Friday, August 14, 2015

Sự thật về chính quyền Việt Nam "bán" Thác Bản Giốc cho Trung Quốc?



Hàng ngày, trên mạng Internet những kẻ tự nhận yêu nước, đấu tranh dân chủ luôn ra rả tuyên truyền “Trung Quốc lấy hết Thác Bản Giốc”, “Cộng sản ngang nhiên bán biển, bán đất cho Trung Quốc”…Thậm chí chúng còn đi thực địa, tạo “chứng cứ” chứng minh cho điều này, rắp tâm xuyên tạc Hiệp định phân giới, cắm mốc Biên giới Việt Trung nhằm bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, reo rắc thông tin khiến người dân hoài nghi, lo sợ, nếu không chống lại, lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam thì đất nước sẽ trở thành một tỉnh, khu tự trị của Trung Quốc!

.
Ảnh: Tạ Việt Hùng.
Thác Bản Giốc hiện trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở phía Bắc. Ảnh: VN Express



Chúng tìm mọi cách phủ nhận ngay cả nội dung mà ông  Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, Trưởng đoàn đàm phán biên giới trả lời VnExpress.net: " Tại thác Bản Giốc, hai bên đã thống nhất đường biên giới đi từ mốc 53 cũ (do Pháp - Thanh xây dựng). Thác Bản Giốc có hai phần, phần hoàn toàn về phía Việt Nam gọi là thác cao. Thác cao nhưng lại là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác thấp là thác chính sẽ chia đôi, mỗi bên được một nửa. Đương nhiên chỗ đó không cắm mốc, chỉ để nhận biết và quản lý. 


Thỏa thuận thứ hai đạt được ở thác Bản Giốc là hai bên không xây dựng các công trình nhân tạo trong phạm vi hẹp khu vực thác để giữ nguyên cảnh quan, vì đây là một thác đẹp thác có thể khai thác du lịch. 

Thỏa thuận thứ ba là hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu và hợp tác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc. Nếu chúng ta hợp tác, phát triển khu du lịch có thể thu hút khách nội địa, khách Trung Quốc và các nước khác. 

Hai bên còn hai cột mốc nữa ở thác Bản Giốc chưa cắm, đó là cột mốc trên thượng lưu ở mốc 53 mà tôi vừa đề cập và cột mốc ở ngay dưới chân thác. Hy vọng ngày 2/1 (2009) sẽ cắm cột mốc này"
Xem link http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/khong-ai-duoc-phep-nhan-nhuong-chu-quyen-2126209.html 



Thực tế đó, khiến nhóm phóng viên kênh WWVN trực tiếp đến thị sát trực tiếp và phỏng vấn người dân sinh sống khu vực này. Mời các bạn xem hình ảnh và phỏng vấn người dân tại clip https://www.youtube.com/watch?v=oWN4qJcfezg



 "Người chèo thuyền nói về địa giới thác bản Giốc, tuy nhiên anh ngần ngại không muốn lên hình. Một người bán hàng đang ở trần mau mắn khoác vội chiếc áo và đứng trước ống kính. Anh nói tiếng Kinh khá lưu loát. Ở đây, chủ yếu là người Tày và người Nùng. Nước lớn, tiếng thác đổ ầm ầm. Bụi nước mờ mịt. Chiếc thuyền chở WwVN len lỏi lẫn vào các chiếc thuyền khác trên dòng Quây Sơn. Để có được tấm ảnh đẹp với thác chính khi trên thuyền khá khó khăn. Phía Trung quốc, khách du lịch tấp nập, đa phần có độ tuổi khá trẻ. Phía Việt nam có phần thưa thớt, vắng vẻ. Thác được phân thành hai thác riêng biệt. Thác chính ba tầng, rộng nhưng không cao lắm nằm ngay trên dòng chảy của sông Quây Sơn. Phải đi thuyền ra giữa sông mới chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của thác. Thuyền Việt Nam và Trung Quốc đan xen nhau trên sông và đều vào sát bờ hết mức có thể. 

Một cách tò mò, hình như du khách hai bên đều muốn nhìn kỹ hơn phần bên bạn, nhất là cột mốc. Thác phụ còn gọi là thác Cao nằm trên đất Việt Nam, có một khu vực tự nhiên cho phép các thợ ảnh, các người mẫu tác nghiệp. Mùa này thác rất đẹp, nghe nói mùa khô, thác chỉ có ít nước. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt nam, khi qua xã Đàm Thủy, là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam – Trung quốc. Qua thác bản Giốc đến địa phận xã Minh Long (Trùng Khánh), sông Quây Sơn chảy trở lại Trung quốc. 

Theo Biên bản phân giới cắm mốc giữa Pháp và nhà Thanh ngày 31/5/1892 ghi: “Từ điểm này, đường biên giới chạy theo chính giữa (trung tuyến) dòng sông cho đến thác Ta Tung”. Căn cứ vào lời văn mô tả này khi vẽ đường biên giới chủ trương, Việt Nam và Trung Quốc đều vẽ trùng nhau, từ giữa dòng sông Quây Sơn đến chính giữa ngọn thác chính, không có bàn cãi hay tranh chấp. Riêng cồn Pò Đon (Pò Thoong) nằm ở phía trên Thác chính thì cả Việt Nam và Trung Quốc đều nhận là lãnh thổ của mình. Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895, cùng những biên bản, bản đồ kèm theo không mô tả cụ thể khu vực Pò Đon. Thông lệ quốc tế tính theo dòng chảy chính thì Pò Đon sẽ thuộc Trung Quốc. Cũng theo thông lệ, những khu vực đường biên đi theo sông suối như khu vực thác Bản Giốc thì sẽ xây dựng cột mốc đôi, nghĩa là phía Trung Quốc và Việt Nam đều có cột mốc, biên giới nằm chính giữa dòng sông. Trong quá trình quản lý biên giới, do nhiều yếu tố, cột mốc biên giới từ thời Pháp - Thanh bên phía Việt Nam không còn, chỉ còn cột mốc bên phía Trung Quốc. Mặt khác, Công ước Pháp - Thanh mô tả đường biên giới qua thác Bản Giốc bằng tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc không được dịch và phổ biến ra cộng đồng … đường biên giới không rõ ràng, cộng đồng dân cư vùng biên giao lưu qua lại mật thiết, hình thành nhận thức, tình cảm, thậm chí là tiềm thức cho rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.

 Năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc thống nhất đường biên giới từ mốc 53 cũ (mốc theo công ước Pháp - Thanh) đi qua cồn Pò Đon, rồi đi tiếp đến chính giữa thác chính của thác Bản Giốc, sau đó đi theo trung tuyến của dòng chảy chính của sông Quây Sơn. Như vậy, Một phần hai thác chính cùng toàn bộ phần thác phụ (thác Cao) và một phần tư cồn Pò Đon quy thuộc Việt Nam. Hiện tại, hai bên đang cùng khai thác du lịch tại thác, thuyền của hai bên đều đi sát bờ của nhau. Khi sông Quây Sơn là biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt nam và Trung quốc, theo thông lệ quốc tế, theo công ước Pháp – Thanh thì biên giới nằm chính giữa dòng sông, thác bản Giốc nằm trên dòng chảy của Quây Sơn cũng sẽ chia đôi. Việt Nam và Trung Quốc buộc phải tuân thủ thông lệ quốc tế và kế thừa lịch sử về đường biên tại khu vực thác bản Giốc là việc đương nhiên, hợp tình, hợp lý.

 Việc cho rằng toàn bộ thác Bản Giốc của Việt Nam hay chính quyền Việt nam đã làm mất Thác bản Giốc là không phù hợp với thông lệ quốc tế về đường biên giới trên sông suối và không đúng với công ước Pháp – Thanh năm 1887, và công ước bổ sung năm 1895"


Những kẻ luôn tự nhận yêu đất nước, dân tộc, thoát Trung này thực ra là chiêu bài nhằm chống lại Chính phủ, Nhà nước hiện nay. Đến ngay cả việc phụ họa, vu khống Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Trung Quốc chúng dám làm, dám nói thì những vấn đề biên giới, lãnh thổ liên quan đến vấn đề “kỹ thuật”, phức tạp, không dễ chứng minh, phân tích rành mạch, trở thành chủ đề để chúng khai thác, xuyên tạc, kích động người dân chống lại Chính phủ, y như thành phần đối lập ở Campuchia gây hấn với nhân dân, bộ đội ta ở vùng biên vừa qua, là dễ hiểu.


Võ Khánh Linh

No comments:

Post a Comment