Monday, April 16, 2018

Phiên xử Trần Thị Xuân vi phạm thủ tục tố tụng hình sự?


Trần Thị Xuân, sinh năm 1976, là một gương mặt chống Cộng mới nổi ở tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 5 năm 2016, bà Xuân bắt đầu quen ông Nguyễn Trung Trực, khi đó là Trưởng Ban Điều hành Chi hội Miền Trung của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), thông qua mạng Internet. Chỉ hai tháng sau thời điểm đó, ông Trực đã thăng bà Xuân làm Phó Ban Điều hành Chi hội Miền Trung. Từ đó, Trần Thị Xuân tích cực kết nạp người cho HAEDC, và tổ chức các hoạt động biểu tình, bạo loạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Chẳng hạn, ngày 3 tháng 4 năm 2017, 5000 dân Công giáo do bà Xuân cầm đầu đã “đập phá tài sản nhà trưởng công an xã”, “bao vây, tấn công tổ tuần tra của Công an huyện Lộc Hà và Công an xã Thạch Bằng, làm 1 đồng chí công an bị thương”.

 Đời hoạt động của Trần Thị Xuân đã được ghi chi tiết trong bài này, những bạn quan tâm có thể tham khảo:

Ngày 17 tháng 10 năm 2017, Trần Thị Xuân bị bắt để truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 Bộ Luật Hình sự. Sau khi bà Xuân bị bắt, vào ngày 21 và 22 tháng 10, dân Công giáo ở xứ Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh) và Cồn Sẻ (Quảng Trạch, Quảng Bình) đã liên tiếp biểu tình để phản đối việc bắt bà Xuân (1). Những người biểu tình đã giơ biểu ngữ có nội dung như sau:


Tuy nhiên, chỉ 10 ngày sau cuộc biểu tình, bà Xuân đã thành khẩn khai báo, thừa nhận tội của mình, và xin sự khoan hồng của pháp luật:

Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 12 tháng 4 tại tỉnh Hà Tĩnh, bà Xuân một lần nữa nhận tội và xin khoan hồng:



Ngay trong ngày hôm đó, HAEDC đã ra một bản tuyên bố để lên án phiên tòa (2). Họ khẳng định rằng “quy trình tố tụng của phiên tòa đã bị vi phạm nghiêm trọng”. Cụ thể, họ cho rằng phiên tòa đã "tiến hành xét xử và tuyên án một cách lén lút", "ngang nhiên giấu kín thông tin về phiên tòa với hai luật sư riêng lẫn người nhà của cô Xuân". Từ đó, họ kết luận rằng “bản án nặng nề dành cho hai thành viên Hội Anh Em Dân Chủ không phải là kết quả của một tiến trình tố tụng hợp lệ và hợp pháp”.

Trước đó, ngày 10 tháng 3 năm 2018, HAEDC cũng từng ra một bản thông cáo báo chí có nội dung tương tự (3). Bản thông cáo có đoạn:

“Riêng Cô Trần Thị Xuân, phía Cơ quan công an điều tra còn ép từ chối (bằng văn bản) sự tham gia của Luật sư đã được gia đình ký hợp đồng”.
Quan điểm mà HAEDC thể hiện trong các văn bản trên cũng đã được nhắc lại bởi đài SBTN, một đài truyền hình chống Cộng có quan hệ với đảng khủng bố Việt Tân, tổ chức tài trợ cho HAEDC (4).
Vậy phiên xử Trần Thị Xuân có làm sai thủ tục tố tụng hình sự, như tuyên bố của HAEDC và đài SBTN hay không?

Trong thực tế, phiên tòa đã được tiến hành đúng luật, đúng quy trình thủ tục.

Thứ nhất, theo tin từ Hà Tĩnh, thì bị cáo Trần Thị Xuân đã “từ chối quyền được mời luật sư, khẳng định mình đủ trình độ, năng lực hành vi để tự bào chữa” (5). Tin này trùng khớp với chi tiết trong bản thông cáo báo chí đề ngày 10 tháng 3 của HAEDC, mà tôi đã dẫn ở trên. Trong khi đó, theo Điều 57 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003 (6), thì người được buộc tội có quyền từ chối người bào chữa do thân thích của họ nhờ. Như vậy, các luật sư mà gia đình bà Xuân đã thuê sẽ không được tòa gửi giấy mời, vì họ không có tư cách luật sư bào chữa.

Thứ hai, trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự, “thân thích của bị cáo” không thuộc thành phần tham dự phiên tòa (7). Vì vậy, tòa không có nghĩa vụ thông báo với gia đình bà Xuân về thời điểm diễn ra phiên xử.
Trong bản thông cáo báo chí đề ngày 10 tháng 3, HAEDC đã tuyên bố rằng bà Xuân bị cơ quan công an điều tra “ép từ chối” luật sư mà gia đình mời, s6ng không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc này. Theo quy định của pháp luật, thì bà Trần Thị Xuân có quyền không cung cấp bằng chứng để buộc tội mình trước tòa, và có quyền chấp nhận luật sư mà gia đình thuê. Là một người “tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền” theo đường lối của HAEDC, bà Xuân đương nhiên phải hiểu rõ điều này.
Như vậy, khi Trần Thị Xuân nhận tội, xin khoan hồng và từ chối luật sư, HAEDC không thể trách tòa hoặc cơ quan công an. Họ chỉ có thể trách bà Xuân hèn, thiếu cương định đường lối chống Cộng cực đoan, hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật.

Qua những phát ngôn của HAEDC và đài SBTN sau phiên tòa, có thể thấy họ rất thiếu hiểu biết về pháp luật. Từ trước đến nay, họ quen nói ẩu, nói bừa về tính hợp pháp của các phiên tòa, trong niềm tin trung trinh rằng nhà nước luôn luôn sai, còn họ thì luôn luôn đúng. Bởi trừ một vài luật sư từng thật sự hành nghề, họ không có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về pháp luật, mà chỉ biết hô vài khẩu hiệu về nhân quyền, pháp quyền để cầu cứu phương Tây.

Nếu dư luận mạng có kiến thức pháp luật tốt hơn, họ sẽ nhanh chóng nhận ra sự dốt nát, gian dối của các nhà chống Cộng ưa nói luật.

Chú thích:

8 comments:

  1. Suốt cả quá trình điều tra, thẩm vấn hoàn toàn đúng với các thủ tục tố tụng và pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam. Trần Thị Xuân cũng đã cúi đầu nhận tội, xin được pháp luật khoan hồng vậy mà bọn dân chủ vẫn cố chấp không chịu thừa nhận.

    ReplyDelete
  2. Tiếc cho Trần Thị Xuân, tiếc cho cuộc đời một người phụ nữ. Lẽ ra chị ta có thể là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, có thể là một người vợ đảm đang, một người mẹ hiền nhưng chị ta đã đi sai con đường, để giờ đây nhận lại cái kết đắng cho một cuộc đời người phụ nữ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tiếc cho chị ta nhưng pháp luật phải được thực thi, đã vi phạm pháp luật thì dù cho là bất cứ ai đi chăng nữa cũng đều phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, như vậy mới bảo đảm được sự nghiêm minh.

      Delete
    2. Chị ta nhìn có vẻ hối hận và thành khẩn đấy, nhưng đã vi phạm thì phải chịu thôi. Mong rằng từ giờ chị ta sẽ sáng mắt ra, sẽ biết ăn năn hối lỗi về những việc làm sai trái của mình để cải tạo cho tốt, sớm nhận được sự khoan hồng của pháp luật để quay trở về với cuộc sống bình thường, hòa nhập với cộng đồng.

      Delete
  3. Hội anh em dân chủ đang cố gắng vùng vẫy trong sự vô vọng, những kẻ cầm đầu cốt cán của chúng đang lần lượt nhập kho và phải chịu những mức án không mấy nhẹ nhàng cho những hành động vi phạm pháp luật của mình. Phong trào dân chủ ở Việt Nam đang bắt đầu đi vào giai đoạn thoái trào rồi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phong trào dân chủ đi vào thoái trào cũng là tất yếu thôi bạn ạ, bởi vì bản chất và mục đích hoạt động của chúng nó đã không mang tính chính nghĩa rồi, hơn nữa với một lực lượng ô hợp và nhiều thành phần coi đấu tranh dân chủ là một cái nghề kiếm cơm thì việc thất bại cũng là tất yếu.

      Delete
    2. Năm nay làng dân chủ mất mùa quá, cứ lần lượt từng thằng từng thằng một đi vào trại, mà lại còn là thành viên cốt cán của tổ chức nữa thế mới đau chứ. Cứ tình hình thế này thì chẳng mấy chốc làng dân chủ Việt Nam sẽ tan đàn xẻ nghé.

      Delete
  4. Không biết là chúng nó có nắm được luật và quy trình điều tra tố tụng hình sự không mà phán như thánh ấy, tòa án và cơ quan điều tra người ta làm việc đều dựa trên luật pháp, thượng tôn luật pháp. Những kẻ này chúng nghĩ ai cũng có cái kiểu bóp méo sự thật như chúng nó.

    ReplyDelete