Friday, October 6, 2017

Chân dung “tù nhân lương tâm” Trần Đức Thạch, thủ lĩnh HAEDC thất sủng miền Trung




Ông Trần Đức Thạch sinh năm 1952, thường trú tại xã Tam Hợp, huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An, người được xem là thủ lĩnh của tổ chức “Hội Anh em dân chủ” ở miền Trung  do bà Hà Đông Xuyến - nữa Ủy viên Trung ương Việt tân trực tiếp điều hành và Nguyễn Văn Đài là người được Việt Tân giao lập ra ở trong nước, chính là một cựu chiến binh sinh ra trong gia đình cách mạng ở vùng quê yêu nước Nghệ An. Con đường nào khiến ông quay lưng lại với truyền thông cha ông mình và phản bội đất nước, đi theo Việt tân và đám tay sai mưu đồ lật đổ chính quyền như vậy? Vì sao ông này chưa bị bắt như các thủ lĩnh khác trong vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 BLHS cùng một loạt thủ lĩnh tổ chức này ở các miền đất nước, được cho là nằm trong vụ án với Nguyễn Văn Đài (1)?



Trong hình ảnh có thể có: văn bảnTrong hình ảnh có thể có: 1 người

Con đường đến với nhà tù lần thứ nhất

Trần Đức Thạch là con trai ông Trần Đức Trạch thường vụ huyện uỷ Quỳnh Lưu Nghệ An. Năm 1975, Thạch muốn ra quân không có cách nào khác nên đã giả câm, điếc gần một năm. Năm 1976, gia đình Thạch theo chủ trương của địa phương nằm trong diện di dân từ chỗ thường trú xã Quỳnh Ngọc lên xã miền cao Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu N.A để làm kinh tế mới, mở rộng địa bàn dân cư, giảm thiểu bỏ hoang đất đai (hơn 200 hộ dân được di dân).
Được tin gia đình thuộc diện di dân lên vùng kinh tế mới Thạch viết thư về cho bố nhất quyết không đi.
Tháng 3 năm 1976, Thạch được ra quân. Về quê Thạch gây hấn với Nguyễn Ngọc Đợi bí thư huyện uỷ Quỳnh Lưu nhưng bị công an can thiệp Thạnh tức tối đưa cả em gái của mình ra Cầu Giát tự thiêu. May thay khi vừa châm lửa thì gặp mấy anh bộ đội đi ngang qua cứu sống đưa vào viện điều trị. Chữa hết bỏng, Thạch hậm hực nuôi chí trả thù.
Năm 1988, Thạch thành lập một nhóm lưu manh vốn là những kẻ đầu trộm đuôi cướp và thổ phỉ chống phá chính quyền hoạt động trên khu vực sông Hoàng Mai. Sau đó bị Công an huyện bắt, giáo dục và chịu quản chế của địa phương.
Không dừng lại đó khoảng năm 2000, Thạch lại thành lập một thứ đạo hỗn tạp “Đạo chân đất” hoạt động chống phá chính quyền. Thạch bị bắt và bị toà án huyện xử 15 năm tù. nhưng xét thấy có thành tích tham gia kháng chiến nên được xét giảm 8 năm.Từ một gia đình cách mạng, từ một cựu quân nhân (Ông Thạch luôn khoe trong các bài viết của mình là “Cựu phân đội trưởng trinh sát, Tiểu đoàn 8  - Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4, kỳ thực một số cựu binh cho biết, ông này chỉ là tiểu đội trưởng  trinh sát tiểu đoàn 8 E266, chứ không phải phân đội trưởng, tương đương với Trung đội trưởng như ông ta tự nhận), ông này trở thành một thủ lĩnh nhóm thổ phỉ chống chính quyền (3). Hết án tù, Trần Đức Thạch đã được những kẻ “lão thành dân chủ” như Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội dẫn dắt, chính thức gia nhập “phong trào dân chủ” bằng việc viết bài chống chính quyền để trả mối thù “đất nước, chế độ chính trị” đã bắt con người có khả năng viết lách như ông ta.
Giới thiệu về con đường đến với “phong trào dân chủ” theo chủ trương bạo động của Việt tân, Việt tân quảng bá về Nguyễn Đức Thạch như sau “Ông bộc lộ những tư tưởng dân chủ từ những năm 1990 và nhiều sáng tác của ông đã đi thẳng vào đề tài đòi hỏi tự do sáng tác cho văn nghệ sĩ, phê phán chế độ chính trị độc đảng, đòi hỏi dân chủ, nhân quyền cho nhân dân. Một trong những tác phẩm của ông được nhiều người chú ý là hồi ký có tên ”Hố Chôn Người Ám Ảnh”, kể lại trận đánh ở ấp Tân Lập, vào cuối tháng 4 năm 75, mà ông đã tham dự với vai trò đội trưởng trinh sát Quân đội Nhân dân.” (9)
Con đường đến với nhà tù lần hai
Tháng 10/2009, Trần Đức Thạch đã bị TAND TP Hà Nội kết án 3 năm tù giam, phạt quản chế 3 năm tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội danh cùng với Vũ Văn Hùng và Phạm Văn Trội ở Hà Nội  về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Theo cáo trạng, Trần Đức Thạch đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo, nói xấu Đảng và Nhà nước đăng tải trên tờ bán nguyệt san "Tổ quốc" (là tờ báo phản động do Nguyễn Thanh Giang lập ra, với sự điều hành và cấp tiền của ông Nguyễn Gia Kiểng và số cầm đầu tổ chức phản động lưu vong Tập hợp dân chủ đa nguyên ở Pháp). Cả 3 trường hợp này bị bắt sau khi thực hiện vụ treo khẩu hiệu có nội dung chống phá Nhà nước tại cầu vượt Mai Dịch, Cầu Giấy theo yêu cầu và cấp tiền của Việt tân (2)




Bản án này của Trần Đức Thạch diễn ra sau nhiều năm viết rất nhiều bài viết xuyên tạc lịch sử, chống phá chính quyền bằng ngòi bút một cách có hệ thống và được nhận lương từ nhóm “Tổng biên tập Tập san Tổ quốc” Nguyễn Thanh Giang và Nguyễn Gia Kiểng. Các bài viết của Thạch được Việt tân và giới zân chủ xem như là bằng chứng của cựu binh cộng sản nói về bản chất của chiến tranh chống Mỹ và thực trạng cuộc sống dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN. Việt tân đã từng trao giải thưởng trị giá 500 USD cho bài thơ “Đớn đau” của Trần Đức Thạch mô tả “nỗi đau Gạc Ma” và phán xét “Đất nước nếu còn cộng sản. Sẽ bị dâng cho giặc tàu chỉ sớm muộn mà thôi” (4).
Sau lần bị bắt đi tù lần thứ 2 này, giới zân chủ nội ngoại đã vận động cho Thạch cùng nhóm Hùng, Trội mới bị bắt đều nhận giải thưởng Hellman/ Hammet năm 2010 của Mỹ - một giải thưởng chuyên giành cho giới “đấu tranh dân chủ” mỗi năm 6 xuất trị giá từ 500-1000 USD. Lý do được trao “giải thưởng nhân quyền quốc tế” này được Ban tổ chức Hellman Hammet lập luận “Trần Đức Thạch là tác giả của một tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ, bài báo và các báo cáo lên án tham nhũng, bất công và các vụ lạm dụng nhân quyền. Là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân, ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Nghệ An. Tiểu thuyết Đôi Bạn Tù hoàn thành năm 1988 mô tả bản chất tùy tiện của hệ thống pháp lý và tình trạng phi nhân của nhà tù ở Việt Nam. Các bài thơ xuất bản với tiêu đề Những Điều Chưa Thấy viết về cuộc sống không có tự do và công lý. Trần Đức Thạch thường xuyên bị sách nhiễu kể từ năm 1975. Vào năm 1978, áp lực trở nên thô bạo tới mức ông phải tự thiêu và bị bỏng nặng. Kể từ đó, ông đã bị bắt 10 lần và bị đưa ra tòa bốn lần, lần nào tòa cũng phải thả vì thiếu chứng cứ. Năm 2009, Nhóm Công tác Liên hợp quốc chuyên Giám sát việc Giam giữ Tùy tiện xác nhận rằng ông bị giam giữ sai trái và tùy tiện vào lần bị bắt sau cùng hồi tháng Chín năm 2008. Bất chấp điều đó, ông bị kết án ba năm tù giam và ba năm quản chế.” (5)
Bàn về thứ gọi là “tác phẩm văn học” của ông Trần Đức Thạch và bằng chứng lịch sử đã bị một số đồng đội của ông Thạch lên tiếng phê phán, phủ nhận, xin trích dẫn bình luận của ông Nguyễn Tường Thụy và Võ Văn Tạo:
“Đặc biệt, "Hố chôn người ám ảnh" đã tiết lộ một bí mật kinh hoàng về những người lính cộng sản được coi là đi “giải phóng” Miền Nam. Ký ức nói về trận đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc của một người trực tiếp tham gia và phải là người yêu sự thật và can đảm lắm mới dám kể ra. Hẳn là nhiều cựu chiến binh còn nhớ câu chuyện này và những chuyện tương tự, nhưng nói ra có lẽ chỉ một Trần Đức Thạch. Anh cho tôi biết bài này viết vào năm 2008 – năm anh bị bắt rồi bị kết án tù: 

Ký ức kể về một lần tấn công vào ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai (bây giờ), bộ đội cộng sản đã tàn sát tập thể, giết hàng trăm thường dân: 

“Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri”; 

"họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn"; 

“tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu”. 

Bài viết cũng nói về tinh thần chiến đấu dũng cảm của đối phương: 

“Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá.” 

Trần Đức Thạch có cái nhìn rất sâu sắc, nhân bản: "Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác". 
Điều này cho thấy, dù bịa đặt hoàn toàn, những với những kẻ chống phá đất nước, Trần Đức Thạch là vốn quý và hiếm vô cùng với chúng, dễ dàng được tôn vinh như nhân chứng lịch sử để phủ nhận cuộc chiến tranh chính nghĩa chống ngoại xâm và rửa sạch tội ác của chính quyền ngụy và tay sai VNCH
Tai tiếng về đời tư và dư luận tố cáo
Một người dân từ vùng đất Nghệ An đã lên án đời tư đầy bê tha của ông Trần Đức Thạch với các nhà zân chủ khác ở vùng đất này, xin trích:
Gạo cội nhất chính là TRẦN ĐỨC THẠCH (Nghệ An). Vốn là một nhà thơ với máu me văn nghệ, văn gừng, từng có thời gian ở trong quân ngũ nhưng lão ta lại có tính gian manh, đã từng bị bắt vì tội trộm cắp tài sản (không bị xử lý), rồi bị bắt, khởi tố, phạt 3 năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, sau khi ra tù thường xuyên có những bài viết tán phát trên mạng internet với mục đích chống nhà nước Việt Nam. Với những bài thơ con cóc được kết tinh từ bộ óc “thiếu nếp nhăn”, Thạch ta được giới “dâm chủ” tung hô, ca ngợi, rồi báo này, đài nọ như RFA phỏng vấn, đưa tin... Tính đến thời điểm hiện tại, Trần Đức Thạch đã có trong tay “bộ sưu tập” khủng với 05 bà vợ với cả chục đứa con! Đối tượng mà Thạch nhắm đến để buông lời ong bướm phần lớn là những người phụ nữ góa bụa, quá lứa lỡ thì, tuổi xuân và nhan sắc đều ở phía bên kia của sườn dốc. Được Thạch “nhòm ngó”, “để ý đến”, họ như “nắng hạn gặp mưa rào”, cộng với mồm mép dẻo quẹo, kinh nghiệm tình trường của Thạch, họ dễ dàng rơi vào tay hắn như những con thú nuôi ngoan ngoãn, chỉ biết nghe lời. Thế rồi, “thức khuya mới biết đêm dài”, họ cứ lần lượt rời bỏ Thạch mà đi, để lại cho lão những vần thơ, tiếp tục “đuổi ong bắt bướm”. Đến giờ, khi tuổi đã xế chiều, chỉ còn lại bà Chương (vốn là gái phục vụ nhà hàng đã “hết đát”) bấu víu vào hắn với sự ràng buộc bởi mỗi đứa con. Cứ tưởng bước chân của con ngựa hoang bất kham này đến đây là kết thúc, ấy thế mà với danh nghĩa của một nhà “dân chủ”, hắn vẫn “tòm tem” đồng đảng Trần Thị Tô, Nguyễn Thị Hoàng bằng tuổi con, tuổi cháu của mình, để đến lúc bị người yêu của hai ả kia nện cho trận nên thân.(11)
Bàn về một cuộc thi sáng tác về môi trường do Thạch xn tiền của Việt tân khởi xướng, một fanpage bình phẩm
“Hơn nữa, sau sự cố môi trường do formosa gây nên, rồi tình hình lũ lụt ở miền Trung xảy ra, Thạch ta ngồi ở nhà cào bàn phím, theo dõi tình hình thấy MC Phan Anh, Nguyễn Lân Thắng, rồi linh mục Đặng Hữu Nam… được dịp bội thu, tiền bạc rủng rỉnh nhờ các nguồn “tài trợ” để ăn chơi phè phỡn, tiêu xài trác táng nên hắn ta nóng ruột. Muốn kiếm tiền từ lòng hảo tâm, lòng tốt của người khác nên bày trò “ăn xin thời hiện đại”, lên mạng thông báo “kế hoạch tổ chức cuộc thi”, xin tài trợ để phục vụ cho “cơ cấu giải thưởng”… Đê tiện đến thế là cùng!

Vì sao Trần Đức Thạch chưa bị bắt cùng đồng bọn trong vụ án Nguyễn Văn Đài ?

Mới đây công an đã bắt hàng loạt thành viên cốt cán của Hội Anh em dân chủ theo Điều 79 BLHS do Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà trong trại tam giam đã khai sạch sành sanh. Lý do Trần Đức Thạch, cánh tay đắc lực của Đài và Hà Đông Xuyên chưa bị bắt, khả năng do Thạch – may mắn hay rủi ro đã bị Nguyễn Trung Tôn “đảo chính”, hất cẳng khỏi vị trí chủ chốt đại diện miền Trung nên công an thấy Thạch giờ vô dụng, bắt phí đất nhà tù nên vẫn để ông ta “ngoài vòng pháp luật” chăng. Tiến lộ từ fanpage Đồng hành vói No-U cho biết:

“Câu chuyện được bắt đầu từ khúc giữa của dải đất hình chữ S - miền Trung Việt Nam. Màn hạ bệ nhà văn Trần Đức Thạch (người cũng được cho là kẻ đứng ra tuyên bố lập ra HAEDC, tức cũng thuộc dạng gạo cội, công thần) được dựng lên như lập trình sẵn, mà lập trình viên chính ở đây chẳng ai khác chính là kẻ ăn cháo đá bát, vong thầy, phụ bạn Nguyễn Trung Tôn, bởi xét về đường đời, thì Trần Đức Thạch chính là người dẫn dắt Nguyễn Trung Tôn. Ấy thế nhưng, chỉ cần có lợi ích miếng ăn, thích lôi bè kéo cánh mà chúng nó sẵn sàng đạp lên danh dự kẻ dân chủ để vận động cho cái thằng nhãi ranh Nguyễn Trung Trực vừa chân ướt chân ráo được bước vào HAEDC được làm trưởng đại diện khúc giữa. Đến là lạ cái đại hội miền Trung được dân chủ lắm thay khi toàn anh em Quảng Bình (dưới trướng chú Trực) đều tham dự cả, vậy nên việc Nguyễn Trung Trực được trúng cử với số phiếu cao cũng là điều khó thoát khỏi. Thấy chấm mút ngon ăn, Tùng Anthony Le cũng nhảy vào đạo diễn cho Trần Thị Xuân (họ hàng hang hốc nhà hắn) được làm phó đại diện, mà dân chủ đến mức từ trước đến nay ả Xuân chẳng biết mặt ngang, mặt ngửa HAEDC là cái gì nhưng cũng nhận tất. Phần còn lại, anh Tôn với chú Trực đạo diễn nốt để giải quyết chế độ cho thằng em miệng hôi mùi sữa, viết chữ chưa thạo nhưng lại phải đi làm dân chủ - Mai Văn Tám, phó đại diện. “ (13)
Có lẽ thấy rõ Trần Đức Thạch giờ đã là kẻ vô dụng do chính đồng bọn, đệ tử của mình vô hiệu hóa, chẳng còn gây nguy hại gì cho An ninh đất nước được nữa, nên dù là người sáng lập HAEDC , từng là thủ lĩnh tổ chức này ở  miền Trung nhưng Thạch cũng chẳng có "cơ hội" đi tù lần 3.

Võ Khánh Linh

(10)                    https://www.facebook.com/vanthang.nguyen.12327

No comments:

Post a Comment