Monday, April 29, 2019

30/4 CÓ PHẢI LÀ MIỀN BẮC XÂM LƯỢC MIỀN NAM HAY KHÔNG, HÃY ĐỂ LỊCH SỬ PHÁN XÉT

Võ Khánh Linh

Mỗi năm, cứ chuẩn bị đến ngày kỷ niệm 30/4, phe dân chủ lại rộn lên công kích chính quyền và bìa đặt những luận điệu để thuyết phục người dân ngày nay rằng cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược của nước ta là cuộc xâm lược của miền Bắc thôn tính miền Nam. Để hợp lý hóa cho lập luận này, Luật Khoa đã đăng tải một bài viết có tên "30/4: Xâm lược hay giải phóng - từ góc nhìn công ước quốc tế". Trong vòng 3 năm kể từ khi bài viết được đăng tải lần đầu, Luật Khoa đã chia sẻ bài viết này đến 8 lần để lặp đi lặp lại với luận điệu tuyên truyền chứ không phải là tranh luận trái chiều.





Lập luận cho rằng cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước mà miền Bắc xâm lược miền Nam chứ không phải giải phóng nhân dân miền Nam khỏi đế quốc Mỹ là một lập luận phi lý. Mặc dù Luật Khoa bám và công ước quốc tế và diễn giải công ước quốc tế để bao biện cho Việt Nam Cộng Hòa và những người Việt lưu vong cực đoan vẫn nuôi chí lật đổ chính quyền, xây dựng lại Việt Nam Cộng Hòa. Thứ công ước quốc tế Luật Khoa dẫn ra là một thứ công ước thiếu căn cứ về mặt lịch sử.

Trước hết, phải xem xét rằng miền Bắc và miền Nam có phải hai quốc gia tách biệt hay không? Đây là lập luận quan trọng nhất dẫn đến việc có phải miền Bắc xâm lược miền Nma hay không. Lịch sử đã chứng minh rằng từ thế kỷ 15 đến nay, miền Bắc và miền Nam đã thống nhất dưới lá cờ Đại Việt. Mặc dù xảy ra cuộc chiến Trịnh - Nguyễn trong thời gian dài nhưng  hai miền Nam - Bắc vẫn là hai nửa của đất nước, và tôn phò vua Lê là người cai quản cả hai vùng. Các chúa Nguyễn vẫn chỉ nhận là "chúa", tương ứng với tước vương, chứ không xưng vua (tức xưng đế).  Nhà Nguyễn lên ngôi đã thống nhất hai miền nam bắc thành một dải và đặt tên là Việt Nam giống như chúng ta thấy ngày nay. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, cả hai miền Bắc Nam được sát nhập với Đông Dương, và do đó, xét về tính chất vẫn là một quốc gia thống nhất. Khi chính quyền nhà Nguyễn bị thay thế bởi nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Việt Nam, anh em Ngô Đình Diệm chạy vào Nam, nhận sự hậu thuẫn từ Mỹ nên đã lập nên chính quyền miền nam có tên là Việt Nam Cộng Hòa. như vậy, xét về bối cảnh lịch sử, thì anh em Ngô Đình Diệm đã làm tay sai cho Mỹ trong thời gian đầu, khi Mỹ muốn nôi Diệm để giệt Cộng Sản. 

Trong suốt quá trình này, không phải những người miền Bắc xâm lược miền nam mà có nhiều người dân nam bộ không chịu được sự đàn áp từ đế quốc Mỹ nên đã đứng dậy theo cách mạng thay vì chấp nhận để hai chế độ Mỹ và Ngụy bóc lột. Những người dân nam bộ ấy, không phải nói bất cứ thứ tiếng nào khác, mà là tiếng Việt, họ cũng yêu nước thương nòi. Do đó, đây hoàn toàn không phải là cuộc xâm lược, dù có theo công ước quốc tế hay không.



Thông qua việc tuyên truyền  liên tiếp 3 năm liền bài viết này, Luật Khoa liên tục xoáy sâu vào thù hận dân tộc, thúc đẩy người thua trận thêm thù hận người thắng trận. Họ biết rằng, khi người đọc của họ giận dữ thì họ đã nuôi được hận thù, từ hận thù sẽ dẫn tới hành động lật đổ chính quyền hiện nay. Trăm phương nghìn kế, họ không mang lại tự do cho người đọc hay những cái nhìn đa chiều mà họ hứa hẹn, mà chỉ mong muốn tẩy não người dân. 

No comments:

Post a Comment