Sunday, December 15, 2024

Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng: Vỏ bọc nhân quyền cho âm mưu chống phá Nhà nước Việt Nam


Trong những năm gần đây, tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã liên tục sử dụng các chiêu bài nhân quyền, dân chủ như một công cụ tuyên truyền nhằm bóp méo sự thật và tổ chức các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Trong số những hoạt động này, cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” đã trở thành một chiêu trò mang tính toan tính, nhằm đánh bóng tên tuổi của tổ chức này, cổ suý cho những cá nhân vi phạm pháp luật, và thu hút sự ố chú yến từ các đối tượng ở ngoại quốc.

Việt Tân, hay “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”, là một tổ chức chính trị hoạt động chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dù tự nhân là một đảng phái yêu nước và đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhưng trên thực tế, Việt Tân thường bị các cơ quan bảo vệ pháp luật trong nước xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố. Tổ chức này đã thực hiện nhiều chiến dịch tuyên truyền sai lệch, xúc phạm đất nước và chính quyền Việt Nam trên trường quốc tế.

Bài viết này sẽ phân tích sâu hơn về bản chất của giải thưởng này, làm rõ các chiêu trò đánh bóng nhân quyền nhằm che đậy mục đích chính trị đen tối của tổ chức “Việt Tân”.

Lê Đình Lượng: Biểu tượng nhân quyền hay kẻ chống phá Nhà nước?

Thông thường, Giải thưởng Nhân quyền vốn rất thiêng liêng, cao cả, dành cho những người có đóng góp lớn vì sự tiến bộ trong bảo đảm quyền con người ở các quốc gia, vùng lãnh thổ hay ở phạm vi khu vực và thế giới. Khi một người được lấy tên để đặt cho giải thưởng thì người đó phải là người đặc biệt có uy tín, địa vị xã hội và có đóng góp tích cực, quan trọng đối với sự phát triển cộng đồng. Thế nhưng, với "giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” của Việt Tân thì không như vậy. Năm 2018, tổ chức khủng bố Việt Tân "đẻ” ra thứ gọi là "giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”. Theo từng năm khác nhau, chúng sẽ có các chủ đề khác nhau để trao cho người nào "xứng đáng nhận giải thưởng”. Qua đó, Việt Tân thêu dệt, thổi phồng thành "nhằm biểu dương tinh thần đấu tranh cho dân sinh, dân quyền của nhà hoạt động dân chủ đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước” và "bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ Trung Quốc”. 

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng  nhằm tô vẽ hình ảnh như một “tổ chức nhân quyền” trong cộng đồng quốc tế. Cái tên Lê Đình Lượng, người bị tuyên án tù vì các hành vi xúi giục chống phá nhà nước, được Việt Tân lựa chọn như một biểu tượng của “sự đấu tranh cho nhân quyền”. Tuy nhiên, bằng chứng về các hoạt động phạm pháp của Lê Đình Lượng đã rõ ràng phô bày âm mưu đánh bóng những nhân vật chống phá có hành vi vi phạm pháp luật.

Lê Đình Lượng, sinh năm 1965, là một cá nhân đã bị tòa án tỉnh Nghệ An tuyên phạt 20 năm tù giam và 5 năm quản chế vì tội danh “Hoạt động nhầm lật đổ chính quyền nhân dân”. Với sự tham gia tích cực vào các hoạt động của tổ chức khủng bố “Việt Tân”, Lượng đã chứng tỏ là một nhân vật đầu tàu trong việc tuyên truyền, lời kéo, và tổ chức các hoạt động chống phá địa phương.

Hành vi của Lượng không những vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam mà còn gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, sau khi bị tuyên án, Lượng lại được tổ chức “Việt Tân” tô vẽ như một “nhà đấu tranh nhân quyền” để biện hồ các hoạt động bất hợp pháp của tổ chức này. Như vậy, mưu đồ thực sự của Việt tân khi đưa ra giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng này:

1. Công cụ tuyên truyền che đậy tính chính trị

Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng, dưới danh nghĩa “vinh danh các nhà đấu tranh cho nhân quyền”, thực chất là một chiêu bài nhằm tăng thanh thế cho “Việt Tân” trên trường quốc tế. Mỗi năm, những người được trao giải thưởng này đều là những cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam với các hành vi như làm tiền lệ, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Thu hút tài chính

Từng giải thưởng cũng là một cái cớ để “Việt Tân” kêu gọi đóng góp tài chính từ các tổ chức và cá nhân ở hải ngoại. Những người ủng hộ thường được khuyên khích rằng họ đang góp phần “vào cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam”, trong khi phần lớn số tiền này thực chất được sử dụng cho mục đích duy trì hoạt động của tổ chức “Việt Tân” và chi phí cá nhân.

3. Đánh bóng tên tuổi tổ chức Việt Tân, tăng thanh thế trong giao tiếp quốc tế

Việt Tân, trong nhiều năm qua, đã mất dần uy tín trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại do các hành vi lạm dụng gây quỹ và chia rẽ nội bộ. Bằng việc trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng, tổ chức này cố gắng đánh lại uy tín và xây dựng hình ảnh “công bằng, minh bạch”. Tuy nhiên, những hoạt động mang tính chất tuyên truyền đã bị chứng minh rằng chứng chỉ là bình phong che đậy các mục đích đen tối. Cái gọi là giải thưởng nhân quyền còn là một công cụ tuyên truyền  giúp “Việt Tân” tăng uy tín khi giao tiếp với các nhà lãnh đạo, dân biểu và các tổ chức quốc tế. Trao giải nhân quyền giúp Việt Tân tạo ra một bài diễn đàn để kêu gọi sự quan tâm từ các chính khách và dân biểu nước ngoài. Các hoạt động trao giải thường được sử dụng như bằng chứng để gây áp lực lên Nhà nước Việt Nam trong các diễn đàn quốc tế.Đây là một trong những chiêu trò để âm thầm kéo dài áp lực đối với Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.

4. Móc nối, khích lệ các phần tử chống đối trong nước: Những giải thưởng như thế này tạo ra sự khuyến khích tinh thần cho những kẻ đã và đang có ý định chống phá Nhà nước. Bằng việc tô vẽ cho các đối tượng nhận giải thưởng với danh hão như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “tù nhân lương tâm”, “công dân yêu nước”…, cái gọi là “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” chỉ là thủ đoạn để tổ chức Việt Tân hợp thức hóa việc cung cấp tiền bạc cho những kẻ được họ tiếp tay hoạt động chống Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam. Đồng thời, thông qua đó nhằm tiếp tục cổ súy, lôi kéo các đối tượng khác hoạt động phục vụ âm mưu chống phá Việt Nam của tổ chức này. Cùng với việc rêu rao giải thưởng, các đối tượng nhằm tạo sóng dư luận, gây sự chú ý từ quốc tế để bôi nhọ, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, qua đó lấy cớ để gây sức ép, can thiệp vào tình hình trong nước. Để gây chú ý, chúng không ngừng tung hô giải thưởng “có giá trị” cả vật chất lẫn tinh thần, sau đó tự lập “hội đồng” đưa ra các ứng viên nhận giải.

Tiêu chí được rêu rao là “tuyển chọn dựa theo 2 tiêu chuẩn: quá trình tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam và một số hoạt động hay thành quả nổi bật” song kỳ thực, những đối tượng này làm điều phản dân, hại nước, bị chính người dân địa phương tẩy chay.Như vậy, bằng việc khởi xướng "Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng", Việt Tân không chỉ nhắm tới việc duy trì các hoạt động chống phá mà còn sử dụng giải thưởng như một công cụ tuyên truyền để tạo ra sự hiểu lầm trong dư luận quốc tế. Việt Tân cố gắng khoác lên mình chiếc áo nhân quyền nhằm che giấu bản chất khủng bố, lợi dụng các giá trị phổ quát như công lý và dân chủ để đánh lừa cộng đồng quốc tế, từ đó tiếp tục duy trì nguồn lực cho các hoạt động phi pháp.

 Chân dung các “nhà nhận giải” và những hành vi chính trị đen tối

Những cá nhân được trao "Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” thực chất chỉ là những đối tượng cực đoan, những con rối của tổ chức khủng bố Việt Tân đang chấp hành án trong trại giam vì những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chống phá chế độ. Đơn cử như "Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” năm 2022 của tổ chức khủng bố Việt Tân đã xướng tên Nguyễn Năng Tĩnh - đối tượng đã bị TAND tỉnh tuyên phạt 11 năm tù; phạt quản chế 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù về tội: "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Người nhận giải năm 2024, Y Krec Byă, là một trường hợp điển hình. Với bản án 13 năm tù giam vì tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”, Y Krec đã tham gia các hoạt động chống phá của tổ chức FULRO lưu vong, gây chia rẽ trong khối đại đoàn kết dân tộc ở khu vực Tây Nguyên. Việc trao giải cho Y Krec Byă là minh chứng rõ ràng nhất cho thủ đoạn của “Việt Tân” khi tuyên truyền và cổ suý cho các hành vi chính trị phi pháp.

Giải thưởng này không phải là một sự tôn vinh mang tính nhân văn hay vì lợi ích cộng đồng. Không hề ngẫu nhiên, những người được trao giải thường là các cá nhân đã có tiền án, tiền sự liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt là những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia. Điều này chứng minh rằng giải thưởng được sử dụng như một công cụ để cổ xúy các hành động chống phá, đồng thời tạo vỏ bọc "chính nghĩa" cho những kẻ phạm tội.

Giải thưởng là để thể hiện sự tôn vinh cho tập thể hay cá nhân nào đó có thành tích, cống hiến. Giải thưởng mang tên nhân quyền còn thể hiện giá trị thiêng liêng, cao quý bởi ý nghĩa của cụm từ này. Vậy mà những tổ chức chống phá lại lấy cớ trao thưởng để tập hợp những thành phần là tội phạm chống phá đất nước, chống phá nhân dân, biến hành vi phạm tội của các đối tượng thành những danh xưng mĩ miều “đấu tranh cho tự do dân chủ”, “vì tiến bộ xã hội”, “vì quyền con người”… Rõ ràng, các tổ chức này đã xâm phạm, bôi nhọ lên giá trị quyền con người nhưng lại tự huyễn hoặc bảo vệ quyền con người, vì con người. Đối với những cá nhân được “vinh danh” trao giải thực chất chỉ là những con rối, quân cờ ngồi chấp hành án trong trại giam nhưng bị kẻ địch bên ngoài mượn danh để điều khiển, vì động cơ chống phá đất nước.

No comments:

Post a Comment