Sunday, December 15, 2024

“Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” - Khi “Việt Tân” muốn bú fame với tổ chức “Người thượng vì công lý - MSFJ” nhưng thất bại

 


 Vào ngày 14/12/2024 vừa qua, “Việt Tân” rầm rộ tổ chức trao “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng 2024” cho  Y Krec Bya, hay còn gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978, ở buôn K’nia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Tháng 3/2024, Y Krec Bya đã bị Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội danh "phá hoại chính sách đoàn kết" theo quy định tại điều 116 Bộ luật hình sự.

Sự việc  này nhìn chung không có gì đáng bất ngờ vì hàng năm “Việt Tân” đều trao giải thưởng này cho số đối tượng đang bị bắt xử lý trong nước vì tội xâm phạm an ninh quốc gia hòng lợi dụng danh nghĩa dân chủ, nhân quyền khoa trương thanh thế, lấy cơ sở đi vận động chính giới các nước Mỹ vầ phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là gần như ngay lập tức sau khi thông tin “Việt Tân” trao giải này cho Y Krec Bya, tổ chức “Người thượng vì công lý MSFJ” đã đăng đàn đấu tố. Cụ thể là MSFJ đăng tải bức thư được cho là của vợ Y Krec Bya, bà H ik Kbour thông báo rằng gia đình Y Krec không có bất kỳ liên hệ nào với tổ chức “Việt Tân”, không đồng ý nhận giải này cũng như không cho phép “Việt Tân” sử dụng tên tuổi, hình ảnh của Y Krec Bya để tuyên truyền vì cho rằng  sẽ có nguy cơ “làm gia tăng rủi ro nghiêm trọng cho an toàn” của Y Krec và gia đình.

 

Qua sự việc này có thể nhận ra vài điều:

 

Các tổ chức, hội nhóm trong giới lưu vong xem ra không đoàn kết với nhau vì “mục tiêu chung” là bảo vệ tự do tôn giáo cho mọi người như từng chia sẻ. Trước giờ “Việt Tân” được biết đến như một tổ chức khủng bố với nhiều hoạt động bạo lực, ám sát, trả đũa cộng đồng người Việt không hoạt động theo ý đồ của chúng. Dù sau khi bị FIB điều tra về tổ chức ám sát K9 tại Cali thì “Việt Tân” thay đổi phương thức hoạt động sang “bất bạo động”, thường xuyên núp bóng các vấn đề nhân quyền, dân sinh… để chống Đảng, Nhà nước Việt Nam thì nay trong cộng đồng “Việt Tân” vẫn bị mất uy tín trầm trọng, buộc phải che giấu nguồn gốc tổ chức “Việt Tân” của mình. Nổi lên là hàng loạt số đối tượng thành viên cốt cán của “Việt Tân” phải tuyên bố rời tổ chức, lập lên các tổ chức nhánh, ngoại vi hòng che giấu thân phận để tiếp tục hoạt động chống phá như VOICE của Trịnh Hội hay RISE của Huỳnh Phạm Phương Trang. Tuy nhiên, dù thay đổi hoạt động như thế nào thì trong cộng đồng, “Việt Tân” giờ đây vẫn là một cái tên xấu, độc mà không ai muốn đụng vào. Do đó, việc MSFJ hay gia đình Y Krec Bya không hề mong muốn “Việt Tân” lợi dụng tên tuổi của Y Krec Bya gắn với hoạt động của “Việt Tân” là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó, MSFJ, sau vụ Y Quynh Bdap cũng không thể thoát khỏi danh khủng bố, nhưng rõ ràng tổ chức này cũng không hề muốn bắt tay với “Việt Tân” để thực hiện mục tiêu hoa mỹ “đấu tranh vì dân chủ” mà chúng luôn rêu rao. Điều này cho thấy các lực lượng chống phá Việt Nam đang lưu vong đều có những lợi ích cũng như “thị phần” riêng mà không hề muốn các nhóm khác đụng đến. Y Krec Bya hay Y Quynh Bdap là “ngọn cờ” mà MSFJ đang sử dụng để vận động quốc tế gây sức ép với Việt Nam cũng như là quân cờ để xin tài trợ, giải ngân nguồn kinh phí nên sẽ không dễ dàng để “Việt Tân” nẫng tay trên như vậy.

 

Bên cạnh đó, “Việt Tân” đang cố vin vào hình ảnh Y Krec Bya, một người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên để móc nối người trong dân tộc, tôn giáo chống Đảng, Nhà nước nhưng bất thành. Từ lâu, “Việt Tân” đã xác định thành phần dễ mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo vào lực lượng chống Đảng, Nhà nước nhất là người trong dân tộc, tôn giáo. Bởi lẽ họ là những người có niềm tin sâu sắc cũng như là những người rất chân thật, chỉ cần cho họ những món lợi nhỏ hay những hứa hẹn hão huyền thì họ đều tin theo và hoạt động một cách mạnh mẽ, cực đoan. Hơn nữa, người trong dân tộc, tôn giáo lại là lực lượng được quan tâm đặc biệt, không những là Nhà nước Việt Nam quan tâm và các quốc gia bên ngoài hay các tổ chức quốc tế đều coi đây là những thành phần cần được quan tâm đặc biệt. Chỉ cần đưa tên những người này lên thì ngay lập tức nhận được sự quan tâm và can thiệp lớn từ bên ngoài. Do đó, “Việt Tân” luôn tìm cách móc nối với người dân tộc thiểu số, nhất là những người dân tộc thiểu số theo tôn giáo như Y Krec Bya là một ví dụ điển hình hiện nay. Việc đưa Y Krec vào vinh danh cho “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” đã thể hiện cho bản chất hám lợi, khuếch trương thanh thế cho “Việt Tân” là tổ chức quan tâm đến thành phần yếu thế trong xã hội cho “Việt Tân”. Tuy nhiên, việc MSFJ đăng bức thư được cho là từ vợ của Y Krec yêu cầu “Việt Tân” thu hồi giải thưởng cũng như tuyên bố không liên quan với “Việt Tân” như một cái tát cho thấy “Việt Tân” thất bại thảm hại trong việc móc nối, phát triển lực lượng cũng như thua đau trước MSFJ.

 

Qua những thông tin cũng như phản ứng của các bên liên quan cho thấy “Việt Tân” đang mất uy tín trầm trọng vì những hành vi khủng bố của mình, ngay cả “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” mà “Việt Tân” dày công lập ra và tô vẽ hình ảnh những năm vừa qua trong mắt các tổ chức, hội nhóm chống đối khác là vô giá trị, thậm chí là bị né tránh như tránh hủi. “Việt Tân” cố gắng muốn vin vào hình ảnh của Y Krec Bya để thể hiện mình là tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, bảo vệ tự do tôn giáo nhưng thất bại. MSFJ sẽ không bao giờ nhả miếng mồi ngon là Y Krec Bya để cho “Việt Tân” sử dụng cũng cho thấy sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lợi, đấu đá lẫn nhau giữa các tổ chức phản động lưu vong hiện nay, thể hiện bản chất vụ lợi, thiếu lý tưởng của chúng.

No comments:

Post a Comment