Trong một diễn văn đọc tại hội thảo “30 năm sự cố Thiên An
Môn”, được tổ chức ở Đài Bắc hôm 21/05/2019, ông Nguyễn Quang A đã phân tích biến
cố Thiên An Môn để rút ra một số bài học về cách thức thay đổi chế độ, rồi dựa
vào đó để quảng bá cho đường lối của tổ chức “Diễn đàn Xã hội Dân sự” do ông đứng
đầu. Diễn văn này được đăng lại trên các trang Bauxite Việt Nam, Văn Việt, và một
số trang mạng khác.
Cụ thể, sau khi tóm tắt diễn biến của phong trào sinh viên,
trí thức dẫn đến sự kiện Thiên An Môn, rồi phân tích nó dưới lăng kính của các
lý thuyết hiện đại về cách thức thay đổi chế độ, ông A nhận xét rằng phong trào
đã thất bại vì 3 lý do. Thứ nhất, ở Trung Quốc năm 1989, nền tảng xã hội (gồm
các nguồn lực xã hội, cấu trúc chính trị - xã hội, và các trào lưu tư tưởng)
chưa thay đổi đủ nhiều để tạo thuận lợi cho chuyển đổi chính trị. Thứ hai,
phong trào sinh viên, trí thức đã thiếu tính tổ chức, thiếu lãnh đạo tập trung,
khiến không ra được quyết định tập thể; trong khi nhà nước Trung Quốc đã đạt được
sự thống nhất sau khi gạt ông Triệu Tử Dương ra khỏi bộ máy. Ba, là dưới sự ảnh
hưởng của các lãnh đạo trẻ “cấp tiến”, phong trào thiếu sự “kiềm chế” cần có
vào những thời điểm quyết định, khiến không thể đối thoại với nhà nước để đi đến
những thỏa thuận mà cả 2 phía có thể chấp nhận, nhằm bảo vệ thành quả đã đạt được
của phong trào và tính mạng những người tham gia.
Sau đó, ông A viện dẫn những kinh nghiệm vừa nêu để ca ngợi
đường lối của Diễn đàn Xã hội Dân sự - được hợp thành từ chiến lược “Khai dân
trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh, Thực thi dân quyền” của Phan Chu Trinh, và 9
nguyên tắc của Diễn đàn là “Hợp pháp, Tự trị, Tên thật, Công khai, Bất bạo động,
Khoan dung, Chân thật, Tin cậy, Đoàn kết”.
Cá nhân tôi thấy tuyên bố của ông
Nguyễn Quang A về 9 nguyên tắc của Diễn đàn Xã hội Dân sự (DĐXHDS) có nhiều điểm
không đáng tin cậy.
DĐXHDS có hoạt động hợp pháp không? Bản tuyên bố sáng lập
DĐXHDS, được ký ngày 23/09/2013, đã khẳng định rằng đây là một “Diễn đàn trao đổi
và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ
toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. Như vậy, ngay trong định nghĩa, DĐXHDS
đã vi phạm mọi điều khoản của Hiến pháp và pháp luật có chức năng khẳng định
tính chính đáng và bảo vệ chế độ chính trị hiện tại của Việt Nam. Do DĐXHDS là
một tổ chức được thành lập để thay đổi Hiến pháp Việt Nam, nó không thể tuyên bố
rằng minh phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện tại.
Trong thực tế, từ năm 2013 đến nay, không ít người trong
danh sách thành viên ban đầu của DĐXHDS đã vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, Huỳnh
Thục Vy (chữ ký số 277) và Phạm Minh Hoàng (chữ ký số 496) đã hoặc đang bị truy
tố trách nhiệm hình sự vì những hoạt động liên quan đến mục đích “chuyển đổi thể
chế”.
DĐXHDS có tự trị và công khai không? Trong thực tế, nhóm cựu
công chức liên quan đến Quỹ Phan Chu Trinh và NXB Tri thức đã lập ra diễn đàn
này, rồi dùng nó như một công cụ để định hướng dư luận về việc sửa đổi Hiến
pháp 2013, nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi thể chế theo ý họ. Từ đó đến nay, công
việc và định hướng của DĐXHDS được quyết định bằng các cuộc họp ngầm giữa nhóm
cựu công chức đó, thay vì bằng các cuộc thảo luận và biểu quyết công khai, dân
chủ của tập thể thành viên. Như vậy, rõ ràng DĐXHDS không công khai và tự trị.
Ngoài ra, vì DĐXHDS đã và đang nhiệt tình hỗ trợ nhóm bạo động
ở Đồng Tâm, nó không trung thành với nguyên tắc “bất bạo động”. Vì các website
của DĐXHDS đã đăng một lượng lớn bài viết theo kiểu “thuyết âm mưu”, võ đoán,
sai sự thật của Phạm Chí Dũng và Bùi Thanh Hiếu, nó cũng không tôn trọng sự thật
như tuyên bố.
No comments:
Post a Comment