1.
Sau sự kiện Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố trước Đại hội đồng
Liên Hợp quốc về việc Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thành viên Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2014-2016 ngày 25/02/2013, Việt Nam đã
nỗ lực rất nhiều trong chứng minh các cam kết “sẽ đảm nhiệm tốt vai trò này và
sẽ có những đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng Nhân quyền
(HĐNQ), vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng”. Đây là một phần quan
trọng nhằm “thực hiện chính sách đối ngoại
tích cực, chủ động hội nhập quốc tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 đề ra”.
Sau
bài viết VÌ SAO NHÓM
"TUYÊN BỐ 258" KHÔNG MUỐN VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN
QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC tôi rất tiếc rằng
Nhóm vận động ký tên vào TUYÊN
BỐ ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN.chưa dành được sự ủng
hộ của các bạn đã từng chung vai trong cuộc vận động LỜI
KÊU GỌI KÝ TÊN VÀO BẢN “ PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258 và đông đảo giới
facebooker/blogger Việt, lỗi này tôi thấy một phần trách nhiệm của bản thân, và
tôi mong rằng qua những lý do tôi nêu ra dưới đây sẽ thay đổi suy nghĩ của các
bạn cũng như lay động những cá nhân từng ký tên hay ủng hộ nhóm “Tuyên bố 258”
và các nhóm tương tự khác.
2.
Các bạn có biết một trong những cơ sở quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám, cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và giành độc lập, thống
nhất năm 1975 được lịch sử đúc kết là phần đóng góp to lớn của “thành công/thắng
lợi của ngành ngoại giao” không?. Tuyên truyền/vận động ngoại giao này không chỉ
giúp ta có được sự hỗ trợ to lớn từ các nước đồng minh mà còn từ chính dư luận/nhân
dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình ở các nước “thù địch” là Pháp, Mỹ, các định chế
quốc tế, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán, tuyên bố rút lui khỏi Việt Nam.
Dẫn chứng lịch sử này chứng minh, ngoại giao có thể xoay chuyển mọi tình thế,
dù khó khăn, nghiệt ngã đến mấy.
3. Sau chiến tranh, đất nước Việt Nam từ không có tên trên bản đồ thế
giới đã lần lượt được các quốc gia công nhận. Đất nước hình chữ S từ đống tro
tàn, chạy ăn từng bữa, bị cô lập, cấm vận toàn diện, bị chiến tranh cục bộ tứ
phía chưa kịp hoàn hồn thì cả đế chế đồng minh là Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, nhờ “ngoại
giao”, Việt Nam đã “bình thường hóa” quan hệ với EU, Mỹ, dỡ bỏ lệnh cấm vận
ngang ngược mà cho đến nay anh bạn Cuba vẫn đang được “thụ hưởng”. Từ dấu mốc ngày 3-2-1994, Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn (Bill Clinton)
tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam và ngày 11-7-1995, tuyên bố chính
thức bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, đến nay (con số đến năm
2010), nước ta đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 170 nước, có quan hệ
buôn bán và đầu tư với 230 nước và vùng lãnh thổ; Thiết lập quan hệ tốt với tất
cả các nước lớn, từ 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các
nước trong nhóm G7, G8, nhóm BRIC cho đến tất cả các nước G20; Trở thành thành
viên chính thức, có những đóng góp tích cực, trách nhiệm với tất cả các tổ chức
quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM, ASEAN, Cộng đồng Pháp
ngữ, Phong trào không liên kết, Ủy ban sông Mê-công…
Công tác đối ngoại thành công đó là cơ
sở để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, thay đổi bộ mặt đất nước từng
ngày; giúp cho việc giữ vững sự ổn định chính trị trong nước, tạo được một môi
trường quốc tế thuận lợi chưa từng có để giữ vững hoà bình, an ninh và mở rộng
hợp tác, tranh thủ, vốn, kỹ thuật, trí thức, kinh nghiệm để phát triển đất nước
(các bạn nhận thấy rõ nhất vấn đề này từ thất bại của đám rận gần 40 năm qua);
thành công trong ngoại giao văn hoá, thể hiện trong nhiều công trình, di sản
văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, góp phần tô đẹp
thêm hình ảnh nước Việt Nam trên toàn thế giới; và bất chấp những bộ máy tuyên
truyền hùng hậu thời “hậu chiến” của các thế lực hùng cường, đến nay .Việt Nam
được thế giới vinh danh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất
đất nước với Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954,
Chiến thắng Mùa Xuân năm 1975. …
Có thể nói gì hơn là chính sách ngoại giao mềm dẻo, đúng
đắn đó đã đem lợi ích kinh tế thiết thực cùng với sự trưởng thành mọi mặt của
quốc gia/dân tộc. Một con số minh chứng cụ thể nhất là, sau hơn 10 năm đàm
phán, Việt Nam được chính thức kết nạp, trở thành thành viên thứ 150 của WTO,
mở ra nhiều thuận lợi cho đất nước, phát triển thương mại, tranh thủ đầu tư
nước ngoài phát triển kinh tế. Một năm sau khi gia nhập WTO (năm 2007), GDP của
Việt Nam tăng 8,48%, xuất khẩu đạt 21,5%, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt
20,3 tỉ USD.
Sau thành công xuất sắc ở cương vị Chủ tịch ASEAN 2010,
thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đem lại lợi ích to lớn, nâng cao vị
thế quốc gia, từng bước hoàn thành mong ước tự lúc “khai sinh” là “sánh vai với
các cường quốc năm châu”, nay việc Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc đều nằm trong “lộ trình” của mục tiêu đặt ra đối với ngành ngoại giao Việt
Nam như khẳng định của Bộ trưởng Phạm Bình Minh.
4. Lợi ích từ việc trở thành thành viên Hội này có thể
không đo, đong, đếm được ngay, nhưng nếu các bạn có niềm tin vào ngành ngoại
giao Việt Nam thì các bạn sẽ hiểu được những phát biểu tại phiên họp cấp cao
lần thứ 16 Hội đồng Nhân quyền LHQ của Bộ trưởng ta khi quyết định đặt mục tiêu
ứng cử.
- Các bạn có biết được vì sao sau gần 40 năm rồi, lịch sử
“thời đại Hồ Chí Minh” vẫn “được” lật đi lật lại trên các phương tiện truyền
thông, trong phát biểu chính giới quốc tế…để xem xét lại tính “chính nghĩa” của
một chế độ/một thể chế mà nhân dân ta đã hy sinh bằng xương máu của triệu triệu
con người? Điều đó có đáng đau đớn không, nếu mỗi khi bạn tưởng nhớ đến công
lao của cha ông mình đem lại cuộc sống an bình cho bạn ngày hôm nay?
- Các bạn có biết vì sao vấn đề dân chủ, nhân quyền ngày
này trở thành “con bài” để người ta có thể “tự do” hợp thức hóa những cuộc
chiến tranh cô lập, hủy diệt bất cứ một dân tộc/thể chế nào, kể cả việc nó được
bầu lên một cách hợp pháp?
- Các bạn có biết vì sao đất nước các bạn phải chật vật
khi muốn trở thành thành viên các tổ chức như WTO, APEC, ASEM, hay TPP..để được
hưởng quy chế thuận lợi về giao thương, văn hóa, giáo dục, xã hội thì vấn đề
nhân quyền luôn được khai thác để cản trở không?
- Các bạn có biết vì sao một đất nước có độc lập, chủ
quyền, “bình quyền” với mọi quốc gia lớn nhỏ, nhưng luôn “nhún nhường” để các
cơ chế, đinh chế, quốc gia khác đòi hỏi ta đủ điều hoàn toàn mang tính “nội bộ”
đất nước, tưởng chừng đó là quyền đương nhiên của Nhà nước/Quốc Hội/nhân dân
ta? Đến ngay cả việc ta xét xử Lê Quốc Quân phạm tội hình sự trốn thuế cũng là
cái cớ để Human Right Watch hay Ân Xá quốc tế cho rằng Việt Nam đang “đàn áp
bất đồng chính kiến, tự do ngôn luận”, muốn chứng tỏ mình đủ điều kiện trở
thành thành viên HDNQ LHQ thì phải trả tự do “vô điều kiện” cho Lê Quốc Quân
như bài báo của Washinton Post được BBC
truyền đạt lại? Công cụ nhân
quyền đó có thể vượt qua cả khung pháp luật, vượt qua mọi khung chế định, văn
hóa, lịch sử dân tộc (nếu nó được lợi dụng, khai thác). Bởi vậy các bạn có thể
hiểu vì sao khủng bố, nhân quyền đã “hợp thức hóa” quyền lực của Mỹ, Châu Âu và
các nước mạnh vì gạo, bạo vì tiền ấy chứ.
Việt Nam ta không thể xoay ngược được bánh xe khổng lồ đó
thì có hay hơn là cùng “vận hành” với nó để thích nghi, tồn tại và phát triển
được không? Dùng chính vũ khí do các cường quốc đó tạo ra, biến thành vũ khí
của ta để đi lên, tại sao không?
Nói rất đơn giản là, việc trở thành thành viên HDNQ LHQ,
Việt Nam sẽ góp phần vào việc chống lại khuynh hướng áp dụng “tiêu chuẩn kép”
(Việt Nam rất giỏi về đưa ra các sáng kiến, tranh thủ hay lôi kéo đồng minh, các
bạn hoàn toàn yên tâm); sẽ chứng minh rằng Chính phủ Việt Nam không hề có sự “đàn
áp nhân quyền” mà ngược lại đang thúc đẩy nhân quyền, mang lại nhân quyền, dân
chủ đúng nghĩa cho nhân dân mình bằng sự nỗ lực đáng tuyên dương; sẽ có cơ hội
để củng cố quan hệ với mọi cơ chế, quốc gia phục vụ giao thương, văn hóa; sẽ có
tiếng nói trọng lượng hơn trong các quyết định quan trọng của LHQ; sẽ bảo vệ hữu hiệu hơn quyền lợi của người Việt
Nam ở nước ngoài…
Những lợi ích được chứng minh và bảo đảm từ chính thành
công/ lịch sử ngành ngoại giao nêu trên có đáng để các bạn bày tỏ ủng hộ mạnh
mẽ việc Chính phủ mình ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hay không? Nếu
việc trở thành thành viên cũng tốt, không thành cũng chả sao có khiến cả bộ máy
thù địch, rận chủ kia xoay chuyển “chiến lược” từ bạo động sang bất bạo động,
nay đang dồn dập bỏ ra rất nhiều kinh phí để “ngoại giao” cản trở Việt Nam trở
thành thành viên HDNQ LHQ hay không?
5. Các bạn ơi, việc chúng cản trở Việt Nam trở thành
thành viên HDNQ LHQ đã bóc trần toàn bộ động cơ phi nhân tính, phi dân tộc, phi
chính nghĩa, không khác gì việc chúng cản trở Việt Nam gia nhập WTO, TPP… đâu.
Đáng lý ra, nếu chúng đường hoàng, chính nghĩa, yêu đất nước thì dù không bằng
mặt, cũng nên ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng “nhạy cảm” này chứ?
Vậy sao đến nỗi chúng phải chường mặt ra, tự tố cáo sự phi nghĩa của chính mình
với nhân dân mình “mạnh mẽ” đến thế.
Tôi muốn viết ngắn, ngắn hơn nữa nhưng không thể vì điều
tôi muốn giãi bày rất nhiều, nhiều lắm. Tôi mong rằng, chỉ vài trang giấy này,
các bạn sẽ hiểu vì sao Võ Khánh Linh lại ủng hộ nhóm bạn trẻ Hoàng Thị Nhật Lệ
đến thế, kể cả khi các bạn ấy nản chí vì không tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh
mẽ từ những người bạn đồng chí hướng.
Mong rằng bài viết sẽ làm thay đổi lập trường của các bạn
và nhận được nhiều chữ ký hơn con số 616 người ký tên ủng hộ Việt Nam ứng cử
HDNQ LHQ tính đến thời điểm bài viết được đưa lên. Bởi bản Tuyên bố tập thể này
sẽ là tiếng nói đồng tâm, mạnh mẽ phản bác những luận cứ phủ nhận mọi nỗ lực thúc
đẩy nhân quyền của Việt Nam bằng kháng thư mới đây của Human Right Watch gửi Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng khi cho rằng “sự hình thành Mạng Lưới blogger, với Tuyên bố 258
(đòi hủy bỏ điều 258 trong luật hình sự hiện hành) là một trong những biểu hiện
bất mãn ngày càng lớn của dân chúng Việt Nam” đã được truyền thông như Phản
ứng của cộng đồng quốc tế phản đối Việt
Nam ứng cử Hội đồng nhân quyền LHQ (UNHCR)
Võ Khánh Linh
Vinh dự quá Linh ơi, thế là VN chúng ta được vào HĐNQ rồi, có 5 nước khu vực châu Á ứng cử để lấy 4 nước nhưng Jordan từ bỏ rồi, hình như cả Arap cũng muốn bỏ nốt hay sao ý. Thế là chắc chắn chúng ta có mặt rồi. Đảng CS VN quang vinh muôn năm. Chúng ta phải thế nào thì người ta mới cho vào chứ nhỉ!
ReplyDeleteNhân loại đã bước sang năm thứ 13 của thế kỷ XXI. Khi thế giới chuyển giao từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI nhiều người đã từng trông mong, kỳ vọng thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của hòa bình, phát triển, sẽ không còn những vụ khủng bố đẫm máu, những cuộc nội chiến đầu rơi, máu chảy, người dân trên toàn thế giới được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng rồi thực tiễn đã diễn ra không như những gì mọi người kỳ vọng, thậm chí tình hình thế giới có vẻ đang ngày càng phức tạp và bất ổn hơn. Chảo lửa Trung Đông-Bắc Phi sau những phút phấn khởi ban đầu của làn sóng “mùa xuân ả rập” giờ đây lại đang đắm chìm trong bất ổn chính trị. Những cuộc đụng độ đẫm máu với hàng trăm người chết tại Ai Cập khiến Chính phủ lâm thời phải ban hành lệnh giới nghiêm. Sự giao tranh quyết liệt giữa lực lượng ủng hộ chính phủ đương thời tại Syria với phe đối lập đã khiến cho con số người thiệt mạng tại Syria lên tới con số hàng chục nghìn. Mới đây nhất vụ sử dụng vũ khí hóa học đã làm hơn 300 người chết và hàng trăm người bị thương. Đất nước Syria tan hoang bởi chiến sự. Tại Tuynidi người dân lại đang biểu tình rầm rộ đòi Chính phủ từ chức. Tại Yemen, AlQueda vừa tiến hành một vụ đánh bom tại thủ đô Sana khiến hàng chục người chết và bị thương. Tại Iraq những vụ đánh bom xảy ra như cơm bữa. Ngay tại nước Mỹ “thiên đường của tự do” cững vừa mới lại có một vụ xả súng tại bang Florida khiến 3 người chết và một số người khác bị thương. Có thể nói thế giới ngày nay đang trở nên quá bất ổn và người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là những người dân vô tội. Từ những câu chuyện của thế giới liên hệ tới bản thân, tôi lại thấy mình thật sự là người may mắn khi là người Việt Nam. Ở Việt Nam dưới vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, do không có cơ chế đa đảng, không có sự cạnh tranh quyền lực giữa các đảng phái nên nền chính trị hết sức ổn định. Không có khủng bố kiểu như trên thế giới, không có những vụ bạo động như ở Tuynidi, Ai cập, không có những vụ xả súng hàng loạt… Người dân được yên ổn làm ăn, các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm rót vốn đầu tư, du khách nước ngoài thoải mái, nhẹ nhõm khi tới Việt Nam du lịch. Đúng là so với người dân Tuynidi, Ai Cập, Syria, thậm chí cả với người dân Mỹ tôi thấy mình thật sự là người may mắn khi sống một cuộc sống mà không bị nơm nớp lo sợ tính mạng của mình có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Những người dân Ai cập, Syria hiện nay họ chỉ mong có được những ngày tháng yên bình như người dân Việt Nam. Nếu như tôi không may mắn được đầu thai là người con đất Việt, là công dân Việt Nam mà đầu thai là một người nào đó tại Syria, Ai cập thì biết đâu giờ này tôi đã “yên giấc ngàn thu” khi nằm trong số hơn 300 người bị thiệt mạng bởi vũ khí hóa học ở Syria hay trong số gần 600 người chết tại Ai Cập trong những ngày đầu tháng 8 vừa rồi. Càng nghĩ về sự may mắn của mình tôi lại nghĩ tới ý kiến của một số người thời gian vừa qua như ông Lê Hiếu Đằng, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng nên thành lập thêm các đảng đối lập ở Việt Nam. Từ bài học bất ổn của các nước trên thế giới tôi nghĩ trong lúc này thật sự không cần thiết phải đặt ra vấn đề phải thực hiện đa đảng tại Việt Nam. Bởi ai cũng biết nếu thực hiện đa đảng cái chúng ta dễ đánh mất nhất đó chính là sự ổn định về chính trị. Mà chính trị bất ổn thì người dân chúng ta sẽ bị ảnh hưởng chẳng khác gì người dân Ai cập, Syria. Do đó với tư cách một người dân Việt Nam tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần phải kiên định không thực hiện đa đảng tại Việt Nam bởi cái chúng tôi cần nhất đó chính là sự ổn định về chính trị. Ổn định về chính trị cũng có nghĩa là cuộc sống, tính mạng, sức khỏe của chúng tôi, con cái chúng tôi được đảm bảo.
ReplyDelete