Sunday, August 6, 2017

“Tiêu chuẩn kép” về nhân quyền qua phiên tòa Mẹ Nấm

                                                            
Ngày 29-6-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo NNNQ (38 tuổi, trú thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Theo cáo trạng, từ năm 2010 đến tháng 10-2016, NNNQ đã sử dụng trang Facebook cá nhân có tên “Mẹ Nấm” để soạn thảo, đăng tải và chia sẻ gần 1.200 bài viết sai sự thật, không có căn cứ, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch sử nhất là cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển đảo; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…

Trong số phải kẻ đến tài liệu “Stop police killing civilians” (tạm dịch: Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường).

Trong tài liệu này, NNNQ thu thập từ in-tơ-nét 31 trường hợp người dân bị chết trong và sau khi làm việc với cơ quan công an, rồi biên tập, đặt tên với ý đồ lên án tình trạng “sử dụng bạo lực, giết dân thường” của lực lượng công an! Thực tế hoàn toàn khác, trong 31 trường hợp NNNQ dẫn ra thì: 10 trường hợp chết do công an gây ra, các sự vụ này đều đã bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật; 21 trường hợp được xác định chết do bệnh lý, do tự tử được Quỳnh đưa vào, gán cho công an giết chứng tỏ có dấu hiệu vu cáo, thổi phồng, xuyên tạc tình trạng, thể hiện rõ chủ đích thù địch với ngành công an, bôi nhọ ngành này, xâm hại đến mối quan hệ giữa nhân dân với lực lượng công an.

Được biết, quá trình điều tra, xử lý vụ việc này, công an tỉnh Khánh Hòa còn thu giữ được thống kê, quyết toán những khoản chi phí biên tập, dịch, phát hành tài liệu nói trên được quyết toán bằng USD. Sau buổi “café nhân quyền”, thân nhân của một người chết trong quá trình làm việc với công an đã lên tiếng tố cáo NNNQ và đồng bọn lừa dối họ, không thực hiện đúng cam kết hỗ trợ tài chính, có ý đồ xấu, trục lợi?

Với tư cách là người sáng lập, điều hành “mạng lưới blogger Việt Nam”, NNNQ cùng 162 cá nhân, 27 hội nhóm đứng tên khởi xướng, kêu gọi người dân trong nước và ngoài nước tham gia “chiến dịch tranh đấu cho tự do - dân chủ - nhân quyền 2015” kêu gọi rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đối diện nguy cơ hiểm nghèo, bị đe dọa sự tồn vong, biến Việt Nam thành vùng tự trị của nước ngoài, người dân không có tự do, nhân quyền, đất nước không có dân chủ! Chiến dịch được NNNQ và đồng bọn phối hợp một số người trong nước và ngoài nước tiến hành có quy mô, bài bản, như: ký tên “thỉnh nguyện thư” gửi các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án Việt Nam, vận động nước ngoài can thiệp; tổ chức xuống đường kết hợp các hình thức “tuyệt thực”, “thắp nến”, “tọa kháng”, “đi bộ”; đòi trả tự do cho số tù nhân chính trị; lập “phái đoàn” tiếp xúc với “các đại sứ tại Việt Nam, văn phòng Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc ở nước ngoài, dân biểu, nghị sĩ tại các quốc gia có người Việt đang định cư”…Quỳnh và những kẻ khởi xướng “chiến dịch” cho rằng, thời cơ đã chín muồi, “chiến dịch” sẽ là tiền đề để “thay đổi đất nước”! Bản thân NNNQ đã trả lời phỏng vấn của SBTN - cơ quan truyền thông chống cộng ở nước ngoài có quan hệ chặt chẽ với tổ chức khủng bố “Việt tân”, và một số đài báo ở nước ngoài khác để giới thiệu về các bước tổ chức “chiến dịch”, dự báo diễn biến, mời gọi hưởng ứng!

Có thể nói bản án 10 năm tù giam cho Quỳnh tương xứng với tính chất nguy hiểm và hành vi chống phá có hệ thống, cực đoan, quyết liệt của chị ta. Đáng tiếc, trên một số trang mạng trong và ngoài Việt Nam, đã có những đại diện tổ chức, nhân danh bảo vệ nhân quyền đã có những tiếng nói theo “Tiêu chuẩn kép” tức là áp dụng hai cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau cho cùng một đối tượng, một vụ việc nhằm bênh vực, bao che cho NNNQ, cho rằng “NNNQ đã bị tuyên án 10 năm với một bản án mơ hồ về tội chống phá nhà nước”, rằng “ NNNQ đã từng được “vinh danh Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm và  kêu gọi Việt Nam “thả NNNQ-MN và tất cả những tù nhân lương tâm khác ngay lập tức” . Tuy nhiên ở một góc độ khác, chính cơ quan, tổ chức này không phủ nhận rằng  “Việt Nam đã có một số bước tiến tích cực về nhân quyền”.

Mặc dù quyền con người  (QCN) từ lâu đã trở thành giá trị chung của nhân loại, nhưng chưa bao giờ các quốc gia, các chế độ xã hội khác nhau có cùng một nhận thức về QCN. Do vậy Hiến chương Liên hợp quốc và những Công ước quốc tế cơ bản về QCN đều xem sự khác biệt về quan niệm quyền con người giữa các dân tôc, quốc gia, tín ngưỡng này thuộc “ Quyền dân tộc tự quyết”. Viêc đứng trên quan điểm của một chế độ xã hội khác để phê phán bản án NNNQ-MN là không công bằng, thiếu trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.

Chiếu theo luật pháp Hoa Kỳ, NNNQ với hành vi trên khó thoát khỏi án tù, thậm chí bản án còn năng hơn. Điều 2385 trong "Mỹ quốc pháp điển” đã quy định rằng: "Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”. Và đây nữa, năm 1798, lo ngại các tư tưởng của cách mạng Pháp có thể lan qua Đại Tây Dương, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Phản loạn quy định: “việc viết, in, phát biểu hay phổ biến… mọi văn bản sai sự thực, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội”. Thực chất mục đích của Đạo luật Phản loạn là để ngăn chặn việc tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền.

Cũng theo Hiến pháp Mỹ, “Toà án tối cao được phép đưa ra những trừng phạt pháp lý khi phát hiện báo chí có hành vi phá hoại, lăng nhục, vu khống, xúc xiểm nhà nước, xã hội và cá nhân…”.

Nếu nhìn vào một clip phát đi trên mạng phản đối tuyên bố của Đại sứ Hoa Kỳ đã cho thấy, một công dân Hoa Kỳ giương cờ búa liềm đã bị cảnh sát bắt đi giữa đám đông.

Sai lầm của viêc áp dụng Tiêu chuẩn kép để bao che, bảo vệ NNNQ-MN còn thể hiện ở chỗ-họ đã vi phạm quyền dân tộc tự quyết. Đó là quyền của mỗi quốc gia có toàn quyền quyết định về chế độ chính trị, con đường phát triển kinh tế-văn hóa …của mình. Quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong đó có Hoa Kỳ, EU…đều  dựa trên nguyên tắc “ tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, pháp luật quốc tế và chế độ xã hội của mỗi quốc gia”. Dưới những hình thức khác nhau, những người đăng đàn ra “ Tuyên bố”, phát biểu với báo giới về sự “ Quan ngại” đối với bản án giành cho NNNQ…là không phù hợp với các thể chế quốc tế và quốc gia. Nói cách khác điều đó đang đi ngược lại lợi ích của các quốc gia.  Không được quên rằng, QCN là quyền của mọi người, nhưng QCN không “đứng trên quyền của quốc gia dân tộc”, không phải là cái mà người ta có thể “thò tay” qua biên giới để bảo vệ cho những người vi phạm pháp luật quốc gia khác.  Bảo vệ QCN của NNNQ-MN không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền của Nhà nước Việt Nam.


1 comment:

  1. Là một người từng theo dõi những bài viết của bloger "Mẹ Nấm" điều đầu tiên tôi có thể khẳng định các bài viết đa số không phản ánh thực trạng qua một lăng kính hoàn toàn tiêu cực, không mang tính xây dựng và điều lạ mà tôi thắc mặc là tại sao sau bao nhiêu năm con người này mới bị xử lý. Còn Mỹ thì bao giờ cũng vậy, luôn coi việc can thiệp vào nội bộ là cách dường như để thể hiện sức mạnh của một siêu cường đối với một nước khách theo một cách tiêu cực như một thói quen của mình.

    ReplyDelete