Bình luận về việc nhóm “zâm
chủ” đại diện là Lưu Văn Minh, đệ tử của Phạm Thị Đoan Trang (tham gia nhóm “Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016”
ủng hộ ông Nguyễn Quang A và nhóm “dân chủ” ứng cử ĐBQH khóa XIV) chất vấn (cản
trở bạn Hoàng Thị Nhật Lệ phỏng vấn đồng bọn đang tj tập bên ngoài Hội nghị cử
tri đối với ông Nguyễn Quang A) rằng “người chống Trung Quốc có xứng đáng trở
thành ĐBQH hay không?”, bạn sinh viên Đỗ Anh Minh đã chia sẻ với Nhật Lệ rằng,
những kẻ này cần phải nhận thức lại “tư cách và tầm vóc của một ĐBQH”:
- Một ĐBQH không thể “chống
Trung Quốc” bằng tất cả những lợi ích của nhân dân có (nhìn vào lợi ích của
nhân dân đồng bằng Sông Cửu Long trong việc buộc phải “hợp tác” với Trung Quốc
vì sự sống còn của đời sống, kinh tế khu vực này)
- Một ĐBQH cần phải hiểu
rằng, đất nước ta có truyền thống, có kinh nghiệm và có tiềm lực chống bất cứ
giặc ngoại xâm nào, nên không thể “nhập nhằng” giữa việc chống Trung Quốc với
việc chấp nhận chính sách “thân” (hay lệ thuộc) vào phương Tây
- Một ĐBQH của một đất
nước có chủ quyền phải biết rằng có thể “chống Trung Quốc” bằng quân sự và
ngoại giao, chứ không thể chỉ bằng cái cách “biểu tình” mà bảo vệ được chủ
quyền đất nước.
- Một ĐBQH cần phải biết
rút kinh nghiệm “mất nước” từ các quốc gia khác, như Philippine bị mất cả bãi
cạn Scarborough mà “Trung Quốc không tốn mũi tên hòn đạn” dù có Mỹ bảo vệ, và biết cách “yêu nước” nào mới thiết thực,
hiệu quả chứ không bằng cách học Phi chống Trung Quốc bằng biểu tình rất “tự
do, dân chủ”!
Nhấn mạnh những lý do này,
Đỗ Anh Minh ví đám “dân chủ” yêu nước bằng “biểu tình” chống Trung Quốc đừng tự
biến mình thành đứa trẻ, chỉ biết tìm cách duy nhất là sự bao bọc của bố mẹ
chúng, không có khả năng tự quyết, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Sự ví von
về “tính trưởng thành” của đám dân chủ với đứa trẻ con là hình ảnh ấn tượng
nhất, chân thực nhất khi liên hệ tới nhiều sự việc, hành động khác của đám
người này, không riêng việc “đòi yêu nước bằng biểu tình”.
Nhìn vào
quá khứ, việc họ đòi xóa bỏ Điều 258 BLHS của nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”
bằng cách cầu cạnh sự “trợ giúp” của nhân viên các ĐSQ nước ngoài hay các tổ
chức nhân quyền nước ngoài can thiệp vào bộ máy hành pháp, lập pháp của Nhà
nước ta.
Nhìn vào
quá khứ họ muốn phá việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên
hiệp quốc bằng cách cùng bầu đoàn Việt tân lê la khắp các văn phòng dân biểu
cầu xin họ “tâu” với chính phủ Mỹ, EU cản trở, không để Việt Nam trở thành
thành viên tổ chức bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền thế giới kia. Tương tự như vụ
vận động chính giới phương Tây “đấu tố nhân quyền” Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
do ông Nguyễn Quang A cộng tác với VOICE (tổ chức ngoại vi của Việt tân) thực
hiện.
Nay cứ mỗi
bận đồng bọn có ai bị đánh đấm ngoài đường, gặp nỗi bức xúc cá nhân nào cho đến
việc “to tát” hơn là muốn vận động nước ngoài lên tiếng “bảo vệ” hay đòi trả tự
do cho tù nhân, bị can, bị cáo nào đó là họ lại trực tiếp gọi điện, cầu viện
các nhân viên ĐSQ Tây phương (nhớ vụ ông lãnh sự Pháp chạy vội đến giải cứu một
thành viên Việt tân đang lu loa bị “côn đồ” hiếp đáp, bị chỉ điểm xông vào nhà người
dân đối diện suýt bị dân tưởng trộm cướp nhốt lại). Cái việc họ bu vào, thẩm du
và tự sướng từng câu từng chữ của ông nghị sỹ phụ trách nhân quyền của Quốc hội
Đức quanh phiên tòa Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh khiến ông nghị sỹ nọ tưởng bở, hưng
phấn quá đà nên “nhầm nhọt” tưởng ông ta
đang ở trên nước Đức, phán xét tòa án và chính phủ Đức với sự tung hô của người
dân Đức vậy (!)
Ngay cả
việc đám zân chủ này bày trò ứng cử ĐBQH cũng vậy. Mục đích là nhằm “phản ứng”
hay chứng minh rằng bầu cử ở Việt Nam không có dân chủ như lời ông Tổng bí thư nói
đã cho thấy thái độ không nghiêm túc, không tử tế, muốn phá đám cho dân chúng
và chính quyền “biết mặt” họ thế nào. Quá trình từ nộp hồ sơ đến hội nghị cử
tri, đám này càng thể hiện chúng là những đứa trẻ con dễ hờn, dễ giận dỗi, khó
chiều. Cứ mỗi bận có cảm giác “bị bắt chẹt”, “không được nịnh nọt, chiều chuộng”
là nhảy tưng tưng lên như Chí Phèo lên cơn động kinh vậy, không cần biết có
chính đáng, có thuyết phục được người chứng kiến hay cử tri không. Bị chính dân
chúng nơi mình ở lên án không xứng đáng trở thành ĐBQH là kêu bị “đấu tố”, chụp
mũ cho cử tri già trẻ lớn bé là “cuồng Đảng”, “yêu chế độ”…rồi la hét, biểu
tình bên ngoài hội nghị cử tri, là đùng đùng bỏ về “tẩy chay hội nghị và cử tri”,
thậm chí “khôn lỏi” hơn là “đếch” thèm tham gia cho đỡ bị nghe “cho chính quyền
biết …lễ độ”.
Khó có thể
biết đến khi nào cái “phong trào dân chủ” đó mới chịu trưởng thành làm người
lớn, có “tư duy độc lập” đây. Có lẽ chính quyền biết vậy, nên đã lơ tịt đi việc
các ứng cử viên đầy “án tích” này lọt qua vòng hiệp thương 2 để cho người dân “dạy”
cho họ, giúp cho họ mau trưởng thành hơn và bớt lạm dụng đại ngôn kiểu “đại
diện nhân dân” mỗi khi “mách” với quan thầy nước ngoài hay “ăn vạ” các cơ quan
Nhà nước hay lực lượng chức năng đi chăng? Nếu vậy, xem ra đây là đòn khá
hiểm!!!
Võ Khánh Linh
No comments:
Post a Comment