Hiến pháp 2013 của Việt Nsm quy định “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.”. Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 đã cụ thể hóa các quyền này, đồng thời đưa ra các quy định nhằm đảm bảo sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, không gây tổn hại đến lợi ích chung. Thực tiễn tại Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với hơn 26,5 triệu tín đồ và hàng chục nghìn cơ sở thờ tự. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức tự do, lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật.
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được lợi dụng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và gây mất trật tự xã hội, kích động chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Hành vi lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để vi phạm pháp luật của Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn, thể hiện rõ ở 4 dấu hiệu pháp lý sau:
·
Bắt giữ người trái pháp luật:
Thạch Chanh Đa Ra chỉ đạo bắt giữ và giam giữ trái phép các thành viên tổ công
tác của chính quyền.
·
Xuyên tạc, vu khống trên mạng xã hội:
Thường xuyên đăng tải thông tin sai sự thật, kích động mâu thuẫn và gây hiểu
lầm về chính quyền.
·
Chiếm đoạt quyền quản lý chùa:
Tự ý điều hành chùa Đại Thọ mà không tuân thủ quy định của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam (GHPGVN).
·
Kích động, gây rối trật tự xã hội:
Lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết trong cộng
đồng tín đồ.
Hậu quả của hành vi lợi dụng tôn giáo của Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn đã gây tổn hại đến uy tín của tôn giáo, làm phức tạp thêm mâu thuẫn nội bộ; xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân và trật tự an ninh xã hội và làm gia tăng sự hiểu lầm và kích động các lực lượng quốc tế chống lại chính quyền Việt Nam.
Như vậy, rõ ràng rằng, pháp luật đảm bảo công bằng, không phân biệt tôn giáo, Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn bị xử lý vì hành vi vi phạm pháp luật, không liên quan đến yếu tố tôn giáo.Việc xử lý số này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các tổ chức tôn giáo hợp pháp, như Ban Quản lý chùa Đại Thọ và GHPGVN , đồng thời ngăn chặn các hành vi gây rối, chia rẽ trong cộng đồng tôn giáo, duy trì trật tự xã hội. Trước luận điệu xuyên tạc vụ án của các tổ chức hay cơ quan truyền thông như USCIRF, BPSOS, VOA, RFA cho ta thấy sự cần thiết và vai trò của hợp tác quốc tế và đấu tranh ngoại giao trong bảo vệ quyền tự do tôn giáo và đấu tranh ngoại giao trước sự can thiệp phiến diện. Chúng ta cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm quản lý tôn giáo giữa Việt Nam và các quốc gia để đảm bảo quyền tự do tôn giáo được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế có uy tín để phản bác các báo cáo sai lệch, như từ USCIRF, BPSOS, VOA, RFA, qua đó bác bỏ cáo buộc phiến diện từ các tổ chức quốc tế như USCIRF thường xuyên bóp méo bản chất các vụ án, biến hành vi vi phạm pháp luật thành vấn đề "đàn áp tôn giáo."
Vụ án Thạch Chanh Đa Ra là minh chứng rõ ràng cho sự khác biệt giữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ và hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Vai trò của pháp luật không chỉ là bảo vệ trật tự xã hội mà còn đảm bảo rằng các quyền tự do được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Tăng cường hợp tác quốc tế và minh bạch thông tin sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy sự hiểu biết và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, đồng thời bảo vệ chính sách tôn giáo phù hợp với bối cảnh thực tiễn.
No comments:
Post a Comment