Saturday, October 29, 2022

Khi các nạn nhân tà đạo Dương Văn Mình đã thức tỉnh

 

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình được hình thành năm 1989, do Dương Văn Mình (sinh năm 1961, người dân tộc Mông, hay còn có tên gọi khác là Dương Súng Mình) lập ra. Nguyên quán của Dương Văn Mình ở xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng (Cao Bằng). Năm 1982, Dương Văn Mình di cư và sinh sống tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Lợi dụng sự cả tin của một số người dân tộc Mông, Dương Văn Mình đã tuyên truyền, bịa đặt nhiều luận điểm sai trái. Được sự tuyên truyền, giải thích của các cơ quan chức năng, ngày càng nhiều nạn nhân đã thức tỉnh, từ bỏ hoàn toàn tà đạo này. Một số câu chuyện được ghi nhận ở vùng đồng bào người Mông ở Thái Nguyên – một trong số vùng có 1.843 hộ đồng bào Mông  từng là điểm nóng về tà đạo này.

Gia đình anh Hoàng Văn Sì, sinh năm 1990, ở xóm Phú Thọ, xã Phú Đô (Phú Lương) từng một thời bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia tổ chức bất hợp Dương Văn Mình. Tuy nhiên, khi nhận ra sự thật không như những gì các đối tượng xấu tuyên truyền, gia đình anh đã từ bỏ.



Anh Sì nhớ lại: Mẹ tôi có họ hàng với Dương Văn Mình nên trước năm 1998 (khi gia đình còn sinh sống ở tỉnh Cao Bằng), có tham gia tổ chức. Tổ chức này tuyên truyền nhiều thứ, trong đó có việc người ốm đau chỉ cần mang đến nhà gọi vía, cầu hồn là khỏi. Vì thế, khi anh trai tôi bị ốm, gia đình không cho đến cơ sở y tế mà mang đến nhà Dương Văn Mình để chữa bệnh. Nhưng bệnh không khỏi mà càng trở nặng thêm và anh tôi đã mất sau thời gian ngắn. Sau sự việc đó, gia đình tôi đã quyết tâm từ bỏ tổ chức bất hợp này.

Năm 1998, gia đình anh Sì chuyển từ tỉnh Cao Bằng về Thái Nguyên sinh sống, lập nghiệp. Từ đó đến nay, gia đình anh tập trung phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động do xóm, xã tổ chức. Nhờ chịu khó làm ăn, nhiệt tình trong các phong trào, cách đây 2 năm (năm 2020), anh Sì được chính quyền, bà con địa phương tín nhiệm bầu làm Trưởng xóm; đồng thời, là Trưởng điểm Nhóm Tin lành xóm Phú Thọ.

Anh Sì cho biết: Với vai trò của mình, tôi luôn cố gắng tuyên truyền, vận động bà con và các tín đồ trong xóm chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương; không theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình và các tổ chức khác mà Nhà nước không cho phép hoạt động, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa bàn. Giờ đây, bà con trong xóm đã tập trung phát triển kinh tế và có cuộc sống ngày càng ấm no hơn.

Cũng như anh Sì, chị Hồng Thị Sáu, xóm Liên Phương, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ) cũng đã từ bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Chị Sáu chia sẻ: Khi tham gia, tôi thấy họ tuyên truyền nhiều điều vô lý như: không làm cũng có ăn; không học cũng biết chữ; người chết sẽ sống lại; người trẻ thì mãi không già; ốm đau sẽ tự khỏi bệnh... nên sau một thời gian ngắn, tôi đã từ bỏ. Gia đình tôi cũng đã chủ động ký cam kết từ bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Anh Sì, chị Sáu chỉ là 2 trong số hàng trăm người dân trên địa bàn tỉnh đã từ bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Để có được kết quả trên, ngoài ý thức tự giác của người dân, thời gian qua, các ngành chức năng từ cấp tỉnh đến huyện, xã đã tăng cường, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân nhằm giúp họ nhận thức, tỉnh ngộ và từ bỏ, không tin theo tổ chức bất hợp pháp này.

Đơn cử như tại xã Thượng Nung (Võ Nhai), nếu như trước năm 2022, trên địa bàn xã có 73 người theo và nghi theo tổ chức Dương Văn Mình thì đến nay đã xóa bỏ được hoàn toàn.

Bà Lương Thị Mỹ Chải, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung, thông tin: Thượng Nung là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện. Xã có 200 hộ là đồng bào dân tộc Mông, sinh sống tập trung ở 3 xóm: Lũng Luông, Lũng Hoài, Lũng Cà. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, UBND xã đã thành lập các tổ công tác tuyên truyền, vận động, đấu tranh với tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình; giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ công tác đến từng hộ gia đình gặp gỡ, tiếp xúc, vận động họ từ bỏ và ký cam kết không theo tổ chức bất hợp pháp này.

Song song với công tác đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hoạt động của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, trong những năm qua, Trung ương và tỉnh Thái Nguyên cũng dành nhiều sự quan tâm đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội ở 26 xóm bản có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống... 

Nhờ đó, cơ sở hạ hạ tầng ở các xóm người Mông ngày càng được đầu tư khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào cũng dần được nâng cao. Với sự quan tâm đó, đồng bào Mông đã dần từ bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình và yên tâm lao động sản xuất, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...

 

Monday, October 24, 2022

Vì sao tà đạo bị lợi dụng chống phá Nhà nước?

 

Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, luôn thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Do đó, cùng với vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động chống phá Đảng và chế độ ta.

Các thế lực thù địch âm mưu biến tôn giáo thành “ngòi nổ” gây mất ổn định chính trị – xã hội hoặc thông qua vỏ bọc tôn giáo để tuyên truyền luận điệu xuyên tạc kích động, phá hoại tư tưởng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.





Chiêu bài tôn giáo là một phần của chiến lược “diễn biến hoà bình” mà các tổ chức, cá nhân thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam thường sử dụng nhằm kích động xu hướng chia rẽ, ly khai, từ đó phát triển thành các cuộc tuần hành, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, tạo sự bất ổn định về chính trị – xã hội, ảnh hưởng không nhỏ sự phát triển toàn diện của xã hội. Đây cũng là cái cớ để họ công khai can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đáng chú ý, trong giai đoạn hiện nay, ngoài những hoạt động chống phá mang tính quy luật thì một trong những thủ đoạn mà số đối tượng chống đối cực đoan ở trong và ngoài nước thường tiến hành là tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số nhằm kích động tư tưởng ly khai, tự trị tại các địa bàn chiến lược về an ninh, quốc phòng.

Thực tế cho thấy, tại các khu vực trọng yếu của đất nước như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các thế lực chống phá cực đoan ở trong và ngoài nước đã lợi dụng vấn đề dân tộc gắn với vấn đề tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, xúi giục người dân di cư tự do, biểu tình, bạo loạn gây mất ổn định chính trị nhằm tạo cớ can thiệp, phá hoại độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Nổi lên thời gian qua là các vụ việc trọng điểm xảy ra trên địa bàn Tây Bắc, trong đó tập trung ở các tỉnh như Điện Biên, Lai Châu… Dưới sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối trong nước ráo riết thực hiện mưu đồ lập ra tôn giáo riêng ở đồng bào dân tộc như lập ra “đạo Vàng Chứ” để qua đó lôi kéo, tập hợp lực lượng thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông tự trị”. Ở một số địa phương, tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc, các phần tử xấu còn lợi dụng các hiện tượng tôn giáo mới, tà đạo như Giê Sùa, Bà Cô Dợ, Hội thánh Đức Chúa trời, Sề Chu Hà Ly Cha và một số hiện tượng tôn giáo liên quan đến tục lễ thờ cúng các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng để tiến hành các hoạt động gây rối an ninh, trật tự. Thực tế, Giê Sùa, Bà Cô Dợ đều là tà đạo lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp phát triển lực lượng lập “Nhà nước Mông”. Thời gian qua, các đối tượng triệt để sử dụng phương thức, thủ đoạn thông qua điện thoại, mạng xã hội, các phần mềm trực tuyến để chỉ đạo số đối tượng cốt cán ở trong nước tích cực tuyên truyền, lôi kéo người Mông tại Việt Nam tham gia tà đạo nhằm kích động lập “Nhà nước Mông” với các luận điệu như: Đức Chúa trời Giê Hô Va đã chia đất cho người Mông nhưng người Mông không đoàn kết, nên đất đai đã bị các nước khác xâm chiếm; người Mông không có lãnh thổ, nhà nước riêng, suốt đời đi làm thuê cho các dân tộc khác…

Những vấn đề nêu trên đã và đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực, tạo thành những điểm nóng tôn giáo.

Bên cạnh đó, thời gian qua, tại một số địa phương xuất hiện những mặt hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành xã hội như vấn đề đầu tư, ô nhiễm môi trường, giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa… Triệt để lợi dụng vấn đề này, các đối tượng chống đối cực đoan trong tôn giáo tìm mọi cách để ngụy tạo chứng cứ, thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các ban, ngành chức năng có liên quan. Từ đó tạo tâm lý tiêu cực, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với các cấp uỷ đảng, chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cao hơn nữa có thể kích động quần chúng tín đồ tụ tập đông người, gây rối an ninh, trật tự hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá chế độ. Không những vậy, một số đối tượng cực đoan trong tôn giáo còn lợi dụng tình hình thiên tai hay đại dịch COVID-19 để tuyên truyền xuyên tạc, tạo “chiến tranh tâm lý”, gây hoang mang, lo lắng, hoài nghi trong nhân dân, nhất là việc xuyên tạc chất lượng của vaccine phòng COVID-19; xuyên tạc chính sách phòng, chống COVID-19 của Nhà nước ta; bôi nhọ các lực lượng thực thi pháp luật, hỗ trợ nhân dân chống dịch bệnh; thổi phồng những mất mát, tổn thất do dịch bệnh gây ra, quy nguyên nhân dịch bệnh do “chính quyền thờ ơ, vô cảm”, “đường lối của Đảng sai lầm”!

Hiện nay, thủ đoạn lợi dụng chống phá của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, lại được che đậy bởi vỏ bọc tôn giáo nên người dân khó phát hiện. Tính chất nguy hiểm ngày càng cao khi thủ đoạn này đã tác động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng của đồng bào theo đạo. Đây sẽ là tiền đề để khi có điều kiện, có thời cơ, các đối tượng sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kích động, lôi kéo quần chúng tín đồ tham gia vào các hoạt động chống đối, vi phạm pháp luật.

Do đó, mọi chức sắc, tín đồ tôn giáo nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động lên án những mưu đồ xấu của kẻ địch. Đồng thời, tích cực tham gia đấu tranh, đẩy lùi việc lợi dụng vấn đề chính trị để chống phá ra khỏi đời sống tôn giáo, góp phần làm cho các hoạt động tôn giáo trở nên thuần khiết, tốt đẹp như bản chất vốn có. Nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của người dân, phân biệt rõ hoạt động tôn giáo đúng nghĩa và hành vi lợi dụng tôn giáo để kích động chống phá của kẻ xấu. Mọi hoạt động tôn giáo phải tuân thủ giáo lý, giáo luật, tuân thủ luật pháp, đem lại đời sống đạo pháp đúng nghĩa, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho đồng bào trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

Sunday, October 23, 2022

USCIRF mang tư tưởng định kiến với Việt Nam về tự do tôn giáo?

 Tại buổi họp báo do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 15/12/2022, khi được hỏi phản ứng của Việt Nam về việc đầu tháng 12/2022 Hoa Kỳ thông báo đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã nói rõ: “Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo quyền con người, cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân”. Chính thực tiễn sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đã bác bỏ những đánh giá thiếu khách quan của các thế lực không thiện chí với Việt Nam.

Cần khẳng định rằng, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật. Đây là một trong những quyền cơ bản của mọi người, được Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, cũng như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay khẳng định trên nguyên tắc hiến định. Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “(1). Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; (2). Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (3). Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Cùng với Hiến pháp năm 2013, việc thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và hai Nghị định thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc để bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân.

Thế nhưng, do tư tưởng định kiến với Việt Nam, các thế lực phản động, thù địch ở trong nước và ngoài nước, trong đó có Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) vẫn bất chấp những thành tựu không thể phủ nhận của Việt Nam trong nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân để xuyên tạc trắng trợn về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. USCIRF vẫn thường xuyên sử dụng thông tin, tài liệu cũ, không chính xác từ các nhóm, phái tôn giáo chưa được nhà nước công nhận cùng số chức sắc cực đoan bất mãn với chế độ, định kiến với Đảng, Nhà nước để đưa vào các báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu, phê phán việc thực hiện quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam và khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Họ tự cho mình quyền được khuyến khích, cổ vũ các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không cần xin phép, đăng ký chính quyền, thúc đẩy các hoạt động “tà đạo, đạo lạ” ở các vùng sâu, vùng xa, gia tăng hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, trái pháp luật, gây bức xúc trong xã hội và nhân dân. Họ xuyên tạc rằng “cả Hiến pháp và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đều có những quy định nhằm hạn chế quyền tự do tôn giáo”(!). Họ cho rằng “Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam bao gồm: các điều khoản mơ hồ cho phép tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội là “bước thụt lùi”, “bóp nghẹt tôn giáo” không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người”(!). Họ lợi dụng triệt để quan điểm “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật” để cho rằng “tự do tôn giáo của Việt Nam chỉ là hình thức”(!). Họ dựa vào việc các tổ chức đội lốt tôn giáo, có những hoạt động vi phạm pháp luật, như: tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình (Tây Bắc), Hà Mòn (Tây Nguyên), tịnh thất Bồng Lai (Long An),… bị chính quyền xử lý để vu khống Việt Nam “vi phạm tự do tôn giáo, cấm đoán tôn giáo, đàn áp tôn giáo”, v.v.

Tuy nhiên, thực tiễn sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam hoàn toàn khác xa với những nhận định thiếu khách quan, mang tính định kiến, xuyên tạc trên. Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được pháp luật thừa nhận và thực thi trong thực tế; không có chuyện Nhà nước hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và cũng không có chuyện “đàn áp tôn giáo”. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã mở rộng nội hàm khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của “mọi công dân” (Hiến pháp năm 1992), bằng của “mọi người” là một bước tiến rất nhân văn. Theo đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được mở rộng cho cả những “người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc” và “người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam”. Nhất quán với Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 khẳng định: “(1). Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; (2). Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo; (3). Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo; người chưa thành niên,... phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; (4). Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không đưa ra giới hạn nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mà chỉ nghiêm cấm “xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Cụ thể hóa nội dung này, Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm: “(1). Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; (2). Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; (3). Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; (4). Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo mà: (a). Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; (b). Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; (c). Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; (d). Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; (5). Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi”.

Cần nhấn mạnh rằng: những quy định trên hoàn toàn tương thích với các văn bản quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trong luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là tự do tuyệt đối, tự do vô chính phủ. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng và không ảnh hưởng đến quyền tự do của người khác và đặc biệt không được ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, môi trường, đạo đức xã hội. Chính vì vậy, để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và ổn định, phát triển xã hội, Khoản 3, Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc (năm 1966) đã nhấn mạnh: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định pháp luật và các giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”1. Điều 9, Công ước châu Âu về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cũng khẳng định: “Quyền tự do thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng của một người chỉ bị luật pháp giới hạn nếu điều đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, phục vụ an ninh công cộng, bảo vệ trật tự trị an, sức khỏe, chuẩn mực đạo đức chung hoặc các quyền và sự tự do của người khác”2. Luật Phân ly 1905 của nước Pháp cũng quy định: “Cộng hòa Pháp bảo đảm tự do tín ngưỡng. Nó bảo đảm quyền tự do hành đạo với những hạn chế vì quyền lợi duy trì trật tự công cộng”3. Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là phải có giới hạn, quyền ấy sẽ bị hạn chế vì an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội, môi trường, chứ không như những đòi hỏi vô lý của các thế lực phản động, thù địch, không thân thiện với chế độ chính trị ở Việt Nam. Hẳn chúng ta còn nhớ, năm 2012, cảnh sát Mỹ đã bắt giữ 07 thành viên nhóm Hutaree (Hu-ta-ri) tự xưng là “chiến binh Thiên chúa giáo” vì có âm mưu chống lại chính quyền; còn tháng 7/2018, Tòa án Tối cao Nhật Bản đã thi hành án tử hình đối với 06 thành viên giáo phái “Ngày tận thế” (Aum Shinrikyo) cùng thủ lĩnh là Giáo chủ Shoko Asahara do gây ra vụ tấn công bằng chất độc sarin năm 1995 nhằm vào hệ thống tàu điện ngầm Tokyo và các tội ác khác. Điều đó cho thấy, ở bất cứ quốc gia nào, ai lợi dụng quyền tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật thì cũng đều bị trừng trị; ở Việt Nam không có “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân lương tâm” như các thế lực phản động, thù địch rêu rao, mà chỉ có những người lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật mới bị xử lý.

Những năm qua, ở Việt Nam, nhờ có chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo ngày càng được hoàn thiện và được thực hiện nhất quán trong thực tiễn, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ngày càng phong phú; số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Nếu năm 2003, cả nước có 15 tổ chức thuộc 06 tôn giáo với 17 triệu tín đồ, khoảng 20.000 cơ sở thờ tự, 34.000 chức sắc, 78.000 chức việc, thì năm 2022, Nhà nước đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với 26,7 triệu tín đồ, 55.000 chức sắc, 135.000 chức việc, trên 29.000 cơ sở thờ tự, v.v. Nhiều lễ hội lớn trong các tôn giáo đã thu hút hàng vạn tín đồ nhân dân tham dự, nổi bật như: tháng 12/2017, Giáo hội Tin lành tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành; tháng 7/2019, Giáo hội Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới tại Đồng Nai, với đại biểu của hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia; Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức thành công 03 Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc (năm 2008, 2014, 2019), riêng năm 2019 tổ chức tại chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) đã thu hút sự tham dự của trên 3.000 đại biểu chính thức (trong đó có 570 đoàn quốc tế với 1.650 đại biểu đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ). Với quy mô hoạt động tôn giáo hàng vạn người, chính quyền các cấp đã hỗ trợ các tôn giáo về các phương án đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm để nhân dân được tự do hành lễ, thoả mãn nhu cầu đời sống tâm linh, v.v.

Công tác đào tạo chức sắc được các tổ chức tôn giáo đẩy mạnh. Trước năm 1990, cả nước có 06 cơ sở đào tạo tôn giáo, đến năm 2021 đã tăng lên thành 63 cơ sở đào tạo, mỗi năm có hàng nghìn người tốt nghiệp; ngoài ra, còn có hàng trăm người đang du học tại nước ngoài. Nhờ vậy, số chức sắc, nhà tu hành tăng rất nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn việc đạo cho tín đồ. Các hoạt động phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc; các hoạt động thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; sửa đổi hiến chương, điều lệ; đăng ký chương trình hoạt động hằng năm,... của các tôn giáo cũng được thực hiện thuận lợi theo đúng quy định của pháp luật.

Việc in ấn, xuất bản, dịch thuật một khối lượng lớn kinh sách, đồ dùng việc đạo được các tôn giáo đẩy mạnh trong những năm qua. Theo báo cáo quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III (năm 2019), cả nước có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in và hàng triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ (trong đó có nhiều kinh sách được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, như Ba-na, Ê-đê, Gia-rai), 12 báo, tạp chí liên quan đến tôn giáo; phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng.

Công tác xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang cơ sở thờ tự của các tôn giáo cũng được quan tâm đẩy mạnh trong những năm qua. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hoạt động của các tổ chức tôn giáo, chính quyền các địa phương đã quan tâm giải quyết, cấp đất cho các tổ chức tôn giáo. Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, trong 10 năm (2012 - 2022) thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp hàng trăm héc ta đất để xây dựng cơ sở thờ tự, như: Thành phố Hồ Chí Minh đã giao 7.500 m2 đất cho Tổng Liên hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện thành kinh thần học; tỉnh Đắk Lắk giao hơn 11.000 m2 đất cho Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột; Thành phố Đà Nẵng giao hơn 9.000 m2 đất cho Tòa Giám mục Đà Nẵng; tỉnh Quảng Trị giao thêm 15 héc ta cho Giáo xứ La Vang, v.v.

Có thể khẳng định rằng, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam những năm qua là rất đa dạng, sôi động và phong phú. Những thực tiễn kể trên là minh chứng sinh động, rõ nét nhất cho tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Những thành tựu đó không chỉ nhân dân trong nước, trong đó có tín đồ các tôn giáo ghi nhận, mà còn được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận. Việc Việt Nam lần thứ hai trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 với số phiếu ủng hộ của 145/189 nước đã một lần nữa khẳng định quyền con người nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân ở Việt Nam nói riêng được bảo đảm tốt, không thể phủ nhận. Do vậy, những nhận định thiếu khách quan, không đúng với thực tế tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam sẽ không bao giờ có giá trị, mà chỉ làm tổn hại cho quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Mỹ, cần phải được vạch trần, phê phán, bác bỏ.

Monday, October 17, 2022

Vạch trần mưu đồ phía sau lớp học nhân quyền của nhóm "Người Thượng vì Công lý"

 

Thông qua các lớp học nhân quyền giả hiệu, các đối tượng tập hợp tín đồ trong nước, liên kết với số đối tượng phản động người Việt lưu vong để mưu đồ ly khai, tự trị.

Hoạt động với mục đích ôn hòa, đầu tiên tôn giáo và thứ 2 quyền người bản địa thì có thể độc lập - đây là một phần đoạn hội thoại trong lớp tập huấn trực tuyến có vỏ bọc là rao giảng về nhân quyền, pháp luật của nhóm "Người Thượng vì Công lý" tổ chức. Nhóm này do Y Quynh - phần tử Fulro lưu vong đang ở nước ngoài cầm đầu.

Đằng sau lớp học nhân quyền - Ảnh 1.

Cùng tham gia tổ chức tập huấn với nhóm của Y Quynh có tổ chức "Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên", có gốc gác từ Hội thánh Tin lành đấng Christ ở Mỹ, do Y Hin Niê, phần tử Fulro ly khai đang lưu vong ở nước ngoài cầm đầu. Với vỏ bọc sinh hoạt tôn giáo, thông qua các lớp học nhân quyền giả hiệu này, các đối tượng tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước, liên kết với các nhóm Tin lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong để mưu đồ ly khai, tự trị.

Các lớp tập huấn xã hội dân sự chỉ là chiêu trò mà nhóm "Người Thượng vì Công lý" của Y Quynh và "Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên" của A Ga câu kết với Nguyễn Đình Thắng của Ủy ban Cứu trợ người vượt biển lập nên.

Thượng tá Trương Hồng Quý - Trưởng phòng An ninh Nội địa, Công an tỉnh Đắk Lắk - cho biết: "Ba nhóm đối tượng này kết hợp với nhau để tổ chức rất nhiều cuộc hội luận tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách dân tộc tôn giáo của nhà nước Việt Nam để làm thành các bản báo cáo vu cáo Việt Nam. Tạo dựng được một lực lượng để sau này từng bước công khai hóa hoạt động và đối trọng với chính quyền theo như chiến lược của chúng vạch ra nhằm thay đổi chế độ Việt Nam".

Tôn giáo là để giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, hướng con người đến các giá trị tốt đẹp. Còn lấy vỏ bọc tôn giáo để hướng dẫn tín đồ đối phó với chính quyền, kêu gọi biểu tình, lập tôn giáo riêng, lập Nhà nước riêng, làm ảnh hưởng tới quốc gia, dân tộc, và quyền của những người khác. Đó là hành vi cần phải ngăn chặn.


Saturday, October 15, 2022

Phá tan âm mưu lập "Nhà nước Mông" của tà đạo Giê Sùa

 


Một số điểm nhóm theo “Giê sùa” đã công khai cầu nguyện, mong muốn chúa “Giê sùa” về phù hộ, dẫn dắt để có được “Nhà nước Mông” nhưng bất thành.

Điện Biên là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh phía Tây Bắc của Tổ quốc, biên giới dài hơn 455km, tiếp giáp với Lào và Trung Quốc.

Đặc biệt, ở địa phương này, người Mông chiếm số đông với hơn 38%, tiếp sau là người Thái chiếm hơn 35%. Người Kinh chỉ chiếm 17,3%.

Tà đạo 'Giê sùa' ở Điện Biên và âm mưu lập 'Nhà nước Mông' bất thành - 1

Điện Biên vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển. Trong ảnh là chợ trung tâm huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Với vị trí chiến lược, những năm qua, tỉnh Điện Biên luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn, nhiều dự án để giúp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống một bộ phận nhân dân còn rất nhiều khó khăn, cùng với đặc điểm tự nhiên của tỉnh nên những năm qua, các thế lực thù địch, phần tử xấu triệt để lợi dụng để kích động, tuyên truyền, lôi kéo nhân dân tham gia hoạt động ly khai, tự trị, tuyên truyền đạo trái pháp luật…  

Sau khi cơ quan chức năng giải tán vụ tụ tập đông người, phá rối an ninh ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé (tháng 5/2011) và đập tan âm mưu phối hợp trong ngoài tiếp tục gây rối, gây bạo loạn lần 2 tại khu vực biên giới Việt-Trung (tháng 10/2012), tình hình hoạt động tuyên truyền, tập hợp lực lượng lập “Nhà nước Mông” tại địa bàn tỉnh Điện Biên tiếp tục có những diễn biến mới phức tạp, manh động. 

Tà đạo 'Giê sùa' ở Điện Biên và âm mưu lập 'Nhà nước Mông' bất thành - 2

Người Mông chiếm số đông ở Điện Biên với hơn 38% dân số.

Lôi kéo người theo tà đạo để lập nhà nước riêng

Trong bài viết trước, VOV đã đề cập 2 nhóm tà đạo xuất hiện ở Điện Biên từ năm 2015 với tên gọi “Giê sùa” và “Bà cô Dợ”, lôi kéo hơn 1.500 người tham gia ở các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông… Bản chất là xuyên tạc Kinh thánh, lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền, lôi kéo người tin theo “Nhà nước Mông” và nhiều lần gửi tiền tài trợ cho số đối tượng cầm đầu tại địa bàn với tổng số hơn 300 triệu đồng

Đáng chú ý, một số điểm nhóm theo “Giê sùa” đã công khai cầu nguyện, mong muốn chúa “Giê sùa” về phù hộ, dẫn dắt để có được “Nhà nước Mông”. Một số đối tượng đã công khai tuyên bố “Ở Mường Nhé hoạt động Nhà nước Mông không thành thì người Mông ở huyện Tuần Giáo sẽ làm, mọi người phải tin theo Giê sùa để lập Nhà nước Mông, ai làm lộ thông tin sẽ giết người đó”.

Một số đối tượng cầm đầu hoạt động lập “Nhà nước Mông” đã chỉ đạo các đối tượng theo đạo “Giê sùa” thu thập các thông tin vu cáo chính quyền đàn áp, tiêu diệt người Mông với âm mưu gửi các tổ chức phản động ở bên ngoài nhờ can thiệp, giúp đỡ… làm cho tình hình an ninh trật tự trong vùng đồng bào Mông diễn biến rất phức tạp. 

Các đối tượng triệt để sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông, lỗ hổng trong quản lý sim trả trước, mạng internet, điều kiện địa hình, địa vật, vùng giáp biên, mối quan hệ dòng tộc, đồng tộc, niềm tin tôn giáo mù quáng và các tà đạo “Giê sùa”, “Bà cô Dợ” để tuyên truyền, tập hợp lực lượng tiếp tục gây bạo loạn tại địa bàn.

Số đối tượng cầm đầu ở nước ngoài ráo riết xuyên tạc kinh thánh, triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội facebook… để tuyên truyền, lôi kéo người tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông”; tài trợ tiền cho số cầm đầu trên địa bàn. 

Âm mưu lập “Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông” bất thành 

Đầu năm 2018, các cơ quan chức năng ở tỉnh Điện Biên phát hiện một số đối tượng trên địa bàn móc nối với một số đối tượng phản động ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái… và số đối tượng đã trốn ra nước ngoài nhen nhóm hoạt động trở lại.

Số đối tượng này từng tham gia nhóm “7 cánh” do Tráng A Chớ ở xã Mường Toong, huyện Mường Nhé cầm đầu, hiện đang chấp hành án phạt tù về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Mục đích của tổ chức này là cướp đất, cướp chính quyền, thay thế chính quyền tại huyện Mường Nhé bằng một chính quyền riêng của người Mông, do người Mông làm chủ, có bộ máy, tổ chức riêng, có chữ viết, có con dấu, cờ, đồng tiền, lực lượng công an quân đội riêng của người Mông, có cương lĩnh riêng.

Tà đạo 'Giê sùa' ở Điện Biên và âm mưu lập 'Nhà nước Mông' bất thành - 3

Xét xử những đối tượng âm mưu lập "Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông". (Ảnh: Vũ Lợi/VOV- Tây Bắc)

Chúng đã nhiều lần họp bàn thống nhất cách thức hoạt động, xây dựng “cương lĩnh”, “điều lệ”, vẽ mẫu “cờ”, đúc “sao”, “dấu”, “trang phục”, vũ khí, phương tiện phục vụ hoạt động lập “Nhà nước Mông”… với âm mưu gây bạo loạn vũ trang, lật đổ chính quyền nhân dân huyện Mường Nhé, lập “Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông” và gửi đơn đề nghị Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế công nhận. 

Âm mưu của chúng là gây bạo loạn vũ trang, đánh chiếm huyện Mường Nhé, lập “Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông” từ đó mở rộng ra các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh. “Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông” gồm 4 cấp : Trung ương- cấp tỉnh- cấp huyện- cấp bản, sau đó mở rộng ra các tỉnh Tây Bắc. 

Đầu tháng 3/2019, các đối tượng tụ tập về huyện Mường Nhé để thực hiện chủ trương bắt cóc, thủ tiêu cán bộ nhằm gây tiếng vang, đưa yêu sách với chính quyền.

Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, kiên quyết đấu tranh, trấn áp những phần tử phản động… một chuyên án đã được thành lập, phối kết hợp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, sự phức tạp của địa hình tại khu vực biên giới Việt- Lào, sự manh động, liều lĩnh của các đối tượng… Cuối cùng, âm mưu lập “Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông” đã bị vô hiệu hóa. 

Thu giữ trang phục “công an Mông”, “bộ đội Mông”

Kết quả đã bắt giữ được 15/20 đối tượng cầm đầu, cốt cán; vận động 8 đối tượng ra đầu thú, xác minh làm rõ, triệu tập đấu tranh vô hiệu hóa 28 đối tượng liên quan, thu giữ 400 triệu đồng, 1 tập tài liệu (49 trang) chữ Mông Latinh có hình quân hàm, quốc huy, sao, cương lĩnh, điều lệ, 3 súng tự chế, 155 viên đạn, 17 sao “7 cánh” bằng kim loại, 22 chiếc áo, 14 chiếc quần trang phục “công an Mông”, “bộ đội Mông” và nhiều tài liệu khác.

Tà đạo 'Giê sùa' ở Điện Biên và âm mưu lập 'Nhà nước Mông' bất thành - 4

Tang vật thu giữ trong vụ án âm mưu thành lập "Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông"

Căn cứ kết quả đấu tranh, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, khởi tố, bắt tạm giam 15 bị can và khởi tố, ra quyết định truy nã đối với 5 bị can đang lẩn trốn. 

Với 5 đối tượng lẩn trốn, tổ công tác đã khắc phục khó khăn, không quản ngại nắng mưa, đêm tối liên tục luồn rừng, trèo đèo, lội suối để lần theo dấu vết, truy bắt các đối tượng tại biên giới Việt-Lào thuộc các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ của Điện Biên và tại các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu; huyện Phong Sa Ly, tỉnh Phong Sa Ly của Lào khiến các đối tượng liên tục phải tìm cách thay đổi nơi lẩn trốn. 

Cuối tháng 12/2019, ngay khi phát hiện 5 đối tượng này đang lần trốn, móc nối với số đối tượng phản động ở tỉnh Lai Châu tổ chức tuyên truyền, lôi kéo người tụ tập về bản Giàng Ly Cha, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè để gây bạo loạn, lập “Nhà nước Mông”, các đơn vị chức năng đã phối hợp giải tán vụ tụ tập, đồng thời triển khai các tổ công tác trên các tuyến đường dọc tuyến gianh giới giữa tỉnh Điện Biên với tỉnh Lai Châu để nắm tình hình, ngăn chặn không để người ở địa bàn kéo sang tỉnh Lai Châu tụ tập.

Đến ngày 3/1/2020, các lực lượng chức năng đã giải quyết xong vụ tụ tập, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu cốt cán, trong đó có 4/5 đối tượng truy nã, thu giữ được 5 con dấu phục vụ hoạt động lập “Nhà nước Mông” mà nhóm này đang cất giấu tại xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé.

Tà đạo 'Giê sùa' ở Điện Biên và âm mưu lập 'Nhà nước Mông' bất thành - 5

TAND tỉnh Điện Biên xét xử công khai 14 bị cáo vì có các hoạt động tuyên truyền, chống phá Nhà nước xảy ra tại huyện Mường Nhé. (Ảnh: Vũ Lợi/VOV- Tây Bắc)

Tháng 3/2020, TAND tỉnh Điện Biên đã đưa ra xét xử công khai 14 bị cáo vì có các hoạt động tuyên truyền, chống phá Nhà nước xảy ra tại huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên). 

Theo nhận định của Chánh án TAND tỉnh Điện Biên, Chủ tọa phiên tòa Phạm Văn Nam, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiến pháp quy định và đủ các yếu tố cấu thành tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và tội “Che giấu tội phạm” theo quy định tại các Điều 109, Điều 88, Điều 389 Bộ Luật hình sự. 

Kết thúc phiên tòa, Sùng A Sính, Lầu A Lềnh với vai trò chủ mưu cầm đầu, là người khởi xướng việc lập nhà nước Mông và trực tiếp soạn thảo điều lệ, cương lĩnh, mô hình tổ chức, đúc sao hàm… chịu mức án chung thân. 12 bị cáo còn lại chịu mức án từ 24 tháng đến 20 năm tù giam.

Bản chất phản động của nhóm “ Người thượng vì công lý (MSFJ)”


Thời gian qua, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội...của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng không ngừng được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Mặc dù đất nước ổn định, bà con đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm lao động, sản xuất nhưng một số đối tượng xấu, nhất là số phản động lưu vong không từ bỏ âm mưu lôi kéo, kích động, lừa bịp, chống phá nhằm phục vụ lợi ích cá nhân của chúng. Trong đó, có thể kể đến số đối tượng trong nhóm “ Người thượng vì công lý (MSFJ)”.

Đây là một ổ nhóm gồm những đối tượng rất quen ở Đắk Lắk, bản thân các đối tượng đều có quá trình vi phạm pháp luật tại địa phương như: Y Quynh, Y Pher Hđruê , Y Thanh Êban.... Số này khi ở trong nước không dám hoạt động nên đã bỏ quê cha đất tổ, người thân và gia đình trốn đi Thái Lan theo sự lôi kéo, chỉ đạo của đám phản động FULRO lưu vong. Ở ngước ngoài, các đối tượng phải sống chui lủi, để kiếm miếng cơm, manh áo và được bọn phản động đàn anh “bảo kê”, tài trợ số đối tượng này phải thường xuyên lừa bịp, lôi kéo, kích động đồng bào dân tộc thiểu số ở trong nước, thu thập thông tin, tình hình để xuyên tạc, vu cáo, đổi trắng thay đen nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại cuộc sống bình yên của buôn làng.

Trong đó, chúng đã thành lập nhóm “MSFJ” cái tự gọi là “người thượng vì công lý” để làm vỏ bọc, các đối tượng này đã lập và tạo nhiều tài khoản, fanpage Facfebook, kênh Youtube để đăng tải tin, bài viết, video với những nội dung xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lợi dụng vấn đề “nóng”, “phức tạp” đang diễn ra tại các địa phương để lôi kéo, kích động bà con buôn, làng tham gia vào hành vi vi phạm pháp luật (Trong đó có đối tượng Y Wô Niê trú tại buôn Pưk Prong, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin bị lôi kéo tham gia và bị TAND xét xử, tuyên án 04 năm tù giam về hành vi vi phạm pháp luật). Từ những việc làm phá hoại buôn làng của mình, số đối tượng này báo cáo “thành tích” của bản thân cho các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài để xin hỗ trợ kinh phí có tiền tiêu xài cá nhân.


Mọi người dân cần có sự sáng suốt và nhìn nhận khách quan nhiều mặt về những thông tin mà bản thân tiếp thu trên các trang mạng xã hội, tránh nghe theo sự dụ dỗ đi vào con đường vi phạm pháp luật.

Thursday, October 13, 2022

Giáo lý tà đạo mang tên "Hội thánh Giê Sùa"


Tà đạo “Giê Sùa” xuất hiện tại Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây, tập trung ở các địa phương vùng núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Tuy chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng mức độ ảnh hưởng của “Giê Sùa” (tên “Hội thánh Giê Sùa”) khá nhanh, mức độ ảnh hưởng rộng đến đồng bào dân tộc Mông.

    Theo đó, “Hội thánh Giê Sùa” có nguồn gốc ngoại sinh, do David Her, khoảng 50 tuổi, quốc tịch Mỹ sáng lập, cầm đầu và đưa vào Việt Nam. David Her tên thật là Hờ Chá Sùng, người Mông, gốc Lào, hiện đang sống ở bang California, Mỹ.
     

    David Her tên thật là Hờ Chá Sùng, người Mông, gốc Lào, hiện đang sống ở bang California, Mỹ.


    “Hội thánh Giê Sùa” không có giáo lý rõ ràng mà dựa vào một số câu trong Kinh thánh để tuyên truyền. David Her đã liên tục đăng tải, tán phát các bài viết tuyên truyền, xuyên tạc kinh thánh như chuyển ngày sinh hoạt từ chủ nhật sang sáng thứ bảy hằng tuần, không thừa nhận tên chúa là Giê Su mà gọi là "Giê Sùa" và giải thích Giê Su là tên nhà cầm quyền La Mã cố tình viết sai để lừa mọi người.

    “Hội thánh Giê Sùa” còn đả kích, không thừa nhận các tôn giáo khác, cho rằng chỉ có “Giê Sùa” mới là tôn giáo có thật, chính thống, tôn giáo của tất cả người Mông. Không thừa nhận các nhân vật Adam và Eva trong Kinh thánh, mà thay thế bằng nhân vật chàng Ong và cô Ía theo truyền thuyết của người Mông; không tổ chức lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh hằng năm. Bác bỏ ngày lễ Noel, Lễ Phục sinh.
     


    “Hội thánh Giê Sùa” chưa có giáo lý, giáo luật, hiến chương; tài liệu, kinh sách sử dụng là một số điều trong Kinh thánh và một số tài liệu do David Her tự soạn thảo, tán phát trên mạng internet. Đặc biệt, David Her còn lôi kéo người Mông tin theo tà đạo "Giê Sùa" lên trang thông tin điện tử phản động tiếng Mông và trang YouTube. 
     


    Trong một số bài tuyên truyền, David Her còn đề cập đến việc coi tà đạo "Giê Sùa" là tôn giáo dành riêng cho người Mông; kêu gọi người Mông tin theo "Giê Sùa" và kích động người Mông ở các nơi về tỉnh Xiêng Khoảng, Lào chiến đấu, xây dựng "Nhà nước Mông. David Her - Hờ Chá Sùng nhận mình chính là người đưa tin của chúa "Giê Sùa" và biết trước về ngày chúa "Giê Sùa" sẽ tái lâm trong thời gian tới; David Her sẽ làm Vua của dân tộc Mông. Ai tin tưởng đi theo chúa "Giê sùa" thì có được đất nước riêng của người Mông, cuộc sống sẽ ấm no, hạnh phúc…

    Trong thời gian hoạt động tại một số địa phương Tây Bắc, “Hội thánh Giê Sùa” đã có những hoạt động gây mất tình hình an ninh, trật tự. David Her tuyên truyền: Chúa trời Giê Hô Va đã chia đất cho người Mông nhưng do người Mông không đoàn kết, không biết bảo vệ nhau nên đất đai bị các dân tộc khác xâm chiếm, cho nên người Mông mới không có lãnh thổ, đất nước riêng. David Her nhận mình là người đưa tin của “Chúa Giê Sùa”, Chúa Giê Sùa tái lâm để bảo vệ người Mông, kêu gọi người Mông đi theo Chúa Giê Sùa, đồng thời kích động người Mông ở các nước về Lào chiến đấu xây dựng “Nhà nước Mông”.

     

    Wednesday, October 12, 2022

    Băng nhóm BPSOS lợi dụng Y PUM BYĂ diễn trò tại Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế


    Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân nước ngoài tiếp tục hậu thuẫn, hỗ trợ cho số phản động lưu vong lợi dụng, tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp dân tộc, tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền nhằm can thiệp, gây sức ép với Nhà nước Việt Nam. Trong đó, tại Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 diễn ra từ ngày 26-28/6/2022 tại Washington DC, số đối tượng phản động đã tổ chức nhiều hoạt động vận động, quyên góp, kêu gọi ủng hộ, cứu trợ, bảo lãnh định cư, mở chiến dịch toàn cầu và đòi trả tự do cho cái gọi là “tù nhân lương tâm” đối với các đối tượng ở trong nước, như: Y Pum Byă, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Hóa...


    Về Y Pum Byă (tên thường gọi Ama H’Ngem, sinh năm 1964; HKTT: Buôn Kmiên, xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ; là tín đồ hệ phái Tin Lành Truyền giảng Phúc âm), là đối tượng có lịch sử tham gia hoạt động FULRO năm 2001, ngày 25/12/2002 bị TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt 08 năm tù giam về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”, ngày 25/6/2009 chấp hành xong hình phạt. Khi trở về địa phương, Y Pum Byă đã được gia đình, buôn làng, chính quyền nhắc nhở, khuyên bảo, giáo dục, giúp đỡ, nhưng với tư chất kém cỏi, lười học (trình độ văn hóa 2/12) và bản chất lười lao động, muốn sung sướng mà không muốn làm, Y Pum Byă đã đi vay mượn nhiều nơi để có tiền tiêu xài như: Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Tp. Buôn Ma Thuột (400 triệu đồng); bà H’ On Niê (Amí Phi) trú buôn Mrông A, TT Ea Kar (448 triệu đồng); Amí Anh trú buôn Puôr, xã Hòa Đông, Krông Păc (100 triệu đồng), Bảo hiểm nhân thọ (40 triệu đồng)... với số tiền nợ gần một tỷ đồng chưa tính lãi suất, bản thân Y Pum Byă và gia đình không làm ăn, sản xuất nên không có đủ khả năng để trả số nợ đã vay mượn. Với bản chất phản động và bản thân không thể vay mượn thêm, để có tiền tiêu xài, từ năm 2015, Y Pum Byă cùng với Y Min Ksơr (Aê Gialai, trú buôn Ea Kjoh B, xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ) tiếp tục liên lạc, móc nối, nhận sự chỉ đạo của Y Mút Mlô (đối tượng FULRO lưu vong, hiện đang ở Mỹ). Được số phản động bên ngoài giao vai trò cầm đầu, Y Pum Byă đã thực hiện nhiều hoạt động chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và tuyên truyền lôi kéo 35 người dân tộc thiểu số tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện Krông Năng, Krông Buk, Ea Kar... tham gia vào hoạt động FULRO. Y Pum Byă vừa lo sợ nợ nần vừa mê muội muốn làm “thủ lĩnh” nên không từ bỏ tư tưởng hoạt động FULRO, vẫn tin tưởng vào đám “thây ma” FULRO lưu vong. Trước những hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng của Y Pum Byă, ngày 10/4/2018 Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra lệnh bắt tạm giam Y Pum Byă để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật, ngày 31/01/2019 Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt Y Pum Byă 14 năm tù giam, can tội “ Phá hoại chính sách đoàn kết” (áp dụng điểm b, khoản 1, Điều 87; điểm p, khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm g, khoản 1, Điều 48 của Bộ luật Hình sự năm 1999).
    Việc Y Pum Byă đã hai lần bị TAND xét xử với đầy đủ tài liệu, chứng cứ, đúng quy định pháp luật và xử lý đúng người, đúng tội là hoàn toàn thích đáng, nhưng tại Hội nghị trên, Nguyễn Đình Thắng- đối tượng cầm đầu tổ chức “Ủy ban cứu người vượt biển” (BPSOS) vẫn lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, kêu gọi trả tự do cho Y Pum Byă và một số đối tượng khác nhằm đánh bóng tên tuổi và để xin tiền... Trong khi đó, bản thân Nguyễn Đình Thắng lại bị chính số người Mỹ gốc Việt tại hải ngoại “bóc mẽ” vạch trần là “kẻ xảo trá chính trị”, lợi dụng lòng tin của cộng đồng để ăn cắp tiền quyên góp, mà đỉnh điểm của việc này chính là vụ Holy Ngô Huệ- người từng tham gia tổ chức BPSOS đã khởi kiện Nguyễn Đình Thắng ra Tòa án Liên bang Mỹ về những bất minh tài chính (ngày 10/7/2019 Nguyễn Đình Thắng đã bị Tòa thượng thẩm Quận Cam, California đã phán quyết, hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã làm thất thoát, bồi thường danh dự cho bà Holy Ngô). Chỉ điều đó cũng phần nào phản ánh bản chất của kẻ cơ hội, “hoạt đầu” Nguyễn Đình Thắng.
    Điều đáng nói, ngoài bọn phản động như Nguyễn Đình Thắng lợi dụng việc xử lý Y Pum Byă để vu cáo, chống chính quyền Việt Nam thì còn một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài vì thiếu thông tin, hoặc vì động cơ, mục đích mờ ám khác cũng lợi dụng việc Y Pum Byă để xuyên tạc nhằm “tạo cớ” can thiệp, gây sức ép với Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật là tối thượng, người vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh, không có thế lực, tổ chức, cá nhân nào có thể can thiệp, lay chuyển, huống chi là bọn phản động, lưu manh, bịp bợm ăn tiền như Nguyễn Đình Thắng và số FULRO lưu vong ở Mỹ, Thái Lan.

    Tuesday, October 11, 2022

    Niềm tin mù quáng!

     

    Nhắc đến “nhà đòn” là không ai là không nghĩ đến đối tượng Dương Văn Mình với tư tưởng lừa đảo, lối sống tha hóa, biến chất của một con người chuyên dụ dỗ, lừa gạt đồng bào dân tộc Mông kém hiểu biết, sinh sống ở miền núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa các tỉnh như: Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên…


     

    Khi tự cho mình là người truyền thừa của “chúa trời” hiện hữu dưới trần gian để soi sáng cho dân, hắn luôn có một giáo lý xuyên suốt trong “Tín ngưỡng Dương Văn Mình” của hắn là khuyên và dụ người Mông đi theo chúa trời. Khi không có cơm ăn áo mặc, hãy đóng góp cho “chúa trời” thông qua hắn tự ắt sẽ có cuộc sống sung túc, muốn gì được nấy; bị bệnh tật ắt sẽ tự khỏi,…

    Hãy xem hắn và người dân tin theo “tín ngưỡng” tà đạo kia có cuộc sống  mà hắn nói có như  mong đợi không?

    Hiện nay, chính hắn đã, đang và sẽ tiếp tục phải điều trị suy tim, suy thận. Đến định kỳ hàng tháng, hắn đều  xuống Hà Nội cùng người thân để điều trị bệnh tại các bệnh viện Trung ương. Nhìn hắn không khác gì một ông ăn mày, không có sức sống.

    Ấy thế mà cứ đi rao giảng cái gọi là “đạo lý” của hắn cho người dân; thật là nực cười! À không, để có thể duy trì và vẫn còn tồn tại đến như bây giờ thì ít nhiều hắn cũng có đồng bọn, tay chân của hắn ở một số địa phương “trọng điểm (nơi dễ lừa gạt)” để thu hút đồng bào kém hiểu biết đi theo và tin tưởng hắn, tôn sùng hắn.

    Vào các ngày cuối tuần, ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi “Tín ngưỡng Dương Văn Mình” này đều tập trung đông người, đồng bào theo hắn không tu chí làm ăn, chỉ nhảy múa, ca hát, “ăn” những dòng chữ, thói quen điên rồ của hắn vào trong trí óc của mình.

    Đến thời điểm này thì số đồng bào theo hắn tưởng được “bất tử” kia thì chết thì vẫn cứ chết, cuộc sống nghèo khổ vẫn nghèo khổ, vẫn thuộc diện hộ nghèo, nằm trong vùng đặc biệt khó khăn của các địa phương.

    Một vài thông tin khác về sức khỏe người thân của hắn, đặc biệt là cháu nội Dương Thị Yên Hương, sinh năm 2017. Sau một thời gian dài chạy tới chạy lui, điều trị bệnh ung thư máu ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thì bệnh viện đã trả về, do không còn khả năng cứu chữa nữa. Đây chính là thời điểm để hắn thể hiện “tài năng” của mình, chữa được bách bệnh, biến người có bệnh tật thành người khỏe mạnh. Cái lý của hắn, người đọc chả ai thèm tin cả bởi vì nếu hắn có làm được như vậy thì hắn cũng đã không phải định kỳ xuống Hà Nội để chữa bệnh của chính mình.

    Một thời gian không lâu sau, cháu nội của hắn đã chết. Lại có cớ để tái dựng “nhà đòn”  ngay tại nhà riêng. Từ những cây thánh giá, đồ vật tượng trưng, để người chết ngay tại nhà mình. Chính quyền đã đến tuyên truyền, vận động để tháo dỡ “nhà đòn”, nhưng ngược lại, người dân theo hắn không đồng ý, lăng mạ, chửi bới chính quyền.

    Tư tưởng, trình độ hiểu biết của một số người dân đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn bảo thủ, lạc hậu, cùng với sự tin tưởng mù quáng vào “tín ngưỡng Dương Văn Mình”,… cho nên cuộc sống hiện tại vẫn chỉ là một màu đen tối, không có tương lai tươi sáng nếu vẫn đi theo đường lối dẫn dắt của hắn.

    Cần phải có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các ngành chức năng kết hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước để cùng xóa bỏ những tà đạo, tín ngưỡng trái phép, cùng xây dựng một đất nước dân chủ, giàu đẹp, văn minh, mang lại cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

    Sunday, October 9, 2022

    LỢI DỤNG “NGÀY QUỐC TẾ TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN BỊ BẠO HÀNH VÌ TÔN GIÁO HAY NIỀM TIN”: MƯU ĐỒ ĐEN TỐI!

    Trong các ngày 20 đến 23-8-2022, tại một số điểm sinh hoạt tôn giáo Tin Lành trái phép trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk nói chung, huyện Cư M’gar (xã Ea Tar, Cư Suê, Cuôr Đăng) nói riêng đã đồng loạt có một số hoạt động tổ chức hiệp thông cầu nguyện “Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin 22-8-2022”.



    Được biết từ năm 2019, ngày 22/8 được chọn là ngày “quốc tế tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin”. Tuy nhiên, tại Việt Nam ý nghĩa của ngày tưởng niệm trên bị các đối tượng phản động lưu vong (Y Quynh Bdăp ở Thái Lan – cầm đầu tổ chức “Người thượng vì công lý – MSFJ liên kết với Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ - Cầm đầu tổ chức “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” - BPSOS) bóp méo hoàn toàn, đây còn chính là “cơ hội vàng” để chúng xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam nhằm mục đích biện minh cho những hành vi lợi dụng tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật và cố tình xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo.
    Một trong những thủ đoạn quen thuộc lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của số đối tượng này là ra sức móc nối, lợi dụng số đối tượng bất mãn, chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật sau đó yêu cầu trương băng rôn, khẩu hiệu bằng tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Êđê với nội dung “Cầu nguyện nhân dịp quốc tế tưởng niệm cho các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin”, (chúng cho rằng những hoạt động này đang là đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo” và bị Nhà nước Việt Nam “đàn áp”), chụp hình gửi cho đối tượng Y Quynh Bdăp để đăng tải trên trang mạng xã hội Facebook “Người Thượng Vì Công Lý” (do Y Quynh Bdăp ở Thái Lan lập, quản lý, đây là trang thường xuyên đăng tải hình ảnh, video clip xuyên tạc về tình hình trong nước liên quan đến dân tộc, tôn giáo) để làm “chứng cứ” đăng bài vu cáo, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo trong nước. Tại huyện Cư M’gar không ngạc nhiên khi xuất hiện hình ảnh của những cái tên quen thuộc như Y Thinh Niê (xã Ea Tar), Y Čung Niê, Y Jim Eeban (xã Cư Suê) đây là những đối tượng thường xuyên có hoạt động sinh hoạt tôn giáo Tin Lành trái phép đã nhiều lần bị chính quyền mời làm việc, nhắc nhở vì sinh hoạt tôn giáo trái phép và có những hành vi lợi dụng tôn giáo để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
    Phải khẳng định rằng, ở Việt Nam không có nạn nhân bị bạo hành tôn giáo hay niềm tin. Ngược lại, có thể nói rằng Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân như hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo, chính sách tín ngưỡng tôn giáo trong đó có việc thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Không thể nói không có tự do tôn giáo khi hiện nay Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 55 ngàn chức sắc, 145 ngàn chức việc, 29 ngàn cơ sở thờ tự. 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng tôn giáo trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; có hơn 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Đặc biệt là nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó có các sự kiện kỷ niệm 500 năm cải chánh Đạo Tin lành, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak, Tổng hội dòng Đa minh thế giới. Những nỗ lực này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
    Hoạt động tôn giáo không chỉ thuần túy nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, mà còn liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội và phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở bất kỳ quốc gia nào cũng không thể đứng ngoài pháp luật của quốc gia đó. Hoạt động tôn giáo ở nước ta, bên cạnh xu hướng tuân thủ pháp luật là chủ yếu, thời gian qua đã xảy ra một số vụ lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối trật tự công cộng, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng; muốn tách khỏi sự quản lý của nhà nước, trong số đó không thể không nhắc đến vai trò “cầm đầu” của số đối tượng FULRO lưu vong Y Quynh Bdap lợi dụng gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo, ảnh hưởng đến truyền thống, bản chất tốt đẹp của người DTTS; gây bức xúc trong chức sắc, tín đồ các tổ chức tôn giáo, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương, không đúng với đường hướng hoạt động tôn giáo của các hệ phái, hội thánh Tin lành.
    Có thể thấy, Ngày quốc tế tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin đang bị các đối tượng xấu lợi dụng để công kích, vu cáo chính quyền Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo và đàn áp tôn giáo. Một lần nữa xin khẳng định Việt Nam không có nạn nhân bị bạo hành tôn giáo, mà chỉ có những cá nhân lợi dụng tôn giáo để chống phá và bị pháp luật trừng trị. Việc lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam là một trong những âm mưu hoạt động xuyên suốt của các thế lực thù địch, bọn phản động. Mỗi người dân, chức sắc, tín đồ tôn giáo cần mạnh mẽ lên án số đối tượng này, cảnh giác để bảo vệ tín đồ, người thân, không để bị các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động chống phá chính quyền, gây xáo trộn cuộc sống bình yên của nhân dân nói chung và vùng DTTS nói riêng trên địa huyện nói riêng.

    Bà Cô Dợ, dã tâm chia rẽ người Mông khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam

     


    Nhằm thực hiện âm mưu tập hợp lực lượng và lập ra cái gọi là “Nhà nước Mông”, trong những năm gần đây, các thế lực thù địch, đối tượng phản động trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng sự xuất hiện của những hiện tượng tôn giáo mới để reo rắc niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, dã tâm hình thành nhà nước ly khai tự trị, tách ra khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là trong đồng bào dân tộc Mông. Nổi lên là tà đạo “Bà Cô Dợ”.



    Tà đạo “Bà Cô Dợ” do đối tượng Vừ Thị Dợ, sinh năm 1977, là người dân tộc Mông gốc Lào, quốc tịch Mỹ, hiện đang sinh sống tại thành phố Milwaukee, bang Wiscosin, Mỹ lập ra và làm hội trưởng từ cuối năm 2016. Từ tháng 11/2016, tà đạo này xuất hiện ở hai huyện Mường Tè và Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, sau đó ảnh hưởng đến một số huyện của tỉnh Điên Biên, Sơn La, Thái Nguyên và một số tỉnh khác, thu hút nhiều người dân tham gia, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông.

    Theo pháp luật Việt Nam “Bà Cô Dợ” không phải là một tôn giáo. Về bản chất, tà đạo “Bà Cô Dợ” hay còn được gọi là “Hội thánh yêu thương chúng ta” không có hiến chương, điều lệ rõ ràng, chỉ trích dẫn, xuyên tạc Kinh thánh của đạo Tin lành để sinh hoạt và truyền đạo trái phép; sử dụng các bài hát về Chúa nhưng đã được “cải biên” trên nền nhạc trẻ để sử dụng trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, tà đạo “Bà Cô Dợ” còn phỉ báng các tôn giáo khác, coi các tôn giáo khác là tà giáo, khẳng định đạo của mình là tôn giáo chính thống của người Mông; lấy ngày sinh con trai út của Vừ Thị Dợ là ngày Chúa giáng sinh lần thứ hai.

    Vừ Thị Dợ đã thêu dệt lên câu chuyện nhảm nhí rằng con trai út của Dợ là Chúa Giê su tái thế, đến năm 2018 sẽ tái lâm làm vua của người Mông và tự thần thánh hóa bản thân mình là người được chọn để tái sinh ra Chúa lần thứ 2- giống như Đức mẹ Maria… nên những người theo “Bà Cô Dợ” gọi Vừ Thị Dợ là “mẹ Dợ” và tôn sùng như một đấng siêu nhiên sẽ “giải cứu” người Mông trên toàn thế giới. 

    Vừ Thị Dợ trước đây tin theo Công giáo và Tin lành nhưng có nhiều vi phạm về giáo lý, giáo luật, thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc Kinh thánh hai tôn giáo này nên đã bị khai trừ ra khỏi giáo hội. Sau khi bị khai trừ, Vừ Thị Dợ đã lập trang mạng để kiếm tiền kết hợp với tuyên truyền mê tín dị đoan, xuyên tạc Kinh thánh, đả kích các tôn giáo chính thống, chê bai phong tục truyền thống của người dân tộc Mông, tuyên truyền về ngày tận thế, việc vua Mông ra đời, kích động ly khai, tự trị, lôi kéo người theo Bà Cô Dợ tham gia thành lập “Nhà nước Mông”.

    Bản chất lừa mị, những toan tính của sự dối trá của tà đạo “Bà Cô Dợ” đã gây ra những hệ lụy mà những người từng tin theo phải gánh chịu như: Cuộc sống bị xáo trộn, không lao động sản xuất; đổ vỡ cuộc sống hôn nhân, gia đình; những đứa trẻ thiếu tình yêu thương của cả cha và mẹ, không được học hành; đồng bào, làng bản xa lánh chỉ vì đặt niềm tin nhầm chỗ vào những thứ mơ hồ, viển vông, không có thật...

    Như vậy, khẳng định rằng tà đạo “Bà Cô Dợ” chính là hoạt động tuyên truyền lập “Nhà nước Mông” núp dưới danh nghĩa của tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị chống phá Nhà nước, lật đổ chính quyền nhân dân. Những gì mà các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong tà đạo Bà Cô Dợ tuyên truyền là hoàn toàn trái ngược với thuần phong mỹ tục cũng như những giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hóa của đồng bào dân tộc Mông; không được pháp luật Việt Nam cho phép.

    Vì vậy, người dân cần nhận diện rõ bản chất của tà đạo “Bà Cô Dợ” không tin, không tham gia; kịp thời thông báo với chính quyền nếu phát hiện có hoạt động của “Bà Cô Dợ” tại địa bàn. Chính quyền địa phương các cấp và các lực lượng chức năng cũng cần nhận rõ bản chất của tà đạo “Bà Cô Dợ” để kịp thời ngăn chặn, xử lý hoạt động phi pháp, nguy hiểm của những đối tượng cầm đầu, cốt cán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và cuộc sống bình yên.