CPJ vừa công
bố “báo cáo nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông toàn
thế giới trong năm 2021”. Không lấy làm bất ngờ khi Việt Nam tiếp tục được
tổ chức này xếp vào một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới,
xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Ai Cập; với 23 ký giả hiện đang phải chịu các án
tù khác nhau với những cái tên cũng hết sức quen thuộc như Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn
Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất…
So với bản báo cáo năm 2020, bản báo cáo năm nay có chăng chỉ
khác về cách đặt tiêu đề báo cáo, còn lại mọi thứ dường như đã được định sẵn. Có
vẻ như CPJ đã được đặt vấn đề, họ không quan tâm nguyên nhân thực sự tại sao những
kẻ này bị bắt và bị kết án. Họ chỉ nhăm nhăm đếm và xem đó là ví dụ cho “vấn
nạn đàn áp tự do tôn giáo” trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng.
Nghĩa là chỉ cần những người đó (bị bắt, kết án) từng hoặc đang hoạt động báo
chí, thậm chí những người chỉ cần liên quan tới chuyện viết lách đều được nêu
tên vào. Dường như họ (CPJ) lấy và xem số lượng những người từng hoặc đã làm
công việc liên quan đến báo chí bị bắt và bỏ tù làm thước đo.
CPJ “Ủy ban Bảo vệ Nhà báo” theo lý thuyết là một tổ chức phi
chính phủ có chức năng giám sát các vụ vi phạm tự do báo
chí khắp thế giới và bảo vệ các nhà báo bị truy hại vì thực thi
quyền tự do ngôn luận của mình. Trên thực tế tổ chức này bị nhiều
quốc gia chỉ trích vì những nhận xét quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo
chí tại các quốc gia không theo “chuẩn” của Mỹ và phương Tây về tự do báo chí,
tự do ngôn luận?
Còn nhớ năm 2013, CPJ đã phát động cái gọi là “Chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi lãnh
đạo Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày) và tôn trọng
quyền tự do thông tin” và chọn Nguyễn Văn Hải – tức Điếu Cày – một đối tượng
đang chấp hành án tù vì phạm tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt
Nam” để trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013. Mặc dù Hải chẳng phải là
nhà báo. Thực tế chứng minh rằng, bất cứ đối tượng nào viết tài liệu tuyên
truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam là lập tức trở thành "nhà
báo" trong con mắt của CPJ và nghiễm nhiên được tổ chức này "can
thiệp bảo vệ" và thậm chí còn tán dương, cổ súy, trao tặng “giải thưởng”
như đã từng làm với Điếu Cày và nhiều đối tượng chống đối khác???.
Dư luận cho rằng, nguyên nhân chủ yếu nằm ở chỗ để duy trì hoạt
động CPJ phải lệ thuộc vào nguồn kinh phí từ một số tổ chức và quốc gia có sự
khác biệt về thể chế chính trị với Việt Nam và như vậy CPJ không còn giữ được
tôn chỉ mục đích cũng như những đánh giá khách khách quan là điều có thể giải
thích được.
Việc CPJ can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam,
đưa ra những đánh giá sai trái về tình hình nhân quyền cho thấy những thông tin
giả mà tổ chức này đưa ra chẳng che mắt được ai và rằng CPJ đang tự đánh mất
mình khi cố tình đi ngược lại xu thế chung, tiến bộ của loài người trên toàn
thế giới.
No comments:
Post a Comment