Saturday, March 7, 2020

Điểm tin lề trái số 79: Lời kể của bà Dư Thị Thành về vụ Đồng Tâm có nhiều điểm sơ hở


Chào các bạn. Đây là chương trình Điểm tin Lề trái số 79, soạn vào ngày Chủ nhật, 08/02/2020. Bản tin tuần này sẽ tiếp tục xoay quanh các hoạt động của giới chống đối sau vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm hôm 09/01. Cụ thể, có 5 vấn đề sẽ được đề cập:
_ Những tương tác mới nhất giữa giới chống đối và gia đình các bị cáo trong vụ Đồng Tâm

_ Những điểm sơ hở trong lời kể của bà Dư Thị Thành về diễn biến vụ việc

_ Các hoạt động mới của Diễn đàn Xã hội Dân sự để khai thác vụ Đồng Tâm

_ Các hoạt động mới của đảng Việt Tân để khai thác vụ Đồng Tâm

_ Bổ sung thông tin về quan hệ giữa Lao Động Việt, nhà Rolland và VOICE



Chủ đề 1:
Trịnh Bá Phương đang chuyển tiền nước ngoài
và mớm lời cho bà Dư Thị Thành

Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động (là ông Lê Đình Kình) tử vong. Từ đó đến nay, giới chống đối đã có nhiều hoạt động để khai thác vụ việc, trong đó VOICE, Diễn đàn Xã hội Dân sự và Việt Tân đóng vai trò chính. Vai chính của các tổ chức này vẫn được duy trì trong 2 tuần cuối tháng 1 và đầu tháng 2.

Trong thời gian này, giới chống đối đã có nhiều tương tác với gia đình các bị cáo trong vụ Đồng Tâm – nhằm mục đích hỗ trợ tiền, làm truyền thông, chuẩn bị thuê luật sư và vận động quốc tế. Cụ thể:



a) Danh sách những tương tác công khai giữa giới chống đối và gia đình ông Lê Đình Kình, tính từ ngày 23/01 đến ngày 06/02:


Ngày
Tương tác
23/01
_ Lúc 10h46’, Trịnh Bá Phương (thành viên “nhóm dân oan Dương Nội”, “Nhóm Hành động Vì Đồng Tâm” lần đầu đăng bài viết chứa lời kể của bà Dư Thị Thành. Chưa rõ người chuyển thông tin từ bà Thành đến Phương. (Ảnh 01)
26/01
_ Lúc 17h09’, Trịnh Bá Phương đăng 2 clip quay tại đám tang ông Lê Đình Kình hôm 13/01. Chưa rõ người quay và người chuyển clip cho Phương. (Ảnh 02)
27/01
_ Lúc 14h41’, Trịnh Bá Phương đăng một loạt ảnh chụp các vỏ đạn, đầu đạn, lựu đạn khói còn sót lại tại nhà ông Kình. Chưa rõ người chụp ảnh. (Ảnh 03)
28/01
_ Lã Minh Luận cùng 1 người khác đến thăm nhà ông Kình, phỏng vấn bà Dư Thị Thành, đăng bài trên Facebook cá nhân ngay ngày 28/01 rồi xóa hoặc ẩn đi, đăng bài trên BBC vào ngày 30/01. (Ảnh 04)
29/01
_ Lúc 22h47’, Trịnh Bá Phương đăng 3 clip lời kể của bà Dư Thị Thành, kèm theo đoạn bóc băng. Clip bị xóa tại một số đoạn, có thể để che giọng của người phỏng vấn. (Ảnh 05)
31/01
_ Nguyễn Ngọc Nam Phong đến thăm nhà ông Kình, phỏng vấn một số phụ nữ và trẻ em trong những gia đình có người bị bắt.
01/02
_ Vào buổi sáng, nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự đến thăm nhà ông Kình và ra mộ thắp hương cho ông. Họ cũng chụp ảnh các vết đạn bắn trong nhà ông Kình, và giếng trời được cho là nơi 3 CSCĐ ngã xuống. Những gia đình có người bị bắt gửi họ “một tập 9-10 cái đơn yêu cầu luật sư”, và họ giúp chuyển số đơn này đến các luật sư trong buổi chiều cùng ngày. Ảnh chụp các bài đăng của họ cho thấy chuyến đi kéo dài ít nhất từ 8h cho đến 10h30’ sáng, và người đến thăm ít nhất bao gồm Nguyễn Quang A và Khang Phan. (Ảnh 06, 07, 08, 09)
_ Vào buổi chiều, một nhóm 9 văn nghệ sĩ (bao gồm Lê Quảng Hà, Đỗ Hoàng Diệu, Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thành Kiên, Hai Nam Nguyen, Tru Sa, Le Thi Lan Anh, Huong Lan) đến thăm nhà ông Kình. Trong một clip do nhóm này quay, bà Thành kể cho họ một câu chuyện tương tự phiên bản đã kể cho Trịnh Bá Phương và Lã Minh Luận. Ảnh chụp cho thấy họ thắp hương vào lúc 13h30’. Trong số những người vừa kể, họa sĩ Lê Quảng Hà (chơi với Phó An My, Đặng Vũ Lượng, Nguyễn Đức Thành) đã tổ chức “biểu diễn nghệ thuật” về vụ Đồng Tâm, quảng bá logo Đồng Tâm do họa sĩ Doãn Hoàng Kiên thiết kế ít nhất từ ngày 22/01. Nguyễn Thành Kiên (chơi với nhóm Lê Quảng Hà và Diễn đàn Xã hội Dân sự) nói mình đã đến xã Đồng Tâm 3 lần. (Ảnh 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17)
_ Vào buổi chiều, Trịnh Bá Phương cùng một số người khác trong “nhóm dân oan Dương Nội” đến thăm nhà ông Kình. Phương gửi gia đình ông Kình 2 phong bì “tiền phúng viếng” – trong đó phong bì thứ nhất chứa 4.888.000 VNĐ của Huệ Cúc (sống ở Đức), và phong bì thứ hai chứa 23.100.000 VNĐ (tức 1000 USD) của Trịnh Bá Phương. Ảnh chụp cho thấy Phương thắp hương cho ông Kình vào khoảng 14h, đăng ảnh thắp hương lên Facebook lúc 14h36’, đăng ảnh 2 phong bì tiền lên Facebook lúc 16h39’. (Ảnh 18, 19, 20).
06/02
_ Khi gặp Michele Roulbet của ĐSQ Mỹ, Trịnh Bá Phương đưa ra một lá “thư kêu cứu” của bà Dư Thị Thành. Trong thư, bà Thành “kêu gọi ĐSQ Mỹ và quốc tế lên tiếng để có một cuộc điều tra độc lập”; đồng thời áp dụng “đạo luật Magnitsky” cho vụ việc. Dù nội dung đơn khẳng định rằng người soạn đơn là bà Dư Thị Thành, và thời điểm soạn là ngày 05/02; có một số chi tiết trong ảnh chụp lá đơn cho thấy những điểm này có thể không chính xác. Vấn đề này sẽ được phân tích trong mục sau. (Ảnh 21, 22)


b) Ảnh chụp thể hiện những diễn biến vừa đề cập:

_ Lời kể của bà Dư Thị Thành, mà Trịnh Bá Phương đăng hôm 23/01:
 

_ Clip đám tang, mà Trịnh Bá Phương đăng hôm 26/01:


_ Ảnh chụp các vỏ đạn, đầu đạn, lựu đạn, mà Trịnh Bá Phương đăng hôm 27/01:



_ Lời kể của bà Dư Thị Thành trong bài viết của Lã Minh Luận hôm 28/01:



_ Clip lời kể của bà Lê Thị Thành trên Facebook Trịnh Bá Phương:



_ Diễn đàn Xã hội Dân sự thăm Đồng Tâm sáng 01/02:








_ Nhóm Lê Quang Hà thăm Đồng Tâm chiều 01/02, và hoạt động liên quan đến Đồng Tâm của họ:
























_ Trịnh Bá Phương thăm Đồng Tâm chiều 01/02:










_ Nội dung lá thư của bà Dư Thị Thành mà Trịnh Bá Phương đưa cho ĐSQ Mỹ:








c) Nhận định sơ bộ về những tương tác trên:

Các thông tin trên cho phép rút ra 5 nhận định:

Thứ nhất, khi khai thác vụ Đồng Tâm, giới chống đối đang tập trung vào một mũi nhọn tuyên truyền, là lời kể của bà Dư Thị Thành (vợ ông Lê Đình Kình). Họ làm vậy vì bà Thành vừa là nhân chứng quan trọng trong vụ việc, vừa là gương mặt dễ gây xúc động (do có yếu tố người già, phụ nữ). Bà Thành đang làm tròn vai diễn của mình, khi kể cùng một phiên bản câu chuyện cho tất cả những người bà gặp, với độ sai lệch không đáng kể. Phiên bản này có chức năng gỡ tội cho nhóm Lê Đình Kình – do nó không đề cập đến các hành vi bạo động của nhóm này, phủ nhận sự liên quan của nhóm này đến cái chết của 3 CSCĐ, và khẳng định rằng cảnh sát là bên chủ động, bất ngờ tấn công. Dù vậy, lời kể của bà Thành có nhiều điểm sơ hở, do mâu thuẫn với các clip mà chính nhóm bạo động ghi lại hồi rạng sáng 09/01, như sẽ phân tích ở phần sau.

Thứ hai, giới chống đối có nhiều tác động đến gia đình của các bị cáo, ít nhất qua việc mớm lời và bơm tiền cho bà Dư Thị Thành. Chẳng hạn, bà Thành viết thư thỉnh cầu ĐSQ Mỹ tìm cách mở cuộc điều tra độc lập đối với vụ việc và áp dụng đạo luật Magnitsky với Việt Nam, trong khi những điều khoản này chỉ có thể do giới chống đối đề xuất, chứ bà Thành không thể tự viết.

Thứ ba, Trịnh Bá Phương đã giúp chuyển tiền của một tổ chức nước ngoài cho bà Dư Thị Thành, để hỗ trợ gia đình ông Kình. Cụ thể, số tiền 23.100.000 VNĐ tương ứng với 1000 USD; và con số này cho thấy người gửi là một tổ chức có chi nhánh ở Mỹ (vì số tiền lớn hơn số tiền mà cá nhân thường gửi, và người gửi dùng đơn vị dollar Mỹ).

Thứ tư, gia đình của một số bị cáo đang khá tự tin về điều kiện tài chính của mình. Điều này thể hiện qua việc họ soạn ít nhất 9 đơn yêu cầu luật sư. Chi phí để thuê luật sư có thể đến từ “tiền phúng” ông Kình, mà nhiều người trực tiếp đưa cho bà Thành từ hôm 13/01 đến nay (chẳng hạn như 2 phong bì tiền của Trịnh Bá Phương). Hôm 23/01, Trịnh Bá Phương cũng nói trên RFA rằng các khoản tiền phúng đưa trực tiếp không bị công an thu giữ.

Thứ năm, có thể giới chống đối đang tiếp tục phân công hành động – trong đó Trịnh Bá Phương phụ trách làm truyền thông và tiếp xúc ĐSQ Mỹ, còn Diễn đàn Xã hội Dân sự phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến đấu tranh pháp lý (VD: gửi đơn tố giác tội giết ông Kình, giúp thuê luật sư, viết bài yêu cầu ngành Công an đổi mới) . Trịnh Bá Phương đảm nhận vai trò vừa nêu vì (1) Có mạng lưới “dân oan” từng qua lại xã Đồng Tâm; và (2) Có tư cách “nhà hoạt động trong lĩnh vực đất đai”, giúp xuất hiện trước truyền thông và các sứ quán một cách danh chính ngôn thuận. Diễn đàn Xã hội Dân sự nhận vai trò vừa nêu vì (1) Chuyên soạn đơn từ; (2) Cao tuổi nên khó bị lục soát nhà, khó bị cản trở khi hành động công khai; (3) Có 2 cựu công an là Nguyễn Đăng Quang và Nguyễn Hữu Vinh, trong đó ông Vinh nhiều lần thể hiện ước mơ muốn cải cách ngành công an theo mô hình ở các nước đa đảng. Ngoài ra, ngay từ “Tuyên bố Đồng Tâm 10/01” của Diễn đàn Xã hội Dân sự và “Bản câu hỏi phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm” của Luật khoa Tạp chí (được đồng sáng lập bởi Phạm Đoan Trang, đại diện của Trịnh Bá Phương), Diễn đàn đã thiên về mảng đấu tranh pháp lý, trong khi Luật khoa thiên về mảng tự do báo chí và yêu cầu minh bạch.

Hiện chưa rõ họ phân công hành động như vậy một cách tự phát, hay do hai phía có liên lạc và thỏa thuận.

Như vậy, thân nhân của “tổ Đồng Thuận” đang thật sự nhận tiền nước ngoài, và các nhà dân chửi như Trịnh Bá Phương đang điều khiển các quyết định của họ. Họ và các vị cứu tinh dân chửi có đang nói dối dư luận không? Xin đề cập đến vấn đề này trong một bài khác.



Chủ đề số 2:
Nước Mỹ có muốn cứu “tổ Đồng Thuận” không?

Ngày 06/01/2020, khi gặp Michele Roulbet của ĐSQ Mỹ, nhà dân chửi Trịnh Bá Phương đã đưa ra một lá “thư kêu cứu” của bà Dư Thị Thành (tức vợ ông Lê Đình Kình trong vụ Đồng Tâm). Trong thư, bà Thành “kêu gọi ĐSQ Mỹ và quốc tế lên tiếng để có một cuộc điều tra độc lập”; đồng thời áp dụng “đạo luật Magnitsky” cho vụ Đồng Tâm, để tạo sức ép buộc Nhà nước Việt Nam thả các bị cáo. Dù nội dung đơn khẳng định rằng người soạn đơn là bà Dư Thị Thành, và thời điểm soạn là ngày 05/02; có một số chi tiết trong ảnh chụp lá đơn cho thấy những điểm này có thể không chính xác.

Trước tiên, đây là ảnh chụp lá đơn:











Những ảnh chụp trên cho phép rút ra 3 nhận định:

Thứ nhất, người viết đã thay đổi nội dung của phần đầu lá đơn bằng cách chồng một tờ giấy gấp đôi lên nửa đầu của bản gốc. Trên ảnh chụp, có thể thấy một số mép giấy bị lộ ra. Như vậy, ngày soạn đơn có thể đã bị thay đổi.

Thứ hai, nhiều khả năng giới chống đối soạn một phần hoặc toàn bộ lá thư cho bà Thành. Bà Thành thỉnh cầu ĐSQ Mỹ tìm cách mở cuộc điều tra độc lập đối với vụ việc và áp dụng đạo luật Magnitsky với Việt Nam, trong khi những điều khoản này chỉ có thể do giới chống đối đề xuất, chứ bà Thành không thể tự viết. Có thể nhóm Trịnh Bá Phương đọc một phần nội dung thư cho bà Thành chép, cũng có thể họ viết cả lá thư thay cho bà Thành. Cần đối chiếu chữ viết, chữ ký trên lá thư để xác định người viết.

Thứ ba, người chụp lá thư có smartphone cài phần mềm CamScanner (chuyên dùng để scan tài liệu). Nhiều khả năng người này từng dùng CamScanner để quét tài liệu, đơn từ trước đó. Tài liệu được chụp trên một mặt phẳng làm bằng gỗ khảm xà cừ. Do các ảnh chụp trong những ngày vừa qua cho thấy nhà bà Thành không có đồ vật nào thuộc loại này, ảnh có lẽ được chụp ở một địa điểm khác (trong hoặc ngoài thôn Hoành). Người chụp có lẽ không phải là nông dân, mà là một “nhà hoạt động” chuyên nghiệp.

Như vậy, thân nhân của “tổ Đồng Thuận” đang trở thành quân cờ trong tay các nhà dân chửi. Do thiếu hiểu biết, họ đã ký tên mình dưới những yêu sách hoang đường, không thể thực hiện được trong hoàn cảnh hiện tại. Cụ thể, do vụ Đồng Tâm có tính chất bạo động quá rõ ràng và có thiệt hại nhân mạng không đáng kể, quốc tế gần như không có lý do để đặt vấn đề với Việt Nam về “một cuộc điều tra độc lập”. Khi quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây đang đi vào giai đoạn ấm cúng, Mỹ cũng không dại gì mà áp dụng đạo luật Magnitsky với Việt Nam. Cùng lắm thì vấn đề này sẽ được nêu ra trong các dịp “đối thoại nhân quyền”, phần để mặc cả các thỏa thuận về thương mại và đối ngoại, phần để lấy phiếu của cộng đồng cờ vàng trong đợt bầu cử Tổng thống sắp tới. Thêm nữa, dù phương Tây có thể chống lưng cho một vài “nhà dân chủ” sáng giá, họ không dại gì mà chống lưng cho một nhóm nông dân bạo động.

Với bối cảnh này, “tổ Đồng Thuận” và người nhà sẽ chỉ biến thành diễn viên trong một vở kịch chính trị mà họ không được lợi.



Chủ đề số 3:
Lời kể của bà Dư Thị Thành về vụ Đồng Tâm có nhiều điểm sơ hở

Trong 2 tuần qua, bà Dư Thị Thành (vợ ông Lê Đình Kình) đã nhiều lần kể lại những gì mình chứng kiến trong vụ nổ súng ở thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) rạng sáng 09/01/2020, theo hướng gỡ tội cho chồng, con mình. Có ít nhất 5 bản ghi khác nhau của lời kể này – là status của Trịnh Bá Phương hôm 23/01, bài viết của Lã Minh Luận hôm 28/01, clip trên Facebook Trịnh Bá Phương hôm 29/01, clip quay trong chuyến thăm của nhóm Lê Quảng Hà chiều 01/02, và “thư cầu cứu” của bà Thành mà Trịnh Bá Phương đưa ĐSQ Mỹ hôm 06/02. Năm bản ghi này tương đối nhất quán với nhau. Tuy nhiên, lời kể của bà Thành vẫn chứa nhiều chi tiết mâu thuẫn với các clip và status mà chính nhóm bạo động của Lê Đình Kình, cùng những người ủng hộ họ, đăng lên trước và trong ngày 09/01.

 Đây là phần bóc băng clip kể chuyện của bà Thành hôm 29/01:


 Đây là lời kể của bà Thành trong bài viết của Lã Minh Luận hôm 28/01, với một số tình tiết bổ sung:




Còn đây là những điểm sơ hở trong lời kể của bà Thành:


Chi tiết
Điểm sơ hở
Khoảng 3h sáng, công an bắt đầu xịt hơi cay, bắn súng vào nhà ông Kình.
_ Lúc 3h sáng, nhóm bạo động vẫn đang Livestream, CSCĐ chưa xuất hiện (Ảnh 33, 34).
_ CSCĐ bắt đầu đến cổng thôn Hoành lúc 4h sáng, nhưng bị nhóm bạo động chặn lại (Ảnh 35, 36, 37, 38).
_ CSCĐ xâm nhập vào nhà ông Kình lúc 05h40’ sáng (Ảnh 40, 41).
Khi đó ông Kình và bà Thành đang ngủ, trong nhà không có ai. Các con ông Kình thấy công an mới tụ lại “để bảo vệ bố”.
_ Nhóm bạo động biết CSCĐ sắp tấn công từ lúc 23h40’ ngày 08/01. Lúc 3h sáng 09/01, họ vẫn đang tụ họp ở nhà ông Kình để Livestream, tuyên bố thức cả đêm để chuẩn bị “chiến đấu” (Ảnh 32, 33, 34).
Hơi cay khiến các con ông Kình không thể lên nóc nhà và sân thượng, vì vậy không có chuyện họ dùng xăng thiêu 3 CSCĐ bị rơi xuống giếng trời.
_ Nhóm bạo động ở trên nóc nhà từ trước khi CSCĐ bước qua cổng thôn Hoành. Họ liên tục ở đó để quay clip, ném pháo và bom xăng trong vài giờ, trước khi CSCĐ quyết định dùng vũ lực (Ảnh 35, 36, 37, 38).
_ Nhóm bạo động vẫn ở trên nóc nhà khi CSCĐ đã tấn công bằng hơi cay (Ảnh 39).
Nhóm Lê Đình Kình không có hành vi bạo động.
_ Trong một số clip quay trước ngày 09/01, nhóm Lê Đình Kình từng khoe rằng họ đang tàng trữ vũ khí, chất nổ, và “hứa diệt từ 300 đến 500 thằng” nếu cảnh sát, quân đội đến xây tường ngăn ở khu sân bay Miếu Môn (Ảnh 27).
_ Clip trên kênh ANTV cho thấy thấy nhóm bạo động đứng trên nóc nhà, ném chất nổ xuống để tấn công CSCĐ. Trong khi đó, CSCĐ bắc loa kêu gọi họ đầu hàng, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc (Ảnh 37, 38).
Nhóm Lê Đình Kình tôn trọng pháp luật, tin tưởng vào chính quyền.
_ Nhóm Lê Đình Kình từng tung tin sai sự thật về giá đất ở Đồng Sênh, tàng trữ vũ khí, dọa giết người, gây rối và chửi bới chính quyền xã Đồng Tâm ngay trong cuộc họp (Ảnh 27, 28, 29).

Hình ảnh chứng minh các điểm sơ hở vừa nêu (xếp theo trình tự thời gian của các sự kiện):

_ Ảnh 27, 28, 29: Ba đoạn trích từ bài viết của Lê Văn Bảy trên BBC, cho thấy nhóm Lê Đình Kình từng tung tin sai sự thật về giá đất ở Đồng Sênh, tàng trữ vũ khí, dọa giết người, gây rối và chửi bới chính quyền xã Đồng Tâm ngay trong cuộc họp:









_ Ảnh 30, 31: Sơ đồ khu vực quanh nhà ông Lê Đình Kình, nơi diễn ra vụ nổ súng sáng 09/01 (qua bản đồ trên FB Nhat Dinh và ảnh chụp trên FB Trịnh Bá Phương):





_ Ảnh 32: Clip trên FB Trịnh Bá Phương, cho thấy từ 2h40’ ngày 08/01, nhóm bạo động đã biết CSCĐ đang di chuyển về xã Đồng Tâm:



_ Ảnh 33, 34: Clip tự quay của nhóm bạo động, cho thấy lúc 3h sáng 09/01, họ đang tụ họp ở nhà ông Kình để chuẩn bị “chiến đấu”:





_ Ảnh 35, 36: Clip tự quay từ ban công nhà Lê Đình Công, cho thấy lúc 4h sáng 09/01, CSCĐ mới bắt đầu tiến đến gần cổng thôn Hoành. Nhóm bạo động đánh kẻng để tập trung người ra chặn. Vào thời điểm này, nhóm bạo động có người trên nóc nhà, và cảnh sát chưa dùng hơi cay, chưa tiếp cận được đoạn đường trước cửa nhà ông Kình:





_ Ảnh 37, 38: Clip trên kênh ANTV cho thấy nhóm bạo động đứng trên nóc nhà, ném chất nổ xuống để tấn công CSCĐ. Trong khi đó, CSCĐ bắc loa kêu gọi họ đầu hàng, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc.





_ Ảnh 39: Clip tự quay của nhóm bạo động, cho thấy khi CSCĐ đã tấn công bằng hơi cay, họ vẫn đang ở trên nóc nhà và hô hào phản công, chứ không ở trong nhà như bà Thành nói:



_  Ảnh 40, 41: Hai status của Trịnh Bá Phương, cho thấy khoảng 05h40’ sáng 09/01, CSCĐ mới bắt đầu xâm nhập vào nhà ông Lê Đình Kình. Khi đó, có tổng cộng 20 người cố thủ trong nhà, thay vì chỉ có các con của ông Kình như lời bà Thành nói:





Tóm lại, dù lời kể của bà Dư Thị Thành chắc chắn chứa một số chi tiết có thật, nó không bao gồm những chi tiết gây bất lợi cho chồng, con của bà. Nếu muốn biết sự thật về vụ việc, độc giả nên nghe từ nhiều phía và đối chiếu thông tin cẩn thận, thay vì tuyệt đối hóa lời kể của một bên và phủ nhận sạch trơn bên còn lại.

Khi “Nhóm Hành động Vì Đồng Tâm” (mà Trịnh Bá Phương tham gia) mặc nhiên coi lời kể của bà Thành là sự thật, họ cũng đã đi ngược lại tôn chỉ công khai của mình, là “tìm kiếm sự thật và công lý cho tất cả các bên trong vụ việc”.



Chủ đề số 4:
“Nhân sĩ, trí thức” với Đồng Tâm (1):
Nguyên Ngọc và ông Thành Hoàng quăng lựu đạn

Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động (là ông Lê Đình Kình) tử vong. Vì nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự thường xuyên hỗ trợ nhóm Lê Đình Kình từ năm 2017 đến nay, ngay ngày 10/01, họ đã ra một tuyên bố chung về vụ việc. Trong bản tuyên bố, họ đòi (1) công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai, (2) “mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc, (3) truy tố những người có sai phạm trong quá trình tranh chấp đất đai và vụ nổ súng ngày 09/01. Ngoài ra, một số thành viên nhóm này như Nguyễn Đăng Quang, Hoàng Hà (Sông Quê) cũng liên lạc với nguồn tin tại thôn Hoành để cập nhật các diễn biến mới.

Trong 1 tháng sau thời điểm đó, họ đã có thêm một số hoạt động để khai thác vụ việc – như viết đơn tố giác tội giết người, viết thư ngỏ gửi các lãnh đạo cấp cao và Liên Hiệp Quốc, viết bài tuyên truyền… Tuy những hoạt động này không gây tiếng vang bằng hoạt động của VOICE, chúng khá nhất quán về mặt thông điệp, và có thể liên quan đến một dự định lâu dài của Nguyễn Hữu Vinh, là gây sức ép thay đổi lên ngành Công an và Tư pháp.



a) Nhận định của các thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự về nguyên nhân của vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm sáng 09/01

Hiện nay, các thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự đang giải thích nguyên nhân của vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm sáng 09/01 theo ít nhất 2 hướng.

Trong hướng thứ nhất, Nguyễn Đăng Quang, Hà Sĩ Phu cho rằng chính quyền chủ định “tiêu diệt Lê Đình Kình” và bắt hết “tổ Đồng Thuận” để dằn mặt xã hội dân sự, để ngăn cấm quyền tự do hội họp mà “tổ Đồng Thuận” đang thực hiện qua các buổi họp nhóm hằng tuần, do thấy các cuộc họp của nhóm này “manh nha dẫn đến đa nguyên, đa đảng”. Hà Sĩ Phu, Tương Lai viết rằng “tổng chỉ huy để giết ông Lê Đình Kình là ông Nguyễn Phú Trọng”, với dẫn chứng rằng sau đó vài ngày, Chủ tịch Trọng đã tặng huân chương cho 3 CSCĐ hy sinh trong vụ việc.

Trong hướng thứ hai, Nguyên Ngọc và nhiều người khác cho rằng chính quyền đơn thuần muốn “cướp khu đất Đồng Sênh”. Nguyễn Hữu Vinh cho rằng con số thương vong quá lớn trong vụ việc là do công an có nghiệp vụ kém.



b) Những thông điệp tuyên truyền mà họ sử dụng

Các đơn thư, tuyên bố, bài viết của họ khá nhất quán về thông điệp tuyên truyền. Cụ thể, họ mô tả các đối tượng trong vụ việc như sau:


Đối tượng
Mô tả
Vụ việc
_ “Vụ giết người, cướp của”; trong đó ông Kình “bị bắn từ cự ly gần vào tim, vào đầu, bị đánh trật khớp đầu gối và chết”, gia đình ông bị cướp đất, tài liệu, tiền mặt và xe hơi.
Ông Kình
_ “Cụ Lê Đình Kình là một đại lão nông, năm nay đã 84 tuổi, là một chiến sĩ cách mạng, 58 tuổi đảng, là cựu chiến binh trung kiên của mấy cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, là bậc hiền nhân được nhân dân rộng rãi coi là một vị Bồ Tát nhân hậu và ôn hòa, luôn chủ trương chấp hành mọi chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trung thành triệt để với quyền lợi chính đáng của nhân dân”; “Cụ Kình, vị đại lão từ nay sẽ trở thành Thành Hoàng bất tử của làng Hoành ấy…” (trích lời Nguyên Ngọc).
Nhà nước
_ “Giết người, cướp của”.
_ Xóa bỏ mục tiêu ban đầu là “người cày có ruộng”, từ đó mất hết tính chính danh.
_ “Bưng bít thông tin” về vụ việc (qua những biểu hiện như chỉ cung cấp thông tin từ Bộ Công an, không để ai “lọt được vào Đồng Tâm để đưa tin”).
Công an
_ “Bắn vào người dân”, “giết người, cướp của”.
_ “Không theo bất cứ trình tự pháp luật nào”.
_ “Nghiệp vụ yếu kém”.

Như vậy, cũng như nhiều nhóm chống đối khác, Diễn đàn Xã hội Dân sự đang hướng sự chú ý của dư luận vào chi tiết giật gân nhất trong vụ việc, là việc CSCĐ bắn chết ông Kình. Các phát biểu của Nguyên Ngọc và Tương Lai cho thấy khi tuyên truyền, họ chủ động khai thác văn hóa làng xã và yếu tố “Đảng viên lão thành cách mạng”, với dụng ý tác động vào đối tượng nông dân và công chức, Đảng viên. Hiệu quả tuyên truyền của họ sẽ giảm đi nếu công chúng biết rõ hơn về bối cảnh tổng thể của vụ việc (như quá trình tranh chấp đất, biểu hiện bạo động và hành vi vi phạm pháp luật của “tổ Đồng Thuận”).

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, chân thành mà nói, chúng tôi nghĩ ông Nguyễn Đăng Quang hơi lẩm cẩm khi tin rằng “tổ Đồng Thuận” có thể phát triển thành một chính đảng, thành ngọn cờ đầu của quyền tự do hội họp ở Việt Nam. Một nhóm nông dân bạo động mang nặng tính chất dòng họ không có điểm gì chung với các chính đảng, hoặc các tổ chức dân sự thực hành quyền tự do hội họp trong quan niệm của các nước đa đảng. Gần đây ông Quang đã yếu nhiều, ông nên nhường phần việc của phong trào cho các thế hệ sau để bình tâm nghỉ ngơi.

Thứ hai, nếu ông Nguyên Ngọc muốn nhìn rõ bản chất của “Thành Hoàng” Lê Đình Kình, xin đọc ba đoạn trích từ bài viết của Lê Văn Bảy trên BBC, cho thấy nhóm Lê Đình Kình từng tung tin sai sự thật về giá đất ở Đồng Sênh, tàng trữ vũ khí, dọa giết người, gây rối và chửi bới chính quyền xã Đồng Tâm ngay trong cuộc họp:







Thứ ba, các “nhân sĩ, trí thức” không nên lờ đi một sự thật, rằng “tổ Đồng Thuận” đã thật sự dùng bom xăng và pháo nổ để tấn công CSCĐ trong sự kiện rạng sáng 09/01. Nếu họ che giấu vấn đề này để làm sai lệch hẳn bản chất của vụ việc, họ không xứng với cái danh trí thức:




Nếu các “nhân sĩ, trí thức” muốn Việt Nam có thêm dân chủ, họ nên đặt niềm tin vào những sinh hoạt chính trị mang tính chất thế quyền, lý tính, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, thay vì vào một vị “Thành Hoàng” nói dối như cuội và chỉ đạo con cái quăng bom xăng vào CSCĐ. Cuộc phong thánh của họ không che giấu được sự tầm thường của ông Lê Đình Kình, nó chỉ cho thấy họ ngày càng vin vào những thứ vô hình, do đã đánh mất quyền lực hữu hình để tác động đến chính trị.



Chủ đề số 5:      
“Nhân sĩ, trí thức” với Đồng Tâm (2):
Dụng ý đằng sau đề xuất “phi chính trị hóa ngành Công an”

Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động (là ông Lê Đình Kình) tử vong. Vì nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự thường xuyên hỗ trợ nhóm Lê Đình Kình từ năm 2017 đến nay, ngay ngày 10/01, họ đã ra một tuyên bố chung về vụ việc. Trong bản tuyên bố, họ đòi (1) công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai, (2) “mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc, (3) truy tố những người có sai phạm trong quá trình tranh chấp đất đai và vụ nổ súng ngày 09/01.

Khuynh hướng của bản tuyên bố này vẫn được duy trì trong những hoạt động mới nhất của họ:


Hoạt động
Chuyện sau cánh gà
Yêu sách
_ Ngày 20/01, 12 thành viên Diễn đàn ký đơn tố giác vụ giết ông Lê Đình Kình. Nội dung đơn và danh sách người ký thể hiện trong Ảnh 42.
_ Ngày 21/01, những người ký tên đem đơn đến nộp ở Viện Kiểm sát Tp. Hà Nội, và đăng ảnh, clip lên Facebook.
_ Nguyễn Quang A nói trên RFA hôm 22/01: “Thực sự chúng tôi không chỉ 12, 13 người ký mà trên mấy chục người đã bàn bạc với nhau mấy hôm nay. Cuối cùng có 12 người cùng ăn với nhau một buổi ăn tất niên tối hôm qua thì cùng ký”.
_ Nguyễn Nguyên Bình đứng tên đầu đơn, và làm người nhận hồi đáp.
Khởi tố vụ án hình sự đối với tội giết ông Lê Đình Kình.
_ Ngày 22/01, 4 thành viên CLB Lê Hiếu Đằng ký “Thư gửi các lãnh đạo hàng đầu về sự kiện Đồng Tâm”. Thư đưa ra 4 yêu sách, thể hiện trong Ảnh 43.
_ Thấy các lãnh đạo không hồi âm, ngày 01/02, họ chuyển thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để nhờ chuyển cho Liên Hiệp Quốc.
Huỳnh Tấn Mẫm nói trên RFA hôm 23/01: “Vừa rồi thì 4 anh em họp lại, phải nói là bức xúc trước tình hình Đồng Tâm…”. Bốn người ký tên gồm Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu, Tương Lai.
_ Yêu cầu giải trình về vụ nổ súng sáng sớm 09/01.
_ Yêu cầu truy cứu trách nhiệm của những người ra lệnh và thực hiện việc bắn ông Kình.
_ Yêu cầu không dùng truyền thông để “vu khống, thóa mạ” ông Kình khi chưa có phiên tòa xử ông.
_ Ngày 31/01, Nguyễn Hữu Vinh viết bài ‘An ninh công an VN: "Thanh bảo kiếm liệu đã bị mẻ cùn’?”, đăng trên BBC. Đầu bài, ông Vinh viết rằng vì ngành Công an vừa là công cụ, vừa là chỗ dựa chính trị của Đảng Cộng sản, ngành này đã trở thành “kiêu binh” có năng lực nghiệp vụ kém. Cuối bài, Vinh đưa ra một số yêu cầu sửa đổi ngành Công an, thể hiện trong Ảnh 44.
Không rõ nội tình. Tuy nhiên, một số cuộc phỏng vấn của BBC và RFA khi Nguyễn Hữu Vinh mới ra tù cho thấy Vinh đã dành nhiều thời gian trong tù để tìm cách thay đổi hệ thống tố tụng, tạm giam, thi hành án. Vinh nói sau khi ra tù, ông sẽ tiếp tục tìm cách tác động đến “văn bản pháp luật của Quốc hội ban hành”, “từ luật thi hành án cho đến (…) văn bản dưới luật (…) của chính phủ và thông tư của Bộ Công an”. Có thể bài viết của Vinh là sự tiếp nối của những dự định đó. 1000 trang viết trong tù của Vinh có thể cho biết thêm chi tiết.
Phi chính trị hóa ngành Công an. Cụ thể:
_ Ngành Công an phải phục vụ người dân thay vì Đảng.
_ Bỏ dần lực lượng an ninh, cho đến khi ngành Công an chỉ còn 2 chức năng là cảnh sát và phản gián.
_ Chuyển các chức năng như quản lý trại giam, hộ tịch hộ khẩu, xuất nhập cảnh cho những ngành khác.
_ Tuyển người ở các ngành nghề khác rồi đào tạo ngắn hạn, thay vì tuyển học sinh phổ thông vào trường Công an.
_ Để Quốc hội, các đoàn thể quần chúng, báo chí giám sát ngành Công an.
_ Công an không tham gia cơ quan dân cử.
_ Sáng 01/02, khi nhóm Nguyễn Quang A đến thôn Hoành thắp hương cho ông Kình, họ nhận từ gia đình của các bị cáo “một tập 9-10 cái đơn yêu cầu luật sư”, và giúp chuyển số đơn này đến các luật sư trong buổi chiều cùng ngày (Ảnh 09).
_
_

Ảnh 42 – Nội dung đơn tố giác vụ giết ông Lê Đình Kình:



Ảnh 43 – Bốn yêu sách trong thư gửi lãnh đạo của 4 thành viên CLB Lê Hiếu Đằng:



Ảnh 44 – Các yêu sách cuối bài viết của Nguyễn Hữu Vinh:



Ảnh 09 – Nguyễn Quang A giúp gia đình các bị cáo chuyển đơn thuê luật sư:



Như vậy, khi Diễn đàn Xã hội Dân sự khai thác vụ Đồng Tâm, họ tập trung hoàn toàn vào mảng đấu tranh pháp lý và đòi thay đổi hệ thống Công an, Tư pháp. Song song với họ, VOICE đang tập trung vào mảng truyền thông, vận động nước ngoài và kinh tài. Từ bối cảnh này, có thể đưa ra 3 dự đoán (không chắc đúng ^^):

Thứ nhất, hai cựu công an là Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Đăng Quang có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động liên quan đến Đồng Tâm mà Diễn đàn sắp thực hiện.

Thứ hai, họ có thể sẽ phối hợp với nhóm luật sư để thực hiện các hoạt động đó.

Thứ ba, họ và các luật sư có thể sẽ phối hợp với VOICE trong 2 việc. Một là thu thập bằng chứng để phục vụ quá trình bào chữa, tố tụng. Hai là vận động nước ngoài gây sức ép lên Việt Nam để thay đổi ngành Công an và Tư pháp (thông qua những chuẩn mực quốc tế như Công ước Chống Tra tấn).

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, như đã đề cập trong phần trước, các “nhân sỹ, trí thức” trong Diễn đàn nên chấp nhận một thực tế rằng “tổ Đồng Thuận” đã tàng trữ vũ khí, đe dọa giết người, và dùng pháo nổ, bom xăng để tấn công CSCĐ. Nếu họ lờ đi những sự thật đã quá rõ ràng này để bóp méo bản chất của vụ việc, thì cái danh “trí thức” của họ rất đáng bị xét lại.

Thứ hai, trong những yêu cầu cải cách mà Nguyễn Hữu Vinh đặt ra cho ngành Công an, có một số là khả thi, còn số khác là bất khả thi. Việc để công chúng và báo chí giám sát công an đang được thực hiện dần, qua những giải pháp nhỏ như cho phép người dân quay phim CSGT từ ngày 15/01/2020. Việc “chuyển các chức năng như quản lý trại giam, hộ tịch hộ khẩu, xuất nhập cảnh cho những ngành khác” thực ra đã được Trung Quốc thực hiện. Trong khi đó, các yêu sách liên quan đến việc “phi chính trị hóa ngành Công an” đơn giản là không tích hợp được với mô hình chính trị mà Việt Nam đang áp dụng. Là người có hiểu biết về khoa học chính trị, ông Vinh chắc chắn hiểu rõ điều này. Vì vậy, bài viết của ông không phải là một đề xuất cải thiện ngành Công an; nó chỉ mượn vấn đề này để vận động dư luận trong và ngoài ngành, để gây sức ép đòi thay đổi thể chế.

Thứ ba, không nên hiểu lầm rằng các nước đa đảng không có lực lượng an ninh. Dưới đây là một đoạn trích trên trang Wikipedia về FBI, cho thấy cơ quan này đã dành khá nhiều nỗ lực để cản trở các hoạt động dân quyền tại Mỹ trong thế kỷ trước. Các bạn có thể tìm từ khóa “COINTELPRO” trên Google để có thông tin chi tiết hơn:





Chủ đề số 6:
Đảng Việt Tân trình kiến nghị về vụ Đồng Tâm lên Mizuho:
khủng bố bênh khủng bố?

Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động (là ông Lê Đình Kình) tử vong. Ngày 12/01, Trịnh Bá Phương kêu gọi cộng đồng gửi tiền để phúng viếng ông Kình và giúp đỡ gia đình ông, thông qua tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh. Ngày 17/01/2020, Phương thông báo rằng Vietcombank đã vô hiệu hóa tài khoản ngân hàng mà Thúy Hạnh dùng để “nhận tiền phúng viếng” ông Kình. Chỉ gần 2 giờ sau, Nguyễn Anh Tuấn (nhân viên VOICE) kêu gọi “các tổ chức nhân quyền” báo cáo vấn đề này với tập đoàn Mizuho, cổ đông nắm 15% cổ phần của Vietcombank, để buộc Vietcombank trả lại khoản “tiền phúng viếng”. Tiếp thu ý tưởng của Tuấn, ngày 20/01, đảng Việt Tân kêu gọi ký tên vào kiến nghị gửi ngân hàng Mizuho và FED, để gây sức ép khiến Vietcombank phải thực hiện yêu sách vừa kể:




Ngày 05/02, Lê Đạt (thành viên nhóm “Hiệp hội Người Việt tại Nhật”, “Zombie Nguyễn” và “Antichicom”) đã đến trụ sở tập đoàn Mizuho để trao kiến nghị của Việt Tân. Chi tiết này xác nhận rằng nhóm “Hiệp hội Người Việt tại Nhật” và “Antichicom” là tổ chức con của Việt Tân, như giả định đặt ra hồi tháng 8 và 9 năm ngoái, khi Antichicom tổ chức một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc, chống Cộng, ủng hộ Hong Kong tại Tokyo và Osaka:











Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, Mizuho và các nhà đầu tư khác không thể trách Vietcombank, khi ngân hàng này chỉ thực hiện đúng quyền và trách nhiệm hợp pháp của mình trong vụ việc.

Cụ thể, Điểm c, Khoản 1, Điều 24 Luật An ninh Quốc gia năm 2004 quy định:



Điều 3 và Điều 8 Nghị định 122/2013/NĐ-CP “quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố” có đoạn:





Thứ hai, nếu Vietcombank nói với Mizuho rằng tác giả của bản kiến nghị chính là Việt Tân, rồi cho họ xem bộ phim “Khủng bố ở Little Saigon”, thì giá trị của đợt vận động sẽ giảm xuống gần như bằng 0. Việc một tổ chức khủng bố bênh vực một hành động khủng bố không phải là lý do phù hợp để Mizuho gây sức ép lên Vietcombank. Để đảng Việt Tân soạn và nộp kiến nghị này là một sai lầm ngớ ngẩn của các nhà dân chửi.



Chủ đề số 7:
Nhìn lại quan hệ giữa Ngọc Anh Rolland với VOICE và Lao Động Việt

Sau vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm sáng 09/01, các thành viên, thân hữu của Lao Động Việt như Tường An và Ngọc Anh Rolland đã cộng tác với VOICE trong một loạt các hoạt động – như phát động “Cầu nguyện Cho Đồng Tâm”, quyên tiền hỗ trợ nhóm Lê Đình Kình, thành lập trung tâm điều phối thông tin mang tên “Nhóm Hành động Vì Đồng Tâm”, công bố báo cáo và vận động quốc tế… Qua theo dõi, được biết sau khi Phạm Đoan Trang được RSF trao “Giải thưởng Tự do Báo chí” vào tháng 09/2019, Ngọc Anh và Tường An đã tổ chức một buổi giới thiệu sách của Đoan Trang ở Pháp, đồng thời tổ chức 2 đợt quyên tiền cho Đoan Trang in sách và chữa bệnh. Dưới đây là một số thông tin bổ sung về mối quan hệ giữa nhà Rolland với Lao Động Việt và với VOICE trong quá khứ.



a) Quan hệ giữa nhà Rolland và Lao Động Việt

Một bài viết trên VOV năm 2012 cho biết Ngọc Anh sống tại thành phố Lyon, vùng Rhône, Pháp từ năm 1993. Sau khi kết hôn với Franck Rolland (ID Facebook: 100009932077319), Ngọc Anh thành lập Hội Văn hóa người Việt vùng Rhône:



Franck Rolland là Chủ tịch chi nhánh Rhône của nghiệp đoàn FO (Force Ouvrière).         

Năm 2015, Ngọc Anh Rolland viết một bài về vấn đề nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam, đăng trên trang Nhịp Cầu Thế Giới. Bài viết được minh họa bằng ảnh Ngọc Anh và chồng chụp trong một cuộc biểu tình của FO:



Ngày 26/05/2016, FO hỗ trợ nhóm Tường An soạn thảo bản cương lĩnh mới của Lao Động Việt. Ít lâu sau, ngày 05/10/2016, nhóm Trần Ngọc Thành và Đỗ Thị Minh Hạnh tách khỏi Lao Động Việt:





Vào dịp Giáng sinh năm 2017, Tường An (Lao Động Việt) và Đinh Thảo (VOICE) ăn tối với gia đình Franck và Ngọc Anh:



Trong diễn từ chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Pháp hôm 27/03/2018, Tổng thống Pháp Macron đã khen ngợi những cải cách mới trong quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền của Việt Nam. Đáp lại, ngay trong ngày, Franck Rolland lấy danh nghĩa Chủ tịch chi nhánh Rhône của nghiệp đoàn FO để viết thư ngỏ, công kích rằng Macron đã “bảo lãnh cho một nhà nước đàn áp”:


Sau khi dự buổi giới thiệu sách của Đoan Trang tại Lyon hồi tháng 09/2019 (do Ngọc Anh tổ chức), Franck nói với BBC rằng mình đã làm việc với Lao Động Việt, theo dõi hồ sơ của nhóm này và giúp họ tổ chức các cuộc họp:


Cần làm rõ việc Franck Rolland hỗ trợ Lao Động Việt xuất phát từ tình cảm cá nhân, hay từ chính sách chung của FO. Nếu FO có chủ trương này, thì vấn đề có thể đáng quan tâm vì 2 lý do.

Thứ nhất, trong thế kỷ 20, FO là một công cụ mà CIA và NED dùng để chống Cộng. Vấn đề này được đề cập trong trang Wikipedia tiếng Anh về FO và một bài viết năm 2008 trên báo Người Lao Động:





Thứ hai, hồi năm 2006, Việt Tân từng đề nghị FO và CFTC “hỗ trợ công nhân Việt Nam thành lập công đoàn độc lập”. CFTC nhận lời, còn phản ứng của FO không được nói rõ:

                                                                                                              

b) Quan hệ giữa Ngọc Anh Rolland và VOICE

Ngọc Anh đã gặp Đoan Trang và Lê Thị Minh Hà (vợ Nguyễn Hữu Vinh) ít nhất từ năm 2015:



Từ tháng 9 đến tháng 12/2017, VOICE và Lê Thị Minh Hà có một đợt vận động ở châu Âu nhân kỳ UPR ở Việt Nam. Trước và trong khoảng thời gian này, Đinh Thảo thỉnh thoảng xuất hiện cùng Ngọc Anh, nên có thể Ngọc Anh giúp đỡ Thảo trong giai đoạn đó:






Ngày 21/09/2019, Ngọc Anh dùng danh nghĩa Hội Văn hóa Người Việt vùng Rhône để tổ chức buổi hội thảo “Tự do ngôn luận tại CHXHCN Việt Nam”, trong đó Trịnh Hữu Long là diễn giả chính, còn Ngọc Anh giới thiệu sách của Đoan Trang, và quyên tiền để Trang in sách. Tường An viết bài tường thuật sự kiện này:





Sau khi phối hợp với VOICE trong “Nhóm Hành động Vì Đồng Tâm”, Ngọc Anh và Tường An tiếp tục giúp NXB Tự Do của Phạm Đoan Trang tổ chức một sự kiện tái bản sách:




c) Kết luận

Qua các thông tin trên, có thể thấy Franck Rolland của nghiệp đoàn FO đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Lao Động Việt. Ngọc Anh (vợ Franck) và Tường An (cán bộ Lao Động Việt) đã hợp tác chặt chẽ với tổ chức VOICE từ tháng 09/2019 đến nay.

Vì cả Franck Rolland, Tường An lẫn VOICE đều thể hiện thái độ thù địch rất rõ ràng với chế độ chính trị ở Việt Nam, có căn cứ để tin rằng Lao Động Việt là một tổ chức chế độ, chứ không đơn thuần là một tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động như họ tuyên bố.



 Link tư liệu (xếp theo trình tự thời gian):



* Về những tương tác mới giữa giới chống đối và gia đình “tổ Đồng Thuận”:

_ “…Sáng nay tôi lại đến Đồng Tâm , hôm qua tôi đi đường từ Xuân Mai, hôm nay tôi đi đến cầu Ba Thá và theo xe ôm vào cổng làng Hoành. Tầm trưa 12 giờ tới nơi, tôi vào Đình làng Hoành lễ , khoảng 13 giờ 30 tôi gặp 1 ông ngoài 60 và 1 nam thanh niên 25 tuổi cũng đến làng Hoành. 3 chúng tôi ngồi trò chuyện 2 vị kia cho biết vì nghe chuyện cụ Kình nên muốn đến để biết rõ chuyện…” – Nguyễn Quốc Kiên (FB cá nhân), 15/01/2020, 14:19

facebook.com/photo.php?fbid=169203464309049&set=a.101542004408529&type=3

_ “Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này” – Tuấn Khanh (FB cá nhân), 23/01/2020, 01:17

Trích: “…Trên thực tế, lẽ ra tôi cũng có tham gia vào chuyện gây quỹ nhưng do tập trung vào việc đưa tin tức cập nhật về Đồng Tâm, nên tôi nhắn cô Hạnh hãy giúp cho gia đình cụ Lê Đình Kình. (…) Dạ không, mọi tiền phúng điếu trực tiếp hôm đám tang thì gia đình vẫn nhận được…”.

facebook.com/photo.php?fbid=10156972807968181&set=a.416766308180&type=3

_ “…Ở căn nhà cụ Kình và nhà của anh Lê Đình Chức lúc đó có khoảng 30 người, nhưng hầu hết đã bị ngạt hơi cay, có người nhìn thấy cụ Bùi Viết Hiểu còn bị bất tỉnh trước khi bị CSCĐ lôi đi. Anh Lê Đình Quang lúc đó đã cố nhảy khỏi nhà để chạy, nhưng lại bị đàn cho béc giê đuổi theo giằng xé, sau đó anh Quang lại bị CSCĐ đánh đập rất tàn bạo.  Còn nhiều chi tiết cho thấy rằng lực lượng CSCĐ đã khống chế tất cả người dân Đồng Tâm. Người dân Đồng Tâm không hề phản kháng và cũng không thể phản kháng được trong hoàn cảnh đó và càng không thể liên quan đến cái chết của 3 viên CSCĐ (nếu có)…” – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 23/01/2020, 10:46

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/posts/2450454805216208

_ “Trong lễ tang cụ Kình, gia đình đã chuẩn bị 3 nghìn chiếc khăn xô trắng cho bà con làng xóm đội tang đưa tiễn cụ Kình, những người đến sau đã hết khăn xô nhưng vẫn cùng đi đưa tiễn cụ Kình về nơi an nghỉ cuối cùng. Người đưa tiễn cụ Kình khoảng 4-5 nghìn người, an ninh mật vụ khoảng 500 người đi theo, bất cứ ai đưa máy ra quay thì đều bị khống chế.  Còn lại một ít hình ảnh trong lễ tang, những người dân đội khăn tang đến viếng cụ Kình đã không thể cầm được nước mắt tiếc thương cụ Kình, thương vì cụ Kình bị cộng sản tra tấn, rồi sát hại với hình thức rất man rợ…” – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 26/01/2020, 17:09

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/posts/2453131528281869

_ “Dưới đây là một số vỏ đạn, đầu đạn còn sót lại lại tại hiện trường nhà của cụ Kình và nhà chú Chức con trai cụ Kình, hình ảnh các loại đạn đồng do CSCĐ dùng các loại súng quân dụng bắn và bắn đạn hơi cay, đạn cao su...” – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 27/01/2020, 14:41

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/posts/2453805114881177

_ “Tội ác cộng sản qua lời kể của nhân chứng, cụ bà Dư Thị Thành” – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 29/01/2020, 22:47

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/posts/2455606331367722

_ “Vụ Lê Đình Kình: Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành” – Lã Minh Luận (BBC), 30/01/2020

bbc.com/vietnamese/forum-51311788

_ “Bổ sung thông tin: nhà ông Lê Đình Hợi và giờ bắt đầu xảy ra đụng độ 3am đến lúc kết thúc là 4am. Thượng tá Thịnh, thiếu úy Quân, trung úy Huy thuộc nhóm CSCĐ2.” – Nhat Dinh (FB cá nhân), 30/01/2020, 12:17

facebook.com/photo.php?fbid=10213870485991207&set=a.10213728167433332&type=3&theater

_ “Anh Chức con cụ Kình đã chết. Thật xót xa, càng thêm căm thù lũ mọi rợ. xin chân thành gửi lời chia buồn sâu sắc đến GĐ” – Hiếu Trần (FB cá nhân), 31/01/2020, 01:24

facebook.com/permalink.php?story_fbid=811109192720108&id=100014631042334

_ “Vợ ông Lê Đình Kình, bà Dư Thị Thành kể gì về biến cố 9/1 sau khi lực lượng công an đến Thôn Hoành vào sáng sớm và bắt giữ nhiều người?” – BBC (trang FB), 31/01/2020, 13:35

facebook.com/watch/?v=323362525234167

_ “Chuyện kể từ thôn Hoành!  Chúng tôi về thôn Hoành trong tiết trời se lạnh của ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Cái lạnh thời tiết cùng với thông tin về Đồng tâm, về cái chết đầy u uất của cụ Kình làm cho cái lạnh có vẻ lạnh thêm…” – Nguyễn Ngọc Nam Phong (FB cá nhân), 31/01/2020, 22:16

facebook.com/gioan.namphong/posts/1819259711540973

_ “NHỮNG NGHI VẤN VỀ CÁI CHẾT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH VÀ 3 CẢNH SÁT. Ông Trịnh Bá Phương đặt câu hỏi về cái chết thêm thảm của cụ Kình cũng như những uẩn khúc về việc 3 cảnh sát bị cho là chết cháy” – Tường An (FB cá nhân), 22/01/2020, 23:19

facebook.com/tuong.an.5/posts/1768198876647283

_ “Tiến sỹ Quang A: Chúng tôi tận mắt thấy gì ở Đồng Tâm?” – BBC, 03/02/2020

bbc.com/vietnamese/vietnam-51348562

_ “Chuyện kể từ thôn Hoành: Ai sẽ trả lại tuổi thơ cho các con!” – Nguyễn Ngọc Nam Phong (FB cá nhân), 03/02/2020

facebook.com/gioan.namphong/posts/1822435044556773

_ “Hôm nay ngày 6/2/2020 tôi nhận được lời mời gặp của nhân viên sứ quán Hoa Kỳ. Ba viên chức ĐSQ Hoa Kỳ gặp tôi, đại diện là bà Michele Roulbet trưởng bộ phận nội chính phòng chính trị của ĐSQ Hoa Kỳ. (…) Dưới đây là bức thư kêu cứu của cụ bà Dư Thị Thành…” – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 06/02/2020, 16:33

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/posts/2461542170774138

_ “Đồng Tâm: Sứ quán Hoa Kỳ tại VN tiếp xúc với nhà hoạt động” – BBC, 07/02/2020

bbc.com/vietnamese/vietnam-51405667

_ “Sáng mùng 8 tết chúng tôi có một cuộc hẹn với nhà văn Đỗ Hoàng Diệu. Cuộc hẹn gặp mặt đầu xuân sau khi Diệu về quê thăm mẹ bị ốm trở ra HN để ngay ngày hôm sau phải bay về Mỹ. (…) Một ý kiến đột ngột đưa ra, chúng ta nên đến thắp hương cho cụ Kình…” – Huong Lan (FB cá nhân), 07/02/2020, 11:04

facebook.com/huong.lan.77582359/posts/1427785757392639



* Về lời kể của bà Lê Thị Thành:

_ “Tội ác cộng sản qua lời kể của nhân chứng, cụ bà Dư Thị Thành” – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 29/01/2020, 22:47

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/posts/2455606331367722

_ “Vụ Lê Đình Kình: Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành” – Lã Minh Luận (BBC), 30/01/2020

bbc.com/vietnamese/forum-51311788

_ “Hôm nay ngày 6/2/2020 tôi nhận được lời mời gặp của nhân viên sứ quán Hoa Kỳ. Ba viên chức ĐSQ Hoa Kỳ gặp tôi, đại diện là bà Michele Roulbet trưởng bộ phận nội chính phòng chính trị của ĐSQ Hoa Kỳ. (…) Dưới đây là bức thư kêu cứu của cụ bà Dư Thị Thành…” – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 06/02/2020, 16:33

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/posts/2461542170774138



* Về những hoạt động của Diễn đàn Xã hội Dân sự để khai thác vụ Đồng Tâm:

_ “Đâu là mục đích và mục tiêu trận tập kích vào Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020?” – Nguyễn Đăng Quang, 21/01/2020

baotiengdan.com/2020/01/22/dau-la-muc-dich-va-muc-tieu-tran-tap-kich-vao-dong-tam-rang-sang-9-1-2020/

_ “381. Đơn tố giác tội giết cụ Kình và yêu cầu khởi tố vụ án hình sự” – Blog Ba Sàm, 21/01/2020

basamnguyenhuuvinh.wordpress.com/2020/01/21/381-don-to-giac-toi-giet-cu-kinh-va-yeu-cau-khoi-to-vu-an-hinh-su

_ “Sáng nay mấy cụ cao niên đến viện kiểm sát Hà Nội, nộp đơn tố giác vụ cụ Kình bị sát hại. Gần 9h30 mà các cụ vào phòng tiếp dân ko thấy ai. Cụ gần nhỏ tuổi nhất là nhà em đi vào phía trong gọi, bấy giờ mới có người ra tiếp…” – Đặng Bích Phượng (FB cá nhân), 21/01/2020, 13:12

facebook.com/photo.php?fbid=2256473047787819&set=a.143836699051475&type=3

_ “Thư gửi các lãnh đạo hàng đầu về sự kiện Đồng Tâm” – bốn người trong CLB Lê Hiếu Đằng, 22/01/2020

baotiengdan.com/2020/01/22/thu-gui-cac-lanh-dao-hang-dau-ve-su-kien-dong-tam/

_ “Nhà nước không thể bóp méo sự thật về Đồng Tâm!” – RFA, 22/01/2020

rfa.org/vietnamese/in_depth/where-thetrue-story-after-all-about-dongtam-dispute-01222020073943.html

_ “Vì sao chúng tôi đòi điều tra cái chết của cụ Kình?” – BBC phỏng vấn Nguyễn Quang A, 23/01/2020

bbc.com/vietnamese/media-51214894

_ “Khẳng khái lên tiếng với lãnh đạo Nhà Nước về vụ Đồng Tâm” – Thanh Trúc (RFA), 23/01/2020

rfa.org/vietnamese/in_depth/open-letter-regarding-dongtam-to-top-leaders-in-vn-01232020094105.html

_ “GS Tương Lai: 'Vụ Đồng Tâm là một việc làm không sáng suốt'” – Quốc Phương (BBC), 26/01/2020

bbc.com/vietnamese/vietnam-51248383

_ “Công an Việt Nam cần đổi mới gấp để không thành ‘bảo kiếm cùn’” – Nguyễn Hữu Vinh (BBC), 31/01/2020

bbc.com/vietnamese/forum-51321650

_ “TÔI TỐ CÁO” – BVN, 04/02/2020

boxitvn.net/bai/68253

_ “Vụ Đồng Tâm: Nhân sĩ Việt Nam gửi thư đến Tổng Thư ký LHQ kêu gọi can thiệp” – RFA, 04/02/2020

rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-intellectuals-calls-un-for-urgent-investigating-the-attack-dongtam-02042020124747.html



* Về những hoạt động mới của đảng Việt Tân để khai thác vụ Đồng Tâm:

_ “Sáng nay tôi cùng nhiều cô chú anh chị em người Việt tại Nhật đã đến bản bộ ngân hàng Mizuho (đầu tư 15% vào VietComBank) tại Tokyo để trao kiến nghị thư yêu cầu ngân hàng Mizuho phải làm việc cũng như hối thúc ngân hàng VietcomBank trao trả toàn bộ số tiền phúng điếu của nhà cụ Kình đã được gửi từ rất nhiều anh chị người Việt trên khắp năm châu…” – Le Dat (FB cá nhân), 05/02/2020, 18:26

facebook.com/datnhox.vn/posts/2754326871320737?__tn__=-R

_ “Phái đoàn người Việt tại Nhật gặp ngân hàng Mizuho!” – Hoàng Tứ Duy (FB cá nhân), 06/02/2020, 06:51

facebook.com/hoangtuduy71/posts/2448426572137539



* Về quan hệ giữa Ngọc Anh Rolland, Lao Động Việt và VOICE

_ “Các Công Đoàn tại Pháp Hỗ Trợ Phong Trào Đấu Tranh Của Công Nhân tại Việt Nam” – Việt Tân, 01/05/2006

Trích: “…Nhân ngày Ngày Quốc Tế Lao Động 1/05 và cũng trong chiều hướng hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của công nhân tại Việt Nam, cơ sở Việt Tân tại Pháp đã liên lạc với các công đoàn Pháp để trình bày về tình trạng bóc lột, những vi phạm nhân phẩm mà công nhân tại Việt Nam phải thường xuyên chịu đựng, và nhu cầu cần hỗ trợ công nhân Việt Nam thành lập công đoàn độc lập. Hai công đoàn lớn thứ 3 và thứ 4 của Pháp là FO (Force Ouvrière) và CFTC (Confédération Générale des Travailleurs Chrétiens) đã ngỏ ý mời phái đoàn người Việt Tự Do tại Pháp tham gia cuộc tuần hành truyền thống, kỷ niệm Ngày Quốc Tế Lao Động 1/05/2006. (…) Cô Trần Dung Nghi, đại diện cho phái đoàn Việt Nam, đã được ban tổ chức FO mời lên để tường trình về tình trạng và những khó khăn mà công nhân tại Việt Nam đang gặp phải. Những con số về lương bổng và điều kiện lao động tại Việt Nam đã tạo xúc động cho những đại biểu hiện diện và lời kêu gọi của cô Nghi để hỗ trợ công nhân Việt Nam thành lập công đoàn độc lập đã được các đại biểu nhiệt liệt vỗ tay hưởng ứng…”.

webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:fsGz0ePWmGYJ:viettan.org/cac-cong-doan-tai-phap-ho-tro-phong-trao-dau-tranh-cua-cong-nhan-tai-viet-nam/+&cd=3&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=firefox-b-d

_ “CIA chống cộng ở Pháp” – NLĐ, 13/01/2008

Trích: “…Nội bộ CGT từ năm 1944 đã có những rạn nứt. Một nhóm thành viên của CGT dưới sự lãnh đạo của Léon Jouhaux và nhất là Robert Bothereau âm thầm tập hợp những người có xu hướng chống cộng trong nghiệp đoàn. Mùa đông 1944, nhóm này ra tờ báo Résistance ouvrière. Mùa thu năm 1946, Bothereau thành lập các nhóm gọi là “những người bạn của FO (Force ouvrière – lực lượng thợ thuyền)”, tiền thân của nghiệp đoàn FO sau này.  Mục tiêu của FO là thôn tính toàn bộ CGT nhưng ý đồ này không thể thực hiện bởi thiểu số không thể thắng đa số. FO thay đổi chiến lược, thiết thực nhất là tách khỏi CGT lôi kéo theo nhiều thành viên của CGT. Mục tiêu này đã đạt được vào cuối năm 1947 nhờ tiền tài trợ của FTUC (Ủy ban Nghiệp đoàn Tự do), chi nhánh của AFL ở nước ngoài. Chủ tịch của FTUC là Jay Lovestone cũng là người của CIA…”.

nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/cia-chong-cong-o-phap-212449.htm

_ “Sự thật về Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ” – Cảnh sát Toàn cầu, 21/12/2010

Trích: “…Cho tới cuối đời, Brown vẫn không ngừng thọc tay vào nội bộ tổ chức nghiệp đoàn Pháp Force Ouvrière…”.

cstc.cand.com.vn/Canh-sat-toan-cau/Su-that-ve-Quy-quoc-gia-vi-dan-chu-My-171365/

_ “Kiều bào Giao lưu và phát triển văn hóa Việt Nam tại Pháp” – Vietnam+, 16/03/2012

vov.vn/nguoi-viet/giao-luu-va-phat-trien-van-hoa-viet-nam-tai-phap-203335.vov

_ “Nhân tổng đình công ở Pháp: TẠI SAO CẦN NGHIỆP ĐOÀN ĐỘC LẬP?” – Ngọc Anh Rolland (Nhịp Cầu Thế Giới), 09/04/2015

nhipcauthegioi.hu/goc-nhin/Nhan-tong-dinh-cong-o-Phap-TAI-SAO-CAN-NGHIEP-DOAN-DOC-LAP-4634.html

_ “Khi những người phụ nữ ngồi lại với nhau......Cảm ơn chị Hà, chị Ánh, cảm ơn Trang, Uyên đã dành thời gian để chị em được gặp nhau nói chuyện bếp núc, chồng, con, cháu nội, cháu ngoại” – Ngọc Anh Rolland, 19/08/2015

Trong ảnh có Đoan Trang, Lê Thị Minh Hà.

facebook.com/ngocanh.rolland/posts/1127237527290798

_ “BẢN CƯƠNG LĨNH CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT TỰ DO” – 08/2016

Trích: “…Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (Lao Động Việt) họp ngày  26/5/2016 tại Paris với sự hỗ trợ của Liên Đoàn Sức mạnh Công nhân khối Công nhân viên chức và Y Tế đã quyết định soạn thảo bản Cương lĩnh sau đây:…”.

laodongviet.org/2016/10/02/ban-cuong-linh-cua-lien-doan-lao-dong-viet-tu-do/

_ “Stay calm, be patient ! we were (not) talking just about Belgium beer !” – Ngọc Anh Rolland, 19/08/2017

Trong ảnh có Duong Tu và Đinh Thảo.

facebook.com/ngocanh.rolland/posts/1795082160506328

_ “Valentin tự hào mời cả nhà 2 món bánh mà chàng đã cùng mẹ chuẩn bị. Để cảm ơn chàng, anh Noel đã tặng chàng những món quà mà chàng mong ước và "còn hơn cả thế nữa", như lời chàng nói. "Maman, con suýt nữa vỡ tim vì sung sướng", chàng vẫn còn rên rỉ khi ôm mẹ ngủ.” – Ngọc Anh Rolland, 27/12/2017

Trong ảnh có Tường An, Đinh Thảo và Phap Nguyen (Franck Rolland).

facebook.com/ngocanh.rolland/posts/1937163259631550

Franck Rolland là thành viên của công đoàn này:

facebook.com/pg/Fédération-Force-Ouvrière-des-Territoriaux-349381515098328

_ “F. ROLLAND (nghiệp đoàn FO tỉnh Rhône): KHÔNG THỂ BẢO LẢNH CHO MỘT NHÀ NƯỚC ĐÀN ÁP !  Sau khi nghe bài phát biểu của Tổng Thống Pháp Emanuel Macron ngày 27/3 trong dịp tiếp ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Franck Rolland (chủ tịch Nghiệp đoàn FO của tỉnh Rhône) đã viết một lá thư gửi Tổng Thống Macron để bày tỏ cảm tưởng của mình, trong đó ông cho biết hợp tác để phát triển kinh tế phải đi đôi với những điều kiện tự do phản biện, tự do tôn giáo, tự do thành lập Nghiệp đoàn....một điều mà VN chưa thực hiện…” – Lao Động Việt, 01/04/2018

facebook.com/laodongviet/posts/2633723473343978

_ “Hội Văn hóa Người Việt Vùng Rhône và Viện Nghiên cứu Á đông trường đại học École Normale Supérieure Lyon chân thành cảm ơn các vị khách mời đã tới dự buổi nói chuyện bàn tròn chủ đề "Tự do ngôn luận tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" ngày thứ bảy 21/9/2019 vừa qua.  Trân trọng cảm ơn ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Luật khoa tạp chí cho bài diễn thuyết đầy đủ về thông tin. Cảm ơn tác giả Phạm Đoan Trang cùng Nhà xuất bản Tự Do cho sự dũng cảm của các anh chị…” – ACVR, 23/09/2019

facebook.com/ACVR69/posts/1766171493527096?__tn__=-R

_ “Giải thưởng Tự do báo chí của nhà báo Phạm Đoan Trang và Quyền tự do phát biểu tại Việt Nam” – Tường An (RFA), 29/09/2019

rfa.org/vietnamese/in_depth/freedom-of-the-press-award-of-pham-doan-trang-09222019115026.html

_ “…Xin chân thành cảm ơn các cô bác, anh chị đã tới dự buổi giới thiệu sách của Phạm Đoan Trang ngày hôm qua, thứ ba 24/9/2019 tại Viện Nghiên cứu Quốc gia Pháp về Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông. (…) Cảm ơn INALCO đã đứng ra tổ chức sự kiện. Cảm ơn quý Viện đã nhận bộ sách của Phạm Đoan Trang cho tủ sách tham khảo nghiên cứu của Viện.  Cảm ơn anh Võ Trần Nhật đã điều phối thành công buổi giới thiệu sách. Các nhận xét của anh về hai cuốn sách Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực đã được ghi chép lại cẩn thận để chuyển cho tác giả…” – ACVR, 25/09/2019

facebook.com/ACVR69/posts/1768634996614079?__tn__=-R



No comments:

Post a Comment