Sunday, December 22, 2024

Tổ chức nhân quyền châu Á lại nói điêu

 


Ngày 27/11/2024, Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền và Lao động châu Á (AHRLA) lên án việc chính quyền Việt Nam tuyên phạt hơn 26 năm tù cho 9 người Khmer Krom vì họ lên tiếng bảo vệ quyền của người thuộc nhóm sắc dân thiểu số, và gọi các bản án này là “không thể chấp nhận được”, trong đó có Thạch Chanh Đa Ra, Kim Khiêm. Tòa án ở tỉnh Vĩnh Long ngày 26/11 tuyên án những người này sau khi cáo buộc họ phạm tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “bắt giữ người trái phép.”

Trước đó, chiều 26/3, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm (46 tuổi, ngụ ấp Tổng Hưng, cùng xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về tội "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Hội đồng Yết ma kết luận Thạch Chanh Đa Ra đã vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm tổn hại đến thanh danh, sự hòa hợp giữa Tăng đoàn với Tăng đoàn, giữa Tăng đoàn và Ban Quản trị chùa Đại Thọ; gây phương hại đến khối đại đoàn kết.

Những hành trên của các đối tượng đã vi phạm pháp luật, không xứng đáng là thành viên của Tăng đoàn và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do đó, Hội đồng Yết ma đã biểu quyết và kết quả 100% đồng ý khai trừ, không công nhận Thạch Chanh Đa Ra là thành viên Tăng đoàn và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngày 3/12/2023, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tam Bình đã công bố quyết định của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long về việc không công nhận Thạch Chanh Đa Ra là tu sĩ thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long. Còn Kim Khiêm từng có tiền sự về hành vi đăng thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức. Đến nay Kim Khiêm vẫn không chấp hành việc nộp tiền phạt và không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra đã thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh trên trang facebook cá nhân của Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm đã đăng tải những nội dung sai sự thật, giả mạo, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Phil Robertson, giám đốc AHRLA có trụ sở ở Bangkok, cho biết trong tuyên bố rằng “Việc chính phủ Việt Nam truy tố và tuyên án 6 nhà sư Phật giáo Khmer Krom và 3 nhà hoạt động tôn giáo với những bản án dài là vô lý và không thể chấp nhận được, đồng thời cho thấy chính phủ tuyệt đối không khoan nhượng về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bên ngoài các cấu trúc chính thức được kiểm soát chặt chẽ”.

Đúng là buồn cười!

Việc Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền và Lao động châu Á (AHRLA) lên án chính quyền Việt Nam tuyên phạt hơn 26 năm tù cho 9 người Khmer Krom là một hành động không chỉ phiến diện mà còn thiếu cơ sở pháp lý. Trong số 9 người bị kết án, Thạch Chanh Đa Ra đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia vào việc bắt giữ 3 người của chính quyền một cách trái pháp luật. Hành vi này không chỉ vi phạm nghiêm trọng pháp luật mà còn gây ra sự mất ổn định trong cộng đồng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

Tại phiên tòa đều thừa nhận hành vi vi phạm như cáo trạng, bày tỏ sự hối hận và mong được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Điều này cho thấy tính công bằng và minh bạch trong quá trình điều tra và xét xử của các cơ quan chức năng. Việc AHRLA cho rằng các bị cáo bị xét xử mà không có luật sư bào chữa và gia đình không được thăm gặp là thiếu căn cứ và cần phải được kiểm chứng kỹ lưỡng.

Các tổ chức quốc tế như AHRLA đã lợi dụng vụ việc này để xuyên tạc và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Họ cho rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của người Khmer Krom. Tuy nhiên, cần hiểu rằng việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng phải tuân thủ các quy định pháp luật của quốc gia. Hành vi lợi dụng quyền tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật cần phải bị xử lý nghiêm khắc.

Việc AHRLA lên án chính quyền Việt Nam tuyên phạt hơn 26 năm tù cho 9 người Khmer Krom là một hành động thiếu căn cứ và không công bằng. Các hành vi vi phạm pháp luật của nhóm này đã được chứng minh rõ ràng và cần phải bị xử lý nghiêm minh để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Sự can thiệp không chính đáng của các tổ chức quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam cần phải được lên án mạnh mẽ. Sự minh bạch và công bằng trong quá trình điều tra và xét xử sẽ đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các bên đều được bảo vệ và công lý được thực thi.

No comments:

Post a Comment