Thursday, June 14, 2018

VOA có đứng sau kích động cuộc bạo loạn ở Bình Thuận?


Theo dõi đài VOA và những kẻ cầm đầu nổi loạn vừa bị bắt giữ cho thấy rõ, từ lâu VOA đã móc nối vào người dân  và kích động họ chống chính quyền. Vụ bạo loạn lần nay, VOA thể hiện rõ sự tiếp tay cho những kẻ cầm đầu cuộc bạo loạn.
Từ năm 2011, VOA đã đăng nhiều bài lên án các dự án nhiệt điện Vĩnh Tân, nhất là từ năm 2015 khi xuất hiện các cuộc biểu tình chặn đường quốc lộ của dân Bình Thuận, VOA đã dành số lượng lớn bài báo đưa tin, bình luận, thổi phổng “thảm họa mất nước” và cổ vũ cho họ.
Ngay từ ngày đầu bạo loạn, các đối tượng đã được VOA phỏng vấn ngay giữa cuộc bạo loạn đã trả lời rất “đúng định hướng” và chủ trương của chiến dịch chống phá dự luật đặc khu do “phong trào dân chủ” trong và ngoài nước phát động. Mời các bạn nghe clip sau, một trong 2 người dân trả lời phỏng vấn tố cáo “chính quyền bán nước” rất đúng “kịch bản” và “nhuần nhuyễn”. Người trả lời phỏng vấn này chính là ông Nguyễn Văn Minh, một trong số những kẻ cầm đầu tổ chức cuộc bạo loạn đã bị công an Bình Thuận bắt.
Khi cuộc bao loạn có nguy cơ bị dập tắt, ngay lập tức, VOA liên tiếp đăng các bài phỏng vấn người dân không rõ danh tính, không rõ nguồn tin với hàm ý đe dọa “ Dân lại cảnh báo “lại biểu tình” nếu công an “truy bắt”  “, nội dung đều trích dẫn lời của những “người dân” vô danh, đe dọa, mặc cả kiểu ““Chỉ cần họ [cảnh sát] rút, họ không đến đây nữa thì người dân sẽ không chống trả gì. Hồi sáng nay cũng vậy. Ngày hôm trước xảy ra, buổi tối họ rút về, và buổi sáng có sự tiếp viện [bên cảnh sát] thì người dân họ mới tiếp tục chống lại. Bây giờ chỉ cần chính quyền không có tăng cường gì nữa thì tự động mọi chuyện sẽ yên thôi” và “Đừng dùng đàn áp hay là bạo lực này kia. Tại vì người dân đi biển họ đối mặt với cái chết hàng ngày họ còn không sợ, bây giờ họ không có sợ”.
Thực tế, các đài truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt như VOA, RFA, BBC đều là các dự án “chiến tranh tuyên truyền” nhằm vào những quốc gia đối lập thể chế chính trị hoặc đối tượng cần “chuyển hóa” của Mỹ, phương Tây. Các cộng tác viên viết báo, những người trả lời phỏng vấn đều có ngân khoản hỗ trợ, có thể lên đến hàng trăm USD, thực tế cho thấy đều là hầu hết đều là những kẻ cầm đầu, cốt cán chống phá. Dễ hiểu những thông tin mà VOA có được đều từ những kẻ cầm đầu các cuộc nổi loạn này. HÌnh thức trả tiền cộng tác viên, trả tiền trả lời phỏng vấn cung cấp tin không khác nào hình thức hỗ trợ, cổ súy cho các thành phần chống đối. Trên thực tế, đã phát hiện nhiều chương trình huấn luyện kỹ năng hoạt động chống phá cho số trong nước do các đài này tổ chức, tiêu biểu như RFA. Mong rằng các cơ quan chức năng cần bám sát những thông tin từ các đài này, truy tìm ra những kẻ cầm đầu biểu tình, nổi loạn ở Bình Thuận cũng như các khu vực khác

Sunday, June 10, 2018

Việt tân trơ trẽn khi cố ca tung nhóm thủ lĩnh Hội Anh em Dân chủ



Ngày 4 tháng 6 năm 2018, phiên tòa phúc thẩm xử 4 thành viên của Hội Anh em Dân chủ, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, đã diễn ra ở Hà Nội. Tòa giữ nguyên án sơ thẩm cho cả 4 bị cáo. Trong suốt tuần qua, nhiều tổ chức, cá nhân trong phong trào chống Cộng đã khai thác phiên xử này để tuyên truyền. Cụ thể, vào ngày 2 tháng 6, Phạm Đoan Trang đã về Hà Nội, rồi công khai tuyên bố rằng mình sắp đi dự phiên tòa để thu hút sự chú ý của dư luận. Sau phiên xử, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc nói trên VOA rằng hội đồng xét xử đã vi phạm luật tố tụng hình sự Việt Nam, khi từ chối phát các băng ghi âm bằng chứng tại tòa, theo yêu cầu của bị cáo. Trước và sau phiên xử, đảng Việt Tân đều tuyên truyền rằng 4 bị cáo là những anh hùng bất khuất, không hề suy chuyển trước tòa. Trong khi đó, có hai tổ chức quốc tế tuyên truyền rằng 4 bị cáo không làm gì sai, mà chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ.
Cả ba thông điệp tuyên truyền trên đều thể hiện sự dối trá trắng trợn.
Thứ nhất, không thể nói rằng hội đồng xét xử từ chối cung cấp băng ghi âm để che đậy bằng chứng. Trong thực tế, những người tham gia tố tụng đã được tòa cung cấp phần bóc băng ghi âm. Nếu thấy băng có nội dung tuyên truyền vi phạm pháp luật, hội đồng xét xử có quyền từ chối phát lại băng tại tòa. Bởi theo Khoản 3 Điều 308 Bộ luật Tố tung Hình sự 2015, thì hội đồng xét xử có thể không công bố tài liệu có trong vụ án nếu thấy cần thiết. Hệ thống pháp luật của các quốc gia khác cũng có những quy định tương tự. Như vậy, luật sư Trịnh Xuân Phúc đã nói sai luật khi trả lời phỏng vấn VOA.


Thứ hai, không thể nói rằng các bị cáo chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, chứ không vi phạm pháp luật. Hội Anh em Dân chủ được thành lập, tài trợ và điều hành bởi đảng Việt Tân, một tổ chức có mục đích lật đổ nhà nước. Cả Việt Tân lẫn Hội Anh em Dân chủ đều có những hoạt động gây hại cho xã hội Việt Nam. Chẳng hạn, hồi tháng 7 năm 2016, hai nhóm này đã lợi dụng vụ xả thải trái phép của nhà máy Formosa để phát động một phong trào biểu tình của dân Công giáo. Những người biểu tình bịt mặt đã tấn công công an bằng gạch đá, gậy gộc. Họ thậm chí còn chăng dây chặn ngang Quốc lộ 1A, và dùng gậy đánh những người dân thường cố đi qua. Khi một xe cấp cứu đến đoạn chặn, người nhà bệnh nhân đã phải quỳ lạy đoàn biểu tình để được đi qua. Qua vụ này, có thể thấy hoạt động của Hội Anh em Dân chủ đe dọa an ninh quốc gia và sự bình yên của xã hội.
Thứ ba, đảng Việt Tân không nên lấp liếm sự thật, để tôn Hội Anh em Dân chủ làm anh hùng. Ngay từ phiên sơ thẩm ngày 5 tháng 4, các thành viên Hội Anh em Dân chủ đã lộ mặt hèn nhát. Theo lời ông Đỗ Nam Trung, thành viên Hội Anh em Dân chủ, thì Chủ tịch Phạm Văn Trội đã bán đứng anh em trong hội để được hưởng án nhẹ hơn. Kết quả là Trội lĩnh án 7 năm tù, chỉ bằng một nửa mức án cho các thành viên khác.

Ngoài ra, trong phiên sơ thẩm, Phạm Văn Trội đã xin tòa khoan hồng, giảm án, vì Trội đã “khai báo trung thực, khách quan”, “có bố được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp cách mạng”, “có mẹ già là nữ du kích đang chờ con về”. Tương tự Trội, Nguyễn Trung Tôn cũng xin giảm án với lý do có bà ngoại là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, “gia đình nhiều thế hệ có công với cách mạng”. Một số nhân chứng còn khẳng định rằng Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn đã khóc trước tòa. Đến phiên phúc thẩm, Trội tiếp tục than mệt mỏi, muốn về phụng dưỡng mẹ già, để xin tòa giảm án.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đài, lãnh đạo Hội Anh em Dân chủ, đã bỏ anh em để sang Đức tị nạn chính trị. 
Khi đảng Việt Tân vẫn phong các thành viên Hội Anh em Dân chủ làm anh hùng, bất chấp những sự thật trên, phải nói rằng da mặt họ quá dầy, và họ đánh giá người dân Việt Nam quá thấp.
Đây không phải lần đầu Việt Tân nói dối. Trong suốt thập niên 1990, họ từng làm giả các chiến khu trong nước, rồi chụp ảnh đăng báo để xin tiền tài trợ của người Việt hải ngoại. Họ cũng từng ám sát ít nhất 5 nhà báo dám viết bài lật tẩy họ. Đây là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, mà các tổ chức quốc tế và các chính phủ phương Tây cần lên án.

Monday, June 4, 2018

Cổ vũ quyền tư hữu đất đai có bảo vệ được “dân oan”?



Từ nhiều năm nay, một số nhân sĩ thuộc Diễn đàn Xã hội Dân sự và Viện Phan Chu Trinh - như Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Tương Lai và Nguyễn Đức Thành - đã liên tục vận động đòi sửa Luật Đất đai. Họ tuyên truyền rằng các mâu thuẫn, kiện cáo xoay quanh tiền đền bù “giải phóng mặt bằng” ở Việt Nam đều xuất phát từ việc Việt Nam không công nhận quyền tư hữu đất. Vì vậy, họ đề nghị bỏ chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý, để công nhận quyền tư hữu đất đai như ở các nước tư bản.

Ngày 15 tháng 4 năm 2018, nhân kỷ niệm 1 năm vụ bạo động của nông dân đòi đất ở xã Đồng Tâm, nhóm nhân sĩ vừa nêu lại tiếp tục kiến nghị đòi quyền tư hữu đất. Ngày 19 tháng 5 năm 2018, họ tiếp tục ra một tuyên bố khác, nhân việc thu hồi đất của chùa Liên Trì và tu viện dòng Mến Thánh giá ở Thủ Thiêm.




10 ngày sau, các nhóm Công giáo chống Cộng, dần đầu bởi Dòng Chúa Cứu thế Kỳ Đồng, tiếp tục ra một tuyên bố đòi quyền tư hữu đất nhân vụ Thủ Thiêm.



Như vậy, Dòng Chúa Cứu thế, và các băng nhóm chống Cộng nương nhờ họ, đã chính thức liên minh với Viện Phan Chu Trinh, Diễn đàn XHDS, Văn đoàn độc lập, CLB Lê Hiếu Đằng trong mặt trận đòi quyền tư hữu đất.

Tham nhũng, bất công liên quan đến đất đai là một vấn nạn có thật trong xã hội. Nhưng chế độ tư hữu đất có giúp giải quyết vấn nạn này hay không? Thực tế là không.

Theo thống kê của tờ The Guardian, thì trong năm 2017, không có bất cứ nông dân Việt Nam nào bỏ mạng vì tranh chấp đất đai. Trong khi đó, ở Philippines, có 5 “dân oan” bị giết mỗi tháng bởi cảnh sát, quân đội, hoặc người của các tập đoàn lớn. Ba nước có nhiều “dân oan” bị giết nhất thế giới trong năm 2017 là Philippines, Brazil Colombia. Cả ba nước này đều áp dụng chế độ dân chủ tư bản và thừa nhận quyền tư hữu đất. Trong đó, Brazil và Colombia theo thể chế tam quyền phân lập, còn Philippines và Colombia là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. 

 Muốn tìm hiểu về tình trạng những người nông dân Hoa Kỳ đang khiếu kiện đất đai ra sao, xin mời google bằng cụm từ tiến Anh, sôi động và bạo động chẳng kém gì.

Như vậy, việc thay đổi chế độ sở hữu đất và chế độ chính trị có thể không giúp ích cho nông dân Việt Nam, mà còn khiến nông dân thêm khổ, bởi khi đó cơ chế thị trường tạo nhiều lỗ hổng cho các doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn hùng mạnh đẩy người nông dân vào tình trạng bần cùng hóa để thâu tóm đất đai và cạnh tranh không lành mạnh

Võ Khánh Linh

Sunday, June 3, 2018

Đặc khu kinh tế cho thuê đất 99 năm - Có gì mà Nguyễn Quang A va giới zân chủ hoảng hốt thế?

Trong một tuần vừa qua, các nhà dân chủ lại lục đục dậy sóng dư luận bằng việc phản đối chính sách cho thuê đất 99 năm tại ba khu kinh tế đặc biệt: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Có lẽ bất kể ai theo dõi sự lên xuống của phong trào dân chủ đều không quá ngạc nhiên vì gần như cứ vào mùa này trong năm là các hoạt động dân chủ lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Mùa hè năm 2011, biểu tình chống Trung Quốc; mùa hè năm 2014, lại biểu tình chống Trung Quốc; mùa hè năm 2016, biểu tình chống Formosa, một tập đoàn của Đài Loan nhưng giới dân chủ cũng xếp hết vào Trung Quốc. Mùa hè năm nay cũng không ngoại lệ, mùa bão còn chưa tới nhưng giới dân chủ lại bắt đầu lục đục trỗi dậy gây sóng gió với nhiều bài viết, nhiều hoạt động xin chữ ký, gửi đơn thư chỉ để phô trương thanh thế. 





DỰ THẢO Luật Đơn Vị Hành Chính Kinh Tế Đặc Biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vốn đã được trình làng từ năm 2017 nhưng tại sao tới bây giờ các nhà dân chủ mới quyết định dậy sóng? Trong suốt một năm vừa qua tại sao không thấy các nhà dân chủ đưa ra các phân tích chỉ ra các lỗi sai hay sơ hở trong dự thảo luật mà lại chờ tới khi Quốc hội sắp thông qua mới dồn dập phản đối? Trên Facebook ông Nguyễn Quang A đã kêu gọi được hơn 300 chữ ký phản đối dự thảo luật và dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng khi mà những người ủng hộ chẳng có thời gian đọc hiểu toàn bộ dự thảo luật nhưng vẫn phải ký cho vừa lòng người lãnh đạo phong trào dân chủ. Nếu đọc kỹ dự thảo luật được đăng công khai tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-don-vi-hanh-chinh-kinh-te-dac-biet-2017-340180.aspx thì thấy được một điều đáng chú ý là dự thảo luật này cho phép nhiều cơ chế thông thoáng và minh bạch, đồng thời tạo nhiều niềm tin hơn đối với các giới đầu tư trong nước và ngoài nước. Thay vì đòi hỏi ngừng dự thảo luật thì chúng ta có thể đòi hỏi sự minh bạch của chính quyền đặc khu trong việc cung cấp những ảnh hưởng của quá trình đầu tư đối với môi trường, đời sống người dân ở khu vực lân cận. Thay vì làm như vậy, các nhà dân chủ lại hò nhau lên mạng - xuống đường biểu tình chống...Trung Quốc! Thực sự khó hiểu bởi vì khu kinh tế đặc biệt là sân chơi cho toàn thế giới, doanh nghiệp nào cũng có thể đầu tư, miễn là làm ăn đàng hoàng và chính quyền đặc khu phải có trách nhiệm chọn ra được các doanh nghiệp như thế.

Khu kinh tế đặc biệt không phải là một khái niệm gì mới mẻ vì nó đã xuất hiện từ những năm 1950, và lần đầu tiên là Shannon Airport tại Clare, Ireland. Theo wikipedia, https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_special_economic_zones hiện nay các quốc gia có nhiều khu kinh tế đặc biệt đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Bangladesh, Pakistan, Philippine, Ba Lan, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia...Thoạt đầu, các quốc gia đều rụt rè và cẩn thận trong việc đưa ra các lợi ích để thu hút đầu tư, nhưng một lợi ích tối thiểu đó là thời gian cho thuê đất tối thiểu không dưới 30 năm và có cơ chế cho phép kéo dài thời gian thuê. Theo thời gian, các quốc gia nhìn thấy ích lợi to lớn từ các đặc khu kinh tế này nên đã kéo dài thời gian cho thuê đất lên 50 năm, hoặc 70 năm và thậm chí là 99 năm như Singapore, Malaysia hay Campuchia. Theo một nghiên cứu của Colliers International http://www.colliers.com/-/media/files/apac/thailand/market-reports/colliers%20radar%20thailand%20leasehold_en.pdf?la=en-th thì trong 10 nước thuộc khối ASEAN thì đã có tới 4 nước cho thuê đất 99 năm là Malaysia, Singapore, Campuchia và Brunei; Việt Nam, Thái Lan và Philippines đang trong quá trình xây dựng cơ chế tăng thời gian thuê lên 99 năm. Như vậy, chúng ta có thể thấy thời gian thuê đất cũng chỉ là một trong các yếu tố thu hút đầu tư và việc tăng từ 70 năm lên 99 năm sẽ giúp Việt Nam có được lợi thế ngang với các nước đang đi đầu về thu hút đầu từ nước ngoài trong khu vực và trên thế giới. Việc chúng ta phải làm bây giờ không phải là phản đối chính sách cho thuê đất 99 năm mà phải là hoàn thiện các cơ chế và chính sách của các đặc khu để thu hút được những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng và có uy tín, mang lại nhiều lợi ích cho người dân sống quanh khu vực và thúc đẩy sự phát triển của cả nước. Lên mạng hay xuống đường phải đối chỉ gây rối và khiến chúng ta đi lùi một bước và thụt lại so với các nước khác trong khu vực mà thôi. 

Vo Khanh Linh