Saturday, June 27, 2020

Làng dân chủ chia rẽ vì Trump (p.4): Tiếp tục sa lầy trong hận thù và đô-la Mỹ?




Từ khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, bộ phận người Việt thân phương Tây đã liên tục tranh cãi với nhau về nhân vật này, dẫn đến tình trạng chia rẽ sâu sắc. Mức độ chia rẽ đã gia tăng trong nửa đầu năm 2020, do kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần, còn Trump liên tục mất uy tín vì cách phản ứng trước dịch COVID-19 và phong trào biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát, bảo vệ quyền sống của người da đen. Kỳ cuối cùng của loạt bài sẽ được dành để dự đoán tương lai của mâu thuẫn giữa bên “phò Trump” và bên “chống Trump” trong làng dân chủ.

Như 3 kỳ trước của loạt bài đã trình bày, mâu thuẫn giữa những người Việt “phò Trump” và “chống Trump” được hình thành và duy trì nhờ ít nhất 3 yếu tố:
(1) Cuộc khủng hoảng của “trật tự Mỹ”.
(2) Việc bộ phận người Việt thân phương Tây quá lệ thuộc vào “trật tự Mỹ”.
(3) Việc các nhóm đối lập với Nhà nước Việt Nam quá lệ thuộc vào tâm lý bài Trung Quốc cực đoan.

Sự chia rẽ đến mức độ một số nhân tố trong làng zân chủ như Trịnh Hữu Long lên tiếng khuyên giải cả hai bên cần tôn trọng sự thật, tránh lan truyền tin giả, tránh rơi vào “tiêu chuẩn kép”, đối xử với người khác theo cách mình muốn được đối xử, cần tôn trọng bên đối nghịch, tôn trọng sự khác biệt, tranh luận phải dựa trên nền tảng kiến thức, giữ thái độ cầu thị trước những lời chỉ trích, để liên tục học hỏi cái mới....

Chưa có dấu hiệu cho thấy các bên được “Khuyên giải” nhận thức và giải quyết được việc bộ phận người Việt thân phương Tây quá lệ thuộc vào “trật tự Mỹ” và việc các nhóm đối lập với Nhà nước Việt Nam quá lệ thuộc vào tâm lý bài Trung Quốc cực đoan. Yếu tố cuộc khủng hoảng của “trật tự Mỹ” chỉ có thể được giải quyết dứt điểm trong 2 trường hợp:  một là đảng Dân chủ Mỹ thắng cuộc bầu cử và giải quyết được khủng hoảng, hai là EU lấp khoảng trống mà Mỹ để lại; và bên “Khuyên giải” chỉ có thể góp một phần nhỏ trong việc tạo ra trường hợp thứ nhất. Vì vậy, khả năng của bên “Khuyên giải” trong việc giải quyết mâu thuẫn là không cao. Trong tương lai, họ có thể đầu tư vào một số giải pháp ít tham vọng hơn – như tập trung đào tạo lớp trẻ [nhằm giải quyết vấn đề (1) và (3)], hay tìm chỗ dựa thay thế ở Đài Loan, Úc, Đông Âu [nhằm tạm đối phó với vấn đề (2)].


Còn trước mắt, một phong trào dân chửi quá dựa dẫm vào nước Mỹ và vào lòng hận thù sẽ tiếp tục mắc kẹt trong sự bế tắc và suy đồi vì hai nguồn sức mạnh đó.


No comments:

Post a Comment