Thursday, May 25, 2017

Về cái gọi là “Hội Cựu tù nhân lương tâm”: tên gọi ăn theo, thành phần bát nháo

Về cái gọi là “Hội Cựu tù nhân lương tâm”: tên gọi ăn theo, thành phần bát nháo
(Kỳ 2)
Đúng như người phát ngôn của Việt Vision bình luận, tên gọi “tù nhân lương tâm” là cụm từ không có trong từ điển tiếng Việt, được những giới hành nghề “đấu tranh dân chủ” trên thế giới đưa ra nằm trong chiến lược can thiệp nội bộ các nước khác  bằng thứ vũ khí được đặt tên “tù nhân lương tâm” để phân biệt tội phạm chính trị với tội phạm hình sự ở đất nước mà được Mỹ và phương Tây quan tâm áp dụng “cuộc chiến nhân quyền” .

Nguyễn Phương Nga phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam từng lên tiếng phản đối việc dùng cụm từ “tù nhân lương tâm” để áp đặt cho những tội phạm hình sự xâm phạm An ninh quốc gia: “Chúng tôi bác bỏ những phát biểu can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền. Cũng như ở mọi quốc gia khác, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Không có cái gọi là ‘tù nhân lương tâm’ ở Việt Nam“.

Báo Công an Nhân dân tại Việt Nam cũng từng chỉ trích tổ chức Ân xá Quốc tế tương tự “nhiều năm qua trong các ‘Bản phúc trình’ và ‘Báo cáo thường niên’ do AI công bố đã xuyên tạc chính sách nhân đạo của Việt Nam và vu cáo ‘Việt Nam đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo và tù nhân lương tâm’. Ở Việt Nam không có ai là ‘tù nhân chính trị’, ‘tù nhân tôn giáo’ hay ‘tù nhân lương tâm mà AI đã nêu, và hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam không tồn tại các thuật ngữ nêu trên

Google được biết, “Tù nhân lương tâm (tiếng Anh: Prisoner of conscience) là một thuật ngữ được đặt ra bởi các nhóm đấu tranh cho nhân quyền thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế trong đầu thập niên 1960. Thuật ngữ này có thể đề cập đến bất cứ ai bị bỏ tù vì lý do chủng tộc, chính trị, tôn giáo, màu da, ngôn ngữ, xu hướng tình dục, niềm tin hay lối sống của họ, miễn là họ đã không sử dụng hoặc ủng hộ bạo lực. Thuật ngữ này cũng chỉ những người đã bị cầm tù và / hoặc bị bách hại vì biểu lộ niềm tin theo lương tâm của họ cách không bạo động”

Tuy nhiên, khi khái niệm này được du nhập vào Việt Nam qua tay những nhà “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” thì nó được mở rộng, vận dụng cho tất cả những “nhà đấu tranh dân chủ” đang bị “áp bức trong nhà tù lớn”. Thế nên không lạ khi nhìn vào Đại hội Hội cựu tù nhân lương tâm với 33 người, ngoài một nhúm điều hành từng là “tù nhân” xịn ra, quá 2/3 là những kẻ chưa có ngày nào đi tù như Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy, Phan Vân Bách, Vũ Hằng, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Duy Quyền, Phạm Thành, Huỳnh Ngọc Chênh, Trịnh Bá Phương, Dương Thị Tân, Lê Dũng Vova …Một số kẻ cũng có thâm niên đi tù, như Trương Dũng nhưng là tù trộm cắp, hình sự thường. Lê Anh Hùng từng bị khởi tố nhưng được “đặc cách” đưa thẳng đến trại tầm thần sau khi được bệnh viện “cấp chứng chỉ”. Với thành phần như vậy mà họ cũng dán nhãn là “tù nhân lương tâm”, tham gia Đại hội và bầu lên đội ngũ “điều hành” Hội này và quảng bá ra bên ngoài thì đúng là trò hề!
Trên trang của hội cựu tù nhân lương tâm này, có một danh sách dài “hội viên” được hội này công bố là 142 người cùng với án tích đi tù về các tội chính trị hoặc đang ở trong tù (!).

Xem link http://fvpoc.org/members-hoi-vien/

Thế nhưng nhìn vào các cuộc đại hội để bầu bán người đại diện cho hội “tù nhân” này, mới thấy hết độ khôi hài khi chẳng mấy % những “hội viên” kia tham dự bầu lên cả “chủ tịch”, “ban điều phối” y như thật. Lý do được đưa ra “nhiều thành viên không tham dự  được” là lúc nào cũng ỡm ờ như nhau “bị chính quyền ngăn chặn”. Qua đó cho thấy, phần lớn “tù nhân lương tâm” xịn chưa chắc đã biết, đã quan tâm đến sự tồn tại của hội này. Thực tế chứng minh qua các sinh hoạt, hội họp đều chỉ là các gương mặt quen thuộc với Dòng Chúa cứu thế Thái Hà, Kỳ Đồng, tức nổi nổi trong làng truyền thông zân chủ. Thế nên mới có việc “hội viên tả phế lù” được trưng dụng đi “đại hội”, còn “hội viên xịn” thì hoặc đang trong nhà tù, đã giã biệt “phong trào dân chủ” (như Ngô Quỳnh, Nguyễn Khắc Toàn…), thậm chí đã “hoàn lương” (Trần Khuê đang tâm đắc nghiên cứu các tác phẩm ca ngợi cụ Hồ).
(còn nữa)
Võ Khánh Linh

No comments:

Post a Comment