Sunday, January 17, 2021

Tự do hóa kinh tế và chính trị không phải là thần dược vạn năng

 


Trước thềm Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một số gương mặt trong dư luận “lề trái” đã bình luận rằng nếu muốn phát triển, Việt Nam phải chuyển hẳn sang chủ nghĩa tư bản, bằng cách chấp nhận chế độ dân chủ đa đảng và nền kinh tế hoàn toàn dựa trên các doanh nghiệp tư nhân.

Chẳng hạn, cây bút Quốc Việt viết trên BBC hôm 02/01 như sau: “Cùng nhìn lại lịch sử, bài học Đổi mới tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (năm 1986) thực chất chỉ là trở về với những giá trị cũ (xóa bỏ độc quyền nhà nước và tự do hóa một phần nền kinh tế) khi mô hình chỉ huy bao cấp lâm vào khủng hoảng.  Để đạt được mục tiêu thịnh vượng và chí ít trở thành một cường quốc bậc trung cho xứng đáng với tiềm năng của đất nước, Việt Nam cần thiết phải tiến hành cải cách mạnh mẽ, triệt để, vĩnh viễn không được đi vào vết xe đổ của "cải cách nửa vời". Kinh nghiệm thế giới cho thấy, thịnh vượng sẽ là kết quả sau cùng của chính sách tự do hóa. (…) Trong giai đoạn tăng trưởng thần kỳ của mình, các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều duy trì vai trò dẫn dắt của nhà nước, nhưng dần nới lỏng, chấm dứt sự chi phối và nhường sân chơi cho khu vực tư nhân. Ngay đến những công ty đình đám nhất Trung Quốc hiện nay - vốn tương đồng với Việt Nam về ý thức hệ - như Alibaba, Tencent, … cũng đều là do tư nhân điều hành.”

Thoạt nghe, thông điệp tuyên truyền này có vẻ có lý, vì các doanh nghiệp quốc doanh được quản lý kém đã gây quá nhiều hậu quả cho đất nước, đặc biệt trong giai đoạn 2006-2015.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử, ta sẽ thấy việc tự do hóa một cách ồ ạt và cẩu thả, trong cả linh vực kinh tế lẫn chính trị, có thể tiềm ẩn nhiều cạm bẫy.

Về mặt kinh tế, quá trình tư nhân hóa một cách ồ ạt của nước Nga dưới thời Yeltsin đã chỉ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính và tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng. Nó khiến hầu hết tài sản chảy vào tay các quan chức, còn tiền tiết kiệm của người dân thường thì tan biến do lạm phát. Nhiều khối tài sản quan trọng thậm chí còn bị thao túng bởi người nước ngoài.

Về mặt chính trị, quá trình tự do hóa một cách ồ ạt ở Tunisia, thông qua cuộc Cách mạng Hoa Nhài năm 2011, đã chỉ khiến tiền và quyền lực dồn vào tay các nhóm lợi ích, trong khi người dân thường còn nghèo hơn trước:




Thêm nữa, lời kêu gọi tự do hóa nền kinh tế và chính trị dường như thiếu tính thuyết phục trong thời điểm hiện tại – khi hệ thống dân chủ tư sản đang lâm vào khủng hoảng vì sự bất bình đằng và chủ nghĩa dân túy thời công nghệ thông tin.

VKL

No comments:

Post a Comment