Thursday, November 26, 2020

Tam quyền phân lập có phải là phương thức kiểm soát quyền lực duy nhất?

 Ngày 20/10/2020, các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được công bố để lấy ý kiến người dân. Thời hạn lấy ý kiến là 20 ngày, từ 20/10 đến 10/11. Nhân đó, một số tiếng nói trong dư luận phi chính thống đã tận dụng dịp này để đòi tăng cường kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước.

Chẳng hạn, trên BBC, luật sư Ngô Ngọc Trai đòi trao cho nhánh Tư pháp quyền độc lập, quyền quản lý trại giam, và các thẩm quyền về bắt giam giữ, khám xét, thu giữ đồ vật; để ngăn cơ quan công an lạm dụng quyền hành:



Trên BVN, bút danh Nguyễn Huyền viết rằng nếu Việt Nam không áp dụng mô hình tam quyền phân lập, thì nên:

(1) Đặt tỉnh, huyện dưới quyền trung ương, chỉ giữ quyền tự quản cho các cấp chính quyền phía dưới;

(2) Đặt ra các quy định về việc bất tín nhiệm hoặc giải tán Chính phủ, tương tự quy định trong Hiến pháp 1946, để buộc Chính phủ phải làm việc có trách nhiệm;

(3) Đặt Bộ Chính trị làm quyền lực tối cao, tương tự hoàng gia ở Anh, Nhật, Thái Lan.

Nói cách khác, Nguyễn Huyền kêu gọi tăng cường kiểm soát theo chiều dọc, để thay thế cho các hình thức kiếm soát theo chiều ngang của mô hình tam quyền phân lập:




Sau khi xem xét các bình luận trên, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến:

Thứ nhất, bài góp ý của Nguyễn Huyền đã chỉ ra một thực tế, rằng ngoài lối kiểm soát quyền lực theo chiều ngang của mô hình tam quyền phân lập, các nhà nước còn có phương thức kiểm soát quyền lực theo chiều dọc. Vì vậy, tam quyền phân lập không phải là mô hình duy nhất đúng để hạn chế tham nhũng và lạm quyền.

Thứ hai, vì đề xuất của Nguyễn Huyền không bao gồm phương thức giám sát cấp quyền lực cao nhất, dường như nó cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nếu được áp dụng trong thực tế.

Thứ ba, cả đề xuất của Ngô Ngọc Trai lẫn Nguyễn Huyền đều chứa một số ý kiến có vẻ khả thi – như việc trao quyền quản lý trại giam cho Bộ Tư pháp (đã được Trung Quốc áp dụng) và việc giảm quyền tự quyết của chính quyền tỉnh, huyện. Tuy nhiên, vì những ý kiến này không bám sát nghị trình được thể hiện qua dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, có lẽ chúng sẽ chưa được xem xét, ít nhất là trong năm tới. Và vì chúng không xuất phát từ những các thay đổi trong cán cân \ của đời sống chính trị thực tế, có lẽ còn quá sớm để nói rằng chúng đã khả thi trong đời thực.

Dù sao đi nữa, bài viết của Nguyễn Huyền cũng đã xóa tan sự nhàm chán của điệp khúc “tam quyền phân lập”, mà truyền thông lề trái thường lặp đi lặp lại mỗi kỳ Đại hội Đảng. Biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” này cho thấy có thể trang Bauxite Việt Nam đa dạng, phức tạp hơn chúng ta nghĩ.

Võ Khánh Linh

No comments:

Post a Comment