm đúng mức; công tác nắm tình hình cộng đồng, tham mưu, kiến nghị và phối hợp triển khai chủ trương, chính sách chưa sâu sát, chặt chẽ và kịp thời; chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đồng bào ta ở nước ngoài.

Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới, công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn, qua đó phát huy nguồn lực to lớn, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước; nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp với lợi ích quốc gia – dân tộc; đồng thời, thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Để tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả hơn Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Vì vậy Nhân Tuấn đừng chọc gậy bánh xe, đừng cố tình chia rẽ gây mất đoàn kết, làm ảnh hưởng đến tấm lòng của đồng bào xa quê dành cho đất nước và bôi xấu làm giảm giá trị các chính sách rộng mở, nhân văn, nhân ái của Đảng, Nhà nước dành cho người Việt Nam ở nước ngoài/.

 

Saturday, March 4, 2023

“Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân” là “mị dân”?

 


Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định mối quan hệ lợi ích của Đảng với lợi ích của Nhân dân, trong đó có lần Người khẳng định: “lợi ích của nhân dân tức là lợi ích của Đảng và phải đặt lợi ích của nhân dân và của Đảng lên trên hết, trước hết”. Đây là giá trị lý luận đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc quan điểm chiến lược của Đảng, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tiếp tục nhấn mạnh: “Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác”. Đây là phát biểu chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tại Hội thảo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, diễn ra sáng 20/2/2023 tại TPHCM. Nêu lại và nhấn mạnh điều này, ông Võ Văn Thưởng tiếp tục thông điệp tới đại biểu tham gia hội thảo về một giá trị cốt lõi, một lý tưởng cách mạng cao đẹp, chi phối, định hình toàn bộ đường lối, chủ trương của Đảng trong 93 năm qua và mãi về sau.

 Thế nhưng, điều này lại khiến cho các thế lực tuyên truyền phản động lấy đó làm cái cớ bình luận chống cộng điên cuồng. Ngày 22/2/2023, trên trang mạng xã hội Thơibao.de, Lê Trung Khoa có bình luận xỏ xiên, nhằm vào phát biểu của ông Võ Văn Thưởng để bôi nhọ thanh danh của Đảng. Theo đó, Lê Trung Khoa tiếp tục phơi bày bản chất chống cộng điên cuồng, dùng mọi mánh khóe vơ váo, gán ghép, ngụy tạo thông tin, hòng đánh vào bản chất cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Trung Khoa nói rằng, ông Võ Văn Thưởng nói “Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân” là “mị dân”, qua đó càng “lòi ra cả triệu vòi bạch tuộc”. Khoa còn buông lời chọc ngoáy thâm hiểm “tới đây ông Thưởng lên làm Chủ Tịch nước thì rồi còn mị dân cỡ nào”. Khoa vu khống trơ trẽn không chút ngượng mồm rằng “bản chất của cộng sản là vơ vét, bóc lột người dân bằng thuế nặng”, “cán bộ đảng lấy tiền của dân để làm giàu cho chính mình”, “bỏ mặc cho dân đói rách, khổ ải, chết chóc vì dịch bệnh”(?). Có lẽ Khoa chỉ có lăng kính đen khi nhìn đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam, nên mới nhìn gà hóa quốc như vậy. Hoặc là cái tâm đen của Khoa chỉ có máu thâm độc nên cứ thoi thóp nhịp đập đả phá sự tồn vong của chế độ. Khoa nói, ông Võ Văn Thưởng mị dân, còn Khoa thì lại kích động dân để phá nước. Khoa đem những chuyện rơm cỏ ngoài đồng hoang để chất đống, tưới dầu, châm lửa hòng đốt ngôi nhà chung của dân tộc.

Thực tế lịch sử trong 93 năm có Đảng lãnh đạo, mọi dẫn chứng đều cho thấy, Đảng cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. 

Thứ nhất, trong toàn bộ các Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng đều đặt lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc là tối thượng; trong Điều lệ Đảng, luôn khẳng định sự bất di bất dịch mục tiêu tối thượng của Đảng là phấn đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. 

Thứ hai, trong mọi thời kỳ lịch sử, mọi giai đoạn cách mạng, mọi phong trào cách mạng, Đảng luôn xác định phải dựa vào lòng dân, sức dân, kết nối tinh thần cách mạng của muôn dân, đó là đòn bẩy cho cách mạng tiến lên, là thành trì giữ vững thành quả cách mạng. 

Thứ ba, Đảng ở vị thế cầm quyền, nhưng không coi mình là thế lực áp bức, thống trị, mà là nô bộc của nhân dân, phụng sự nhân dân, lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo của chủ trương, đường lối, chính sách, với phương châm “điều gì có lợi cho dân thì dù khó đến mấy phải hết sức làm, điều gì có hại cho dân thì dù đén mấy cũng phải hết sức tránh”.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về sự kính dân, trọng dân, gần dân, đặt dân vào trung tâm của phát triển, nâng cao vị thế, vai trò làm chủ của nhân dân trong toàn bộ đời sống xã hội, tham gia tích cực vào đời sống chính trị, hiến kế vào các quyết sách của Đảng. Những hiện tượng, vụ việc, vấn “đi ngược lại” quan điểm của Đảng, bị các thế lực thù địch rêu rao là đảng “bóc lột” dân, đảng mị dân không phải là Đảng ta giấu diếm hoặc lừa phỉnh dân, mà thực chất là Đảng ta đã nghiêm túc “tự chỉ trích” từ lâu rồi. Ông Mác từng bộc bạch, đại ý rằng: những gì thuộc về con người đều không xa lạ đối với tôi. Như vậy, dù là người cách mạng, cũng vẫn luôn mang thuộc tính con người. Ông Lênin cũng thẳng thắn thừa nhận, chỉ có đến khi nhắm mắt, xuôi tay thì người ta mới không có khuyết điểm. Ông Hồ Chí Minh thì đã nhìn thấu nguy cơ tha hóa quyền lực, nên ngay sau khi thành lập Chính phủ cách mạng, Người đã sớm cảnh báo cán bộ, đảng viên đừng lên mặt “quan cách mạng” với quần chúng nhân dân, mà hãy làm tròn bổn phận công bộc của dân. Đồng thời Người cũng kêu gọi hiền tài trong dân ra giúp chính phủ cứu nước. Biết bao tấm gương trí thức Việt kiều đang có tương lai tươi sáng ở nước ngoài đã tự giác trở về phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đúng là thực tế đời sống chính trị, xã hội ở nước ta hiện nay đang phát sinh nhiều điều phức tạp, nhạy cảm chính trị, gây bất bình lòng dân, làm tổn hại đến thanh danh của Đảng, tự “bôi mỡ vào chân” cho đàn kiến lửa chống cộng bâu vào đốt. Nhưng Đảng ta đã dũng cảm tự nhận diện những căn bệnh xa rời lý tưởng cách mạng, thoái hóa đạo đức, tha hóa lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức có quyền. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang được Đảng đẩy mạnh thực sự là một cuộc thanh lọc giá trị đạo đức, văn minh, lấy lại thanh danh của Đảng trong lòng dân. Tuy nhiên, không chỉ đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, mà Đảng còn chú trọng tới phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nền tảng văn hóa dân tộc, xây dựng con người có khát vọng dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, củng cố, tăng cường vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Những chỉ số tăng trưởng, phát triển của Việt Nam trong gần nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII đều là những con số biết nói về một Việt Nam năng động, sáng tạo, được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, đâu phải tự mình “vẽ ra thành tích”. Đảng đâu có đứng ngoài lề sự phát triển của đất nước, Đảng không “vơ vào” cho mình về công trạng, mà Đảng luôn đề cao vai trò của nhân dân. Tiền đồ đất nước đang tươi sáng, song Đảng không hề kiêu ngạo, tự mãn, vì rằng phía trước còn muôn vàn bão táp, phong ba thời cuộc. Đảng biết, muốn vượt qua thử thách thời đại thì chỉ có một phương thức là dựa vào lòng dân, đại đoàn kết toàn dân tộc. Mà lòng dân thì không thể bồi đắp bằng những câu khẩu hiệu sáo rỗng, chỉ có thể bồi đắp bằng cơ chế, chính sách đi vào lòng dân, mang lại cơm no, áo ấm cho dân, mang lại cơ hội học hành, làm việc, sinh sống cho họ và con cháu họ, chăm lo sức khỏe cho họ, cứu trợ khi họ lâm nguy, tôn vinh, ghi nhớ công ơn của những người dám xả thân vì nước.

Thế nên, những trò bịp bợm, đánh bùn thành phân của Lê Trung Khoa và những kẻ đồng đảng tuyên truyền chống cộng, rốt cuộc cũng chỉ là những cái vòi bạch tuộc bám vào bãi rác giữa đại dương chính trị, đâu có lừ phỉnh, kích động được người dân yêu nước, thương nòi, khát vọng trường tồn dân tộc.       

Wednesday, March 1, 2023

Đảng không lo Tết cho dân, chỉ lo đấu đá nội bộ?

 


Thời gian gần đây, trên không gian mạng, các thế lực xấu đưa ra nhiều thông tin sai trái liên quan đến Tết Quý Mão 2023 của Việt Nam. Chúng cho rằng: Đảng, Nhà nước chỉ lo đấu đá nội bộ, vơ vét tiền của mà không quan tâm đến việc lo Tết cho nhân dân. Nhân dân thì thiếu đói, nhiều người không có Tết. Ngày mùng 2 Tết (23 – 1 – 2023) phản động Việt Tân Trương Quốc Huy trên N10Tv xuyên tạc: “Người dân chán chường, u ám”, “Người dân không có tiền mua sắm Tết”, “30 Tết năm nay nhiều gia đình không đủ tiền mua hoa Tết”, “Người dân không có tiền về quê ăn Tết”. Trương quốc Huy cho rằng đây là: “Cái Tết thê thảm của người nghèo Việt Nam” và Y quy kết: “Đó là sự thất bại toàn tập” của “Nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng đang thất bại”.

Nhưng thực tế diễn ra trong Tết Quý Mão 2023 ở Việt Nam đã bác bỏ những sự bịa đặt, vu khống trắng trợn trên đây.

Trước Tết, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị 19 – CT/TW và Thủ tướng Chính phủ cũng có Chỉ thị số 22/CT – TTg về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, bảo đảm không để ai không có Tết.

Các Chỉ thị trên của Đảng, Chính phủ được các cấp, các ngành, các địa phương, đoàn thể… quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Nhiều hoạt động thiết thực đã giúp cho thị trường hàng hóa trong dịp Tết phong phú, bảo đảm chất lượng, giá cả ổn định không xảy ra sốt giá. Việc thực hiện chính sách xã hội, thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà, hỗ trợ gia đình chính sách, đối tượng khó khăn, vùng sâu, vùng xa được tổ chức tích cực, chu đáo với tinh thần đúng, đủ, kịp thời. Nhiều nơi có những cách làm hay như tặng vé xe, đưa công nhân, sinh viên về gia đình ăn Tết được dư luận đánh giá cao…

Trong dịp Tết Quý Mão, đã có hơn 25 triệu lượt người được các địa phương hỗ trợ với tổng số tiền khoảng 9.500 tỷ đồng. Ở TP Hồ Chí Minh, tổng kinh phí dùng để chăm lo Tết Quý Mão cho nhân dân là gần 1.230 tỷ đồng, tăng hơn 167 tỷ đồng so với Tết năm ngoái. Các bộ, ngành, đoàn thể cũng chủ động huy động các nguồn lực lo Tết cho nhân dân. Bộ Quốc phòng tổ chức chu đáo Tết quân dân, nhất là trên các địa bàn biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nhiều gia đình chính sách, quân nhân, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở được các cơ quan, đơn vị Quân đội tặng hoặc hỗ trợ để xây nhà tình nghĩa, nhà đồng đội, nhà tình thương; các tổ chức công đoàn trên cả nước dành gần 4.600 tỷ đồng chăm lo Tết cho đoàn viên công đoàn, người lao động…

Cùng với việc chăm lo về vật chất, yếu tố tinh thần cũng được chú ý tăng cường với nhiều hoạt động vui chơi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; các lễ hội, giao lưu, gặp gỡ vui Xuân, đón Tết thắt chặt thêm tình nghĩa trong cộng đồng. Nhiều vị khách quốc tế vui mừng, thích thú, có những cảm xúc tốt đẹp khi được ăn Tết Quý Mão ở Việt Nam. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam đã bày tỏ niềm vui, hạnh phúc  khi được trực tiếp tham gia gói bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên đán Việt Nam.

Những việc làm thiết thực, hiệu quả trên được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Đông đảo bà con Việt kiều về nước đón Tết rất vui mừng, xúc động trước những đổi thay, tiến bộ của Tổ quốc cũng như nghĩa tình đầm ấm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong dịp Tết, trong đó có tình cảm tốt đẹp giành cho Việt kiều. Điều rất đáng mừng, đáng trân trọng là bản thân nhiều bà con Việt kiều cũng chủ động. tích cực tham gia vào các hoạt động tình nghĩa vui Xuân, đón Tết cùng với cộng đồng và bà tỏ mong muốn những năm sau lại được về đất mẹ Việt Nam ăn Tết Nguyên đán.

Ấy vậy mà Trương Quốc Huy và các thế lực xấu lại vẫn cố tình bỏ qua sự thật, cố tình xuyên tạc, vu cáo Tết Quý Mão 2023 của Việt Nam cũng như tình hình kinh tế của Việt Nam. Nhưng cho dù có bịa đặt,  nói bậy đến mức nào thì các thế lực xấu cũng không thể đánh lừa, lôi kéo được người dân, vì chúng làm sao có thể khiến người dân thay đổi trước sự thật tốt đẹp của Xuân đầm ấm, Tết nghĩa tình và sự ổn định, phát triển của nền kinh tế đất nước mà người dân đã trực tiếp chứng kiến và thụ hưởng trong Tết Quý Mão 2023 cũng như các Tết Nguyên đán trước đây và trong cuộc sống hàng ngày.

 

“Đảng phản bội Tổ Quốc”: luận điệu phủ nhận nỗ lực phát triển con người Việt Nam của Đảng và chế độ!

 

“Trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ và dù chỉ một lần Đảng đứng về Tổ quốc, Đảng nghĩ cho nhân dân”(!). Đó là câu trích trong bài viết phủ nhận nỗ lực phát triển, bảo vệ quyền con người của nhân dân Việt Nam có tiêu đề: “Đảng phản bội lại Tổ quốc - chống Đảng là mệnh lệnh!” của cái gọi là “Nhà Hoạt Động Phạm Minh Vũ” trên trang Việt Tân, ngày 13/02/2023. Trong bài viết, y cho rằng Đảng chỉ lo giữ quyền lực, không vì quyền lợi của nhân dân, không đặt quyền lợi của nhân dân lên trên quyền lợi của Đảng,… hòng phủ nhận mọi nỗ lực của Đảng và hệ thống chính trị trong phát triển, xây dựng đất nước, phát huy quyền con người của dân Việt Nam



Ngược dòng lịch sử cho thấy, thời kỳ nước ta là thuộc địa của thực dân Pháp, nhân dân ta có câu: nước mất nhà tan, nghĩa là nhân dân ta không có Tổ quốc, mặc dù vùng đất, vùng trời, núi sông bờ cõi vẫn còn nguyên đó; thực dân Pháp không thể đưa dải đất hình chữ S ở Đông Nam Á về lắp ghép với mảnh đất của chính quốc Pháp. Thế sao nhân dân ta vẫn nói tình cảnh nước ta lúc đó là nước mất nhà tan? Nhân dân ta phải chịu một cổ hai tròng, thân phận của người dân mất nước nên sống kiếp nô lệ, không làm chủ được đất nước, không làm chủ được chính bản thân mình…? Chỉ khi, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cách mạng đánh đổ thực dân, phong kiến, nhân dân ta mới thoát khỏi thân phận của người dân mất nước, thoát khỏi thân phận kiếp nô lệ, đứng lên làm chủ bản thân, làm chủ đất nước mình, Tổ quốc Việt Nam mới được tái sinh và lại có tên trên bản đồ thế giới. Vậy là, trong thời đại ngày nay, Tổ quốc Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó với nhau chặt chẽ, nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì cũng không có Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Đó là sự thật, rõ ràng không ai, không thế lực nào có thể bác bỏ! Thế mà, Phạm Minh Vũ và Việt Tân là trương cái tiêu đề bài viết: “Đảng phản bội lại Tổ quốc – chống Đảng là mệnh lệnh!” thì thật là hết sức ngớ ngẩn.

Trong Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình đã “trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Điều đó có thể hiểu, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với thế giới là Tổ quốc Việt Nam đã được tái sinh; đồng thời, nói rõ quyết tâm của toàn dân tộc ta là bằng mọi giá phải bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cũng với tư tưởng đó, khi nói chuyện với Đại đoàn Quân tiên phong tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!

Hiến pháp năm 2013 – đạo luật cơ bản, cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vấn đề dân tộc, chủ quyền, lãnh thổ, độc lập, tự chủ của mình đã khẳng định tại Điều 11:

“1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”.

Đó là sự tuyên bố về sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, tự chủ của Việt Nam, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ chính là bảo vệ cho Tổ quốc. Như vậy, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc trên cả hai phương diện: tự nhiên, lịch sử và chính trị – xã hội xuyên suốt trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta.

Thế mà họ viết: “Trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ và dù chỉ một lần Đảng đứng về Tổ quốc, Đảng nghĩ cho nhân dân”(!). Điều khó thế mà Phạm Minh Vũ và Việt Tân cũng nghĩ ra được. Chỉ những kẻ hoang tưởng mới có suy nghĩ “phong phú” như vậy mà thôi!

Xin nói rõ cho Phạm Minh Vũ và Việt Tân biết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ “nghĩ cho nhân dân” mà còn hành động vì nhân dân. Vì thế, “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay mà nhiều lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định. Các nước, các tổ chức quốc tế cũng đã ghi nhận và đánh giá cao thành tựu của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng mà các phương tiện thông tin đại chúng đã cho biết. Do vậy, bài viết này không chứng minh lại điều ấy vì dài, chỉ nhắc Phạm Minh Vũ và Việt Tân hãy thoát khỏi bệnh hoang tưởng để về với cuộc sống thực tại./.