Wednesday, August 26, 2015

Xã hội hóa nhà tù và vấn nạn nhân quyền của nước Mỹ?



Lâu nay giới tự nhận đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam ca tụng các giá trị dân chủ, nhân quyền Mỹ là đỉnh cao của nhân loại. Nhiều anh chị hăng say đấu tranh dân chủ, nhân quyền để có ngày được đến “thiên đường trong mơ” của mình. Hải Điếu Cày đã vội vã quên cả vợ con, giày dép chạy tuốt sang Mỹ khi được chính giới Mỹ chấp nhận. Cô Tạ Phong Tần bị bà Hồ Lan Hương tố suốt ngày say sưa viết đơn gửi khắp nơi xin được đến Mỹ tị nạn trước khi vào nhà tù. Nhiều anh chị zân chủ biết rõ đi “xuất ngoại” cùng Việt Tân sẽ không còn cơ hội “tự do đi lại” những vẫn hăm hở chấp nhận đến nỗi chẳng kịp “tìm hiểu” mình đi với ai như Trương Minh Tam… Bản thân nước Mỹ từ lâu luôn cho mình vị thế “cảnh sát thế giới” dựng lên cả trăm NGO, tổ chức nhân quyền giám sát và kết tội các vụ “vi phạm nhân quyền” các quốc gia khác. Nhưng thực trạng nhân quyền nước Mỹ ra sao, nhìn vào nhà tù của họ là nơi rõ nhất về quyền con người!

Cư dân mạng phương Tây đang chia sẻ với mức khủng bức ảnh về nhóm trẻ em Mỹ mặc áo tù nhân với lời tố cáo bang Maryland đầu tư vào hệ thống nhà tù mới cho thanh thiếu niên trị giá 30 triệu dollar trong khi từ chối đầu tư 11 triệu USD xây trường học nguyên nhân bởi việc giam giữ chúng đem lại lợi ích lớn hơn là dạy dỗ chúng bên ngoài nhà tù! Phần đông độc giả khắp thế giới đều sốc về hình ảnh này, một số cho rằng đế chế Mỹ sẽ sụp đổ và nước Mỹ sẽ sớm rơi vào tình cảnh nước Đức sau Thế chiến II.


 
Điều bí mật ít ai biết là vào tù ở Mỹ, tức là tù nhân được đưa đi lao động như công nhân trong nhà máy nhưng với mức lương rẻ mạt! Như vậy là nhà tù đã đem lại lợi ích cực lớn cho các nhà tài phiệt khi đầu tư thay vì xây mới trường học cho một thế hệ thông minh hơn được sinh ra.

Thực tế này đã từng được báo chí trong nước phản ánh, như “Nhà tù-ngành công nghiệp tỷ USD ở Mỹ”, ”Sự thật khủng khiếp về ngành kinh doanh trại giam tù nhân ở Mỹ”  … trong đó cho thấy, Mỹ là nước có tỷ lệ tù nhân lớn nhất thế giới, thực tế này đã tạo nên một ngành công nghiệp nhà tù phát triển mạnh mẽ bởi mỗi năm chính phủ Mỹ phải chi trung bình 74 tỷ USD cho các hoạt động giam giữ phạm nhân.

Vậy vì sao Mỹ phải cho phép tư nhân hoá nhà tù? 

Trong vòng 20 năm (1980 – 2000), số tù nhân trong các nhà tù đã tăng lên 4 lần, chính phủ Mỹ buộc phải xây dựng thêm nhiều nhà tù mới để lấy chỗ giam giữ. Vào những năm 1990, các bang ở Mỹ đã chi tới 25 tỷ USD để xây dựng mới thêm 3.300 nhà tù, mỗi năm cả nước phải chi 30 tỷ USD cho việc duy trì hoạt động của các nhà tù này. Tính ra hàng năm số tiền chi phí cho nhà tù cao gấp 6 lần chi cho giáo dục. Do tội phạm ngày càng tăng nên chi phí của chính phủ Mỹ và các bang cho việc xây dựng và quản lý các nhà tù mới cũng ngày một lớn, các nhà tù công lập đã lâm vào tình trạng thiếu kinh phí trầm trọng, quản lý hỗn loạn. Vì vậy, chính phủ Mỹ buộc phải từng bước tư nhân hoá các nhà tù để giải quyết vấn đề. Đó là căn nguyên để sinh ra các nhà tù tư nhân ở nước này.

Như vậy, một trong những nguyên nhân dẫn đến chính phủ Mỹ phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tài khóa là chi phí “oan” cho hoạt động quản lý nhà tù có xu hướng ngày một gia tăng, bởi vậy các nhà làm luật là “san sẻ” trách nhiệm cho các đối tác tư nhân. Đã có hơn 30 bang của Mỹ áp dụng giải pháp nhà tù tư nhân. Tính đến cuối năm ngoái, có xấp xỉ 9% tù nhân được đưa vào các nhà tù tư và đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. 

Hệ lụy?

Thực tế này dẫn đến nhiều thứ hệ lụy đáng sợ, không thể tưởng tượng ở thế giới văn minh là, đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà tù thì càng nhiều tù nhân doanh thu càng lớn, càng đem lại nguồn lao động giá rẻ 

Mỹ là nước có tỷ lệ tù nhân lớn nhất thế giới, hơn cả Nga, Trung Quốc, Iran. Cứ 100 người thì có một người phải vào trại giam. Trong khi đó, cứ 32 người thì có một người bị án treo, tạm tha hoặc tạm giam.

Đội ngũ lao động lên tới 800.000 người, lớn hơn cả số lao động trong ngành công nghiệp ô tô tại nước này. Các phạm nhân làm việc trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế, từ đánh bắt cá, chăn nuôi, trồng trọt, bán hàng cho đến chế tạo xe máy… Do đó, không thể phủ nhận nguồn lợi mà các nhà tù thu được từ nguồn lao động.

Thậm chí, tại một số vùng suy thoái, tổ hợp nhà tù mới có thể vực dậy nền kinh tế khu vực. Một số thành phố nhỏ còn nỗ lực để tạo ra một sự bùng nổ trong lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm này.

Theo bản báo cáo từ Tổ chức Lợi ích cộng đồng, hiện nay, các nhà tù tư nhân ký kết hợp đồng với các trại giam nhà nước nhiều bản hợp đồng đối với các nhà tù tư nhân trong đó bao gồm điều kiện luôn phải đảm bảo định mức (hay còn gọi là hạn ngạch của trại giam) từ 80% đến 100%. Nói một cách khác tức là, theo bản hợp đồng này, các trại giam tư nhân phải đảm bảo đủ từ 80 đến 100% số tù nhân mà họ có thể giam giữ. Do đó, không loại trừ khả năng một số người trong số phạm nhân này không thực sự phạm tội nhưng vẫn bị tống vào tù chỉ để đủ “năng suất”.

Nhiều bang như Louisiana và Oklahoma có lượng hạn ngạch rất cao, tương đương từ 96% đến 98% so với sức chứa nhà tù. Tại Arizona, các nhà tù tư nhân luôn phải đảm bảo có đủ 100% so với sức chứa của nhà tù. Công ty nhà tù tư nhân Mỹ (CCA) - nơi mua và tư nhân hóa các nhà tù nhà nước bằng những hợp đồng này đã thực hiện nhiều hoạt động chính trị để giành được hợp đồng trại giam. Theo báo  cáo, CCA đã chi những khoản đầu tư chính trị khổng lồ như “dành khoản chi khoảng 17,4 triệu USD để vận động hành lang từ năm 2002 đến năm 2012” và “dành khoảng 1,9 triệu đóng góp chính trị” trong cùng kỳ.

Bên cạnh những lợi nhuận có thể nhìn thấy được qua các bản hợp đồng tư nhân, những định mức trên cũng là một trong số những nguyên nhân và động lực khiến nhiều phạm nhân bị tuyên án nặng tay để có thể đáp ứng được hạn ngạch đặt ra – thực chất là đưa càng nhiều người vào tù để tăng lợi nhuận cho các trại giam tư nhân.

Trước đây từng xảy ra chuyện, tại bang Pennsylvania, hai thẩm phán đã nhận “tiền công” từ một trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên, đổi lại, họ giúp đẩy nhiều trẻ vị thành niên vào tù bằng cách tuyên án khắt khe từ những tội danh nhỏ nhặt. Mặc dù, về cơ bản hành động “trả công lao” các thẩm phán tại Pennsylvania là tội hối lộ, tham nhũng nhưng không có bang nào ngăn cấm việc áp đặt những hình phạt khắc nghiệt để đáp ứng hạn ngạch của các nhà tù.

Một thời gian, các phạm nhân người Mỹ bị giam trong cảnh chật chội và chịu nhiều điều kiện sống vô nhân đạo. Có thể nhận thấy một điều vô lý rằng nhiều nhà tù đã vì lợi ích trước mặt và mặc kệ thực trạng này ngày càng tồi tệ.

Từ nhà tù nhìn ra vấn nạn nhân quyền nước Mỹ

Vừa qua, blogger Karel Phùng ở Đức đã dịch bộ phim do Đức thực hiện nói về việc nước Mỹ đã sụp đổ với sự tụt dốc về kinh tế và sự thê thảm trong việc đảm báo các giá trị nhân quyền, như việc lượng người bị bần cùng hóa do mất việc gia tăng khủng, người thân chết không có tiền mai táng đã biến xác chết thành “vô chủ”, bỏ ngoài đường để được chính quyền mai táng, quang cảnh hàng triệu người dân không có bảo hiểm y tế, không có tiền khám chữa bệnh dồn đến buổi khám chữa bệnh miễn phí như trại dã chiến…


Không ai phủ nhận vị thế nước Mỹ vẫn đang là cường quốc số 1. Tài chính và sự giàu mạnh, phồn vinh của nước Mỹ nằm trong tay 1% dân số là những tài phiệt, cũng là người thao túng chính trị và nhân quyền nước Mỹ. Chính sách nhân đạo, an sinh xã hội của TT Obama thất bại vì giới tài phiệt không ủng hộ. Tự do súng đạn khiến chính TT Obama lên án nhưng cũng bất lực cũng vì động đến ngành kinh doanh béo bở của giới tài phiệt quân sự…

Không ít những “nhà dân chủ” Việt đã tìm đến được nước Mỹ bằng nhiều con đường khác nhau. Nhưng đúng như Bạch Ngọc Dương, một người từng là “nhà đấu tranh dân chủ” trốn sang được Mỹ làm nails, cay đắng thừa nhận rằng, các anh chị dân chủ to mồm đến Mỹ được giỏi lắm thì hết 6 tháng là hết hơi vì phải đối mặt với cơm áo gạo tiền (tức sau thời gian được bảo trợ), lúc đó tinh thần đấu tranh khắc tự tan biến. Đúng vậy, lâu lắm rồi, không ai thấy sự xuất hiện của cậu thanh niên này cùng nhiều nhân vật khác. Ngay đến cây bút sắc sảo, chống Nhà nước đến điên cuồng khi sang Pháp như Dương Thu Hương cũng lặng thinh không sủi bọt. Tất nhiên cũng có một số thành công như Nguyễn ĐÌnh Thắng, Trúc Hồ hay nhiều thành viên Việt Tân, …nhờ vào thủ đoạn mafia trong thị trường dân chủ Mỹ, quan trọng nhất móc vào được NED hay cơ quan tình báo Mỹ để được nhận tài trợ lay lắt tồn tại.

 Võ Khánh Linh

3 comments:

  1. Bạn có thấy nhà tù ở Mỹ cũng được tư nhân hóa, và với người có nhiều tiền thì đó là nơi mà họ lại kiếm ra bội tiền cho bản thân mình. Xã hội hóa nhà tù là điều không thể chấp nhận và vấn đề nhân quyền sẽ có điều không ổn

    ReplyDelete
  2. Nhân quyền bị xâm hại. Nữ tù nhân thì bị lợi dụng và ngược đãi, đôi khi là lạm dụng tình dục nhưng không có quyền lên tiếng. Đi tù ở mỹ là điều cực kỳ kinh khủng và đáng sợ

    ReplyDelete
  3. Bạn thiếu dẫn chứng cho các con số quá nhiều. Và quan trọng hơn là khi bạn không hiểu gì về nước Mỹ thì đừng bày đặt viết về họ. Nước Mỹ không perfect trong mọi vấn đề nhưng cũng không như những gì bạn viết.

    ReplyDelete