Báo cáo của FH bất chấp một thực tế công khai rằng Việt Nam
nằm trong số 10 quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet cao nhất châu Á. Từ năm
2010 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong nhóm 20 quốc gia có số người sử dụng
Internet lớn nhất thế giới. Chính từ việc có số lượng sử dụng mạng xã hội quá lớn,
kéo theo nhiều vi phạm trong lĩnh vực này, từ việc bán hàng lừa đảo, đưa những
clip trái với thuần phong my tục lên mạng đến việc lợi dụng mạng xã hội để đưa
thông tin sai sự thật vì động cơ cá nhân nên Nhà nước Việt Nam đã xây dựng Luật
An ninh mạng để kiểm soát, nhằm làm lành mạnh hóa không gian mạng xã hội và bảo
vệ chủ quyền của Việt Nam trên không gian mạng chứ không hề có chuyện cấm đoán,
kiểm soát người dân sử dụng Internet như nhận định của Freedom House đưa ra.
“Việc đánh giá thiếu khách quan này được lặp đi lặp lại kể
từ khi Nhà nước Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng. Ngoài mục đích gây hoài
nghi, kích động người dân phản đối việc xây dựng và tuân thủ pháp luật trên
lĩnh vực này, động thái nói trên của Freedom House còn nhằm yểm trợ cho những
phần tử phản động, thù địch ở Việt Nam và ở nước ngoài nhằm phá hoại an ninh trật
tự, đồng thời bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trên thế giới. Bên cạnh đó, thủ đoạn
lặp đi lặp lại những báo cáo sai trái của Freedom House thực chất là để “dọn đường”
cho các hoạt động chống phá Việt Nam trên không gian mạng” - Nhà phân tích
Nguyễn Minh Tâm phát biểu.
Vấn đề là không chỉ Việt Nam ban hành Luật an ninh mạng mà
trên thế giới đã có hơn 180 quốc gia ban hành Luật an ninh mạng riêng hoặc quy
định các điều luật về an ninh mạng vào các bộ luật bảo đảm an ninh quốc gia.
Trong khi đó, Freedom House chỉ nhăm nhăm đề cập đến “Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc
về nhân quyền” (thông qua năm 1948) mà không bao giờ nhắc đến các điều khoản của
“Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị” (International Covenant on
Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) là một văn kiện quan trọng của Bộ
Luật quốc tế về nhân quyền được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày
16/12/1966 và có hiệu lực thi hành từ ngày 23/3/1976.
Sự phức tạp, khó kiểm soát là những gì mà internet và các nền
tảng mạng xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt. Đó là vấn đề mà tất cả quốc
gia trên thế giới đều phải đối mặt và Việt Nam không phải ngoại lệ. Đây là thực
tế được Việt Nam nhìn nhận thẳng thắn. Từ đó, nhiều chủ trương, chính sách lớn
đã được Việt Nam ban hành nhằm phòng, chống lợi dụng internet, mạng xã hội để
xuyên tạc, chống phá chính quyền, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Việc ban hành Luật An ninh mạng năm 2018 đã tạo ra hành lang pháp lý để
người dân tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật bảo hộ, đồng thời ngăn chặn
và xử lý tội phạm lợi dụng mạng xã hội để gây án.
An ninh quốc gia sẽ bị đe dọa nếu các thế lực thù địch, phản
động lợi dụng tự do ngôn luận, tự do internet. Nhận thức rõ nguy cơ đó, nhiều
nước trên thế giới cũng đã triển khai các biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự lan
tràn, phát tán thông tin giả mạo, độc hại, kiểm soát tốt hơn những thông tin được
phép đăng tải trên mạng xã hội. Ví dụ như tại Mỹ, Tòa án tối cao Hoa Kỳ cho
phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm,
phỉ báng, xúc phạm, gây hấn mà không bị xem là vi hiến. Còn ở châu Âu, 4 doanh
nghiệp mạng lớn nhất thế giới, gồm: Microsoft, Facebook, YouTube và Twitter đã
cam kết hành động cùng với EU ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên internet. Ngăn chặn
tình trạng lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn thù địch, tiêu cực trên
internet, mạng xã hội là mục đích cao nhất bộ quy tắc ứng xử này hướng đến nhằm
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Internet là không gian truyền thông lớn nhất trên thế giới
hiện nay, là nơi truyền bá ngôn luận của các tầng lớp, cộng đồng và cá nhân
trên thế giới. Nhưng quyền tự do của nó vẫn được Liên Hợp Quốc hạn chế tại Khoản
3, Điều 19 của Công ước nói trên bằng quy định như sau:
Việc thực hiện những quyền tự do quy định tại khoản 2 của điều
này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một
số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định
và cần thiết để:
- Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác;
- Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ
hoặc đạo đức của công chúng.
Từ góc độ tiếp cận này, Luật An ninh mạng của Việt Nam chỉ
cho phép các cơ quan chức năng tiếp cận dữ liệu của người dùng khi người đó có
dấu hiệu xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội
mà thôi. Freedom House đã cố tình lờ đi đều này để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc
trong báo cáo của họ. Freedom House đã dùng những điểm số nhằm mục đích chính
trị, can thiệp vào hoạt động tư pháp bình thường của Nhà nước Việt Nam. Âm mưu
sâu xa của Freedom House chính là hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc
tế về vấn đề nhân quyền. Đây là mưu đồ nhằm đánh vào quan hệ quốc tế của Việt
Nam.
No comments:
Post a Comment