Như thông lệ hàng năm, cứ đến dịp 17/2 - kỷ niệm chiến
tranh biên giới Việt - Trung 17/2/1979, có thể thấy trên mạng xã hội của những
rận chủ lại diễn lại điệp khúc “thắp hương tưởng niệm”, tuyên bố lên án chính
quyền “lãng quên” sự kiện, khơi lại các tội ác của quân đội Trung Quốc trong cuộc
chiến này cùng với hàng loạt những xuyên tạc, cho rằng chính quyền sợ Trung Quốc,
né tránh trong việc nhắc tới những sự kiện liên quan chiến tranh giữa Việt Nam - Trung Quốc... Mục đích đều hướng tới kích động tâm lý bất mãn, bài xích chế độ
vì đã không “thoát Trung, bài Tàu, thân Mỹ”.
Điển hình chuyên tổ chức hình thức “tưởng niệm”,
thực chất là tụ tập giương băng rôn, khầu hiệu kiểu “Nhân dân không quên”, kèm
theo đó là lên án chính quyền “lệ thuộc” Trung Quốc lãng quên xương máu các chiến
sỹ chống quân TQ xâm lược là mấy nhóm No-U Hà Nội hay CLB Lê Hiếu Đằng ở TP Hồ
Chí Minh. Năm nay, vẫn mấy gương mặt “quen thuộc” như Nguyễn Thúy Hạnh, Lê
Nguyên Hoàng, Mai Phương Thảo, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn
Xuân Diện... diễn trò “thắp hương tưởng niệm” giữa Thủ đô, chứ
không phải những nghĩa trang biên cương - nơi chiến sỹ hy sinh!. Hoạt động này
được mấy trang “chống cộng” như Việt
Tân, RFA... tường thuật, phản ánh và kèm màn đá xéo chính quyền, xuyên tạc chủ
trương của Đảng, Nhà nước, đồng thời gắn với vấn đề biển đảo để khơi dậy tư tưởng
bài Trung...
Còn
trên mạng, CLB Lê Hiếu Đằng hay trang Bauxite Việt Nam tung ra tuyên bố và hàng
loạt bài viết công kích chính quyền “lãng quên” sự kiện, không đưa vào sách sử
cuộc chiến này, đòi chính quyền thể hiên “lập trường”, phải “thoát Trung”, phải
tô đậm cuộc chiến trong sử sách, phải công nhận chiến tranh biên giới là cuộc
chiến tranh xâm lược, đòi phải ghi nhận và vinh danh các liệt sĩ hy sinh vì
chiến tranh biên giới...
Các trang của Việt Tân có vẻ tích cực hơn khi tận
dụng sự kiện này để kích động hận thù giữa hai nước Việt-Trung và tuyên truyền
chống Nhà nước. Chẳng hạn, họ đã nhắc lại vụ thảm sát ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng
Đạo, thành phố Cao Bằng cùng việc lên án các đài tưởng niệm lính Trung Quốc tử
trận trong các cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, và công kích rằng lãnh đạo
Việt Nam “hèn hạ”, “tôn sùng những thành phần xâm lược”…
Trên thực tế, các hình
thức tuyên truyền và các hoạt động khơi dậy, lợi dụng sự kiện này để chống
chính quyền không có gì mới và lạc lõng, thậm chí sai lệch, cực đoan, bị dân
mạng bóc mẽ.
Thứ nhất, không khó để
thống kê lượng phóng sự, bài báo tràn ngập trên truyền thông, báo chí vào dịp
17/2 nói về sự kiện lịch sử này cũng như hoạt động thắp hương tưởng niệm diễn
ra khắp các tỉnh biên giới và các đoàn cựu chiến binh.
Thứ hai, ngay cả nhóm các bà Hoàng Hà và Nguyễn Nguyên
Bình – những đại diện tiêu biểu của dư luận “lề trái” – cũng phải công nhận
rằng mộ phần của các liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm
lược không hề bị Nhà nước bỏ quên, và rằng họ đã không bị ngăn cản khi làm lễ
tưởng niệm.
Thứ ba, việc nhóm CLB Lê Hiếu Đằng đòi phải công nhận
chiến tranh biên giới là cuộc chiến tranh xâm lược, đòi phải ghi nhận và vinh
danh các liệt sĩ hy sinh vì chiến tranh biên giới... hay trang Bauxite Việt Nam
tố sách sử không ghi nhận cuộc chiến này cho thấy, họ thực sự “lẩm cẩm”, “tự mình
o bế thông tin” hay cố tình vu khống chính quyền.
Lấy ví dụ, trong sách giáo khoa lịch sử hiện
hành (bản in năm 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam), lịch sử cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc được trình bày ở cuốn Lịch sử 12, tại mục
II “Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975-1979)” của Bài 25 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội
và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)” với dung lượng 3 đoạn, 6 câu, 13 dòng.
Ở mục này, lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc
được đề cập với dung lượng 2 đoạn gồm 4 câu, 11 dòng, cụ thể như sau:
“Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch
chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó
đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của
nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng nên sự kiện “nạn
kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia.
Nghiêm trọng hơn, sáng 17/2/1979, quân đội
Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tấn công dọc biên giới nước ta từ Móng
Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân
ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu.
Đến ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta”.
Gần đây nhất, bộ phim “Biên niên sử Thời đại
Hồ Chí Minh” năm 1979 tái hiện cuộc chiến này với lên án gay gắt mưu đồ, dã
tâm, tội ác của quân xâm lược Trung Quốc, khiến dân mạng dậy sóng.
Còn báo chí, phát ngôn, sách sử, …đâu đâu nhà
nước ta vẫn gọi cuộc chiến tranh biên giới của Trung Quốc là chiến tranh xâm
lược chứ có gọi tên gì khác đâu, mọi thương binh, liệt sĩ đều được vinh danh,
hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ chứ có ai quên đâu.
Facebooker Phong Châu bình phẩm “Các cụ nhớ về chiến
tranh biên giới là tốt nhưng tuyên bố theo kiểu nói đểu để kích động thì không
nên. Mà người ta còn nghĩ các cụ lẩm cẩm!”
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=481812382989444&id=100034820595328
Bình luận các chiêu trò truyền thông nhân dịp
sự kiện 17/2 này, blogger Loa Phường cho rằng: Lâu nay, hầu hết giới chống Cộng vẫn xem công
cuộc đòi đa đảng ở Việt Nam như một phần của “cuộc chiến” lớn hơn, diễn ra giữa
Mỹ và Trung Quốc. Đó là lý do họ thường cố khơi dậy hận thù, truyền bá chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, để đánh phá quan hệ Việt-Trung và đòi Việt Nam chuyển
sang thân Mỹ. Mỉa mai thay, nhãn quan chính trị kiểu Chiến Tranh Lạnh này đã
biến họ thành quân cờ của nước Mỹ, để rồi bị Mỹ vắt chanh bỏ vỏ như trong vụ
Trịnh Bá Phương. Ngoài ra, nó cũng khiến họ ngày càng mất uy tín, khi Nhà nước
Việt Nam đi những bước đi vững chắc để bảo vệ chủ quyền, còn họ thì chỉ kích
động chiến tranh để phá hoại chính trị:
Người dân Việt Nam không quên các cuộc xâm
lược, nhưng cũng không muốn sa lầy trong chiến tranh hoặc bị biến thành con tốt
thí của nước ngoài. Các nhóm chống Cộng sẽ ngày càng lạc nhịp và bị khinh
thường, nếu họ tiếp tục làm truyền thông sai sự thật, và tiếp tục coi thường
ước vọng hòa bình của người dân trong nước.
Võ Khánh Linh