Việc Phạm Đoan Trang được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải
thưởng Phụ nữ Dũng cảm quốc tế (IWOC) năm 2022 cho Phạm Đoan Trang với
thừa nhận “đã thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và khả năng
lãnh đạo đặc biệt trong việc vận động cho hòa bình, công lý, nhân quyền, bình
đẳng giới và bình đẳng cũng như trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái” cùng với
njhuwnxg lời ca ngợi bà ta như thể anh hùng khai sáng dân tộc Việt Nam của Tân
đại sứ Mỹ đã gây phản ứng mạnh mẽ từ chính cộng đồng mạng Việt Nam. Phía dưới
clip của Tân Đại sứ Mỹ, trong số hàng ngàn bình luận lên án nước Mỹ và hành xử
của ông Đại sứ, khá nhiều bình luận đã đặt vấn đề Hoa Kỳ và Tân Đại sứ Mỹ nên
quan tâm và giải quyết các vấn nạn nhân quyền trong chính đất nước mình, thay
vì vi phạm quy tắc ngoại giao quốc tế, làm xấu, ảnh hưởng tiêu cực quan hệ hai
nước.
Các bình luận nhắm vào một số vấn đề nóng bỏng,
vấn nạn nhân quyền đeo bám nước Mỹ đẩy quốc gia này rơi liên tiếp rơi vào tình
trạng hỗn loạn. Tiêu biểu nhất là nạn phân biệt chủng tộc dậy sóng sau cái chết
của George Perry Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi, đã bị giết tại thành phố
Minneapolis, Tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ năm 2020. Trong khi Floyd bị còng tay
và nằm sấp trên đường phố trong một vụ bắt giữ, Derek Chauvin, sĩ quan cảnh sát
người Mỹ gốc Âu đã đè đầu gối của mình lên cổ ông Floyd khiến ông này tắt thở
sau 3 phút. Sau cái chết của Floyd, các cuộc biểu tình trở nên kịch liệt làm 2
cửa hàng đã bị đốt cháy và nhiều cửa hàng bị cướp phá. Một số người biểu tình
đã giao tranh với cảnh sát, dẫn đến việc cảnh sát đã bắn hơi cay và đạn cao su.
Các cuộc biểu tình bổ sung được phát triển tại hơn 400 thành phố trên khắp 50
tiểu bang của Hoa Kỳ cũng như quốc tế.
Trong
cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, người gốc Á ở Mỹ còn đối mặt với nạn bài
xích, tấn công chỉ vì hoang tin và sự kích động rằng người Châu Á, nhất là
Trung Quốc đã đem mầm virus corona đến nước Mỹ khiến dân gốc Á bị tấn công, bạo
lực, đe dọa khắp mọi nơi.
Tiếp theo nạn phân biệt chủng tộc là tình trạng
bạo lực súng đạn, là cảnh sát bắn chết người vô tội vạ. Theo điều tra của báo
New York Times, trong 5 năm qua, cảnh sát đã bắn chết hơn 400 người là lái xe
hoặc hành khách đi trên xe sau các cuộc truy đuổi. Hầu hết đều là người da màu
bị truy đuổi vì phạm luật giao thông hoặc đang bị truy bắt vì các cáo buộc bạo
lực. Trung bình cứ mỗi tuần lại có 1 người bị bắn chết sau các vụ đuổi bắt của
cảnh sát. Khoảng 3/4 nạn nhân bị bắn khi đang cố gắng chạy trốn và không mang
theo vũ khí.
Còn
theo tờ Washington Post, năm 2020, bạo lực súng đạn đã giết chết gần 20 ngàn
người Mỹ, nhiều hơn số liệu của các năm trong ít nhất 20 năm qua. Ngoài ra, 24
ngàn người khác chết vì tự tử bằng súng. Phần lớn bi kịch xảy ra mà không gây
chú ý, vì nó diễn ra ở nhà hoặc trên đường phố, ảnh hưởng tới người da màu là
chủ yếu. Trung bình 1 năm, cảnh sát Mỹ bắn chết 1.000 người khi họ chưa có tội
và tra tấn, cầm tù hàng ngàn người không bao giờ xét xử.
Chưa
hết, nói rằng là “thiên đường” mà hiện nước Mỹ có hàng triệu người vô gia cư,
hàng ngàn người chết đói mỗi năm và hơn 1.000 vụ xả súng thảm sát hàng loạt. Và
mỗi năm ở Mỹ có tới 40 ngàn người chết do tai nạn giao thông, rồi từ
27.000-70.000 người chết vì cúm mùa. Cả thế giới phải thừa nhận rằng, các băng
nhóm xã hội đen lớn nhất thế giới hiện đều có mặt ở Mỹ. Hiện ở Mỹ với 99% của
cải toàn xã hội nằm trong tay 1% người giàu có, trong khi 99% những người còn
lại chỉ sở hữu 1%. Trong cả thượng viện lẫn hạ viện Mỹ đều không có người nào
đại diện cho dân thường. Vậy, ở nước Mỹ có “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”,
“độc tài” không? Điểm qua những con số và vài việc nêu trên để RFA thấy rằng,
hãy quay về tìm tự do cho chính nước Mỹ, lo cho dân Mỹ chứ đừng can thiệp vào
công việc nội bộ của Việt Nam.
…
Khi chính trong lòng
nước Mỹ hàng trăm năm qua còn chưa giải quyết được thực trạng vi phạm nhân quyền
báo động của mình, hài thay, họ vẫn tích cực can thiệp, phán xét nhân quyền các
nước khác. Hình thức ưa thích nhất của họ là trao giải nhân quyền và dành tâng
bốc không cần biết giới hạn, không quan tâm người tiếp nhận khi phán rằng hàng
triệu phụ nữ Việt được truyền cảm hứng từ hoạt động đấu tranh của Đoan Trang. Nếu
có con số này, hẳn Hoa Kỳ đã làm tốt cách mạng màu ở Việt Nam như các nước Đông
Âu, Bắc Phi, Trung Đông rồi, đâu có lãng phí và tốn kém nuôi đám “ăn tục nói
phét, sống ảo” trên mạng như hiện nay.
No comments:
Post a Comment